“Bảo lãnh ngân hàng”: Là cam kết bằng văn
bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên
có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được
bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên
nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn
trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3768 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Bảo lãnh ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
F5.NHB_K9
BẢO LÃNH
I-KHÁI NIỆM
• “Bảo lãnh ngân hàng”: Là cam kết bằng văn
bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên
có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được
bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên
nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn
trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
• TRONG ĐÓ MQH GIỮA 3 CHỦ THỂ ĐƯỢC THỂ HIỆN NHƯ
SAU:
NGÂN HÀNG BẢO LÃNH
3 2
NGƯỜI THỤ 1
NGƯỜI ĐƯỢC
HƯỞNG BẢO
BẢO LÃNH
LÃNH
• (1) Biểu thị mqh gốc giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng
bảo lãnh.Mqh được thể hiện bằng một hợp đồng gốc.
• (2) Biểu thị mối quan hệ giữa người được bảo lãnh và NH bảo lãnh.
Trong đó, người được bảo lãnh yêu cầu NH phát hành thư bảo lãnh
cho người thụ hưởng bảo lãnh.
• (3) Biểu thị mqh giữa NH bảo lãnh và người thụ hưởng, NH bảo lãnh
phát hành thư bảo lãnh gửi đến người thụ hưởng BL. Khi được người
BL vi phạm những điều khoản trong hợp đồng gốc, NH BL bồi thường
cho người thụ hưởng.
• NHỮNG VĂN BẢN ĐIỀU CHỈNH HOẠT
ĐỘNG BẢO LÃNH QUA CÁC THỜI KỲ:
1992 1994 2000 2006
Theo quyết định 26/2006/ QĐ-NHNN quy định:
1. Tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với
một khách hàng không được vượt quá 15% (mười
lăm phần trăm) vốn tự có của tổ chức tín dụng.
Tổng số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng
nước ngoài đối với một khách hàng không vượt
quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
2. Số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng một khách
hàng quy định tại khoản 1 điều này bao gồm tổng
số dư bảo lãnh và các cam kết phát hành theo hình
thức tín dụng chứng từ, ngoại trừ hình thức mở thư
tín dụng trả ngay được khách hàng ký quỹ đủ hoặc
được cho vay 100% giá trị thanh toán.
II- CÁC LOẠI HÌNH BẢO LÃNH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Bảo lãnh vay vốn
2. Bảo lãnh dự thầu
3. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
4. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm
5. Bảo lãnh hoàn thanh toán
6. Bảo lãnh đối ứng
7. Xác nhận bảo lãnh
8. Bảo lãnh trả chậm
9. Các loại bảo lãnh tài chính khác (Financial
Guarantee)
1. BẢO LÃNH VAY VỐN
• Khái niệm: BLVV là cam kết của tổ chức tín dụng với bên
nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong
trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ,
đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh.
• Đặc điểm:
- BLVV thường được sử dụng khi các doanh nghiệp tham gia
thương mại quốc tế, các DN Việt Nam muốn vay vốn từ phía
ngân hàng hay tổ chức kinh tế nước ngoài.
- Loại hình bảo lãnh này chưa phổ biến do các điều kiện chặt
chẽ từ phía ngân hàng nên hầu như chỉ có các Tổng công ty
lớn mới sử dụng.
- Hiện nay, ngoài gói hỗ trợ lãi suất 4%, để giúp các DN tiếp
cận với nguồn vốn các ngân hang, ngày 21/1/2009, Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số
14/2009/QĐ-TTg ban hành Quy chế Bảo lãnh cho doanh
nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại (Quyết định 14).
• Ví dụ:
- DN thuộc các thành phần kinh tế (kể cả Hợp tác
xã) có quy mô dự án đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh tối thiểu là 100 triệu đồng;
- Không nợ quá hạn các TCTD và tổ chức kinh tế;
- Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 10% và sử dụng tham
gia dự án 100% giá trị tài sản hình thành từ vốn
vay thế chấp bảo đảm bảo lãnh sẽ được Ngân
hàng Phát triển Việt Nam (VDB) bảo lãnh vay vốn
để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh. Các doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn
có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa
500 lao động.
2. BẢO LÃNH DỰ THẦU
• Khái niệm: BLDT là cam kết của của TCTD với bên mời
thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách
hàng. Nếu khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định
đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt
cho bên mời thầu thì TCTD sẽ thực hiện thay
• Đặc điểm:
- Là phương tiện thay thế cho việc ký quỹ của người tham gia dự thầu
- Dư nợ bảo lãnh thường không cao. chỉ chiếm từ 1-5% giá trị bỏ thầu,
thời hạn bảo lãnh ngắn
• Mục đích:
- Bù đắp những thiệt hại về thời gian và chi phí cho người tổ chức đấu
thầu do những vi phạm của người tham gia dự thầu
- Giúp cho người dự thầu không phải chi một số tiền nhất định khi dự
thầu và đồng thời bảo đảm cho người tổ chức đấu thầu những khoản
đền bù thoả đáng trong TH người dự thầu vi phạm quy định.
• Hiện nay, do việc quy định mức bảo lãnh
dự thầu và việc thực hiện mức bảo lãnh dự
thầu hiện nay thường là 1% đến 5% (tương
đối thấp) dẫn đến tình trạng tiêu cực như:
- Tham gia đấu thầu để tạo ra sự cạnh tranh
giả tạo, nhằm kiếm lợi nhuận thông qua
thỏa thuận với nhà thầu thực sự tham gia
đấu thầu.
