Sở hữu chéo là 2 tổ chức sở hữu cổ phần lẫn nhau. Sở hữu chéo là các khoản
đầu tư tài chính do các định chế tài chính hoặc các doanh nghiệp thực hiện để sở
hữu chéo vốn của nhau. Và tùy vào bối cảnh, sở hữu chéo rất đa dạng khi kết hợp
mọi thành phần tham gia kinh tế: ngân hàng - doanh nghiệp sản xuất - công ty bảo
hiểm - các quỹ đầu tư. Nhưng trong nhiều mối quan hệ chằng chịt đó, mối quan hệ
giữa ngân hàng và doanh nghiệp lại là đặc biệt hơn cả.
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2683 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận Thực trạng sở hữu chéo Ngân hàng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
............ ...........
BÀI THẢO LUẬN
MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Đề tài: Thực trạng sở hữu chéo Ngân hàng tại Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Thị Hiền
Nhóm thực hiện:Lớp 19ACH_TCNH
Nguyễn Thị Kim Liên
Đào Thị Trọng
Trịnh Thanh Hòa
Nguyễn Thị Bắc
Nguyễn Ngọc Quang
Phùng Minh Bắc
Hà Nội, 2012
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ SỞ HỮU CHÉO
1.1. Khái niệm:
Sở hữu chéo là 2 tổ chức sở hữu cổ phần lẫn nhau. Sở hữu chéo là các khoản
đầu tư tài chính do các định chế tài chính hoặc các doanh nghiệp thực hiện để sở
hữu chéo vốn của nhau. Và tùy vào bối cảnh, sở hữu chéo rất đa dạng khi kết hợp
mọi thành phần tham gia kinh tế: ngân hàng - doanh nghiệp sản xuất - công ty bảo
hiểm - các quỹ đầu tư... Nhưng trong nhiều mối quan hệ chằng chịt đó, mối quan hệ
giữa ngân hàng và doanh nghiệp lại là đặc biệt hơn cả.
1.2. Phân loại sở hữu chéo:
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban kinh tế Q uốc hội thì trong hệ
thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, đang tồn tại 6 hình thức sở hữu chéo. Bao
gồm:
- Ba nhóm tích cực:
(1) Sở hữu của các NHTM nhà nước và N HTM nước ngoài tại các N gân hàng liên
doanh
(2) Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM
(3) Cổ đông tại các NHTM là các Công ty quản lý quỹ
- Ba nhóm đáng lo ngại:
(4) Sở hữu của NHTM nhà nước tại các NHTM cổ phần
(5) Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần
(6) Sở hữu NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng Công ty Nhà nước và tư nhân
(Nguồn: Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội)
Trong đó, nổi bật là việc sở hữu ngân hàng thương mại cổ phần bởi các tập
đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân.
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng sở hữu chéo tại Việt Nam
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có quá trình phát triển vượt
bậc cả về số lượng các ngân hàng lẫn về tổng mức tín dụng trong những năm qua.
Quy mô tín dụng ngân hàng so với GDP đã tăng từ 20% vào cuối những năm 1990
lên đến 136% vào cuối năm 2010. Sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngân hàng
thương mại cổ phần đã đi kèm với việc hình thành cấu trúc sở hữu chéo, và điều đó
làm cho mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại cổ phần với các tập đoàn tư nhân
ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều ngân hàng có thể được sở hữu bởi rất nhiều công
ty gia đình hoặc các thành viên gia đình vốn đồng thời lãnh đạo ở các doanh nghiệp
khác.
Hệ thống Ngân hàng đã hình thành một mạng lưới sở hữu chéo và cho vay
theo quan hệ rất phức tạp, nhằm mục đích thâu tóm ngân hàng, thu xếp vốn cho
những dự án đầu tư chưa minh bạch. Theo đó, rất nhiều công ty lớn, đặc biệt là các
tập đoàn kinh tế Nhà nước và các tập đoàn cổ phần, dù không thuộc lĩnh vực tài
chính nhưng hiện đang đầu tư dài hạn với vai trò nhà sáng lập, nhà đầu tư chiến
lược trong các Ngân hàng thương mại. Chưa kể, các Ngân hàng cũng sở hữu cổ
phần lẫn nhau, cổ đông tại các Ngân hàng thương mại là các công ty quản lý quỹ
đầu tư vốn vào những Ngân hàng khác có tiềm năng. Hiện không ít tập đoàn, tổng
công ty Nhà nước và tư nhân cũng đang đầu tư, sở hữu chéo khi họ có trong tay khá
nhiều Ngân hàng.
