Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu
người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm
trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là
một năm tài chính).
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền
của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một
thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm
quốc nội cộng với thu nhập ròng.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số.
Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3533 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận Tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHO A QUẢN TRỊ KINH DO ANH
Lớp Cao học-Đêm 3
Môn: KINH TẾ VĨ MÔ
Chủ đề: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Bích Dung
TÊN THÀNH VIÊN
1/ Đỗ Thanh Lan
2/ Nguyễn Đức Thái
3/ Nguyễn Hoàng Phúc
4/ Nguyễn Thị Anh Thư
5/ Nguyễn Thị Thanh Thùy
6/ Đàm Thị Cẩm Tú
7/ Lê Đức Thịnh
8/ Lê Ngọc Nhung
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2013
PHẦN 1:TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái quát về tăng trưởng kinh tế
Các khái niệm:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu
người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm
trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là
một năm tài chính).
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền
của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một
thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm
quốc nội cộng với thu nhập ròng.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số.
Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.
Đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng 3 tiêu chí sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (g)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh
tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
g = (Yt – Yt-1)/Yt-1 × 100(%)
trong đó Yt-1 và Yt là qui mô sản lượng hay thu nhập của nền kinh tế, và g là tốc độ
tăng trưởng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn
Nhóm 12 Page 1
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
n GDP
g= ( n - 1) × 100%
GDP0
Trong đó GDPn là GDP năm thứ n, GDP0 là GDP của kỳ gốc của giai đoạn 0-n, n
là số năm của giai đoạn 0-n
1.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Robert Solow và các nhân tố tác động đến
tăng trưởng kinh tế trong mô hình Solow:
Mô hình tăng trưởng kinh tế của Robert Solow
Mô hình Solow chỉ ra sự ảnh hưởng của tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ
công nghệ đến sự tăng trưởng sản lượng theo thời gian. Mô hình còn xác định những
nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn về mức sống của các nước.
Hàm sản xuất trong mô hình Solow: y = f(k)
Phương trình này cho thấy sản lượng của của mỗi công nhân là y (với y=Y/L) là
hàm của khối lượng tư bản tính cho mỗi công nhân là k (với k=K/L). Với đồ thị minh
họa là hình II.1 bên dưới. Đường biểu diễn của hàm số là đường cong dốc lên. Khi tỷ
lệ vốn trên mỗi lao động tăng, sản lượng trên đầu mỗi lao động cũng tăng, song vì sản
phẩm cận của tư bản giảm dần theo vốn nên mức tăng sản lựơng ngày càng giảm khi
có sự gia tăng của vốn trên mỗi lao động. Hàm số này chỉ ra sản lượng bình quân trên
mỗi lao động phụ thuộc vào mức tích luỹ vốn trên mỗi lao động.
Hàm tiêu dùng trong mô hình Solow:
Nhu cầu về hàng hóa trong mô hình Solow phát sinh từ tiêu dùng (c) và đầu tư (i) cho
mỗi công nhân là: y = c + i
Nhóm 12 Page 2
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Với s là tỷ lệ tiết kiệm (0 < s < 1), Solow giả định hàm tiêu dùng có dạng đơn giản
như sau: c = (1 – s)y (đồng nhất thức hạch toán thu nhập)
Tiêu dùng tỷ lệ thuận với tiết kiệm và (1 – s) là tỷ lệ thu nhập dành cho tiêu dùng
Phần còn lại s là tỷ lệ thu nhập dành cho tiết kiệm.
Thay c = (1 – s)y vào đồng nhất thức hạch toán thu nhập ta được
y = (1 – s)y + i
Ta có: i = sy
Tỷ lệ tiết kiệm s cũng là một phần sản lượng dành cho đầu tư, với đầu tư bằng tiết
kiệm.
Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế theo mô hình Solow:
Thay đổi tư bản và trạng thái dừng:
Trước khi xem xét sự gia tăng của khối lượng tư bản ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế như thế nào, ta xét 2 yếu tố là khối lượng tư bản thay đổi là đầu tư (làm khối
lượng tư bản tăng khi doanh nghiệp mua thêm nhà máy – thiết bị) và khấu hao (làm
khối lượng tư bản giảm khi những tư bản cũ bị hư hỏng).
