Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử ấy phụ nữ giữ một vai trọng yếu và hiển nhiên trong lịch sử dân tộc. Họ là những người chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất, họ là những người lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, họ là những người gìn giữ giống nòi và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, họ là những người sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.
3 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9487 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch cho chuyến tham quan di tích lịch sử tượng đài anh hùng Võ Thị Sáu tại thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SVTH: ĐỖ THỤY NGỌC BÍCH
LỚP: DH09K1
NHÓM 1
BÀI THU HOẠCH CHO CHUYẾN THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ
TƯỢNG ĐÀI ANH HÙNG VÕ THỊ SÁU
TẠI THỊ TRẤN ĐẤT ĐỎ, HUYỆN ĐẤT ĐỎ, TỈNH BR –VT
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử ấy phụ nữ giữ một vai trọng yếu và hiển nhiên trong lịch sử dân tộc. Họ là những người chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất, họ là những người lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, họ là những người gìn giữ giống nòi và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, họ là những người sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.
Mùa hoa lê-ki-ma nở Ở quê ta miền Đất ĐỏThôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho mùa hoa lê - ki - ma nởĐời sau vẫn còn nhắc nhở Sông núi, đất nước ơn người anh hùng đã chết cho đời sau
Người thiếu nữ ấy như mùa xuân Chị đã dâng trọn cuộc đời, đã chiến đấu với bao niềm tin Dù chết vẫn không lùi bước…
Chị Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu (1935 – 1952), quê ở vùng Đất Đỏ, Long Điền, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ , tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, khi mới 15 tuổi chị bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết một Cai Tổng Tòng quan ba và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do thực dân Pháp tổ chức tại Đất Đỏ, gây thương tích cho nhiều lính Pháp. Tuy nhiên, các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Chị bị xử bắn năm 1952 tại Côn Đảo khi chưa đủ 18 tuổi. Mộ của chị Võ Thị Sáu hiện ở nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Côn Đảo.
Bước vào cổng đập vào mắt tôi là bức tượng được đúc bằng đồng, cao 7m, diễn tả tư thế chị Sáu đang ung dung ra pháp trường với tà áo tung bay cho thấy tấm gương chị Võ Thị Sáu lạc quan, yêu đời, luôn tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng, chấp nhận hy sinh đời mình vì tương lai tươi sáng của dân tộc vẫn còn vang mãi một lời ca.
Tiếp đến là đền thờ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, bên trong là bàn thờ tưởng niệm và những hiện vật còn lại như hình ảnh, tranh vẽ, tư liệu về chị và gia đình:
Hiện vật: Chum nước – nơi nhân dân quận Đất Đỏ bí mật che giấu chị trong thời kỳ hoạt động
Những cuốn sách ghi công và biểu dương anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu
Hình “xiềng xích, còng, cùm thực dân Pháp sử dụng để cầm cố và giam giữ tù nhân tại Côn Đảo”
Hình “Xà Lim (Sở Cò) – nơi thực dân Pháp giam giũ chi gần 24h đồng hồ tại Côn Đảo”
Hình “Mộ Võ Thị Sáu được trùng tu, tại Côn Đảo”
Hình “ Nơi địch bí mật đưa thi hài Võ Thị Sáu ra nghĩa trang Hàng Dương”
Và... Tranh vẽ “ Chị Sáu ra pháp trường”
Có cái chết hóa thành bất tửCó những lời hơn mọi lời ca Có con người như chân lý sinh ra...
Chị đã hy sinh mà như vẫn đang sống, sống để chiếu rọi tiếp ánh dương cho cuộc cách mạng mới của đất nước - cuộc cách mạng mà lớp trẻ đã và đang chuẩn bị hành trang để gánh vác sứ mệnh rường cột nước nhà bằng cả niềm tin, trí tuệ, đạo đức và lòng nhiệt thành cháy bỏng.
Trong buổi tham quan này, ấn tượng vẫn là hình ảnh “chị Sáu bị thực dân Pháp xử bắn tại trại I, Côn Đảo”. Chị đối diện với cái chết bằng ánh mắt rực sáng, bằng nụ cười ngạo nghễ, bằng niềm tin cách mạng cháy bỏng, bằng sự căm thù đến tận xương tủy những kẻ đã gieo rắc đau thương và chết chóc lên đồng bào mình. Chị hét lên: “Đả đảo thực dân Pháp!”. “Việt Nam độc lập muôn năm!”. “Hồ Chủ tịch muôn năm!” và lịm đi sau loạt đạn của kẻ thù…
Rồi tôi thắp nén nhang kính viếng hương hồn chị tại đền thờ, ngắm nhìn hình ảnh chị được lồng thật đẹp trong khung hình ovan, trông chị vẫn rất trẻ, rất đẹp, cái vẻ đẹp mặn mà của người thiếu nữ chưa tròn đôi mươi. Đôi mắt chị ánh lên sự trìu mến nhưng cũng cương nghị khác thường, đã gieo vào lòng thế hệ trẻ Việt Nam sự ngưỡng mộ, lòng cảm phục về người nữ anh hùng bất tử với non sông, với lòng người…
Tôi nghĩ đất nước ta là nơi có bề dày lịch sử đầy vinh quang. Đó là một điều đáng tự hào đối với những con người Việt Nam. Tôi nhận ra là thế hệ đi sau, khi được sống trong hòa bình phải biết quý trọng và góp phần xây dựng đất nước đi lên, nâng cao vị thế nước ta trên thế giới. Là tuổi trẻ Việt Nam trước những thách thức về kinh tế, trước những biểu hiện tiêu cực của cuộc sống, có khi nào chúng ta đã chán nản, thiếu lòng tin, thất vọng, bi quan, nếu có giây phút nào như thế, bạn hãy nghĩ đến Võ Thị Sáu. Chị nhắn nhủ với tôi lúc nào cũng phải lạc quan, cũng tin tưởng vào thắng lợi, ngay cả lúc phải trả giá cho tương lai bằng sinh mạng duy nhất của chính mình. Để rồi hãy sống thật xứng đáng với truyền thống quý báu của dân tộc và tiếp bước cha anh xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Tạm biệt..!!!