Bài thuyết trình Ảnh hưởng truyền dẫn tỉ giá hối đoái ở các thị trường mới nổi

Nghiêncứumứcđộtruyềnđộnghayảnhhưởng truyền dẫntỉ giáhốiđoái(ERPT) đếngiácảở 12thị trường mớinổiởChâuÁ,ChâuMỹLa Tinh,TrungvàĐôngÂunhằmmụcđích: • Kiểmđịnhquanđiểmtruyền thống vềmứcđộảnh hưởngtruyền dẫntỉ giávàogiácảnhậpkhẩuvà giátiêu dùngởcácquốcgiathị trường mớinổiso vớicácthôngsốnàyởcácquốcgiapháttriển. • Đánhgiámốiquanhệtương quangiữaERPT,chỉ sốgiánhậpkhẩuvàchỉsốgiátiêu dùng(CPI).

pdf44 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Ảnh hưởng truyền dẫn tỉ giá hối đoái ở các thị trường mới nổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(by Michele Ca’ Zorzi, Elke Hahn and Marcelo Sánchez) ẢNH HƯỞNG TRUYỀN DẪN TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI NỘI DUNG MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu mức độ truyền động hay ảnh hưởng truyền dẫn tỉ giá hối đoái (ERPT) đến giá cả ở 12 thị trường mới nổi ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, Trung và Đông Âu nhằm mục đích: • Kiểm định quan điểm truyền thống về mức độ ảnh hưởng truyền dẫn tỉ giá vào giá cả nhập khẩu và giá tiêu dùng ở các quốc gia thị trường mới nổi so với các thông số này ở các quốc gia phát triển. • Đánh giá mối quan hệ tương quan giữa ERPT, chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng (CPI). MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU II. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY II. CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 1. Các nghiên cứu về ERPT cho các nước phát triển 2. Các nghiên cứu về ERPT cho các nước TT mới nổi 3. Các nghiên cứu giải thích tại sao ERPT chưa đầy đủ 4. Các nghiên cứu về vai trò của chính sách tiền tệ và ERPT 5. Nghiên cứu về mức độ mở cửa thương mại và ERPT 1. Các nghiên cứu về ERPT cho các nước phát triển Anderton (2003) Campa và Goldberg (2004) González-Mínguez (2005) Campa, Goldberg và Hahn (2003) Ihrig và cộng sự (2006) Gagnon, J. and Ihrig, J. (2004) McCarthy (2000) 1. Các nghiên cứu về ERPT cho các nước phát triển Anderton (2003): “Extra-Euro Area Manufacturing Import Prices and Exchange Rate Pass-Through” Nghiên cứu cho thấy ERPT của các thay đổi trong tỉ giá hối đoái (TGHĐ) hiệu lực của đồng euro lên giá giá sản phẩm nhập khẩu từ khu vực ngoài khu vực sử dụng đồng euro dao động trong khoảng 50% - 70%. Trong khi định giá theo thị trường thì ước tính dao động từ 50% - 30%. Các quốc gia thành viên EU nhưng không sử dụng đồng euro dựa theo giá thị trường tương đối nhiều hơn trong khi khu vực đồng euro nhập khẩu từ Mỹ chịu mức độ ảnh hưởng lớn hơn của ERPT 1. Các nghiên cứu về ERPT cho các nước phát triển Campa và Goldberg (2004): “Exchange Rate Pass-Through into Import Prices” Nghiên cứu này đánh giá mức độ ERPT vào giá nhập khẩu của 23 nước OECD, tìm được bằng chứng thuyết phục về ERPT một phần trong ngắn hạn, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất. Trong dài hạn, việc định giá theo đồng tiền của nước sản xuất phổ biến hơn đối với rất nhiều mặt hàng nhập khẩu. Các nước có TGHĐ và lạm phát biến động ít hơn có thể sẽ có mức độ ERPT vào giá nhập khẩu thấp hơn.. 1. Các nghiên cứu về ERPT cho các nước phát triển Campa, Goldberg và González- Mínguez (2005): “Exchange Rate Pass-Through to Import Prices in the Euro Area” Nghiên cứu này phân tích thực nghiệm sự truyền dẫn từ những thay đổi trong TGHĐ đến giá nhập khẩu. ERPT lên giá nhập khẩu trong ngắn hạn ảnh hưởng không đầy đủ và mức độ ảnh hưởng này khác nhau tùy từng lĩnh vực kinh doanh và từng quốc gia. Trong dài hạn, ERPT cao hơn và gần tới 1. 