(Nguồn: FETP tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng, thời điểm tháng
6/2011)
Sở hữu của các NHTM nhà nước và NHTM nước ngoài tại các NH liên
doanh: Hiện tại có 6 NHLD trong hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam.
Thông thường một ngân NHLD được sở hữu bởi một ngân hàng nước ngoài và một
ngân hàng trong nước. Chẳng hạn ngân hàng Việt Thái là NHLD giữa 3 đối tác lớn:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT), Ngân
hàng Thương mại Siam của Thái Lan và Tập đoàn Charoen Pokphand (CP) của
Thái Lan với tỉ lệ vốn góp tương ứng là 34%, 33% và 33%; ngân hàng Việt Nga là
liên doanh giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng
VTB (trước là Ngân hàng Ngoại thương Nga Vneshtorgbank) với mức góp vốn điều
lệ ngang nhau
Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM, cả nhà nước lẫn cổ phần:
đứng trước nhu cầu thu hút vốn và kỹ năng quản trị từ các định chế tài chính có
kinh nghiệm nước ngoài, NHNN đã có chủ trương khuyến khích các NHTM trong
nước tìm kiếm các đối tác nước ngoài làm cổ đông chiến lược. Đến nay, có khoảng
10 NHTM có đối tác chiến lược là các tập đoàn tài chính nước ngoài
(Nguồn: Reuters tổng hợp, báo Cafef.vn)
Cổ đông tại các NHTM là các công ty quản lý quỹ: Từ năm 2005 trở lại
đây, các quỹ quản lý vốn bắt đầu xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Các quỹ này
thường đầu tư vốn vào những NHTM cổ phần có tiềm năng phát triển tốt. Chẳng
hạn, Vinacapital đầu tư vốn vào Sacombank, VOF đầu tư vào Eximbank, quỹ
Dragon đầu tư vào ACB v.v…
Sở hữu của các NHTMN nhà nước tại các NHTM cổ phần: quan hệ sở hữu
này hình thành chủ yếu việc yếu kém nghiệp vụ ngân hàng của các NHTM cổ phần
trong giai đoạn đầu thành lập cũng như trong giai đoạn khủng hoảng 1997-1998.
Tính đến nay, có gần 8 NHTM cổ phần có quan hệ cổ phần với 4 NHTM nhà nước.
Tiêu biểu là Vietcombank, hiện đang sở hữu 11% tại Ngân hàng Quân đội, 8,2% tại
Eximbank, 4,7% tại Ngân hàng Phương đông, 5,3% tại Ngân hàng Sài Gòn,
Eximbank nắm 9,7% STB; Phương Nam nắm 4,8% STB; MSB nắm 9,4% STB...
Một số ngân hàng như NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân
hàng TM CP Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng TMCP Công thương
(VietinBank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đều sở
hữu các ngân hàng khác. Chẳng hạn Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank)
được sở hữu bởi Agribank, trong khi đó Maritime Bank lại đang sở hữu M B và
Ngân hàng Phát triển Mê Kông (M DB), ngày 19/6/2012, Ngân hàng TM CP Hàng
hải Việt Nam (Maritime Bank - M SB) chi khoảng 220 tỷ đồng mua thêm 15,228
triệu cổ phiếu MBB của Ngân hàng TM CP Quân đội. Sau giao dịch này, Maritime
Bank nâng tổng số lượng cổ phần nắm giữ lên 94.114.630 cổ phiếu, tương đương tỷ
lệ 9,411% vốn điều lệ của MBB. Trước đó, Nghị quyết ĐHCĐ Maritime Bank hồi
tháng 4 cũng đã thông qua việc ủy quyền cho HĐQT góp vốn, mua cổ phần của
doanh nghiệp, tổ chức tín dụng (TCTC) có giá trị trên 20% vốn điều lệ của
Maritime Bank (tương đương 1.600 tỷ đồng).
Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần: Hiện tượng sở hữu lẫn nhau giữa
các NHTM cổ phần cũng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Từ những thông tin
công bố của các ngân hàng, hiện có ít nhất sáu NHTM cổ phần có cổ đông là một
NHTM cổ phần khác. Chẳng hạn, Ngân hàng TM CP Á Châu (ACB) đang sở hữu
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), 6.1 % Kienlongbank (
ACBS nắm giữ ),10.8 % Đại Á Bank và Vietbank, còn Eximbank hiện sở hữu
10,6% cổ phần tại Sacombank, 8,5% cổ phần tại Ngân hàng Việt Á. Điều này cho
thấy một hiện tượng sở hữu chồng chéo lẫn nhau giữa các ngân hàng thương mại,
tạo nên tháp ngân hàng mà nguy cơ của nó có thể dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ
thống nếu không được quản lý chặt chẽ.
