Bài thu hoạch diễn án hồ sơ dân sự - Kdtm số 011/dal3 “Trong vụ án tranh chấp hợp đồng ủy thác xuất khẩu”

Hợp đồng ủy thác số 91111/UTXKCF/XN1 (Hợp đồng) với Công ty Sản xuất và Thương mại Bình Minh (Bình Minh) là Hợp đồng ủy thác hay giả cách của một loại hợp đồng nào khác (nếu có) tại sao? 2. Tại sao quan niệm của bình Minh lại cho rằng đây là hợp đồng mua bán? 3. Tại sao trong hợp đồng giữa Vilexim và Bình Minh đã ấn định một mức giá cụ thể nhưng khi bán hàng cho khách nước ngoài thì Bình Minh lại bán một mức giá thấp hơn? 4. Mục đích của việc kinh doanh là lợi nhuận, việc mua đắc bán rẻ là một điều không thể chấp nhận được vậy tại sao Bình Minh lại thực hiện điều đó? 5. Trước khi Bình Minh thực hiện việc mua cao bán thấp như vậy Bình Minh có trao đổi với Vilexim không? 6. Bình minh có biết số hàng cà phê là tài sản của nhà nước không? 7. Số tiền hàng Công ty Sản xuất và Thương mại Bình Minh còn thiếu Công ty Vilexim là bao nhiêu? 8. Tại sao tiền hàng được Công ty nước ngoài chuyển cho Bình Minh mà không chuyển cho Công ty Vilexim căn cứ theo Điều 2 của Hợp đồng ủy thác? 9. Tại sao bên B không thanh toán cho bên A sau mỗi lô hàng được xuất đi theo Điều 2 của Hợp đồng ủy thác đã ký? Nếu chậm thì bị phạt như thế nào? 10. Công ty Bình Minh thừa nhận thay thế 18 tấn cà phê Việt Nam nhưng không cho Công ty Vilexim biết? giải thích tại sao?

pdf18 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3961 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch diễn án hồ sơ dân sự - Kdtm số 011/dal3 “Trong vụ án tranh chấp hợp đồng ủy thác xuất khẩu”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN HỒ SƠ DÂN SỰ - KDTM SỐ 011/DAL3 “Trong vụ án tranh chấp Hợp đồng ủy thác xuất khẩu” 2 NGUYÊN ĐƠN: CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (VILEXIM) Địa chỉ: P4A-Đường Giải Phóng_Hà Nội. BỊ ĐƠN: CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BÌNH MINH Địa chỉ: D21-Phương Mai-Quận Đống Đa-Hà Nội. I/ TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN: 1. VILEXIM đã ký kết Hợp đồng ủy thác số 1111/UTXKCF/XN1 (Hợp đồng) với Công ty Sản xuất và Thương mại Bình Minh (Bình Minh). Các bên thỏa thuận cách thức xác định giá thực tế khi nhận hàng dựa trên kiểm tra độ ẩm của CAFECONTROL. Giá thực tế sau khi có kiểm định giảm 7,5USD/tấn. VILEXIM cũng thỏa thuận với Bình Minh về việc Bình Minh sẽ tái chế cà phê với đơn giá 48USD/tấn. Như vậy đơn giá Bình Minh phải trả cho VILEXIM là: 1.020USD – (48USD+7,5USD) = 964,5USD/tấn; 2. Ngày 13/11/2006, Công ty VILEXIM và Công ty Sản xuất và Thương mại Bình Minh có ký hợp đồng gia công tái chế cà phê xuất khẩu số 01/GCCF/x gọi tắt là hợp đồng số 01; 3. Tiếp theo là phụ lục Hợp đồng ký ngày 15/12/2006 theo đó, VILEXIM ủy thác cho Bình Minh xuất khẩu 400 tấn cà phê với đơn giá 1.020USD/tấn FOB Hải Phòng; 4. Tổng số cà phê Bình Minh nhận của VILEXIM là 219,9478 tấn (không kể 2 tấn nhận trước đã thanh toán); 5. Tuy nhiên, ngày 20/12/1996, Bình Minh gửi công văn số 2012 (BL56) cho VILEXIM với nội dung từ chối thực hiện