1. Các nghiên cứu về ERPT cho các nước phát triển Hahn (2003): “Pass- Through of External Shocks To Euro Area Inflation” Nghiên cứu tác động truyền dẫn của cú sốc bên ngoài đến lạm phát tại các giai đoạn phân phối khác nhau (giá nhập khẩu, giá sản xuất, giá tiêu dùng) trong khu vực sử dụng đồng euro. Chỉ số giá nhập khẩu phi dầu mỏ chịu ảnh hưởng truyền dẫn tỉ giá lớn nhất và nhanh nhất, sau đó tới ảnh hưởng của các cú sốc tỉ giá và các cú sốc giá dầu. Các cú sốc bên ngoài đóng góp phần lớn tới lạm phát trong khu vực euro 1. Các nghiên cứu về ERPT cho các nước phát triển Ihrig và cộng sự (2006): “Exchange Rate Pass- Through in the G-7 countries” Có sự sụt giảm trong phản ứng của giá nhập khẩu và giá tiêu dùng tới biến động TGHĐ gần như ở tất cả các nước G7. Theo ước tính, khi phá giá đồng nội tệ 10%, chỉ số giá nhập khẩu tính trung bình ở các nước này tăng gần 7% trong những năm cuối của thập niên 70 và 80, trong khi chỉ số giá nhập khẩu chỉ tăng tới mức 4% trong thập niên 90 & đầu TK 21 1. Các nghiên cứu về ERPT cho các nước phát triển Gagnon, J. and Ihrig, J. (2004): “Monetary Policy and Exchange Rate Pass-Through” ERPT vào lạm phát nội địa có vẻ đã suy giảm ở rất nhiều các quốc gia kể từ những năm 1980. Tìm thấy bằng chứng rộng rãi về mối liên hệ mạnh mẽ và có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ ERPT và sự thay đổi của lạm phát. Tác giả cũng tìm thấy bằng chứng rằng hành vi chính sách tiền tệ được quan sát có thể là một yếu tố của sự suy giảm tỉ lệ ERPT. 1. Các nghiên cứu về ERPT cho các nước phát triển McCarthy (2000): “Pass- Through of Exchange Rates and Import Prices to Domestic Inflation in Some Industrialized Economies” Nghiên cứu này kiểm định tác động của tỉ giá hối đoái (TGHĐ) và giá nhập khẩu tới chỉ số PPI và CPI nội địa ở một số quốc gia công nghiệp. TGHĐ có ảnh hưởng không đáng kể đến lạm phát giá cả trong nước trong khi giá nhập khẩu có tác động mạnh hơn. ERPT có mức độ lớn hơn ở những nước có giá trị nhập khẩu lớn và phụ thuộc nhiều vào tỷ giá và giá nhập khẩu. 2. Các nghiên cứu về ERPT cho các nước mới nổi Choudri và Hakura (2006) Frankel và cộng sự (2005) Mihaljek và cộng sự (2000) 2. Các nghiên cứu về ERPT cho các nước mới nổi Choudri và Hakura (2006): “Exchange Rate Pass-Through to Domestic Prices: Does the Inflationary Environment Matter?” Nghiên cứu này kiểm định giả thuyết được đề xuất bởi Taylor (2000) rằng môi trường lạm phát thấp dẫn đến ERPT tới giá nội địa thấp. Sử dụng số liệu của 71 quốc gia trong giai đoạn 1979 – 2000 để kiểm chứng mức độ của sự phá giá lên lạm phát. Mức độ truyền dẫn tỉ giá mạnh hay yếu phụ thuộc vào mức độ lạm phát ban đầu của nước phá giá. ERPT yếu đối với nước có mức lạm phát ban đầu thấp và cao đối với nước có mức lạm phát ban đầu cao. 2. Các nghiên cứu về ERPT cho các nước mới nổi Frankel và cộng sự (2005): “Slow Pass- Through Around the World: A New Import for Developing Countries?” Nghiên cứu được thực hiện trên 76 quốc gia, cho thấy