Thực địa là một phần rất quan trọng trong học tập và nghiên cứu Địa lý. Sách vỡ, giáo trình hay bất cứ một phương tiện truyền thông nào khác cũng không thể phản ánh được sự muôn hình, muôn vẻ của thực tế khách quan. Chính vì vậy, sau khi đã được học những kiến thức nền tảng về Địa lý đất nước, chúng tôi, tập thể lớp Địa 2005 được sự tổ chức của khoa và sự hỗ trợ kinh phí của Nhà trường, đã có một chuyến đi thực địa tổng hợp, nà đặc biệt là về kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đây là chuyến đi thực địa lần thứ ba của lớp chúng tôi trong bốn năm học cảu ngành Sư phạm Địa lý. Lần này, đoàn chúng tôi đi từ vùng Đồng Tháp Mười - Tứ giác Long Xuyên – Bán đảo Cà Mau và qua hầu hết các tỉnh của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đúng là “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Qua 6 ngày đi thực địa, chúng tôi đã được tận mắt nhìn thấy và cãm nhận được các vấn đề kinh tế - xã hội diễn ra ở các tỉnh của vùng như: cách tổ chức đời sống - sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật, các điểm du lịch cũng như cách làm du lịch của từng địa phương. Thấy được sự khác nhau giữa các tỉnh trong cùng một vùng kinh tế - xã hội. Và nó đã bổ sung một phần kiến thức rất lớn và bổ ích, rất cần thiết cho quá trình học tập, nghiên cứu cũng như giảng dạy Địa lý sau này, mà chúng tôi chưa được tiếp cận. Sau đây là những kết quả thu hoạch của tôi qua chuyến đi này.
26 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8666 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thu hoạch thực địa Tuyến Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang – Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Thực địa là một phần rất quan trọng trong học tập và nghiên cứu Địa lý. Sách vỡ, giáo trình hay bất cứ một phương tiện truyền thông nào khác cũng không thể phản ánh được sự muôn hình, muôn vẻ của thực tế khách quan. Chính vì vậy, sau khi đã được học những kiến thức nền tảng về Địa lý đất nước, chúng tôi, tập thể lớp Địa 2005 được sự tổ chức của khoa và sự hỗ trợ kinh phí của Nhà trường, đã có một chuyến đi thực địa tổng hợp, nà đặc biệt là về kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đây là chuyến đi thực địa lần thứ ba của lớp chúng tôi trong bốn năm học cảu ngành Sư phạm Địa lý. Lần này, đoàn chúng tôi đi từ vùng Đồng Tháp Mười - Tứ giác Long Xuyên – Bán đảo Cà Mau và qua hầu hết các tỉnh của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đúng là “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Qua 6 ngày đi thực địa, chúng tôi đã được tận mắt nhìn thấy và cãm nhận được các vấn đề kinh tế - xã hội diễn ra ở các tỉnh của vùng như: cách tổ chức đời sống - sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật, các điểm du lịch cũng như cách làm du lịch của từng địa phương. Thấy được sự khác nhau giữa các tỉnh trong cùng một vùng kinh tế - xã hội. Và nó đã bổ sung một phần kiến thức rất lớn và bổ ích, rất cần thiết cho quá trình học tập, nghiên cứu cũng như giảng dạy Địa lý sau này, mà chúng tôi chưa được tiếp cận. Sau đây là những kết quả thu hoạch của tôi qua chuyến đi này.
PHẦN I. LỊCH TRÌNH CẢ TUYẾN
Ngày 06/12/2008
5h30’ khởi hành tại cổng trường Đại Học Đồng Tháp.
9h – 10h Viếng Miếu bà Chúa Xứ Núi Sam.
11h – 14h tham quan và khảo sát khu du lịch Núi Cấm.
14h50’ – 16h tham qua và mua sấm ở chợ biên giới Tịnh Biên.
16h30’ đến khách sạn Thuận Lợi – TX. Châu Đốc – An Giang.