tiếp Hợp đồng với số lượng còn lại 180 tấn vì giá cà phê xuống thấp, khi ký kết Hợp đồng Bình Minh đã không dự liệu vấn đề này. 6. Ngày 20/12/2006, công ty TNHH sản xuất thương mại Thái Hòa gọi tắt là “Công ty Thái Hòa” và Công ty S.A là bên mua và Tổng công ty XNK Việt Nam (Công ty VILEXIM) là bên bán có ký hợp đồng bán hàng-phần chênh lệch chính gọi tắt là “hợp đồng bán hàng”; 7. Ngày 21/7/2007 Công ty VILEXIM khởi kiện lần thứ nhất Công ty Sản xuất và Thương mại Bình Minh tại Tòa an nhân dân Hà Nội; 3 8. Ngày 21/8/2007 Công ty VILEXIM bổ sung khởi kiện lần thứ 2 Công ty Sản xuất và Thương mại Bình Minh tại Tòa an nhân dân Hà Nội; 9. Ngày 18/9/2007 Công ty VILEXIM có văn bản bổ sung về lãi suất quá hạn của số tiền thanh toán không đúng thời hạn kèm theo đơn khởi kiện bồ sung ngày 21/8/2007; 10. Ngày 09/11 /2007 Công ty Sản xuất và Thương mại Bình Minh gởi công văn số 119/TH cho Công ty VILEXIM về việc mua 400 tấn cà phê ROUBUSTA. Vụ tranh chấp Hợp đồng ủy thác xuất khẩu nguyên đơn yêu cầu : 1/ Công ty Bình Minh còn thiếu tiền và phải trả cho công ty Vilexim số tiền 52.705,7 USD = 737.879.000 đồng (bảy trăm ba mươi bảy triệu tám trăm bảy mươi chín ngàn đồng) 2/ Công ty Vilexim phạt công ty Bình Minh 5% giá trị phần còn lại vì từ chối nhận 180 tấn hàng còn lại trong kho: 180 tấn x 964,5 USD/tấn x 5% = 8,680 USD x 14.000 đồng/USD = 121.520.000 đồng (một trăm hai mươi mốt triệu năm trăm hai mươi ngàn đồng) 3/ Công ty Vilexim đề nghị với công ty Bình Minh phải trả lãi với số tiền chậm thanh toán theo tỷ lệ vay tín dụng quá hạn của ngân hàng quy định là: 7.062 USD = 98.868.000 đồng (chín mươi tám triệu tám trăm sáu mươi tám ngàn đồng). 4/ Công ty Bình Minh phải trả số tiền lãi mà công ty Vilexim đã vay ngân hàng với lãi xuất 0,95%/tháng để khắc phục hậu quả do công ty Bình Minh gây ra, cụ thể: 1.002.538.840 đồng x 0,95% x 5,5 tháng = 52.382.654 đồng (năm mươi hai triệu ba trăm tám mươi hai ngàn sáu trăm năm mươi bốn đồng). Tổng cộng là 1.010.650.454đ. II. DỰ KIẾN NỘI DUNG HỎI A. Đối với đại diện bên nguyên đơn (Công ty Vilexim) 1. Công ty Vilexim đã ký hợp đồng ủy thác với Công ty Bình Minh bao nhiêu tấn cà phê? Cà phê nguyên liệu hay thành phẩm? 2. Theo quan niệm của Vilexim hợp đồng này là hợp đồng ủy thác hay hợp đồng mua bán? 4 3. Giá xuất khẩu một tấn cà phê là bao nhiêu? Giá này là giá cố định hay được quyền thay đổi? 4. Phí chế biến, gia công trước khi xuất khẩu là bao nhiêu một tấn? Hai bên có ký hợp đồng gia công chế biến không? 5. Hợp đồng gia công này là hợp đồng riêng biệt hay là một phần trong hợp đồng ủy thác? 6. Hai bên có ấn định một thời hạn cụ thể để xuất hết số cà phê đó hay không? Thời hạn bao lâu thì phải xuất khẩu hết số cà phê đó? 7. Trong trường hợp nếu bên được ủy thác không xuất hết số lượng thì hai bên có thỏa thuận phương cách xử lí như thế nào không? 8. Công ty Bình Minh đã xuất được mấy lần hàng? Giá mỗi lần xuất có đúng với giá trong hợp đồng đã ký không? Giá mỗi lần xuất là bao nhiêu một tấn? 9. Khi Bình Minh bán thấp hơn giá mà Vilexim ủy thác thì Bình Minh có thông báo cho Vilexim biết không? 