Tác động của đầu tư và khấu hao đến khối lượng tư bản được thể hiện qua phương
trình sau: k = i - k (với k là thay đổi khối lượng tư bản). Trong đó:
Đầu tư i = s.f(k) khi thay y = f(k).
y
Khi có tỷ lệ tiết kiệm s thì ta thấy tỷ lệ f(k)
tiết kiệm s quyết định sự phân bổ sản
lượng cho tiêu dùng và đầu tư với c
y sf(k
mọi giá trị k, thể hiện qua đồ thị sau:
i
Khấu hao : giả định là hàng năm
y k
tư bản bị hao mòn với tỷ lệ khấu hao . k
Vậy khối lượng tư bản bị hao mòn
mỗi năm sẽ là k. Mối quan hệ giữa
khấu hao và khối lượng tư bản
được biểu diễn như sau:
Nhóm 12 Page 3
k
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Vì đầu tư bằng tiết kiệm nên ta có k = s.f(k) - k. Đồ thị về đầu tư, khấu hao và
trạng thái dừng (M ô hình Solow) như sau:
y Từ đồ thị ta thấy chỉ có 1
khối lượng tư bản duy nhất là
k* làm cho đầu tư bằng khấu
sf(k) hao. Tại k* ta có mức tư
bản đạt trại thái dừng.
Với k < k*, đầu tư lớn hơn
khấu hao nên khối lượng tư
bản tăng.
Với k > k*, đầu tư nhỏ hơn
khấu hao nên khối lượng tư
bản bị thu hẹp.
k* k
Sự thay đổi trong tỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Từ mô hình Solow ta thấy rằng tỷ lệ tiết kiệm là yếu tố then chốt quyết định khối
lượng tư bản ở trạng thái dừng. Nếu tỷ lể tiết kiệm cao sẽ làm cho đầu tư cao hơn, làm
cho hàm tiết kiệm s.f(k) dịch chuyển lên trên, nền kinh tế sẽ đạt trạng thái dừng mới
với khối lượng tư bản và sản lượng cao hơn ở trạng thái dừng cũ. Như vậy, tiết kiệm
cao hơn sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, tới khi đạt đến trạng thái dừng
mới với khối lượng tư bản lớn hơn, nhưng không duy trì mức tăng trưởng cao hơn nếu
tiếp tục giữ tỷ lệ tiết kiệm ở mức cao này.
y
k
s2f(k)
s1f(k)
Nhóm 12 Page 4
k1* k2* k
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Lương công nhân tăng làm cho lượng tư bạn trên mỗi công nhân giảm xuống. Gọi
n tỷ lệ tăng dân số thì ( + n)k là lượng đầu tư cần thiết để giữ cho lượng tư bản mỗi
công nhân không thay đổi. Đối với nền kinh tế ở trạng thái dừng, đầu tư phải cân bằng
với khấu hao và sự gia tăng dân số. Ta có thay đổi của khối lượng tư bản mỗi công
nhân lúc này là:
k = i – ( + n)k
Tương đương k = s.f(k) –( + n)k
Ta có mô hình thể hiện sự gia tăng dân số (từ n1 đến n2) làm khối lượng tư bản ở
trạng thái dừng bị thu hẹp: ( + n )k
y 2
( + n1)k
sf(k)
k2* k1* k
Như vậy: ta thấy sự gia tăng dân số làm giảm khối lượng tư bản cũng như làm tốc
độ tăng trưởng kinh tế bị sụt giảm.
Tiến bộ trong công nghệ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Tiến bộ trong công nghệ được đưa vào hàm sản xuất: Y = F(K, L x E)
Trong đó, E là biến mới, là hiệu quả lao động (công nghệ được cải thiện, hiệu quả
lao động tăng, phản ánh sức khỏe giáo dục và tay nghề lao động).
Nhóm 12 Page 5
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
L x E là lực lượng lao động tính bằng đơn vị hiệu quả (gồm số lượng công nhân và
hiệu quả của mỗi công nhân).
Với là g là tốc độ tiến bộ công nghệ (hay tỷ lệ tiến bộ công nghệ mở rộng lao
động). Ta có: k = s.f(k) –( + n + g)k
Bây giờ k được định nghĩa là khối lượng tư bản trên mỗi đơn vị hiệu quả của lao
động. Sự gia tăng của số lượng đơn vị hiệu quả do tiến bộ công nghệ có xu hướng làm
giảm k. Trong trạng thái dừng, đầu tư sf(k) loại trừ sự giảm sút của k do khấu hao, sự
gia tăng dân số và tiến bộ công nghệ. Mặc dù vậy, số lượng đơn vị hiệu quả trên mỡi
lao động tăng với tỷ lệ g. Tổng sản phẩm tăng với tỷ lệ (n + g).
