Bài thảo luận: Trình bày mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội

Một quốc gia phát triển có phải là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao không, phải chăng tăng trưởng kinh tế là mục tiêu cuối cùng của các quốc gia? Một câu hỏi nữa là: Một quốc gia có mức độ phúc lợi xã hội cao có phải là một quốc gia phát triển không? • Để trả lời các câu hỏi trên nhóm chúng tôi nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng và phúc lợi xã hội.

pdf11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2780 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thảo luận: Trình bày mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận: Trình bày mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội Nhóm 14: 1. Lê Hồng Thuấn 2. Hồ Quang Minh 3. Lò Thị xôm 4. Nu Min Vông Khăm Sao 1. Tăng trưởng kinh tế và vấn đề đáp ứng phúc lợi • Một quốc gia phát triển có phải là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao không, phải chăng tăng trưởng kinh tế là mục tiêu cuối cùng của các quốc gia? Một câu hỏi nữa là: Một quốc gia có mức độ phúc lợi xã hội cao có phải là một quốc gia phát triển không? • Để trả lời các câu hỏi trên nhóm chúng tôi nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng và phúc lợi xã hội. • Từ những năm 1970 trở lại đây, hầu hết các nước đang phát triển đã có sự chuyển hướng ưu tiên trong quá trình phát triển từ việc quan tâm đặc biệt tới sự tăng trưởng kinh tế sang các mục kinh tế xã hội rộng lớn hơn như: xoá nghèo đói, giảm chênh lệch về thu nhập. Điều này xuất phát từ thực tế vào những năm 60 các nước phát triển có tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao nhưng sự tăng trưởng đó mang lại rất ít lợi ích cho người nghèo • Ví dụ: Các nước khu vực Mỹ Latinh có khoảng cách thu nhập giữa 20% người giầu nhất và người nghèo nhất từ tỷ lệ 23/1 (năm 1960) và 18/1 (năm 1982); thu nhập của người giầu tăng 10% còn người nghèo lại giảm 15%. • Như vậy tăng trưởng kinh tế thì người giầu được hưởng lợi ích nhiều hơn. Trong khi đó đời sống đại bộ phận dân cư lại không được cải thiện. • Nguyên nhân dẫn đến tình hình đó: - Chẳng hạn Chính phủ có những mục tiêu ưu tiên khác nhau trong quá trình phát triển như muốn tăng tiềm lực quân sự hoặc danh tiếng của quốc gia mà ích lợi mang lại trực tiếp cho người dân thì rất ít. - Chính phủ dùng một phần lớn thu nhập để tái đầu tư. Nếu quá trình này kéo dài thì đời sống người dân không những được cải thiện mà còn làm giảm sút tiêu dùng mặc dù vẫn đạt được tăng trưởng kinh tế. Ví dụ: Điển hình như Nhật Bản thời kỳ tăng trưởng nhanh (1951-73) để tích lũy vốn cao thì Nhật duy trì chế độ tiền lương thấp, hạn chế phúc lợi xã hội… - Tuy nhiên nguyên nhân chính của việc tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng không đi đôi với cải thiện đời sống, nâng cao phúc lợi cho đại bộ phận dân chúng là xuất phát từ phân phối thu nhập. Nếu thu nhập và mức thu nhập bình quân thấp, phân phối thu nhập càng bất công thì dẫn đến kết quả tổng cầu của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng bởi thói quen tiêu dùng của người giầu. Khi đó thị trường sẽ hướng vào sản xuất hàng hóa xa xỉ phục vụ cho số ít người tiêu dùng (người giầu). Ngược lại, nếu thu nhập được phân phối công bằng hơn, thì đường cầu sẽ hướng nhiều hơn vào sản xuất hàng hóa thiết yếu để nâng cao mức sống cho đại bộ phận dân cư và giảm nghèo đói ở nông thôn. Như vậy, tăng trưởng là điều kiện cần nhưng chưa đủ để làm cho phúc lợi rộng rãi. Vì vậy phát triển kinh tế của một quốc gia không chỉ quan tâm đến tăng trưởng kinh tế mà phải quan tâm đến cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. 2. Các phương thức phân phối thu nhập • Phân phối thu nhập theo chức năng liên quan đến sự phân chia thu nhập theo các yếu tố khác nhau như lao động, máy móc thiết bị, đất đai… - Về mặt lý thuyết, phân phối thu nhập được xác định chủ yếu dựa vào quyền sở hữu các yếu tố sản xuất và vai trò của từng yếu tố trong quá trình sản xuất. Do vậy, nó được coi là nguyên nhân dẫn đến sự phúc lợi (mức độ thu nhập) khác nhau giữa các nhóm dân. Điều này được thể hiện ở hình dưới đây: Hình 1: Phân phối thu nhập theo chức năng và thu nhập cá nhân (hộ gia đình) Hộ gia đình 1 Tiền lương Hộ gia đình 2 Sản xuất Tiền thuê Hộ gia đình 3 Lợi nhuận Hộ gia đình 4 - Trong hình trên, hộ gia đình chỉ có sức lao động (hộ gia đình 3) sẽ chỉ nhận được thu nhập bằng tiền lương; còn hộ gia đình có cổ phần trong doanh nghiệp, có đất đai và có sức lao động (hộ gia đình 2) sẽ nhận được thu nhập từ tất cả các yếu tố. Như vậy, nếu tăng trưởng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống thì có thể điều chỉnh thu nhập cá nhân thông qua việc phân phối tài sản như cải cách ruộng đất trong nông nghiệp và phân phối lại thu nhập. • Phương pháp phân phối lại thu nhập thường được đánh thuế thu nhập, các chương trình trợ cấp và chi tiêu công cộng của chính phủ nhằm giảm bớt thu nhập của người giầu và nâng cao thu nhập cho người nghèo. Ví dụ: nhà nước đánh thuế thu nhập cá nhân với những người thu nhập >7 triệu VN đồng; các chương trình trợ cấp cho học sinh, sinh viên; dự án 30a của chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo...