Từ giữa thập kỷ 90, nhờ vào chính sách cải tổ và mở cửa nền kinh tế Việt
Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tổng số khách quốc tế năm 2006 lên
đến 3,6 triệu lượt.
Ngoài Hà Nội và thành phố Hồ Chi Minh ra thì ở các vùng khác số lượng
khách sạn, khu nghỉ mát resort ngày càng nhiều đã tạo nên sự cạnh tranh trong
nghành.
Tháng 2 năm 2008 Việt Nam có 9.000 cơ sở lưu trú với 185.051 phòng, tăng
3.000 cơ sở lưu trú và 57.065 phòng so với cùng kỳ năm 2005. Số lượng các
khách sạn có sao cũng tăng từ 2.975 đến 4.283 trong giai đoạn năm 2005 –
2008.
Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993, hoạt
dộng du lịch được xác định là nghành kinh tế mủi nhọn của tỉnh.
Festival được tổ chức 2 năm 1 lần.
Năm 2007 ở Huế có 142 khách sạn trong đó có 34 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ
1 đến 4 sao
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thảo luận Tình huống 30: công ty cổ phần du lịch Hương Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
www.themegallery.com 1
TÌNH HUỐNG 30:
CÔNG TY CP DU LỊCH HƯƠNG GIANG
Bùi Thị Hườ
ng
Lê Xuân Cư
ờng
Đặng Thụy
Quỳnh My
Nguyễn Thị
Thùy Dung
Trần Hoàng
Long
Nhóm 2
www.themegallery.com 2
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DU LỊCH DỊCH VỤ
Từ giữa thập kỷ 90, nhờ vào chính sách cải tổ và mở cửa nền kinh tế Việt
Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tổng số khách quốc tế năm 2006 lên
đến 3,6 triệu lượt.
Ngoài Hà Nội và thành phố Hồ Chi Minh ra thì ở các vùng khác số lượng
khách sạn, khu nghỉ mát resort ngày càng nhiều đã tạo nên sự cạnh tranh trong
nghành.
Tháng 2 năm 2008 Việt Nam có 9.000 cơ sở lưu trú với 185.051 phòng, tăng
3.000 cơ sở lưu trú và 57.065 phòng so với cùng kỳ năm 2005. Số lượng các
khách sạn có sao cũng tăng từ 2.975 đến 4.283 trong giai đoạn năm 2005 –
2008.
Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993, hoạt
dộng du lịch được xác định là nghành kinh tế mủi nhọn của tỉnh.
Festival được tổ chức 2 năm 1 lần.
Năm 2007 ở Huế có 142 khách sạn trong đó có 34 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ
1 đến 4 sao.
www.themegallery.com 3
TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TY HƯƠNG GIANG
Công ty du lịch Hương Giang (với tên gọi trước đây là Khách sạn Hương
Giang) được thành lập năm 1976 nhưng ban đầu chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú.
Hiện tại, công ty đa dạng hóa nhiều lĩnh vực kinh doanh như: du lịch quốc
tế, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn du lịch, vận chuyển du khách, xuất nhập
khẩu và các dịch vụ thương mại khác.
Tháng 1 năm 2008, công ty chuyển sang hình thức cổ phần với tên gọi mới
là Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang. Công ty có 7 chi nhánh thành viên
và 10 công ty liên doanh (04 công ty liên doanh nước ngoài và 06 công ty liên
doanh trong nước).
Khách sạn nằm ngay trung tâm thành phố Huế, cạnh dòng sông Hương thơ
mộng. Khách sạn được công nhận là khách sạn 3 sao vào năm 1993 và là
khách sạn bốn sao vào năm 2002.
www.themegallery.com 4
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG
www.themegallery.com 5
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
2005 2006 2007
SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN HƯƠNG GIANG
Nguồn: Công ty Cổ phần Du Lịch Hương Giang
Thị trường truyền thống
chủ yếu của Hương Giang
là Pháp, Đức, Mỹ và Úc,
thị trường mới trong
những năm gần đây là
Thái Lan. Tổng doanh thu
đã tăng từ 28.610 triệu
đồng lên 38.878 triệu
đồng trong thời gian từ
năm 2005 đến năm 2007.
www.themegallery.com 6
Tình hình nhân sự
Số lượng nhân sự tăng nhanh.