Như vậy, mô hình Solow chỉ ra rằng tiến bộ công nghệ làm sản lượng mỗi công
nhân tăng trưởng vững chắc khi nền kinh tế ở trạng thái dừng và chỉ có tiến bộ công
nghệ mới giải thích được sự gia tăng không ngừng của mức sống.
y (+n+g)k
sf(k)
k* k
Quy tắc vàng của tích luỹ vốn
Chúng ta nhận ra rằng ban đầu với một mức thu nhập cho trước, khi tăng tiết kiệm
thì tiêu dùng sẽ giảm. Song có một vấn đề là liệu tiết kiệm có làm tăng tiêu dùng trong
dài hạn hay không? Nếu có, mức tiết kiệm nào là tối ưu cho nền kinh tế?. Điều này
được thể hiện qua phân tích sau đây
Với hàm sản xuất và các giá trị δ cho trước, có mối tương quan 1-1 giữa k và s tại
trạng thái dừng. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàm số sau đây
sf (k*) = δ.k * (*)
Nhóm 12 Page 6
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Ở trạng thái dừng, tiêu dùng bình quân trên đầu người đươc xác định c*=(1-
s).f{k*(s)}. Từ (*) chúng ta có sf (k*) = δ.k * . Vì vậy chúng ta có thể viết hàm số c(s)
như sau:
c*(s)=f {k*(s)} - δ.k*(s)
Ở trạng thái dừng mức tiết kiệm cần thiết để tối đa hoá tiêu dùng phải thoã điều
kiện:
Vì nên điều kiện tối đa hoá tiêu dùng sẽ là f'(k*) - δ = 0 hay năng suất
biên của vốn sẽ bằng với tỷ lệ khấu hao. Khi s < sG thì việc tăng tiết kiệm sẽ làm tăng
tiêu dùng trong dài hạn nhưng giảm tiêu dùng trong quá trình dịch chuyển đến trạng
thái dừng. Ngược lại, khi s > sG việc giảm tiết kiệm sẽ làm tăng tiêu dùng bình quân
đầu người trong dài hạn và cũng tăng tiêu dùng trong quá trình dịch chuyển . Vấn đề
lựa chọn phụ thuộc vào sự đánh đổi giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng trong tương
lai
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
2.1.Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam các năm gần đây
2.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007
đạt 8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32%, năm 2010 đạt 6,78%, năm 2011
Nhóm 12 Page 7
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
đạt 5.89% và năm 2012 đạt 5,03% . Bình quân thời kỳ 2006-2012, tăng trưởng kinh tế
đạt 6,57%/năm, trong đó bình quân giai đoạn 2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai
đoạn 2008-2010 đạt 6,14%; bình quân giai đoạn 2011 - 2012 đạt 5.46%.
Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2000 - 2012
Đơn vị tính %
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tuy mức tăng trưởng năm 2012 là 5.03% thấp hơn mức tăng 5,89% của năm
2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện
mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp
lý.
Tổng cục thống kê cho rằng, nền kinh tế năm 2012 gặp bất lợi bởi sự bất ổn của
kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa
được giải quyết.
Những bất lợi từ thị trường thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất
kinh doanh và đời sống dân cư trong nước, thể hiện ở việc thị trường tiêu thụ hàng hóa
bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở
mức đáng lo ngại. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải
thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.
Do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới trong giai
đoạn từ năm 2006 - 2012. Tăng trưởng ba khu vực kinh tế như sau:
Nhóm 12 Page 8
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%/năm thời kỳ 2006-2010, trong
đó giai đoạn 2006-2007 tăng 3,72%; giai đoạn 2008-2010 tăng 3,09%.
- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó
giai đoạn 2006-2007 tăng 10,30%; giai đoạn 2008-2010 tăng 6,40%.
- Khu vực dịch vụ tăng 7,73%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-
2007 tăng 8,57%; giai đoạn 2008-2010 tăng 7,17%.
Riêng đối với giai đoạn từ năm 2011 - 2012. Phân rã theo khu vực kinh tế cho
thấy mức độ tăng trưởng yếu diễn ra ở tất cả các nhóm ngành.