Ngày 07/12/2008
7h từ khách sạn đến khu di tích lịch sử Ba Chúc.
9h – 10h viếng khu di tích lịch sử Ba Chúc.
12h đến khu du lịch Mũi Nai – Hà Tiên – Kiên Giang.
Ngày 08/12/2008
7h50’ khởi hành từ khách sạn Hồng Hoa đi khu du lịch Núi Đá Dựng.
8h – 10h15’ tham quan và khảo sát Núi Đá Dựng.
10h20’ – 10h50’ tham quan, khảo sát Thạch Động.
11h - 11h30’ tham quan cửa khẩu quốc tế Hà Tiên (Cửa khẩu Xà Xía).
chiều:
14h30’ – 15h30’ Viếng Lăng Mạc Cửu.
15h40’ – 16h30’ tham qun, mua sấm ở chợ Hà Tiên.
Ngày 09/12/2008
6h45’ khởi hành đi nhà máy sản xuất xi măng Holcim.
7h45’ – 10h30’ tham quan, học tập ở nhà máy sản xuất xi măng Holcim.
11h – 13h25’ tham quan, khảo sát chùa Hang – Hòn Phụ Tử.
13h30’ – 13h50’ tham quan – khảo sát Hang Mo So
Ngày 10/12/2008
4h10’ khởi hành đi Cà Mau.
13h40’ – 14h tham quan Nhà Công Tử Bạc Liêu.
16h chúng tôi nghĩ chân ở khách sạn Công Đoàn tỉnh Cà Mau.
Ngày 11/12/2008
6h15’ khởi hành đi Mũi Cà Mau.
11h20’ – 13h30’ tham quan, khảo sát mũi Cà mau.
15h – 15h30’ tham quan, mua sấm ở chợ Năm Căn.
19h về đến TP. Cà Mau.
Ngày 12/12/2008
7h30’ khởi hành về trường Đại học cần Thơ
12h45’ – 15h30’ tham quan, học tập ở trường Đại học Cần Thơ.
15h35’ – 16h tham quan Bến Ninh Kiều.
19h15’ về đến trường Đại học Đồng Tháp.
Kết thúc chuyến khảo sát.
PHẦN I. KẾT QUẢ THU HOẠCH
Chương I. TỈNH AN GIANG
TỔNG QUAN VỀ AN GIANG
Đặc điểm về tự nhiên
An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào nước ta được chia làm đôi. Phía đông An Giang giáp Đồng Tháp, phía đông nam giáp Tp. Cần Thơ, phía tây nam giáp Kiên Giang, phía tây và tây bắc giáp nước Cam-pu-chia.
Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có một miền núi nhỏ, dài 30km, rộng 13km. Đó là dãy Bảy Núi (Thất Sơn) ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Phía tây tỉnh, chạy song song với biên giới là kênh Vĩnh Tế, được đào năm 1823 nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên.
An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 27ºC, cao nhất 35ºC - 36ºC vào tháng 4 - 5, thấp nhất từ 20ºC - 21ºC vào tháng 12 và tháng 1. Lượng mưa trung bình 1400 - 1500mm, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Đặc điển về kinh tế - xã hội
An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lúa (trên 2 triệu tấn), ngoài cây lúa còn trồng bắp, đậu nành và nuôi (trồng) thuỷ sản nước ngọt như cá, tôm... An Giang còn nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống như lụa Tân Châu, mắm Châu Đốc, mộc Chợ Thủ, bánh phồng (Phú Tân), khô bò và các mặt hàng tiêu dùng. Đặc biệt là nghề dệt vải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi cá bè đặc trưng của vùng sông nước.
An Giang được nhiều du khách biết đến với các lễ hội độc đáo như lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, Chôl Chnam Thmây, Dolta và hội đua bò..., các danh lam thắng cảnh: núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ, Núi Cấm và hệ thống hang động Thủy Đài Sơn, Anh Vũ Sơn, Sơn viên Cô Tô, đồi Tức Dụp anh hùng trong chống Mỹ và nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật khác.
