CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HÌNH HỌA CƠ BẢN
1. VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ VẼ
1.1. Giới thiệu các loại vật liệu và dụng cụ
a, Vật liệu đối với chúng ta vật liệu thường dùng là:
Giấy croky loại giấy vẽ xốp, không dòng kẻ
Màu có thể là bột màu, thuốc nước, chì màu, sáp màu, bút dạ
b, Dụng cụ vẽ: chì, tẩy, que đo, dây dọi, bảng vẽ, giá vẽ
42 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 5376 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận Vẽ mỹ thuật ngành may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luậnVẽ mỹ thuật ngành mayTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆPGvhd: vũ sinh lươngNhóm 8 đhma9a3hnSv: 1, lê thị thảo 6, mai thị thắm 2, phạm thị thảo 7, nguyễn thị thu 3, nguyễn thị phương thảo 8, nguyễn thị hương thùy 4, trần thị thiêm 9, nguyễn thị diệu thùy 5, nguyễn thị thủy 10, lương thị nhật thủyCHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HÌNH HỌA CƠ BẢN1. VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ VẼ1.1. Giới thiệu các loại vật liệu và dụng cụa, Vật liệu đối với chúng ta vật liệu thường dùng là:Giấy croky loại giấy vẽ xốp, không dòng kẻMàu có thể là bột màu, thuốc nước, chì màu, sáp màu, bút dạb, Dụng cụ vẽ: chì, tẩy, que đo, dây dọi, bảng vẽ, giá vẽ1.2. Phương pháp sử dụng dụng cụ, vật liệu- Chì: -> ta dùng loại chì mềm, chì mềm là loại chì có kí hiệu B và số đứng trước như: 2B, 3B, 4B,... Chữ số đứng trước B càng lớn độ mềm của chì càng cao, loại chì có chữ HB là chì trung bình, hh là chì cứng. -> đầu chì vót dài từ 3 đến 4cm, chì cầm đàu dài trong lòng bàn tay để dễ vẽ, không cầm chì ngắn như cầm để viết. Khi vẽ tay không tỳ xuống bảng vì tỳ xuống bảng thì nét vẽ không được dài, không thoải mái- Tẩy: tẩy dùng để vẽ là tẩy mềm thường dùng tẩy có hình con voi của Tiệp để vẽ tốt. Tẩy gọt hình lưỡi đục để khi cần nét nhỏ ta nghiêng tẩy, khi cần tẩy mảng ta để tẩy theo chiều bẹt. Tẩy cầm thoải mái trong lòng tay, thường để tẩy nằm trên ngón tay trỏ ngón cái đè lên bàn tay ngửa.c, Que đo: 1 vật có độ dài 25 đến 30cm, đường kính 2mm đến 2.5mm bằng tre vót hay kim loại ( nan hoa xe đạp) dùng để làm que đo. Tay trái cầm que đo, khi đo độ cao của mẫu vật tay giơ thẳng que đo luôn vuông góc với mặt đất, nheo lại 1 mắt, ngắm sao cho đầu que đo trùng với đầu của mẫu vật, ngón tay trái di chuyển trên que đo tới khi thẳng chân của mẫu vật. Khi đo độ rộng ( ngang) của mẫu vật bàn tay úp, que đo ngang với hướng nhìn song song với đường chân trời sao cho đầu que đo chạm phần xa nhất phía bên phải mẫu vật, ngón tay cái di chuyển trên que đo tới khi chạm phần xa nhất phía trái của mẫu vật. Đo các phần nhỏ của mẫu vật cũng thế song chỉ đo tới mức có thể đo được phần quá nhỏ ta ước lượng.- Bảng vẽ: thường dùng bảng gỗ dán hay bìa cứng tùy theo yêu cầu mà dung bảng to nhỏ khác nhau, thường ta dùng bảng so với tờ giấy croky: bằng cả tờ, bằng nửa tờ (40cm*60cm), bằng ¼ tờ giấy (30cm*40cm). Bảng vẽ dùng để đỡ giấy vẽ - Giá vẽ: với điều kiện cho phép ta dùng giá vẽ ba chân, hai chân phía trước có khoan lỗ để nâng lên cao hay xuống thấp khi vẽ 2. CHỌN CHỖ HỌC VẼ2.1. Chiều ánh sáng chiếu vào mẫu vật Ánh sáng chiếu từ sau mẫu vật tới ta gọi là ngược sáng. Bài vẽ ngược sáng sẽ tạo cho hình trở thành đậm đen và không có khối. Bài vẽ ngược sáng sẽ khó đạt tới mức đẹp.b. Ánh sáng chiếu thẳng vào mẫu vật ta còn gọi là xuôi chiều sáng. Ở tư thế này cũng khó diễn tả khối của mẫu vật. Như vậy so với chiều chiếu sáng cả hai tư thế xuôi sáng và ngược sáng đều không thể có bài vẽ đẹpc. Đối với người vẽ trên một mặt phẳng nghiêng nhiều hay ít, vị trí tốt nhất khi ánh sáng chiếu từ phía trên bên trái hay bên phải với độ nghiêng 45 độ. 2.2. Độ cao- thấp của tư thế vẽ so với mẫu vậtTầm nhìn người vẽ cao hơn mẫu vật; tầm nhìn thấp dưới gầm mẫu vật 2.3.