Sở hữu NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân:
trong giai đoạn bùng nổ các NHTM cổ phần và quỹ đầu tư tài chính, rất nhiều tập
đoàn và tổng công ty nhà nước đã tham gia góp vốn hình thành các tổ chức tín dụng
này. Mới đây Ủy ban Kinh tế đã điểm mặt 40 tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư
nhân đổ vốn vào các ngân hàng thương mại với cổ phần trên 5%. Nhìn vào các bản
báo cáo cơ cấu cổ đông của các N HTMCP ở VN, có thể thấy khá đầy đủ các gương
mặt từ các tổng công ty đến các tập đoàn DNNN bỏ vốn đầu tư vào các NH. Có thể
điểm mặt được các tập đoàn lớn đang mạnh tay chi tiền trái ngành như: Tập đoàn
Bảo Việt sở hữu BaoVietBank; TCông ty Petrolimex đầu tư vào PG Bank; Tập
đoàn Viettel thì sở hữu NH Quân đội (MBB); PVN bỏ vốn vào OceanBank, NH
Dầu khí Toàn cầu; Tập đoàn Dệt - May VN (Vinatex) đầu tư vào NH Nam Việt;
Tập đoàn CNThan-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và Tập đoàn Caosu Việt
Nam sở hữu SHB, Điện lực Việt Nam (EVN) là cổ đông của ABBank...Công ty
thông tin di động (MobiFone thuộc VNPT) và Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV
Gas) thuộc PVN là cổ đông chiến lược của SeABank; VNPT tham gia góp vốn vào
NH LienVietBank... Rồi FPT - tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông
tin và Tập đoàn Doji bỏ vốn vào Tienphong Bank... Dễ thấy, đây là một hoạt động
đầu tư đa ngành. Về bản chất, đầu tư đa ngành không phải là xấu, và đây là hoạt
động nhằm tối đa hóa lợi nhuận của các ông chủ. Nhưng vấn đề trở nên đáng chú ý,
khi hoạt động đầu tư đa ngành nhắm tới ngân hàng. Và điều đáng lo ngại ở chỗ, rất
có thể các ông chủ ngân hàng bằng một đồng vốn tự có, có thể huy động cả chục
đồng vốn để đổ vốn cho các dự án sân sau một cách dễ dãi. Một trong những điểm
nóng gầnÔng Đặng Thành Tâm nắm 23,69% cổ phần Công ty Cổ phần Viễn thông
Sài Gòn (SGT), nắm 34,94% cổ phần của Tổng công ty Phát triển nhà Kinh Bắc
(KBC). Mối quan hệ sở hữu gián tiếp là: SGT trực tiếp sở hữu 9,41% cổ phần
Western Bank; còn KBC đầu tư 483 tỷ đồng tại Công ty Cổ phần năng lượng Sài
Gòn - Bình Định, vốn chiếm 9,85% vốn sở hữu tại Western Bank và 11,93% tại
Navibank.
Có thể thấy, bản thân các tập đoàn DNNN, tư nhân đã bỏ vốn vào NH, nhưng
chính các NH cũng đang đầu tư chéo, sở hữu lẫn nhau. Điều đó làm cho hệ thống
NH VN như một mạng nhện bùng nhùng với những mảng đầu tư chồng chéo, sở
hữu lẫn nhau, khó mà phân định được ai là cổ đông chính, ai là cổ đông phụ...
2.2. Tác động của sở hữu chéo đến hoạt động kinh doanh ngân hàng
2.2.1. Tác động tích cực:
Trong các mối quan hệ trên, ba nhóm sở hữu chéo đầu tiên có tính tích cực vì
các mối quan hệ này chủ yếu hướng đến việc tăng cường thúc đẩy hoạt động thương
mại giữa Việt Nam và quốc tế, nâng cao năng lực quản trị và thúc đẩy việc sử dụng
vốn một cách có hiệu quả. Nó góp phần làm tăng hiểu biết giữa ngân hàng với DN,
nâng cao năng lực quản trị, tài chính, công nghệ, nhân sự, mở rộng quy mô, thị
phần, cải thiện sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, nhất là đối với DN và NH
nhỏ; hình thành nên một cơ cấu sở hữu và quản trị ổn định trong các DN và N H.