An Giang có các mối giao thông thường xuyên với Cà Mau, Tp. Cần Thơ, Tp. Hồ Chí Minh, Rạch Giá và những địa danh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Thành phố Long Xuyên cách Cần Thơ 62km, Mỹ Tho 125km và Tp. Hồ Chí Minh 190km. Thị xã Châu Đốc cách Hà Tiên 96km, Cần Thơ 117km, Mỹ Tho 179km và Tp. Hồ Chí Minh 245km.
CÁC ĐIỂM THAM QUAN - KHẢO SÁT
1. Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Theo quốc lộ 91 đến 9h ngày 06/12/2008, đoàn chúng tôi đã đến Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đến đây, tôi đã cãm nhận được thay đổi của địa hình, của cảnh quan. Địa hình đã cao hẳn lên với những dải núi sót. Một dạng địa hình đặc biệt ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cảnh quan cũng có sự thay đổi: ở đây đã không còn cảnh những cánh đồng ngập chìm trong nước lũ hay những thửa ruộng sắp thu hoạch mà thay vào đó là cảnh quan của vùng núi: với rừng cây bụi và dây leo rất rậm rạp.
Chúng tôi có khoảng 1 giờ để tham quan, học tập ở khu này. Đây là một quần thể các công trình kiến trúc đặc biệt mang giá trị nghệ thuật và tôn giáo sâu sắc. Quần thể di tích này bai gồm các đền, chùa, miếu mạo như: Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Ông, Chùa Phật Thầy Tây An…đặc biệt là Miếu Bà Chúa Xứ. Kiến trúc miếu có dạng chữ "quốc", hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban Quý tế...
Các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng bà, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như cũ.
Bên trong Miếu Bà Chúa Xứ
Các nhà chuyên môn cho biết tượng Bà Chúa được tạo vào khoảng cuối thế kỷ 6 đầu thế kỷ thứ 7, bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Khi xưa, tượng Bà ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài. Chứng minh cho điều này là bệ đá Bà ngồi vẫn còn tồn tại. Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn.Tượng thờ này thuộc nền văn hóa Óc Eo, mang mô típ mỹ thuật Bà-la-môn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, tương tự tượng Phật Bốn Tay ở chùa Linh Sơn ( thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang). Và thực ra đây không phải là tượng người phụ nữ mà là tượng nam thần đang ngồi trầm tư, nghĩ ngợi, thường gặp trong các tín ngưỡng chịu ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo.
Miếu Bà Chúa Xứ và lễ hội vía Bà hàng năm (24 -27/04 ÂL) đã được Nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cảu quốc gia. Hàng năm, khu di tích này thu hút hang trăm nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến đây thăm viếng, đem lại nguồn thu lớn cho An Giang. Và có thể nói đây là khu du lịch nổi tiếng nhất của An Giang.
Chúng tôi đến đây không phải là “mùa du lịch” nhưng chúng tôi vẫn thấy hang trăm lượt khách ở đây. Ngoài hình thức thăm viếng các ngôi chùa thì ở đây còn có một hoạt động rất hấp dẫn nữa là leo Núi Sam.
Khu du lịch này này đang là diểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Nhưng nó vẫn chưa thực sự phát triển như tiềm năng mình. Do các dịch vụ du lịch ở đây chưa có sự quy hoạch, đầu tư đúng mức của Nhà nước, mà phấn lớn là do người dân tự đầu tư nên thiếu đồng bộ, yếu kém, không giữ chân được du khách..
Đến 10h cùng ngày chúng tôi rời khu du lịch Núi Sam.
2. Khu du lịch Núi Cấm
11h ngày 06/12/2008 đoàn chúng tôi đến khu du lịch Núi Cấm. Lúc này, nhiệt độ rất nóng bức (35 – 370C), trời quang mây và có gió nhẹ. Địa hình và cảnh quan không có sự thay đổi so với khu du lịch Núi Sam.