Năm 2005 là 208 người, năm
2007 là 283 người, với tỷ lệ
tăng hàng năm là 10%.
Hiện tại có 97 nhân viên nam,
186 nhân viên nữ trong đó 220
nhân viên trực tiếp và 63 nhân
viên quản lý.
Đội ngủ nhân viên có kiến thức,
kinh nghiệm, kỹ năng làm việc
và khả năng ngoại ngữ..
Hương Giang
Bối cảnh cạnh tranh
Năm 2005, 2006 Hương Giang
đối mặt với áp lực cạnh tranh
khi bùng nổ các dự án xây
khách sạn tại Huế cũng như
các khách sạn nâng cấp lên 3
hay 4 sao. Các khách sạn này
ra sức thu hút nhân viên, những
người lao động giỏi bằng
những chính sách nhân sự khá
cuốn hút.
TÌNH HÌNH NHÂN SỰ VÀ BỐI CẢNH CẠNH TRANH
Điều
gì xảy
ra sau
những
áp lực
cạnh
tranh
cao
www.themegallery.com 7
Tổ
ng
số
nv
b
ỏ
vi
ệc
: 6
8
Gồ
m
29
na
m,
39
nữ
68 / 255
nhân viên
bỏ việc
22 n
v tr
ình
độ c
ao đ
ẳng
/đại
học
40 nv
có tay
nghề
cao
Tỷ lệ bỏ việc: 26,7%
SỐ LƯỢNG NHÂN VIÊN BỎ VIỆC NĂM 2006
www.themegallery.com 8
CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NHÂN VIÊN BỎ VIỆC
Các yếu tố mang tính khách quan:
Các dự án đầu tư nước ngoài vào khu vực ngoài các thành phố lớn.
Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, một số khách sạn
nâng cấp lên thành 3 sao, 4 sao (Khách sạn Festival, Khách Sạn Xanh,…),
và không ít khách sạn cao cấp được xây mới hoàn toàn từ 3 sao đến 5 sao
như Khách sạn Heritage, Kinh Thành, Tân Hoàng Cung, Hùng Vương,
Petrolimex đã và đang đưa vào hoạt động, các khách sạn này ra sức tuyển
dụng và thu hút người lao động giỏi bằng các chính sách và chiêu thức
nhân sự khá cuốn hút.
www.themegallery.com 9
CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NHÂN VIÊN BỎ VIỆC
Các yếu tố mang tính chủ quan:
Việc điều chỉnh hệ thống lương bổng chưa kịp thời so với các đối thủ cạnh tranh
(mức lương công ty trung bình thấp hơn 30% so với các đối thủ cạnh tranh lớn)
Chính sách đang áp dụng tại công ty bị chi phối bởi sự quản lý gắt gao của nhà
nước vì vậy quỹ tiền lương hạn chế, mức lương công ty chưa thực sự làm hài lòng
và thúc đẩy nhân viên.
Sự quản lý tập quyền vẫn còn tồn tại mạnh mẽ trong cơ chế quản lý của tổ chức.
Mức lương chưa thực sự gắn kết với năng suất và sự cống hiến của nhân viên.
Các chế độ khen thưởng, thù lao và phúc lợi chưa thu hút nhân viên trong sự gắn
bó lâu dài với công ty
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa được chú trọng sao sát
Hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công tác chưa thể hiện hết năng lực và chưa
tạo ra tính cạnh tranh giữa các bộ phận.
Hiệu ứng lây lan tâm lý: xu hướng bỏ việc của nhân viên chiếm tỷ lệ ngày càng
tăng bắt đầu từ năm 2004 kéo dài đến sau những năm 2006, với sự ra đi của hàng
loạt nhân viên với trình độ và tay nghề cao để làm việc cho các đối thủ cạnh tranh;
các trưởng bộ phận, nhà quản lý cấp trung và đầu bếp giỏi trong nhà hàng
www.themegallery.com 10
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ
Chính sách thù lao và khen thưởng đảm bảo sự cân đối, bằng hoặc cao
hơn so với mức lương của ngành khách sạn và mức thưởng là gần bằng với
những khách sạn khác trên địa bàn đã giải quyết kịp thời, đúng đắn vấn đề về
lương, thưởng - vấn đề then chốt.