Các ngân hàng có thể hỗ trợ nhau về mặt quản trị về mặt công nghệ, nhất là các
ngân hàng lớn, lâu năm có khả năng về vốn, khả năng quản trị tốt có thể thông qua
mua cố phiếu của một ngân hàng nhỏ khác tham gia vào quản trị ngân hàng đó giúp
ngân hàng phát triển tốt hơn. Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ - thuộc tập đoàn tài
chính Mitsubishi UFJ Financial Group Inc (MUFG), dự kiến sẽ chi 60 tỷ Yên
(tương đương khoảng 720 triệu USD) để nắm 20% cổ phần của Vietinbank.
Hơn nữa, sở hữu chéo cho phép công ty khai thác được các cơ hội và tiềm
năng kinh doanh có lợi trên thị trường; đa dạng hóa hoạt động và phân tán rủi ro
kinh doanh; đồng thời, cho phép đạt hiệu quả khống chế, chi phối thị trường cao với
một lượng vốn cổ phần nhỏ theo “mô hình kim tự tháp”. Một ví dụ điển hình là
trường hợp của Masan và Techcombank. Xuất phát từ công ty hàng tiêu dùng sản
xuất mì ăn liền, nước chấm, với sự góp sức của các nguồn tài chính nước ngoài,
Masan đã mở rộng đa ngành với 3 lĩnh vực là hàng tiêu dùng, ngân hàng và khoáng
sản thông qua Masan Consumer (tiêu dùng), Ngân hàng Techcombank (tài chính)
và Masan Resources (khai thác khoáng sản) Mối quan hệ này dựa trên cả 2 con
đường: sở hữu cổ phần và những người điều hành nằm trong hội đồng quản trị lẫn
nhau. Chẳng hạn, M asan sở hữu 19,71% vốn điều lệ của Techcombank. Đồng thời,
nếu như ở M asan, ông Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh lần lượt giữ vị trí Chủ
tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị thì ở Techcombank, vị trí này đảo ngược lại
khi ông Hồ Hùng Anh là Chủ tịch và ông Quang là Phó Chủ tịch.Sự gắn kết bền
chặt này đã mang lại lợi ích cho cả 2 bên. Techcombank là ngân hàng có tốc độ tăng
trưởng nhanh trong giai đoạn hiện nay. Còn M asan phát triển mạnh mẽ với doanh
thu Masan Consumer năm 2011, trước khi mua Vinacafe, đạt 7.057 tỉ đồng, lợi
nhuận 2.254 tỉ đồng.
2.2.2. Tác động tiêu cực
Khi các NHTM NN là cổ đông lớn của các NHTM cổ phần, các NHTM nhà
nước có thể ảnh hưởng đến các ngân hàng thuộc nhóm sau trong việc cung cấp vốn
cho các doanh nghiệp nhà nước.
Vấn đề thứ nhất: Tình trạng nợ xấu
Ở tầm vi mô, sở hữu chéo ngân hàng là một trong những nguyên nhân quan
trọng nhất gây ra tình trạng nợ xấu hiện nay.
Xét về cơ cấu:
Qua biểu đồ trên cho thấy, thực trạng nợ xấu đang là vấn đề đáng lo ngại đối
với nền kinh tế của Việt Nam. Nhóm NHTMNN bao gồm 4 ngân hàng lớn nhưng
lại chiếm gần 1 nửa phần nợ xấu. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, bong bóng
bất động sản bùng nổ thì tình trạng sở hữu chồng chéo trong hệ thống ngân hàng
Việt Nam là một trong những nguyên nhân chính làm cho nợ xấu ngày càng gia
tăng. Thị trường liên NH vốn là nơi vay mượn lẫn nhau giữa các NH, thường là N H
lớn cho NH nhỏ vay, nhất là các NH nhỏ thuộc sở hữu của chính những NH lớn
này. Sau đó, các NH nhỏ hơn sử dụng nguồn tài trợ thường xuyên từ thị trường liên
NH để cho những công ty ủy thác đầu tư vay (như các công ty đầu tư tài chính,
công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán...). Những công ty ủy thác đầu tư thì lại
chủ yếu thuộc sở hữu của các NH. Theo vòng luẩn quẩn này, dòng tiền cứ chảy lòng
vòng giữa các NH, công ty với nhau rồi tuồn vào bất động sản, chứng khoán… Đến
khi thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán sụt giảm mạnh và kéo dài cũng
là lúc các công ty ủy thác đầu tư thua lỗ, tạo ra những khoản nợ xấu cho chính các
NH. Nợ xấu hiện nay chiếm khoảng 10% trong toàn hệ thống, tương đương với
258.000 tỉ đồng (khoảng 12 tỉ USD); đây là một tỷ lệ rất cao và rủi ro.