Núi Cấm nơi du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang: vì núi có dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối luôn xanh tươi. Trên núi có: Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, Cao Đài Tự...
Ngoài ra, dọc theo những lối mòn từ chân lên tới đỉnh núi có nhiều điểm tham quan như: suối Thanh Long, suối Tiên, điện Cây Quế, điện Mười Ba, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác Vật Lang, động Thủy Liêm.
Dưới chân núi Cấm, về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên, với diện tích khoảng 100 ha, có cảnh quan đẹp, có đường tráng bê tông khá rộng lên đến đỉnh.
Bên cạnh các nguồn lợi từ du lịch, hành hương, cây trái... núi Cấm còn có các nguồn lợi khác từ tài nguyên, như đá xây dựng, cát núi, đất sét cao-lanh và nước khoáng thiên nhiên...
Khu du lịch này vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng của mình, do thiếu sự đầu tư: dưới chân núi chủ yếu là các dịch vụ ăn uống, mà chất lượng lại rất kém.
Do sự hạn chế về thời gian nên chúng tôi không leo lên đến đỉnh núi mà chỉ dừng chân ở suối Thanh Long.
Đến 14h chúng tôi rời Núi Cấm.
Sau khi tham quan, khảo sát hai khu du lịch này, tôi thấy chúng có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Nhưng hiện tại thì chúng vẫn còn kém hấp dẫn đối với du khách là do hai nơi này chưa tạo được sự khác biệt của mình. Nên không giữ chân được du khách. Muốn tạo được sự khác biệt thì theo tôi nên quy hoạch lại như sau:
Phát triển mạnh loại hình du lịch hành hương ở Núi Sam. Còn ở Núi Cấm thì phát triển loại hình du lịch sinh thái và nghĩ dưỡng. Bên cạnh đó, dưới chân Núi Cấm cần đầu tư phát triển một trung tâm mua sắm và dịch vụ y tế.
3. Chợ biên giới Tịnh Biên
14h50’ đoàn chúng tôi đến chợ biên giới Tịnh Biên để tham quan và mua sắm.
Chợ Tịnh Biên có quy mô 510 ki-ốt ngay cạnh tuyến đường chính (quốc lộ 91) ra cửa khẩu Tịnh Biên, cách biên giới Việt Nam-Campuchia khoảng 500m. Điều thuận lợi là chợ nằm ngay trên quốc lộ 91 nối liền với quốc lộ 2 Campuchia, cách thủ đô Phnôm Pênh khoảng 110km, góp phần thúc đẩy phát triển giao thương giữa các vùng kinh tế trọng điểm của An Giang với Tà Keo, Phnôm Pênh... Vương quốc Campuchia. Chợ vừa xây xong, cửa khẩu quốc gia Tịnh Biên được nâng cấp lên thành cửa khẩu quốc tế.
Chợ Tịnh Biên mới đưa vào hoạt động đã bắt đầu sôi động hẳn lên, không chỉ cư dân hai tỉnh Tà Keo và An Giang, mỗi năm chợ Tịnh Biên còn thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch từ lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc) đến tham quan mua sắm, doanh số bán hàng của chợ tăng vọt lên vài chục tỷ đồng.
Hơn 1 giờ tham quan, mua sắm ở đây thì đến 16h đoàn chúng tôi lên xe về TX. Châu Đốc.
4. Khu di tích lịch sử Ba Chúc
9h ngày 07/12/2008 đoàn chúng tôi dừng chân tham qua khu di tích lịch sử Ba Chúc. Đây là khu di tích ghi lại tội ác diệt chủng của bọn Pôn Pốt đối với đồng bào ta. Quần thể chứng tích tội ác, bao gồm 7 hạng mục: Nhà Mồ, Bia Căm thù, Nhà Truyền thống, Nhà Thủy tạ, Hồ sen, Nhà khách và vòng rào.