Tuy nhiên, việc tăng lương dẫn tới mâu thuẫn sau: nếu tăng lương thì sẽ
giữ chân được người lao động, nhưng sẽ làm tăng chi phí của công ty do đó
lợi nhuận sẽ giảm.
Lựa chọn nghề nghiệp và đào tạo nhân viên dựa trên cơ sở mục tiêu, kết
quả là nhân viên ngày càng có nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn để
phục vụ tốt hơn cho công việc của mình.
www.themegallery.com 11
Chính sách thù lao linh hoạt, hài hòa giữa mức lương cơ bản dựa vào năm
kinh nghiệm và kỹ năng và mức lương theo năng suất dựa vào mức độ hiệu
quả và lợi nhuận.
Với cách trả lương thứ nhất, bắt buộc nhân viên ngày càng phải nâng cao
tay nghề, kỹ năng, luôn có tinh thần học hỏi và gắn bó càng lâu với công ty.
Với cách trả lương thứ hai buộc nhân viên phải cùng nhau phấn đấu, nổ
lực. Sự nỗ lực làm việc thật tốt của bộ phận này không chỉ mang lại lợi ích
cho bộ phận đó mà còn mang lại lợi ích cho các bộ phận khác. Và ngược lại,
bộ phận này làm việc kém hiệu quả thì mọi bộ phận cũng sẽ bị thưởng ít hoặc
không có tiền thưởng => tiền lương theo năng suất cũng sẽ giảm. Tuy nhiên
cách trả lương theo năng suất chưa mang tính khách quan. Vì trong ngành du
lịch cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì ngoài yếu tố con người còn có những
yếu tố vật chất, phục vụ tốt mà cơ sở vật chất không tốt, thiếu thốn, không đạt
chất lượng thì cũng không đủ khả năng thu hút khách hàng dẫn đến hiệu quả
và lợi nhuận cũng sẽ không cao => khoản tiền này cũng sẽ giảm.
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ (tt)
www.themegallery.com 12
Chính sách thù lao cũng được cải tổ hai năm một lần để phù hợp môi
trường mới.
2 năm mới có 1 lần cải tổ thì khó có thể theo kịp biến động giá cả trên thị
trường, điều này dẫn tới mức lương hiện tại không còn phù hợp và không đủ
để người lao động chi tiêu cho cuộc sống của họ => bỏ việc cũ để tìm công
việc khác lương cao hơn. Tuy nhiên, việc cải tổ lương cần được xem xét khi
mà lương cũng chính là chi phí của công ty, tăng lương đồng nghĩa tăng chi
phí => giảm lợi nhuận.
Phúc lợi cho nhân viên cũng được tăng lên, trả 100% bảo hiểm tai nạn và
bảo hiểm xã hội cho nhân viên của họ (trước đây nhân viên phải tự trả 6%
lương của mình cho bảo hiểm xã hội)
Điều này chứng tỏ Hương Giang rất có trách nhiệm với xã hội => Tinh
thần nhân viên làm việc thoải mái, vui vẻ trong quá trình làm việc, đây là 1
trong những yêu cầu quan trọng đối với những người làm trong lĩnh vực dịch
vụ và trong 1 môi trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ (tt)
www.themegallery.com 13
Quan tâm, hỗ trợ về đời sống tinh thần cho nhân viên thông qua việc
hàng năm tổ chức tham quan cho toàn thể nhân viên, tổ chức các bữa
tiệc hàng năm, mời nhân viên và vợ chồng con cái họ đến dự thay cho
lời cảm ơn vì những đóng góp của họ đối với công ty, tổ chức sinh nhật
cho nhân viên một cách nồng ấm
Điều này sẽ tác động tích cực đến thái độ nhân viên, họ sẽ cảm thấy
dù ít hay nhiêu mình cũng là một thành viên quan trọng và đã có sự
đóng góp nhất định cho tổ chức, mang lại sự thành công cho tổ chức,
chính sự nhận thức được tầm quan trọng của mình đối với tổ chức cộng
với sự quan tâm đặc biệt từ Ban lãnh đạo sẽ thoi thúc nhân viên hành
động tích cực hơn và gắn bó lâu dài hơn.