Độ xa – gần từ chỗ ngồi vẽ đến mẫu vậtMuốn quan sát được chọn vẹn mẫu vật ta phải ở xa ít nhất 2 lần chiều cao hoặc chiều rộng của mẫu vật Đứng gần mẫu vật quá ta không quan sát được tổng thể mẫu vật và như vậy không thể vẽ được - Tư thế vẽ: ta có thể đứng để vẽ trên giá vẽ hay đứng vẽ bằng bảng vẽ trên tay. Ta cũng có thể ngồi trên ghế hoặc ngồi bệt dưới đất để vẽ trên giá hoặc bảng vẽ không có giá vẽ 4. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BÀI VẼ4.1. Chọn mẫu vẽMột mẫu vẽ thường có 2,3,4 hiện vật được sắp xếp với nhau thành 1 bố cục sao cho trong từng mẫu vẽ phải có:+ vật cao – vật thấp+ vật to – vật nhỏ+vật màu sáng – vật màu tối+ vật có các loại hình khối khác nhau4.2. Chọn vị trí và quan sát mẫu vẽKhông nên chọn các vật cùng loại về hình dáng, kích thước và màu sắcPhải đặt các hiện vật ở vị trí xa gần nhau, cao thấp khác nhauKhi đặt hiện vật phải chú ý tới nguồn sáng, không để xuôi chiều sáng, ngược chiều sáng và không để nguồn sáng chiếu thẳng từ trên xuống4.3. Bố cục bài vẽBố cục được vị trí to, cao, xa mépLệch quá sang tráiMẫu vật cao – ngược sáng và quả bị che khuấtMẫu thấp quá – xuôi sáng không nổi khối – mẫu chụm vào nhau quá4.6. Kiểm tra và điều chỉnh chi tiếtSau khi hình vẽ đã được kiểm tra kỹ về hình dáng, tỷ lệ so với mẫu thật, tiếp tục vẽ dựng lại bằng những nét nhẹ, thẳng. Lần này, sử dụng dây dọi để kiểm traBắt đầu nhấn đậm ở các nét hình bên tối và các điểm góc giao nhau của vật mẫu, đẩy sâu nét phác cho sát mẫu nhưng vẫn phải mềm mại (tránh khô cứng). Độ đậm nhạt khác nhau của nét vẽ tạo cho hình sự chắc chắn, sinh động hơn và phần nào gợi tả được không gian của mẫu4.7. Đánh bóng, xác định độ đậm nhạt cho bài vẽĐánh bóng thì nên đánh tổng quát từ trên xuống 1 lượt. Rồi phân mảng đậm nhạt, đừng nên dánh tập trung 1 chỗ. Sau đó mới tìm ra chỗ phản sáng tức vùng sáng nằm trong tối.Cách đánh nền không nên quá xa lạ với cách đánh bóng tượng. Đặc biệt đừng làm không gian nền bị gián đoạn giữa 2 bên sáng tối của tượng.5.Vẽ hình theo mẫu hiện vật – vẽ các hình khối cơ bản. Đặc điểm - cấu trúc các khối cơ bản:Các khối cơ bản bao gồm: Khối nón, khối cầu, khối trụ, khối hộp. Trong đó khối nón, khối cầu, khối trụ thuộc dạng khối tròn xoay nên có tính chất đối xứng, đồng thời nếu chúng ta nắm được đường sinh của chúng thì sẽ rất thuận lợi trong việc miêu tả ánh sáng. Một số nguyên tắc cần đúng trong một bài vẽ: - Độ sâu, độ cao, độ rộng (thông thường khi vẽ, mắt người đặt cao hơn mẫu): Khi vật ở càng xa (ta thấy cao hơn vật phía trước) thì độ sâu/độ rộng càng giảm.- Ánh sáng: Khi miêu tả ánh sáng của các khối trong cùng một bài vẽ, chúng ta phải chú ý phương của chúng trong không gian.5.1 Khối vuông – khối cầu Khối vuông : Bước 1:Canh bố cục nằm giữa giấy vẽ. Sử dụng que đo để đo tỉ lệ chiều cao tổng & chiều ngang tổng, so sánh chúng với nhau (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn), rồi chấm ra bốn điểm tượng trưng cho chiều ngang tổng, chiều cao tổng của khối trên giấy. Kiểm tra lại thêm một lần nữa, nếu không có gì thay đổi ta phác nét ra.Quan sát diện bên trái & bên phải, diện nào nhỏ hơn (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn), so sánh chúng với nhau để phác ra tiếp cạnh giữa.