Nhà Mồ, công trình chính, có hình lục giác. Chính giữa nhà Mồ là một khung hộp kiếng tám cạnh bằng nhau, chứa đựng 1159 nạn nhân trong cuộc thảm sát.Nhà nước Việt Nam đã công nhận Cụm Di tích Căm thù ở Ba Chúc (hay còn được gọi là Khu chứng tích tội ác diệt chủng Pôn Pốt, tại Ba Chúc), bao gồm ba điểm tiêu biểu là: Nhà Mồ, chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai.
Sau một giờ viếng thăm, đến 10h chúng tôi rời khỏi khu di tích này và thẳng tiến đến Kiên Giang.
Chương II. TỈNH KIÊN GIANG
TỔNG QUAN VỀ AN GIANG
Đặc điểm về tự nhiên
Kiên Giang là một dải đất nằm ở phía tây nam của Tổ quốc. Phía đông và đông nam của tỉnh Kiên Giang giáp với các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang, phía nam giáp Cà Mau, phía bắc giáp Cam-pu-chia với đường biên giới dài 54km, ngoài ra còn có hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ ngoài vịnh.
Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 27ºC - 27,5ºC; quanh năm không quá nóng và quá lạnh. Khí hậu 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
II. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Kiên Giang có những cánh đồng lúa phì nhiêu, có rừng vàng, biển bạc, có hải đảo và đồi núi với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng về nông sản, hải sản, khoáng sản và du lịch. Nằm ven vịnh Thái Lan, Kiên Giang lưu thông với quốc tế bằng đường biển rất thuận lợi. Nghề chính của tỉnh là nghề nông, nhưng nghề cá cũng rất phát triển. Biển Kiên Giang có những bãi tôm và luồng cá rất lớn với nhiều loại cá ngon: thu, chim, nhám, bạc má, chép, he, cá thiều. Kiên Giang còn nổi tiếng về nghề làm nước mắm.
Kiên Giang có nhiều địa danh nổi tiếng đi vào lịch sử là rừng U Minh, Hòn Đất, Hà Tiên, Phú Quốc... Thiên nhiên đã ưu đãi cho Kiên Giang nhiều danh lam thắng cảnh như "Non nước Hà Tiên", "Biển trời Phú Quốc". Địa danh Hà Tiên (cách Rạch Giá 90km về hướng tây bắc) được đánh giá là nơi có nhiều cảnh đẹp (chỉ sau Hạ Long) với nhiều núi non hang động, chùa chiền, lăng mộ và nhiều hòn đảo gần xa.
Đường bộ: Rạch Giá cách Cần Thơ 116km, Mỹ Tho 182km và cách Tp. Hồ Chí Minh 250km.
Đường không: Tỉnh hiện có ba sân bay Rạch Giá, Phú Quốc và Hà Tiên. Có 9 chuyến bay một tuần từ Tp. Hồ Chí Minh tới sân bay Rạch Giá, 34 chuyến bay một tuần tới sân bay Phú Quốc.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Kiên Giang có những cánh đồng lúa phì nhiêu, có rừng vàng, biển bạc, có hải đảo và đồi núi với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng về nông sản, hải sản, khoáng sản và du lịch. Nằm ven vịnh Thái Lan, Kiên Giang lưu thông với quốc tế bằng đường biển rất thuận lợi. Nghề chính của tỉnh là nghề nông, nhưng nghề cá cũng rất phát triển. Biển Kiên Giang có những bãi tôm và luồng cá rất lớn với nhiều loại cá ngon: thu, chim, nhám, bạc má, chép, he, cá thiều. Kiên Giang còn nổi tiếng về nghề làm nước mắm.
Kiên Giang có nhiều địa danh nổi tiếng đi vào lịch sử là rừng U Minh, Hòn Đất, Hà Tiên, Phú Quốc... Thiên nhiên đã ưu đãi cho Kiên Giang nhiều danh lam thắng cảnh như "Non nước Hà Tiên", "Biển trời Phú Quốc". Địa danh Hà Tiên (cách Rạch Giá 90km về hướng tây bắc) được đánh giá là nơi có nhiều cảnh đẹp (chỉ sau Hạ Long) với nhiều núi non hang động, chùa chiền, lăng mộ và nhiều hòn đảo gần xa.