ERPT ở các nước đang phát triển là cao hơn, ở các nước phát triển là thấp hơn; trong thập niên 90, sự ảnh hưởng bởi ERPT này yếu đi đối với các nước đang phát triển và được giải thích bởi những thay đổi trong môi trường tiền tệ. 2. Các nghiên cứu về ERPT cho các nước mới nổi Mihaljek và cộng sự (2000): “A Note On The Pass- Through From Exchange Rate And Foreign Price Changes To Inflation In Selected Emerging Market Economies” Kết quả cho thấy: (a) Thay đổi TGHĐ tương quan với lạm phát mạnh hơn và đồng thời hơn hơn là thay đổi của giá nhập khẩu; (b) Độ co giãn của giá nhập khẩu và TGHĐ tới lạm phát gần như là như nhau ở 4 quốc gia trong mẫu. (c) Sự khác biệt về hệ số ERPT giữa các quốc gia là lớn và có vẻ liên quan đến biến động của lạm phát nhưng không liên tục; (d) Ảnh hưởng truyền dẫn từ thay đổi TGHĐ vào lạm phát nói chung mạnh hơn ảnh hưởng truyền dẫn từ giá nhập khẩu, nhưng giảm kể từ giữa những năm 1990. 3. Các nghiên cứu giải thích tại sao ERPT chưa đầy đủ Dornbusch (1987) Taylor (2000) Burstein và đồng sự (2003) Burstein và đồng sự (2005) 3. Các nghiên cứu giải thích tại sao ERPT chưa đầy đủ Dornbusch (1987) Chứng minh tính chưa đầy đủ là do các công ty hoạt động trong một thị trường được đặc trưng bởi sự cạnh tranh không hoàn hảo và các công ty điều chỉnh số tiền cộng thêm vào giá vốn của họ để phản ứng lại với một cú sốc tỉ giá. 3. Các nghiên cứu giải thích tại sao ERPT chưa đầy đủ Taylor (2000): Theo Taylor, phá giá đồng tiền không phải lúc nào cũng gây ra lạm phát. Những nước có tỉ lệ lạm phát thấp sẽ ít bị lạm phát sau khi phá giá. Với lạm phát ổn định ở mức thấp, khi doanh nghiệp định giá sản phẩm trước một thời hạn nào đó sẽ định giá theo kỳ vọng là giá sẽ không biến đổi nhiều. Trong môi trường lạm phát cao thì sự chuyển dịch này sẽ từ thấp thành cao vì doanh nghiệp biết rằng lạm phát sẽ lên cao, do đó cũng sẽ định giá trước cho sản phẩm cao theo. 3. Các nghiên cứu giải thích tại sao ERPT chưa đầy đủ Burstein và đồng sự (2003) Nhấn mạnh vai trò của các đầu vào nội địa (phi ngoại thương) trong chuỗi phân phối hàng hóa ngoại thương. 3. Các nghiên cứu giải thích tại sao ERPT chưa đầy đủ Burstein và đồng sự (2005) Chỉ rõ các vấn đề đo lường CPI, đã bỏ qua sự điều chỉnh chất lượng hàng hóa ngoại thương, sự điều chỉnh tỉ giá có quy mô lớn. 4. Các nghiên cứu về vai trò của chính sách tiền tệ và ERPT Gagnon và Ihrig, 2004 nhấn mạnh vai trò của các cơ quan tiền tệ và tài khóa, bằng cách bù đắp một phần tác động của những thay đổi trong TGHĐ lên giá cả. Devereux và Engel (2001) và Bacchetta và van Wincoop (2003) khám phá ra vai trò của việc định giá đồng nội tệ trong việc giảm mức độ ERPT 5. Nghiên cứu về mức độ mở cửa thương mại và ERPT Romer (1993) Theo kết quả của nghiên cứu “Openness and Inflation: Theory and Evidence” của Romer (1993), mối quan hệ giữa mở cửa và lạm phát sẽ mạnh hơn ở các quốc gia có tình hình chính trị bất ổn và tính độc lập của ngân hàng trung ương thấp. Việc mở rộng tiền tệ không được dự đoán trước sẽ làm cho TGHĐ thực sụt giảm và bởi vì trong nền kinh tế mở cửa nhiều hơn, những thiệt hại của sự sụt giảm này sẽ lớn hơn, lợi ích đạt được từ việc mở rộng tiền tệ không dự đoán trước rõ ràng giảm theo mức độ mở cửa của nền kinh tế. Dữ liệu của nghiên cứu này cho thấy có mối tương quan âm khá mạnh giữa mức độ mở cửa nền kinh tế và lạm phát. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PPNC 3.1 Phương pháp nghiên cứu 3.2 Mô hình nghiên cứu 3.3 Dữ liệu nghiên cứu Sử dụng mô hình vector tự hồi quy (VAR) có khung cơ sở bao gồm các biến sản lượng, TGHĐ, giá nhập khẩu, giá tiêu dùng, lãi suất ngắn hạn, và giá dầu để xem xét mức độ của ảnh hưởng truyền dẫn tỉ giá hối đoái (ERPT) lên giá cả ở 12 thị trường mới nổi thuộc châu Á, Mỹ Latinh, Trung và Đông Âu. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp tương tự với 3 nền kinh tế công nghiệp lớn, cụ thể là khu vực đồng Euro, Mỹ và Nhật Bản được sử dụng như là một nhóm kiểm soát/đối chứng nhằm đảm bảo tính so sánh kết quả giữa các quốc gia. 1. Phương pháp nghiên cứu Bằng cách đánh giá mô hình cho mỗi quốc gia theo phạm vi thời gian lâu nhất có thể, tác giả hướng tới mức độ chính xác cao nhất có thể trong việc ước tính ERPT cho mỗi quốc gia. Sau đó tác giả sử dụng các kết quả của các nhóm quốc gia để kiểm tra quan điểm truyền thống cho rằng ở các thị trường mới nổi ERPT vốn cao hơn so với ở các nền kinh tế công nghiệp lớn và để kiểm tra xem giả thiết của Taylor về mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ ERPT và lạm phát. 1. Phương pháp nghiên cứu • Trong đó: Yt : vector của các biến nội sinh c : vector hằng số Φi : ma trận hệ số tự hồi quy εt : vector biến nhiễu ngẫu nhiên 2. Mô hình nghiên cứu Mô hình Var tiêu chuẩn t p i tit YcY     1 1 • Việc xác định cú sốc cấu trúc đạt được bằng cách sắp xếp thích hợp các biến số quan tâm và áp dụng phân tích Cholesky vào ma trận hiệp phương sai của phần dư εt dạng rút gọn. • Mô hình VAR gồm 6 biến như sau: oilt : chỉ số giá dầu yt : biến sản lượng et : tỉ giá hối đoái pimpt : chỉ số giá nhập khẩu cpit : chỉ số giá tiêu dùng it : tỉ lệ lãi suất ngắn hạn Trong mô hình cơ sở các biến được sắp xếp thứ tự như sau: • Oilt , yt , et ,, pimpt , cpit , it 2. Mô hình nghiên cứu Mô hình cơ sở: oilt , yt , et ,, pimpt , cpit , it • Cơ chế sắp xếp ở mô hình thay thế 1: oilt , it , yt , et , pimpt , cpit • Cơ chế sắp xếp ở mô hình thay thế 2 : et , pimpt , yt , ppit , cpit , it 2. Mô hình nghiên cứu Mô hình thay thế đầu tiên (mô hình Alternative 1) Mô hình thay thế thứ hai (mô hình Alternative 2) Nghiên cứu tập trung phân tích về các quốc gia từ ba khu vực rộng lớn trên thế giới: - Châu Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Hồng Kông. - Trung và Đông Âu: Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ. - Mỹ Latinh: Argentina, Chile và Mexico. 3. Dữ liệu nghiên cứu Một tập hợp dữ liệu hàng quý được thu thập, dữ liệu tập hợp theo thời gian trở về trước xa nhất có thể: - Giá dầu: chỉ số giá dầu thô tính bằng đồng USD. - Sản lượng: GDP, giá trị SX Công nghiệp 1 trong số TH. - TGHĐ: sử dụng một chuỗi tỉ giá hối đoái hiệu dụng danh nghĩa (NEER) đối với tất cả các quốc gia. - Giá nhập khẩu và giá tiêu dùng bằng đồng nội tệ được sử dụng, ngoại trừ Trung Quốc (phân tích đối với giá tiêu dùng vì chuỗi giá nhập khẩu không thể thu thập được (không có sẵn)). - Chính sách tiền tệ: lãi suất ngắn hạn. 3. Dữ liệu nghiên cứu IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Các ước tính về ERPT lên chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng cho tất cả