- Khi đã có điểm cao nhất, điểm thấp nhất, cạnh trái, cạnh phải, cạnh giữa của khối lập phương, ta dễ dàng tìm được tỉ lệ chiều sâu của diện đỉnh bằng cách đo chiều sâu của diện đỉnh so sánh với bất kì diện trái hay phải của khối (ưu tiên so sánh diện đỉnh với diện nào nhỏ hơn).Lúc đã có được những tỉ lệ cần thiết nhất, ta vẽ cấu trúc khối lập phương ra rõ ràng để xác định mặt đáy, từ mặt đáy ta có thể phác ra bóng đổ của khối.- Kẻ đường cạnh bàn nhằm phân chia rõ mặt phẳng nền đứng & nền nằm nhằm tạo điều kiện cho việc vẽ nền sau này. Bước 2:- Sử dụng chì nhạt B để bắt đầu lên đậm nhạt cho khối. Ưu tiên lên sắc độ từ diện đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng).- Để ý chì luôn chuốt nhọn vừa phải thường xuyên, đan nét theo chiều của vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn.- Có thể vẽ nền ngay từ đầu trước khi vẽ khối hoặc vẽ khối xong vẽ nền vào sau cũng được. Chú ý đánh nét đậm từ trong góc đánh ra.Bước 3:- Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu "gần rõ - xa mờ" để tăng đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận.Bước 4:- Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt.- Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm - điều chỉnh đúng cách, nên tập thói quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp, như vậy ta sẽ dễ nhìn ra lỗi sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời.- Sắc độ của mặt nền nằm không nên để quá sáng mà phải hơi trầm xuống, nhằm tách mặt nền ra khỏi mặt sáng của mẫu.Khối cầu : Bước 1:Đầu tiên ta canh bố cục trong tờ giấy vẽ cho cân đối, sau đó dựng khung hình vuông ra, trong đó khối cầu nằm vừa vặn trong khung hình ấy. Từ đấy ta dựng trục dọc & trục ngang chia khung hình thành bốn phần bằng nhau.- Từ khung hình vuông & trục dọc, trục ngang được xác định đầy đủ, ta vẽ đường cong dựa vào cạnh ngoài của từng ô vuông nhỏ.- Sau khi dựng hình xong hình tròn, ta xác định mặt elip với tâm là giao điểm của trục dọc & trục ngang để tạo độ sâu, hình thành nên khối cầu.- Lúc dựng hình được khối cầu hoàn chỉnh, tiếp tục ta xác định đường cạnh bàn chia không gian ra làm hai phần bao gồm không gian đứng & không gian nằm.Bước 2:- Sử dụng chì nhạt B để lên sáng tối cơ bản cho khối, ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng).- Để ý chì luôn chuốt nhọn vừa phải thường xuyên, đan nét theo chiều của vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn.- Có thể vẽ nền ngay từ đầu trước khi vẽ khối hoặc vẽ khối xong vẽ nền vào sau cũng được. Chú ý đánh nét đậm từ trong góc đánh ra.Bước 4:- Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt. Độ đậm của đỉnh khối qua mặt mờ & từ mặt mờ đến mặt sáng nên chuyển độ càng êm càng tốt, vẫn luôn phải thường xuyên đánh bóng theo chiều của khối nhằm đảm bảo vẫn giữa được độ cong của vật thể.- Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm - điều chỉnh đúng cách, nên tập thói quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp, như vậy ta sẽ dễ nhìn ra lỗi sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời.Bước 3:- Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu "gần rõ - xa mờ" để tăng đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận.5.2 Khối trụ - Khối chópKhối trụ:Bước 1:Cách dựng hình khối trụ giống hệt khối lục giác, đầu tiên ta quan sát mẫu xem tỉ lệ của chiều nào nhỏ hơn chiều nào, ta ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn, sau đó so sánh qua tỉ lệ còn lại, từ đấy chấm ra 4 điểm dựa trên tỉ lệ mà ta vừa so sánh, phác ra khung hình chữ nhật thể hiện kích thước của khối trụ.Do đang vẽ vật mẫu có tính chất đối xứng nên ta phải lưu ý vẽ trục dọc của khối trụ vào, trục dọc là trục thẳng đứng, vuông góc với mặt đất & chia khối trụ ra làm hai phần bằng nhau.Sau đó ta lấy chiều sâu của mặt đỉnh so sánh với chiều ngang của khối trụ, phác ra chiều sâu của mặt đỉnh. Từ mặt đỉnh ta vẽ ra mặt đáy có kích thước lớn hơn mặt đỉnh một chút.Có được các tỉ lệ cần thiết, ta phác ra cấu trúc khối trụ, vẽ mặt đỉnh & mặt đáy vào, từ đấy xác định được bóng đổ của khối- Phác đường cạnh bàn để phân chia không gian đứng & không gian nằm nhằm mục đích vẽ nền sau này.Bước 2:- Ta phân diện cho khối trụ giống như khối lục giác, nheo mắt lại để phác ra chu vi của các diện sáng - mờ - tối theo vật mẫu.- Sử dụng chì nhạt B để lên sáng tối cơ bản cho khối, ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng).- Có thể vẽ nền ngay từ đầu trước khi vẽ khối hoặc vẽ khối xong vẽ nền vào sau cũng được. Chú ý đánh nét đậm từ trong góc đánh ra.Bước 3:- Bắt đầu tăng đậm sắc độ các diện sáng tối.- Ở bước này để tạo độ cong cho khối khỏe hơn, nên phân tích & đưa khối về dạng vạt mảng, tức là khối lục giác, để đan nét cho đúng chiều của diện.- Khi khối cong đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên nếu vẫn còn hơi cứng, ta chuốt chì nhọn vừa phải, vờn nhẹ vùng đỉnh khối để giảm bớt độ gắt từ đỉnh khối chuyển dần qua diện mờ.- Sử dụng chì nhạt B để vờn khối tương tự từ diện mờ qua diện sáng.Bước 4:- Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt.CHƯƠNG 2: MÀU SẮC 1.1 Khái niệm: 1.1.1 Màu sắc: Màu sắc là con đẻ của ánh sáng.- Màu sắc mà chúng ta phân biệt từ ánh sáng là những cảm giác.+ Sự phản chiếu của ánh sáng trên những vật thể màu sắc ánh sáng.+ Màu của vật thể mà ta cảm nhận được là sự cộng hưởng của màu ánh sáng với màu của bản thân vật thể đó, màu của các sự vật lân cận tác động vào, màu của bầu khí quyển đang bao bọc chung quanh đó nữa.- Theo quang học: Khi luồng áng sáng trắng đi qua lăng kính mặt trời thì tách ra 7 sắc gồm: Vàng, cam, đỏ, lục, lam, chàm, tím.- Trong hội hoạ thì màu là những chất liệu cụ thể do những sắc tố được chiết ra từ khoáng chất, hoá chất, thảo mộc1.1.2 Ba yếu tố cơ bản của màu sắc:Sắc ( Ton ):Độ đậm hoặc nhạt của một màu nào đó khi pha trắng hoặc pha đen.Quang độ (Valuer):Độ sáng hoặc tối của một màu, là tác dụng liên kết giữa các độ đậm nhạt này với độ đậm nhạt kia. Ví dụ: trong vòng thuần sắc, vàng là màu có đỉnh quang độ sáng nhất, tím là màu có đỉnh quang độ tối nhất do Sự đập mắt.Cường độ (Intensity):Là mức độ mạnh hay yếu của một màu nào đó (thị giác cảm nhận được độ tươi thắm) do Sự kích thích thị giác. Ví dụ: Vàng: Quang độ sáng hơn. Cam: Cường độ mạnh hơn do độ tươi thắm của nó.1.1.3 Vòng thuần sắc:Vòng tròn khép kín cho thấy tác dụng của các loại màu sắc.Một phần là khoa học, một phần là nghệ thuật. Vòng thuần