10. Nguyên đơn có biết tại sao Công ty Bình Minh không trả nợ thiếu không? Họ có đề nghị gia hạn trả nợ không? Công ty Vilexim có đồng ý không? 11. Nguyên đơn hãy giải thích rõ số nợ thiếu đó? 12. Khi Công ty Bình Minh nhận được tiền có chuyển thẳng về tài khoản của Công ty Vilexim theo thỏa thuận trong hợp đồng không? 13. Bên Vilexim có ý kiến gì khi biết số tiền bán hàng chuyển về không chuyển trực tiếp cho Vilexim mà chuyển về tài khoản của Bình Minh không? 14. Công ty Vilexim đã gặp những khó khăn gì khi không nhận được tiền? 15. Công ty Vilexim đã khắc phục những khó khăn đó như thế nào? 16. Vilexim có thông báo về những khó khăn đó cho Bình Minh biết hay không? 17. Công ty Vilexim không giao chứng từ cho Công ty Bình Minh đúng không? 18. Vì sao Công ty Bình Minh không muốn nhận 180 tấn cà phê còn lại? 19. Có phải Công ty Vilexim thừa nhận chỉ cung cấp CO cho 400 tấn mà không cung cấp lẻ được? 5 20. Chính vì việc Vilexim không cung cấp CO nên Bình Minh thanh toán tiền chậm. Công ty Vilexim suy nghĩ về vấn đề nầy như thế nào? 21. Vilexim có biết tại sao Công ty Bình Minh không muốn tiếp tục nhận số cà phê còn lại? 22. Công ty Bình Minh có văn bản gửi Công ty Vilexim từ chối nhận số cà phê còn lại không? Công ty có văn bản phúc đáp không (theo Điều 5 của hợp đồng)? Hãy nói rõ văn bản phúc đáp đó? 23. Ngoài số cà phê không xuất được, Công ty còn găp những khó khăn gì không? 24. Chi phí thuê kho bãi chứa hàng tồn và thuê người bảo quản là bao nhiêu? B. Đối với đại diện bên bị đơn (Công ty Bình Minh) 1. Hợp đồng ủy thác số 91111/UTXKCF/XN1 (Hợp đồng) với Công ty Sản xuất và Thương mại Bình Minh (Bình Minh) là Hợp đồng ủy thác hay giả cách của một loại hợp đồng nào khác (nếu có) tại sao? 2. Tại sao quan niệm của bình Minh lại cho rằng đây là hợp đồng mua bán? 3. Tại sao trong hợp đồng giữa Vilexim và Bình Minh đã ấn định một mức giá cụ thể nhưng khi bán hàng cho khách nước ngoài thì Bình Minh lại bán một mức giá thấp hơn? 4. Mục đích của việc kinh doanh là lợi nhuận, việc mua đắc bán rẻ là một điều không thể chấp nhận được vậy tại sao Bình Minh lại thực hiện điều đó? 5. Trước khi Bình Minh thực hiện việc mua cao bán thấp như vậy Bình Minh có trao đổi với Vilexim không? 6. Bình minh có biết số hàng cà phê là tài sản của nhà nước không? 7. Số tiền hàng Công ty Sản xuất và Thương mại Bình Minh còn thiếu Công ty Vilexim là bao nhiêu? 8. Tại sao tiền hàng được Công ty nước ngoài chuyển cho Bình Minh mà không chuyển cho Công ty Vilexim căn cứ theo Điều 2 của Hợp đồng ủy thác? 9. Tại sao bên B không thanh toán cho bên A sau mỗi lô hàng được xuất đi theo Điều 2 của Hợp đồng ủy thác đã ký? Nếu chậm thì bị phạt như thế nào? 10. Công ty Bình Minh thừa nhận thay thế 18 tấn cà phê Việt Nam nhưng không cho Công ty Vilexim biết? giải thích tại sao? 6 11. Vì sao Công ty Bình Minh ghi sai chứng từ hóa đơn hàng hóa? Bình Minh có nhận biết hậu quả trong việc ghi sai và tẩy xóa trong chứng từ hóa đơn không? 