Sở hữu chéo cũng cho phép ngân hàng A giấu nợ xấu của mình bằng cách
không khai báo nợ xấu mà nhờ ngân hàng B (mà ngân hàng A có sở hữu) cho vay,
qua đó giảm được mức nợ xấu phải khai báo và không phải trích dự phòng rủi ro
tương ứng. Thêm vào đó, các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
có thể bị làm sai lệch: Khi khách hàng không trả được nợ, thay vì xếp khoản vay
thành nợ xấu và trích dự phòng rủi ro theo quy định, ngân hàng A có thể cho vay
đảo nợ… Sở hữu chéo cũng cho phép ngân hàng A giấu nợ xấu của mình bằng cách
không khai báo nợ xấu mà nhờ ngân hàng B (ngân hàng A có sở hữu) cho vay, qua
đó giảm được mức nợ xấu phải khai báo và không phải trích dự phòng rủi ro tương
ứng. Đó cũng là một trong những lý do khiến NHNN khó nắm được chính xác số nợ
xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Theo số liệu của NHNN, đến ngày 20/8/2012,
tiền gửi vào ngân hàng tăng khá mạnh, tới 10,26%, nhưng dư nợ chỉ tăng 1,4%, vậy
tiền còn lại chạy vào đâu? Không ngân hàng nào dại ôm tiền vào cho vào tủ, rồi
cuối tháng lôi tiền đó ra trả lãi. Nhiều khả năng tiền đã chảy những doanh nghiệp
sân sau, thông qua công ty con để vay hàng nghìn tỷ đồng. Hoặc tiền chỉ chảy loanh
quanh trong thị trường 2 để các ngân hàng đảm bảo thanh khoản của nhau. Như vậy
là các NH vẫn tiếp tục huy động, nhưng để nuôi nợ xấu chứ không thể cấp vốn cho
sản xuất.
Chúng ta đều biết sở hữu chéo cho phép một doanh nghiệp (hay ngân hàng)
có tỷ lệ cổ phần lớn trong các ngân hàng thương mại có thể gây áp lực (một cách
hợp pháp như qua bỏ phiếu trong hội đồng quản trị với vị thế cổ đông chiến lược)
để ngân hàng này cấp vốn đầu tư vào những dự án (dưới chuẩn ) của doanh nghiệp
hay ngân hàng “sân sau” của mình. Nguy cơ là quy định bị “vượt rào”, bộ máy sàng
lọc theo tiêu chí hiệu quả đầu tư vốn rất nghiêm ngặt của hệ thống ngân hàng
thương mại có thể bị tê liệt hay trở nên hình thức, gây ra một loạt các hệ lụy. Chẳng
hạn theo báo cáo tài chính 2011, một ngân hàng thuộc nhóm 3, dư nợ tín dụng cuối
năm 2011 khoảng 13.000 tỷ đồng nhưng tổng số vốn cung cấp cho các DN liên
quan đến cổ đông là 2.035 tỷ đồng. Ngoài ra gần 1.000 tỷ đồng vốn của ngân hàng
này cũng đang được cho các cá nhân liên quan vay. Hay một ngân hàng khác, tổng
dư nợ cho vay đạt hơn 8.854 tỷ đồng. Trong đó, 2.510 tỷ đồng (chiếm 28% tổng dư
nợ) có đích đến là các DN liên quan đến cổ đông của ngân hàng này.
Thông tư 13/2010/TT-NHNN cũng quy định hoạt động ngân hàng đầu tư
phải được tách bạch khỏi hoạt động của ngân hàng thương mại. Theo đó, ngân hàng
không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc hoạt động kinh doanh chứng
khoán. Sử dụng quyền sở hữu chéo, ngân hàng A có thể dễ dàng lách quy định này
bằng cách tác động qua các kênh khác nhau để ngân hàng B (mà ngân hàng A đang
đồng sở hữu) mua trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ của
ngân hàng A. Tình trạng “rối loạn” tài chính đã trở thành hiện thực.