các quốc gia thị trường mới nổi ở thời đoạn sau 4 quý và 8 quý. - ERPT giảm theo chuỗi giá cả, tức là ERPT lên giá nhập khẩu cao hơn so với ERPT lên giá tiêu dùng - Các ước tính về ERPT lên chỉ số giá nhập khẩu & chỉ số giá tiêu dùng đối với KV đồng Euro, Mỹ và Nhật Bản để đánh giá xem liệu mức độ truyền dẫn tỉ giá ở các thị trường mới nổi có cao hơn các nước phát triển hay không IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU • Ảnh hưởng truyền dẫn tỉ giá lên giá tiêu dùng và lạm phát trung bình tại các thị trường mới nổi. (trục Y: phản ứng tích lũy của giá tiêu dùng đến cú sốc tỉ giá 1% sau một năm; trục X: lạm phát trung bình trong giai đoạn lập dự toán) IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Có một mối tương quan dương giữa ERPT và lạm phát cả trong thời gian sau 4 hay 8 quý. Hệ số tương quan có ý nghĩa cả 2 trường hợp kiểm định Pearson và Spearman cho cả hai gđ thời gian 4 và 8 quý với mức ý nghĩa 1%; bằng chứng yếu về mqh dương giữa độ mở cửa nền kinh tế với ERPT tới giá tiêu dùng. - Giá trị ước lượng của ERPT theo cơ chế nhận dạng theo Mô hình thay thế 1 nhìn chung tương tự với những giá trị ước tính của mô hình cơ sở. Một trường hợp ngoại lệ là Hungary, các giá trị ước lượng về ERPT tới giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng đều giảm đáng kể. IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Giá trị ước lượng của ERPT theo cơ chế nhận dạng theo Mô hình thay thế 2 nhìn chung tương tự với những giá trị ước tính trước đó. - ERPT tới giá NK tại Argentina, Chile, Hungary, Ba Lan, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ gần 1. - ERPT tới giá NK tại các nước Châu Á & CH Séc thấp. - ERPT tới giá tiêu dùng thấp hơn so với ERPT tới giá NK. - Có tương quan dương giữa lạm phát và ERPT sau khi loại trừ Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi phân tích. IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KẾT LUẬN Bài viết này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các mô thức ERPT tới giá cả nội địa trên thế giới dựa trên các mô hình vector tự hồi quy đối với một số lượng đáng kể của các quốc gia, bao gồm 12 quốc gia thị trường mới nổi thuộc ba khu vực thị trường mới nổi chính trên thế giới và một nhóm kiểm soát bao gồm các quốc gia công nghiệp. Tại tất cả các quốc gia, kết quả nghiên cứu chỉ ra có một sự suy giảm ERPT dọc theo chuỗi giá. Phân tích của chúng tôi phần nào đi ngược quan điểm truyền thống cho rằng ERPT tại các nền kinh tế "mới nổi" luôn luôn cao hơn đáng kể so với các nền kinh tế "phát triển“. KẾT LUẬN Đối với các thị trường mới nổi có tỉ lệ lạm phát hàng năm chỉ một con số (nhất là các nước châu Á) ERPT thấp và ít khác biệt so với mức độ ERPT tại các nền kinh tế phát triển. Nhìn một cách tổng quát, mối tương quan giữa lạm phát và ảnh hưởng truyền dẫn tỉ giá có ý nghĩa thống kê khi hai nước có dữ liệu ngoại lệ (Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ) được loại trừ ra khỏi phân tích do các kết quả ở các nước này không đáng tin cậy. KẾT LUẬN Bằng chứng về một hệ số tương quan dương giữa độ mở của nền kinh tế và ảnh hưởng truyền dẫn tỉ giá có vẻ yếu hơn là mối tương quan giữa lạm phát và ảnh hưởng truyền dẫn tỉ giá, thậm chí kể cả trường hợp mức độ lạm phát được kiểm soát..
Luận văn liên quan