12. Bộ hồ sơ mà Công ty Bình Minh giao Công ty Vilexim còn thiếu đúng không? 13. Công ty bị đơn ngoài cung cấp dịch vụ gia công, tái chế còn thực hiện dịch vụ nào khác không? 14. Phí ủy thác mà Công ty bị cáo nhận là bao nhiêu? Số cà phê đó đã qua chế biến thành phẩm chưa? 15. Giá chưa thành phẩm mà Công ty bị cáo nhận ủy thác là bao nhiêu một tấn? Phí gia công thành phẩm của Công ty bị cáo bao nhiêu một tấn? Sau khi trừ hết các chi phí đó thì giá nhận ủy thác thực sự là bao nhiêu một tấn? 16. Hình thức thanh toán như thế nào? Đề nghị Bình Minh nói rõ? Hình thức này có ghi trong hợp đồng nhận ủy thác không? Ở điều nào trong hợp đồng? Đề nghị phía công ty Bình Minh đọc to điều khoản đó cho Hội đồng xét xử cùng nghe? 17. Bình Minh giải thích thế nào về số nợ Bình minh còn thiếu theo điều khoản đã ghi trong hợp đồng? 18. Điều 4 trong hợp đồng có quy định khi bán được hàng thì phải chuyển tiền từ tài khoản người mua vào tài khoản Công ty Vilexim có đúng không? 19. Vậy tại sao khi bán được hàng, Công ty bị cáo lại chuyển tiền vào tài khoản của Công ty Bình Minh? Đề nghị phía Bình Minh giải thích rõ? 20. Với việc không chuyển tiền vào tài khoản của Công ty Vilexim đã làm cho công ty này thiếu tiền để tái đầu tư trong kinh doanh và trả lương cho cán bộ công nhân viên vì Công ty BM thực hiện không đúng theo hợp đồng, BM có biết không? 21. Trong quá trình làm thủ tục hải quan, Công ty Bình Minh đã khai sai nội dung, đó là chủ đích của ai? Nội dung sai đó là gì? Nếu khai đúng thì phải khai như thế nào? 22. Khi Công ty Bình Minh khai sai đã làm cho Công ty Vilexim không thể hoàn thành bộ hồ sơ thoái thu thuế, phía Bình Minh có biết không? 23. Hậu quả của việc đó là Công ty Vilexim phải đi vay vốn ngân hàng vì không thoái thu được thuế, phía Bình Minh giải thích sao về điều này? (đề nghị nguyên đơn trình bày những khó khăn của Công ty mình khi thiếu vốn do Công ty Bình Minh gây ra) 24. Tại sao Công ty Bình Minh từ chối nhận 180 tấn cà phê còn lại? 7 25. Công ty Bình Minh có làm công văn gửi cho Công ty Vilexim không? Nội dung của công văn đó nói gì? 26. Công ty Vilexim có công văn phúc đáp lại không? Nội dung công văn đó nói gì? 27. Theo nội dung của Điều 5 trong hợp đồng, nếu hai bên không thỏa thuận được thì phải tiếp tục thực hiện theo hợp đồng và bên nào đơn phương chấm dứt hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia, phải bồi thường toàn bộ thiệt hại và bị phạt 5% giá trị gây thiệt hại, bị đơn giải thích sao về điều này? III. DANH MỤC VĂN BẢN QPPL, ĐIỀU LUẬT ÁP DỤNG: Các Điều trong Bộ Luật tố tụng dân sự 2004: Điều 33; Điều 35; Điều 52; Điều 79: Nghĩa vụ chứng minh; Điều 81: Chứng cứ; Điều 85: Thu thập chứng cư; Điều 86: Lấy lời khai đương sự; Điều 90: trưng cầu giám định; Điều 92: Định giá tài sản; Điều 171; Điều 180; Điều 184,185,186; Điều 195; Điều 213: Khai mạc phiên tòa; Điều 217; Điều 221: Nghe lời trình bày của đương sự; Điều 222: Thứ tự hỏi tại phiên tòa; Điều 223: Hỏi nguyên đơn; Điều 224: Hỏi bị đơn; Điều 225, 226; Điều 231: Kết thúc việc hỏi tại phiên tòa; Điều 