CÁC ĐIỂM KHẢO SÁT
1. Khu du lịch Mũi Nai
12h ngày 07/12/2008 chúng tôi đến với khu du lịch Mũi Nai – Hà Tiên – Kiên Giang.
Khu du lịch Mũi Nai cách TX. Hà Tiên 4km. Là một mũi đất nhô ra biển (khoảng 100m), giống như đầu một con nai đang nghếch mõm.
Bao nhiêu năm nay, Mũi Nai không phải chứng kiến sự bi thương do biển mang đến. Vì biển nơi đây thoai thoải và khá nông, rất an toàn để tắm. Đội ngũ bảo vệ cũng không cho phép những người nồng nặc mùi men rượu xuống tắm. Thêm vào đó, khu du lịch Mũi Nai đã xây dựng một công viên nước mini ngay sát biển dành cho trẻ em. Các bé sẽ tha hồ nghịch sóng, chơi cát, trượt nước mà phụ huynh chẳng phải lo ngại gì cả.
Mũi Nai luôn tự hào về vấn đề an ninh. Các gánh hàng rong, vé số hay những người ăn mày không được phép xuất hiện trong khuôn viên bãi tắm. Hành lý, tư trang của khách luôn được đặt trong tình trạng cấm sờ vào hiện vật. Đó là yếu tố quan trọng giúp bạn yên tâm khi tắm biển.
Cạnh bãi tắm là một cái chợ nhỏ, bán đủ sản vật biển khơi. Chúng được giữ tươi sống tuyệt đối cho đến khi khách hàng chọn mua. Nhưng thông thường, du khách thích chọn cách ngồi chờ. Chờ đến chiều, các ghe đánh cá nho nhỏ trở về. Cá, mực, tôm, sò không nhiều lắm, nhưng rất rẻ và rất ngon. Dải đất này được sự ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên theo một cách nào đó, nên có những dòng hải sản di cư đi ngang qua. Không những vậy, Mũi Nai còn sở hữu món nước thốt nốt đặc trưng của vùng. Ngọt và thơm đến tận đáy lòng.
Mũi Nai có một đặc trưng là lạ: người địa phương "nhường" hẳn bãi tắm này cho du khách. Thêm vào đó, những người đến Hà Tiên thường không phải để tắm biển. Chính vì thế, dù thật nên thơ, Mũi Nai vẫn vắng. Không những vắng, biển lại rất hoang sơ. Bàn tay con người cải tạo dường như không lưu lại nhiều dấu vết.
Vắng và tự nhiên, điều này trở thành một nét riêng quyến rũ những ai muốn về với thiên nhiên, đến với Mũi Nai. Nhưng muốn tận hưởng cảm giác lãng mạn của biển, bạn nên chờ đến buổi chiều. Cứ ngồi xoải chân trên cát, im lặng nghe tiếng lao xao của gió vờn trên sóng, của bầy hải âu chao lượn cuối trời mới thấy hết nét thi vị của biển. Rồi hoàng hôn xuống dần, đỏ ối một vùng trời.
Khu du lịch Mũi Nai có rất nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch nghĩ dưỡng. Hiện nay, khu du lịch này chỉ phát triển được một mùa mà không phát triển được quanh năm. Vì vậy, trong tương lai cần phải:
- Đầu tư phát triển mạng lưới nhà hàng, khách sạn mạnh hơn nữa.
- Đa dạng hóa các hình thức du lịch.
- Thị xã Hà Tiên phải được đầu tư thành một trung tâm mua sắm giống như chợ Đầm ở Nha Trang hay chợ Đà Lạt ở TP. Đà Lạt.