M ảng Dịch vụ giữ được mức tăng khá nhất dù vẫn thấp hơn so với năm 2011;
ngược lại, tăng trưởng ở khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản sụt giảm mạnh khi chỉ
tăng 2.72%, so với con số 4.01% trong năm trước.
Đáng chú ý là sự sụt giảm của ngành Công nghiệp và xây dựng đã ảnh hưởng
không nhỏ đến tăng trưởng toàn nền kinh tế vì chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 40%.
Tính đến 01/12/2012, chỉ số tồn kho của ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo
còn tăng 20.1% so với cùng thời điểm năm trước; và chỉ số tồn kho này có xu hướng
liên tục sụt giảm trong những tháng gần đây. Tuy vậy, trong bối cảnh nhiều doanh
nghiệp không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, thì con số tồn kho này cũng
cho thấy sự trì trệ đang hiện diện.
2.1.2. Thu nhập bình quân trên đầu người/năm
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm.
Cụ thể trong năm 2012 là 1540 USD/ người tăng hơn 6 lần so với năm 2000 là 251
USD/ người.
Tuy thu nhập bình quân đầu người của Việt Năm liên tục tăng qua các năm.
Nhưng Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với
các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở
cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ.
Nhóm 12 Page 9
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Tốc độ tăng trưởng GDP/người 2000 - 2012
Đơn vị tính USD
2.1.3. Vốn đầu tư
Với một nền kinh tế dựa nhiều vào vốn để tăng trưởng như Việt Nam thì bất cứ
cú sốc nào dẫn đến thắt chặt nguồn vốn đều có thể ảnh hưởng đến đà tăng trưởng.
Từ khi Nghị quyết 11 ra đời vào tháng 2/2011 với thông điệp kiềm chế lạm phát
và ổn định kinh tế vĩ mô, dòng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước
đã bị thu hẹp đáng kể. Trong khi đó, khu vực nước ngoài do ảnh hưởng của kinh tế
toàn cầu cũng hạn chế đầu tư.
Biểu đồ bên dưới cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP trong hai năm 2011 và
2012 đã sụt giảm mạnh, chỉ còn lần lượt là 34.6% và 33.5%. Đây được xem là một
trong những nguyên nhân chính khiến tăng trưởng GDP có xu hướng giảm dần.
Riêng trong năm 2009, với các biện pháp kích cầu mạnh mẽ thông qua bơm
vốn, nền kinh tế nhanh chóng hồi sức và tăng trưởng trở lại; nhưng đã để lại những hệ
lụy tiêu cực cho sự ổn định nền kinh tế vĩ mô trong những năm về sau.
Nhóm 12 Page 10
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
2.2. Mối liên hệ giữa các nhân tố trong Mô hình của Robert Solow và các yếu
tố khác ngoài mô hình với tăng trưởng kinh tế Việt Năm giai đoạn 2000-2012.
Thực trạng tác động của các nhân tố trong mô hình Robert Solow.
2.2.1. Tiết kiệm và đầu tư:
Tổng vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ngày 11/3/2013 chính thức công
bố, năm 2012, tính cả vốn cấp mới và tăng thêm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) vào Việt Nam đạt 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011.
Như vậy, năm 2012, Việt Nam đã đạt mục tiêu về thu hút FDI (15-16 tỷ USD) và
đã tăng so với năm trước. Đây là một kết quả rất tích cực.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành ước tính
đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP, đây là năm
có tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây
Nguồn: Tổng cục thống kê
Về tỷ trọng, mặc dù có xu hướng giảm nhưng khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm
tỷ
Nhóm 12 Page 11
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
t rọng
lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (từ mức trung bình 54,1% trong giai đoạn 2000-
2005 xuống 39,1% trong giai đoạn 2006-2010; năm 2011 tỷ trọng này là 38,9%). Đáng
chú ý, tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng có xu hướng giảm qua các
năm (từ mức 38,1% năm 2006 xuống còn 36,1% năm 2010 và 35,2% năm 2011);
trong khi đó, tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng tăng (từ
mức 16,2% năm 2006 lên mức 25,9% năm 2011).
Đáng chú ý, trong năm 2012, vốn đầu tư từ khu vực ngoài Nhà nước vượt nguồn
vốn khu vực Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất (38,9% tổng vốn đầu tư), đạt 385 nghìn
tỷ đồng , tăng 8,1% so với cùng kỳ 2011.