232: Trình tự phát biểu khi tranh luận; Điều 233: Phát biểu tranh luận và đối đáp; Điều 235: Trở lại việc hỏi; Điều 236: Nghị án; Điều 237: Trở lại việc hỏi và tranh luận; Điều 238: Bản án sơ thẩm; Điều 239: Tuyên án. Luật Thương mại 2005: Mục 3 “ Ủy thác mua bán hàng hóa” gồm các Điều 155, 156,157,158,159,160,161,162,163,164 và 165; Điều 300, 301,302,303,304, 307. Bộ Luật dân sự 2005: Điều 412: Nguyên tắc thực hiện hợp đồng; Điều 389: Nguyên tắc ký kết hợp đồng. IV. BÀI BẢO VỆ CHO NGUYÊN ĐƠN: Kính thưa Hội đồng xét xử! Thưa các luật sư đồng nghiệp! Tôi là luật sư …………………., thuộc Văn phòng luật sư X, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh. Được sự yêu cầu của thân chủ tôi là Công ty xuất nhập khẩu Việt Nam (sau đây tôi xin gọi tắt là Vilexim), là nguyên đơn trong vụ kiện “Tranh chấp hợp đồng Ủy thác xuất khẩu ”, được Quý Tòa chấp thuận cho phép tôi tham gia phiên tòa hôm nay để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty Vilexim. 8 Tại phiên tòa, Công ty Vilexim đã yêu cầu Công ty TNHH sản xuất và thương mại Bình Minh (sau đây gọi tắt là Công ty Bình Minh) như sau: 1- Trả nợ còn thiếu theo giá hợp đồng và phụ lục hợp đồng là 737.879.800 đồng (bảy trăm ba mươi bảy triệu tám trăm bảy mươi chín ngàn tám trăm đồng) 2- Phạt 5% trị giá phần còn lại không thực hiện là 121.520.000 đồng (một trăm hai mươi mốt triệu năm trăm hai mươi ngàn đồng) 3- Bồi thường thanh toán không đúng hạn: 98.868.000 đồng (chín mươi tám triệu tám trăm sáu mươi tám ngàn đồng) 4- Bồi thường khoản lãi vay do không thoái thu được thuế: 52.382.654 đồng (năm mươi hai triệu ba trăm tám mươi hai ngàn sáu trăm năm mươi bốn đồng). Qua các sự kiện tình tiết nêu trên tôi có ý kiến như sau: Vilexim là một doanh nghiệp Nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân và Công ty Bình Minh là công ty TNHH cũng có đầy đủ tư cách pháp nhân, việc hai công ty cùng nhau ký kết Hợp đồng số 991111 ngày 11/11/2006 và hợp đồng gia công tái chế cà phê xuất khẩu số 01/GCCF/2006 đều có mục đích kinh doanh. Do đó, cả hai hợp đồng này phải chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật dân sự năm 2005 và Luật Thương Mại 2005. Hợp đồng 991111 ngày 11/11/2006 được khẳng định là Hợp đồng ủy thác xuất khẩu và phải chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại, hợp đồng được ký kết hợp pháp đúng pháp luật (Điều 389: Nguyên tắc giao kết hợp đồng_BLDS 2005), là sự thống nhất ý chí của hai bên và tại phiên tòa bị đơn đã thừa nhận điều đó. Cho nên công ty Bình Minh tự ý không thực hiện hợp đồng, vi phạm những nghĩa vụ đã cam kết là trái với quy định của pháp luật (Điều 412: Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự_BLDS 2005). Công ty Bình Minh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định của pháp luật và những quy định trong Hợp đồng Ủy thác xuất khẩu, tôi xin trình bày luận cứ bảo vệ các yêu cầu của nguyên đơn (Công ty Vilexim) như sau: 1. Công ty Vilexim yêu cầu Bình Minh trả tiền còn thiếu là: 52.705,7USD (737.879.800đ): Căn cứ Điều 1 của Hợp đồng ủy