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ (tt)
www.themegallery.com 14
Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: hiện Hương Giang
chỉ có 50% nhân viên có đủ kỹ năng hoặc có kỹ năng cao, tỷ lệ này còn
khá thấp. Chính vì vậy, việc Hương Giang đảm bảo có ít nhất 50 giờ
đào tạo trong một năm cho toàn thể nhân viên của công ty là rất cần
thiết, bên cạnh đó thì việc cung cấp các khóa học bồi dưỡng đào tạo
nghiệp vụ giúp nâng cao kỹ năng làm họ cảm thấy yên tâm khi làm việc
và tạo nên sự gắn kết giữa nhân viên với công việc và công ty.
Bên cạnh những ưu điểm thì cũng có những khuyết điểm khi sử dụng
chính sách này: tốn nhiều chi phí và thời gian. Nếu những người này
nghỉ thì việc tuyển dụng một người khác có kiến thức và tay nghề
chuyên môn giỏi không phải là dễ và lại phải mất 1 khoảng thời gian
đào tạo lại từ đầu.
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ (tt)
www.themegallery.com 15
Hệ thống đánh giá kết quả công việc dựa trên việc chia sẻ quan điểm
giữa các trưởng bộ phận và các thành viên trong nhóm, đánh giá dựa
trên sự phản ánh của khách hàng, nếu được khách hàng khen thì có thể
được thưởng, nếu khách hàng phàn nàn thì sẽ bị phạt.
Tuy nhiên, hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc này chưa
mang tính khách quan, vì có thể bộ phận này ghét bộ phận kia sẽ đưa ra
những quan điểm không khách quan, sai lệch; hoặc người trong bộ
phận hay đội có thể bưng bít những phàn nàn từ khách hàng => đánh
giá không chính xác
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ (tt)
www.themegallery.com 16
Tiền lương, khen thưởng và phúc lợi xã hội
Tiền lương tương xứng với năng lực lao động, kinh nghiệm và mức
độ đóng góp.
Nghiên cứu và xây dựng chính sách lương cạnh tranh so với các đối
thủ trong ngành.
Linh hoạt trong việc điều chỉnh thang bậc lương hàng năm thay vì 2
năm 1 lần như hiện tại.
Tiếp tục thực hiện chính sách khen thưởng, tuy nhiên nên thay đổi về
hình thức khen thưởng, từ hình thức khen thưởng bằng tiền mặt chuyển
sang khen thưởng bằng cổ phiếu.
Khen thưởng đi đôi với kỷ luật để công bằng luôn được thực thi trong
công ty nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm.
Kích thích sự yêu thích, gắn bó, lòng tự hào về công việc và ham
muốn được cống hiến cho công ty của nhân viên
HIỂU VÀ GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN THEN CHỐT TRONG TƯƠNG LAI
www.themegallery.com 17
Điều kiện công tác
Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong môi trường công tác và sinh hoạt
tại công ty.
Phải công bằng trong công tác, ưu đãi lợi ích thích hợp tương xứng với
đóng góp. Hình thức kỹ luật thích đáng, công bằng để tạo niềm tin nơi nhân
viên.
Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bất công hay xung đột trong công ty.
Thường xuyên đào tạo chuyên môn và nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.
Bố trí nhân viên linh hoạt để giảm áp lực công việc vào giờ cao điểm.
Phân quyền mạnh mẽ cho từng cá nhân, từng bộ phận để nâng cao tính
trách nhiệm của họ và thể hiện sự tin tưởng của nhà quản lý đối với nhân
viên.
HIỂU VÀ GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN THEN CHỐT TRONG TƯƠNG LAI
www.themegallery.com 18
Nhu cầu cuộc sống
Quan tâm đến nhu cầu cuộc sống và điều kiện sống của nhân viên.
Đặc biệt: Để hiểu và giữ chân những nhân viên then chốt trong tương lai
thì phải thường xuyên có những cuộc họp nội bộ để nắm bắt những khó
khăn, khuất tất của nhân viên từ đó đưa ra những đối sách tương ứng và
thích hợp, để chúng ta luôn chủ động giải quyết vấn đề chứ không bị
động như thời gian qua.
HIỂU VÀ GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN THEN CHỐT TRONG TƯƠNG LAI
www.themegallery.com 19