2. Khu du lịch Núi Đá Dựng
8h ngày 08/12/2008 đoàn chúng tôi đến khu du lịch Núi Đá Dựng.
Cách thị xã Hà Tiên 6 km và Thạch Động 2 km về hướng Tây Bắc, núi Đá Dựng có hình thang cân, cao khoảng 100 m thư một bình phong thép của mảnh đất địa đầu Tây Nam Tổ quốc. Gọi là Đá Dựng có lẽ do vách đá dựng đứng, bên trong có nhiều ngõ ngách, hang động. Mỗi hang gắn liền với một truyền thuyết, một sự tích vừa thật vừa ảo.
Đường lên núi dài 1.049 m được chia làm hai tuyến. Tuyến 1 (đi lên) dài 772 m gồm 10 hang chính thư hang Mẹ Sanh, hang Dơi, hang Cội Hàng Da, hang Trống Ngực (đấm ngực âm thanh vang như trống), hang Khổ Qua, hang Bồng Lai...
Ngồi ở hang Kim Quy (có khối đá giống hệt con rùa) nhìn qua Campuchia ngút ngàn đồng ruộng và cây thốt nốt, gió thổi mát hơn cả máy lạnh. Tuyến 2 (đi xuống) dài 377 m, có 4 hang chính như hang Chỉ Huy, hang Biệt động... Từ hang Chỉ Huy tha hồ ngắm toàn cảnh Hà Tiên.
Trong hang có nhiều khối thạch nhũ giống cá đối, rồng bay, cá voi, gấu, sư tử, chó... Vách hang còn dấu vết các loại vỏ hàu, vỏ sò như cố chứng minh nguồn gốc xa xưa vốn là nơi đầm lầy nước lợ. Hàng triệu năm trước núi Đá Dựng có lẽ là hòn đảo nhỏ giữa một sân chim ven biển.
Nguyên nhân làm cho khối núi này lại có nhiều hang động và trong mỗi hang lại có những hình thù khác nhau như vậy là do: đây là những dải núi sót, cấu tạo chủ yếu từ đá vôi, bị sự xâm thực của nước mưa, gió và đặc biệt nữa là do song biển.
Thãm thực vật chủ yếu là những cây bụi và dây leo không có cây gỗ lớn. Thực vật ở đây có bộ rễ rất dài và bám sâu vào vách đá.
3. Thạch Động
10h15’ ngày 08/12/2008 đoàn chúng tôi đến Thạch Động.
Thạch Động còn được gọi là Thạch Động Thôn Vân (động đá nuốt mây) vì động ở độ cao 50m.
Đứng trước cửa động nhìn lên đỉnh Thạch Động trông giống một con đại bàng đang tung cánh rất oai phong. Xung quanh Thạch Động có những hòn đá nhô ra giống như đầu của chim đại bàng.
Trong hang, nước mưa theo tháng năm thấm vào vôi, tạo nên vô vàn thạch nhũ độc đáo. Đứng trên miệng hang Gió, bạn có thể thấy cả rừng thốt nốt ở đất Campuchia.
Hoạt dộng dịch vụ du lịch ở đây kém phát triển.
4. Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên (Cửa khẩu Xà Xía)
11h ngày 08/12/2008 đoàn chúng tôi đến tham quan Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên. Đây là một trong những cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia. Là lối đi chính trong giao thương giữa nước ta và nước bạn Campuchia tại Kiên Giang.
Tại đây có cột mốc biên giới 313 là một trong những cột mốc rất quan trọng. Đây là cột mốc Đại của hai nước, là cột mốc gần cuối biên giới đất liền giữa hai nước, vừa là cột mốc nằm giữa cặp cửa khẩu quốc tế của hai nước, lại vừa nằm ngay hành lang ven biển từ Thái Lan – Campuchia - Việt Nam qua địa phận tỉnh Campốt (Campuchia) và tỉnh Kiên Giang (Việt Nam).
Cặp cửa khẩu quốc tế này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự hợp tác phát triển kinh tế gi