Như vậy, sở hữu chéo làm cho “bong bóng” nợ xấu ngày một phình to hơn
và nguy hiểm hơn là nó che giấu những con số thực về nợ xấu của các ngân hàng
thương mại, hệ lụy của nó là có thể làm đổ vỡ cả một hệ thống ngân hàng nếu như
tình trạng này không được giải quyết kịp thời.
Vấn đề thứ hai :vốn ảo
Sở hữu chéo không chỉ khiến vốn trong các ngân hàng (NH) – cũng là tiền
gửi bị “ tuần” ra “sân sau” của các cổ đông lớn. Nghiêm trọng hơn, nó tạo ra một
dòng vốn ảo trong hệ thống NH.
Với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, NHNN qui định,tới cuối năm
2010, các NHTM phải có vốn điều lệ tối thiểu 3000 tỷ đồng. Các NH hoàn toàn có
thể tận dụng tối đa sở hữu chéo để thực hiện việc tăng vốn trong thời điểm thị
trường tài chính cực kỳ khó khăn. Với sở hữu chéo này, các NH có thể “ lách”
thông qua việc vay vốn từ NH này gớp cho NH kia và ngược lại. Như vậy, cả 2 NH
liên quan đều báo cáo tăng vốn, các ông chủ NH cũng tăng sở hữu nhưng thực chất
là tăng ảo. Nhiều trường hợp lại tăng vốn qua trung gian. Cụ thể, một công ty đầu tư
tài chính là cổ đông lớn của 2 NH, NH này ủy thác cho vay một nguồn vốn vào Nh
kia qua công ty đầu tư. NH được vay nghiễm nhiên vượt ải tăng vốn còn NH cho
vay được tính là tăng trưởng tín dụng dù vốn không hề đưa vào sản xuất. Như vậy,
số vốn thực tế giữa 2 NH vẫn giữ nguyên nhưng thể hiện trên sổ sách đã tăng lên.
Sau quyết định 141 của NHNN ra đời thì kéo theo dó là một cuộc đua tăng
vốn điều lệ ồ ạt. Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn được nâng
cấp lên thành đô thị đã tăng vốn kỷ lục, chỉ trong vòng 5-8 năm, vốn điều lệ tăng 9-
15 lần, có ngân hàng trong 7 năm, vốn điều lệ tăng từ 17 tỷ đồng lên tới 1.000 tỷ
đồng. Điển hình là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á, trong hơn 4 năm
(2006-2012) tăng vốn gấp 6 lần từ 500 tỷ lên tới 3.098 tỷ đồng. Việc tăng vốn quá
nhanh của hệ thống ngân hàng thương mại chủ yếu nhờ vốn ảo, nghĩa là các cổ
đông, quỹ đầu tư, công ty đi vay vốn ngân hàng hàng ngàn tỷ đồng từ ngân hàng
này để góp vốn vào ngân hàng khác.
Từ “ ma trận” vốn ảo của các NHTM, gây ra sự mù mờ vè sở hữu thực, làm
sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng, vì có rất nhiều chỉ số dựa trên
số vốn sở hữu mà ngân hàng đang nắm, trong khi vốn đó là vốn ảo. Các chỉ số
không chính xác sẽ dẫn đến những sai lệch, cả về quản trị ngân hàng lẫn giám sát hệ
thống tài chính.
Vấn đề lợi ích nhóm gây bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp: Sử dụng lợi thế sở hữu và kiểm soát vận hành ngân hàng để cấp vốn giá rẻ
cho các cơ sở kinh doanh có lợi ích liên quan của giới chủ ngân hàng không còn là
chuyện mới với công chúng Việt Nam. Đó cũng là lý do mà hàng loạt các tập đoàn
lớn thành lập nên những ngân hàng con của họ để huy động vốn giá rẻ đầu tư vào
các dự án kinh doanh riêng của họ. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ không
những khó tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng mà còn phải trả chi phí lãi
vay cao hơn. Điều này gây ra tình trạng cạnh tranh không công bằng. Bên cạnh đó,
nó còn làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội thấp bởi vì nhiều dự án quy mô
lớn, không có hiệu quả kinh tế thì lại được đầu tư, trong khi những dự án tốt thì lại
khó tiếp cận với vốn vay. Có thể thấy rõ qua trường hợp của tập đoàn đóng tàu lớn
nhà nước là Vinashin với số tiền thất thoát lên tới hàng chục ngàn tỷ đồn