sắc là công cụ giúp ta hiểu được màu nào đi với cái gì. Vòng thuần sắc bao gồm 3 màu chính,mỗi màu có 1 màu bậc nhất và 2 màu bậc 2.1.2 Quy luật của màu sắc :1.2.1 Màu bậc nhất : Còn gọi là màu chính, màu cơ bản, màu bậc nhất. Từ đó có thể pha ra các màu khác (trừ đen và trắng – không màu nào pha trộn ra nó). Gồm 3 màu : vàng , đỏ , lam.1.2.2 Màu bậc hai : Còn gọi là màu phụ, màu bậc hai. Gồm 3 màu: Tím, lục, camTím: Lam + ĐỏLục: Lam + VàngCam: Vàng + Đỏ(pha với phân lượng bằng nhau)1.2.3 Màu tương phản: Màu đối kháng nhau, khi đứng cạnh nhau màu này làm nổi bật màu kia hay ngược lại. Màu tương phản thường dùng trong trang trí khẩu hiệu.Có 3 cặp màu tương phản: Vàng – Tím, Đỏ – Lục, Lam – Cam1.2.4 Màu nóng, màu lạnh:Màu nóng: Gây cảm giác ấm áp, gần, kích thích thị giác –> Màu ngả đỏ: Vàng, cam vàng, cam, cam đỏ, đỏMàu lạnh: Gây cảm giác mát mẻ, dễ chịu hoặc lạnh lẽo, xa –> Màu ngả xanh: Lục vàng, lục, lục lam, lam, tím lam, tím, tím đỏ1.2.5 Màu trung tính: Màu trung tính do sự kết hợp giữa trắng và đen tạo ra. Màu không thuộc nóng, không thuộc lạnh: Màu xámCó nhiều gốc xám: + Xám do đen pha trắng + Xám do pha 2 màu tương phản với nhau + Xám do pha 3 màu chính với nhau1.2.7 Màu tương đồng: Màu tương đồng là những màu thoạt nhìn qua trông chúng có vẻ giống nhau, nhóm màu đứng cạnh nhau trong vòng thuần sắc. Một dãy màu nối tiếp nhau, liên kết nhau chặt chẽ, không phân biệt nóng lạnh (mở rộng cả khi pha với trắng hoặc đen).1.2.6 Màu trung gian:- Màu điều giải sự mâu thuẫn đối kháng về sắc độ, cường độ, quang độ, được pha từ hai màu đang có sự tương phản với nhau.1.2.8 Màu bổ túc xen kẽ:- Vàng và tím: cặp màu tương phản ( Tím đỏ, tím lam: 2 màu tương đồng với tím, là một cặp bổ sung xen kẽ của vàng).- Đỏ và Lục: cặp màu tương phản. (Lục vàng, lục lam: 2 màu tương đồng với lục, là một cặp bổ sung xen kẽ của đỏ).- Lam và Cam: cặp màu tương phản. (Cam vàng, Cam đỏ: 2 màu tương đồng với cam, là một cặp bổ sung xen kẽ của lam).Bổ túc trực tiếp: Các màu nằm đối diện nhau trong bản màu bổ sung trực tiếp cho nhau.Bổ túc kép: Hai màu nằm hai bên bổ sung kép cho màu đối diện trên bản màu ( Tạo thành hình tam giác cân ).Bổ túc bộ ba, bổ túc bộ bốn2.1 Kỹ thuật sử dụng màu chì:Là chất liệu phổ biến, dễ tìm, dễ sử dụng. Cầm chì trong tư thế thoải mái, đưa nét nhẹ nhàng, từ từ.Tùy theo độ đậm nhạt mà vẽ 1 hay 2 lần màu nọ chồng lên màu kia. 2.2 Kỹ thuật sử dụng màu sáp:-Màu rực rỡ, dễ vẽ nhưng khó tẩy bởi thế cần cẩn trọng khi vẽ để có màu đúng đẹp- Có thể tìm các màu khác bằng cách vẽ chồng 2 màu lên nhau.2.3 Kỹ thuật sử dụng màu bột:Có ưu điểm là trong, sắc thái phong phú. Có thể tìm được nhiều màu bằng cách pha trộn.Có 2 loại: loại đã luyện với keo, khi dùng chỉ thêm nước sạch. Loại bột khi dùng phải pha với keo hồ và nước.Lưu ý: + keo thường dùng là keo da trâu , keo xương cá, keo nhựa cây.. + Keo pha vừa phải, loãng quá k giữ được màu, đặc quá làm cho bài vẽ bị xỉn màu + Bột màu đỏ khó hòa tan ướt trong nước nên khi dùng màu đỏ phải có rượu hay cồn pha làm màu ướt trước khi pha với keo.2.4 kỹ thuật sử dụng màu nước:Màu nước thường vẽ loãng hơn màu bột, các lớp màu mỏng đôi khi còn rõ nét chì phác trên nền giấy.Có 2 cách vẽ: Hòa màu ở bảng pha màu rồi vẽ hoặc pha màu ngay trên bài vẽ.Ưu điểm: trong trẻo, các mảng màu chuyển tiếp nhẹ nhàng êm dịu vì thế bài vẽ bằng màu nước thường mượt mà.