thác xuất khẩu và Phụ lục hợp đồng xác định giá xuất là 1.020USD/tấn giá FOB cảng Hải Phòng, sau khi trừ đi các chi phí hai bên đã ấn định giá phải thanh toán cho Vilexim là 964,5 9 USD/tấn.Việc công ty Bình Minh để cho Công ty Thái Hòa vi phạm cam kết này, tự ý ký hợp đồng với khách hàng ngoại theo đơn giá qua các lần xuất là 609,7USD/tấn , 651USD/tấn, 751,36USD/tấn . Đây là giá rất thấp so với giá quy định trong hợp đồng. Trong khi hợp đồng ký kết giữa Vilexim và Bình Minh là hợp đồng có ấn định giá một cách rõ ràng vì vậy việc Bình Minh bán cho khách nước ngoài với giá như thế nào thì cũng buộc phải trả đủ cho Vilexim đúng mức giá ấn định mà hai bên đã ký. Trách nhiệm của Bình Minh là phải tuân thủ đầy đủ các điều khoản mà mình đã thỏa thuận trong hợp đồng vì hợp đồng này đã được giao kết đầy đủ, rõ ràng và đúng nguyên tắc. Vì vậy, Công ty Bình Minh phải thanh toán cho Công ty Vilexim số tiền như sau: Tổng số hàng mà Bình Minh thực nhận thể hiện trên 3 phiếu xuất kho ngày 13/11/2006, 18/11/2006 và 27/11/2006 là 219,9478tấn. TRong tổng số hàng thực nhận thì Bình Minh xuất được 198 tấn tương đương 190.971 USD và đã trả cho Vilexim là 130.863USD. Số tiền đã trả này công với số tiền mà Bình Minh đã đặt cọc quy đổi ra tổng công Binh Minh đã trả là 159.434 USD Như vậy, số tiền Công ty Bình Minh phải trả là: 212.190 USD – 159.434 = 52.705,7USD = 737.879.000 đồng (bảy trăm ba mươi bảy triệu tám trăm bảy mươi chín ngàn đồng). 2. Bị đơn là Công ty Bình Minh phải chịu phạt 5% trị giá phần còn lại từ chối thực hiện hợp đồng là : 8.680USD tương đương 121.520.000 đồng (một trăm hai mươi mốt triệu năm trăm hai mươi ngàn đồng) bởi: Điều 1 và Điều 4 của Hợp đồng ủy thác xuất khẩu quy định Công ty Bình Minh nhận ủy thác xuất khẩu cho Vilexim 400 tấn cà phê (10%) trong vòng 40 ngày kể từ ngày Hợp đồng có hiệu lực. Tuy nhiên, bên phía Bình Minh chỉ mới nhận được 220 Tấn cà phê và xuất được 198 tấn. Ngày 20/12/2006 công ty Bình Minh có công văn số 2012/Th từ chối nhận 180 tấn hàng còn lại và Ngày 26 tháng 4 năm 2004 Công ty Bình Minh lại gởi công văn số 2604/TH với nội dung không muốn tiếp tục hợp đồng như đã thỏa thuận vì lí do giá caphe thế giới có nhiều biến động. Như vậy Công ty Bình Minh đã vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng (điều 3), điều này đã làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của Vilexim bởi vì khi thỏa thuận hợp đồng với Bình Minh, mặc nhiên Vilexim đã tính toán kỹ lưỡng về mức giá và thời hạn thu hồi nguồn vốn cho nhà nước, thế nên sự vi phạm của Bình Minh đã làm 10 cho Vilexim chậm thu hồi vốn cho nhà nước và sự kéo dài này hiện tại giá cà phê thế giới lại giảm sút, khiến cho tài sản nhà nước bị thiệt hại nghiêm trọng, chính vì các lẽ đó nên Bình Minh phải chịu phạt 5% (Điều 301 Luật TM 2005 mức phạt tối đa là 8%) trị giá phần còn lại do không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận số tiền 8.680USD tương đương 121.520.000 đồng (một trăm hai mươi mốt triệu năm trăm hai mươi ngàn đồng). Bị đơn đã vi phạm thời gian