Nhóm 12 Page 12
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư S-I
Trong những năm gần đây, mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư ngày càng trầm
trọng. Trong giai đoạn 2007-2009, mức chênh lệch đã lên đến trên 10% GDP, cao hơn
rất nhiều so với giai đoạn từ 2002-2006. Lý do là trong khi tỷ lệ tiết kiệm khá ổn định,
đầu tư lại có xu hướng tăng nhanh. Bên cạnh đó, nếu trước năm 2007, phần lớn thâm
hụt tiết kiệm của khu vực công (Sg-Ig) được tài trợ bởi thặng dư tiết kiệm của khu vực
tư nhân (Sp-Ip) thì từ năm 2007 trở đi, cả khu vực tư nhân cũng chịu thâm hụt tiết
kiệm, kéo theo đó chênh lệch S-I của cả nền kinh tế tăng nhanh.
Phần thiếu hụt này phải dựa vào nguồn bên ngoài để bù đắp, nhưng nguồn này là
không vững chắc. Do liên tục cần tài trợ từ bên ngoài nên nợ quốc gia (mọi nguồn)
cũng như nợ công (cả trong và ngoài nước) tăng lên nhanh chóng; đồng thời, thâm hụt
tài khoản vãng lai cũng tăng mạnh.
Nhóm 12 Page 13
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Tiết kiệm - đầu tư và nhập siêu của nền kinh tế giai đoạn 2005-2010
Đơn vị: % GDP
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Niên giám thống kê 2010 (trang 140).
Năm 2012 Việt Nam xuất siêu khoảng 284 triệu USD. Đây là lần đầu tiên sau gần
20 năm nhập siêu, Việt Nam chuyển sang xuất siêu trong cả năm.
Trạng thái xuất siêu trước mắt là một tín hiệu mừng, giảm áp lực cho cán cân
thanh toán, cũng như góp phần kiềm chế lạm phát; song nguyên nhân chủ yếu được
coi là do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu nguyên vật
liệu, thiết bị tăng thấp chứ không phải do xuất khẩu đã tăng bền vững.
Hiệu quả đầu tư
Trong giai đoạn 2006 đến nay, nhìn chung hiệu quả đầu tư của nền kinh tế có xu
hướng giảm, thể hiện qua: (i) hệ số ICOR liên tục tăng (ngoại trừ năm 2011); (ii) chi
phí trung gian tăng nhanh; (iii) đóng góp của nhân tố lao động và TFP vào tăng trưởng
kinh tế đạt mức thấp. Cụ thể:
-Trong giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ tổng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP luôn ở mức
cao, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thực chỉ đạt trung bình khoảng 7% /năm đã
khiến cho hệ số ICOR trung bình giai đoạn tăng cao, lên mức 7,17 (cao hơn khá nhiều
so với ICOR của giai đoạn 2000-2005 và ICOR của các nước đang phát triển khác).
Đặc biệt vào năm 2009, chỉ số này đã lên tới mức 13,51, báo động về hiệu quả đầu
tư bị sụt giảm một cách nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh
tế.
Nhóm 12 Page 14
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Tốc độ tăng GDP thực tế và hệ số ICOR giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: %, lần.
10
8 8.23 8.46 8
6.316.29 6.78 6.44
6 5.73 5.895.87
5.1 5.32 5.03
4.47
4
2
0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tốc độ tăng GDP thực tế ICOR
Nguồn: GSO, UBGSTCQG.
- Trong giai đoạn 2006-2010, trong khi tổng giá trị sản xuất tăng trung bình khoảng
11%/năm thì tốc độ tăng giá trị gia tăng chỉ vào khoảng 6%. Điều này cho thấy chi phí
trung gian đang tăng lên nhanh chóng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh đang giảm sút.
Theo mô hình Solow, các quốc gia với xuất phát điểm thấp như Việt Nam sẽ có cơ
hội tăng trưởng nhanh, tính theo thu nhập trên đầu người, nhờ đầu tư vốn là chủ yếu.
Nhưng sau đó, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại do tác động giảm dần của đồng vốn đầu tư.
Do đó, để có thể duy trì được mức tăng trưởng bền vững trong dài hạn, tính hiệu quả
của việc sử dụng đồng vốn và lao động trong nền kinh tế mới là yếu tố quyết định.
Đối với Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trước năm 2008 đã chuyển sang
mức thấp hơn nhiều trong những năm gần đây. Điều này có thể giải thích một phần với
mô hình Solow. Đó là tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư là c