thanh toán theo hợp đồng là “ không được trả chậm quá ngày 31/12/2006” được quy định tại Điều 3 của hợp đồng số 91111. Bị đon đã cam kết là bên kia phải bồi tường toàn bộ thiệt hại và bị phạt 5% trị giá gây thiệt hại quy định tại điều 5 của hợp đồng số 9111 nhưng trên thực tế không thực hiện đúng nghĩa vụ và từ chối thực hiện phần còn lại, do chính bị đơn xác nhận. Vậy yêu cầu Bình Minh chịu phạt 121.520.000 đồng cho Công ty Vilexim là hoàn toàn phù hợp với Luật TM hiện hành. 3.Việc yêu cầu Bị đơn là Công ty Bình Minh phải bồi thường cho nguyên đơn là Công ty Vilexim Số tiền 7.062 USD = 98.868.000 đồng do thanh toán không đúng hạn là hợp lí vì: Theo điều 2 của hợp đồng “Bình Minh sẽ thanh toán tiền trong vòng 5 ngày kể từ ngày ký vận đơn và nếu quá 5 ngày thì Bình Minh sẽ chịu 1,5% ngày của tổng số tiền trả chậm nhưng không được chậm qua 5 ngày” Theo Điều 4 của Hợp đồng có quy định: “Ký hợp đồng ngoại với khách hàng nước ngoài và cấp cho bên A một bản. Trong hợp đồng phải được ghi rõ: Nhà cung cấp hàng là Công ty Vilexim – người hưởng lợi là Công ty Vilexim. Tiền phải chuyển thẳng từ tài khoản của người mua từ ngân hàng nước ngoài vào tài khoản của Công ty Vilexim số tài khoản là: 001.1.37.007699.2 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam số 23 phố Phan Chu Trinh – Hà Nội.” Thế nhưng khi bán được hàng Công ty Bình Minh không thanh toán tiền đúng thời gian quy định, không chuyển thẳng tiền từ khách mua vào tài khoản của Công ty Vilexim, sau một thời gian thì mới chuyển tiền cho Công ty Vilexim . Làm cho Công ty Vilexim gặp nhiều khó khăn vì không có tiền nộp thuế, không có tiền phát lương cho Cán bộ công nhân viên và thiếu vốn để tái đầu tư. Vì vậy, Công ty Vilexim đề nghị Công ty Bình Minh phải trả lãi số tiền chậm trả thanh toán theo tỷ lệ vay tín dụng quá hạn của ngân hàng quy định có kèm theo bảng tình lãi nợ quá hạn cụ thể như sau: 7.062 USD = 98.868.000 đồng (chín mươi tám triệu tám trăm sáu mươi tám ngàn đồng). Việc yêu cầu Bình Minh bồi thường là hoàn 11 toàn hợp lí và phù hợp với (Điều 307: Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại_Luật TM 2005). 4. Bị đơn Công ty Bình Minh trả cho Công ty Vilexim số tiền 52.382.654 đồng về khoản lãi vay do không thoái thu được thuế, bởi: Nguyên đơn đã nhận QĐ số 57 do Hải quan Hồng Lĩnh là đúng sự thật, nên việc không hoàn trả hồ sơ đã gây thiệt hại cho nguyên đơn. Bị đơn đã không thực hiện đúng cam kết tại mục 5 Điều 4 của hợp đồng về nghĩa vụ của bên B là “... sau khi đã thực hiện xong lô hàng phải chuyển cho bên A toàn bộ hồ sơ nầy đủ để bên A hoàn thuế nhập khẩu”. Bị đơn đã vi phạm Điều 302 Luật Thương mại 2005 về “Bồi thường thiệt hại”. Trong lúc làm thủ tục thoái thu thuế cho Công ty Vilexim thì phát hiện Công ty Bình Minh đã kê khai sai nội dung ghi trong tờ khai trong quá trình làm thủ tục hải quan nên không thể hoàn thiện bộ hồ sơ hợp lệ để thoái thu thuế. Mặc dù đã phát hiện nhưng không đủ thời gian để sửa chữa, công việc kinh doanh phải liên tục không thể dừng lạ
Luận văn liên quan