- Sẵn sàng đứng tên đấu thầu giúp nhà thầu
nào đó thắng thầu với giá thầu thấp.
3.BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
• Khái niệm: BLTHHĐ là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD
phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng,
đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh
theo hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp khách hàng không
thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, TCTD
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.
• Đặc điểm:
- BLTHHĐ thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà người đặt hàng đề
nghị đối với người cung ứng để đảm bảo bồi thường vi phạm
hợp đồng.
- Giá trị tối đa của bảo lãnh tương đương với mức bồi thường (
tính tỷ lệ % trên giá trị của hợp đồng, dao động ở mức 10%-
15%).
- Hiệu lực thường chấm dứt khi người được bảo lãnh hoàn thành
nghĩa vụ cung ứng hàng hoá của họ.
- BLTHHĐ được ngân hàng sử dụng nhiều nhất trong thực hành
và được xem như một công cụ đối ứng với tín dụng chứng từ.
Thường gặp nhất của BLNH dạng này là trong các hợp đồng
xây dựng, cung ứng thiết bị công nghệ…
• Mục đích: nhằm chống đỡ rủi ro cho người thụ hưởng (
bên đặt hàng) trong trường hợp người cung cấp không
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng , như: giao hàng chậm
trễ, không đúng chất lượng, số lượng…
• Hiện nay, trong lĩnh vực đầu tư XDCB khi công trình được
phê duyệt kết quả trúng thầu (đạt điểm kỹ thuật cao nhất
và giá bỏ thầu thấp nhất) thì ngân hàng sẽ làm thư bảo
lãnh thực hiện hợp đồng gửi chủ đầu tư, để làm thủ tục ký
hợp đồng thi công. Vấn đề phát sinh từ chỗ này: Xét về
mặt tài chính, khi trúng thầu, nhà thầu chỉ cần ngân hàng
bảo lãnh 5% nhưng được ứng 20% giá trị trúng thầu. Nếu
nhà thầu không quyết tâm thực hiện công trình, sau khi
được ứng 20% rồi không thực hiện hợp đồng, thì chủ đầu
tư sẽ bị thiệt hại 15%. Nếu giải quyết được số tiền này thì
cũng mất nhiều thời gian, có khi bị thiệt hại mà công trình
buộc phải dừng lại chờ xử lý
4. BẢO LÃNH ĐẢM BẢO CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM
• Khái niệm: “Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản
phẩm” là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát
hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng
thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của
sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận
bảo lãnh.
• Trong trường hợp khách hàng bị phạt tiền do
không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp
đồng về chất lượng sản phẩm với bên nhận bảo
lãnh mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt
cho bên nhận bảo lãnh , TCTD thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh đã cam kết.
5. BẢO LÃNH HOÀN THANH TOÁN
• Khái niệm: BLHTT là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát
hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả
tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên
nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết
với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả tiền ứng trước nhưng
không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ số tiền ứng trước cho
bên nhận bảo lãnh thì TCTD sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho
bên nhận bảo lãnh.
• Đặc điểm:
- Giá trị của bảo lãnh hoàn thanh toán thường tương đương toàn
bộ số tiền đã ứng trước (kể cả lãi và phạt).
-> để tránh sự lạm dụng của người thụ hưởng, văn bản BLHTT
phải quy định rằng bảo lãnh chỉ có hiệu lực khi điều kiện tiền
đề đã được thoả mãn.
- Bảo lãnh vay nợ là một dạng bảo lãnh thanh toán được sử
dụng khá phổ biến trong và ngoài nước
• Mục đích: Bằng việc cam kết sẽ trả lại số
tiền đã ứng trước cho người mua (khi người
bán vi phạm không thực hiện hợp đồng ),
ngân hàng phát hành bảo lãnh đã tạo ra sự
tin tưởng cho người mua hàng và đồng thời
cũng giúp người cung ứng thoát khỏi những
khó khăn tạm thời về ngân quỹ.
6. BẢO LÃNH ĐỐI ỨNG
• Khái niệm: “Bảo lãnh đối ứng” là một bảo lãnh
ngân hàng do TCTD (Bên phát hành bảo lãnh đối
ứng) phát hành cho một TCTD khác (bên bảo
lãnh) về việc đề nghị bên bảo lãnh thực hiện bảo
lãnh cho các nghĩa vụ của khách hàng của bên
phát hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo
lãnh.
• Trường hợp, khách hàng vi phạm các cam kết với
bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh phải thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh thì bên phát hành bảo lãnh đối
ứng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho
bên bảo lãnh.
7. XÁC NHẬN BẢO LÃNH
• Khái niệm: “Xác nhận bảo lãnh” là một bảo lãnh
ngân hàng do TCTD (bên xác nhận bảo lãnh) phát
hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả
năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của TCTD được
xác nhận bảo lãnh (bên được xác nhận bảo lãnh)
đối với khách hàng.
• Trường hợp bên được xác nhận bảo lãnh không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
của mình đã cam kết với bên nhận bảo lãnh thì
bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay
cho bên được xác nhận bảo lãnh.
8. BẢO LÃNH TRẢ CHẬM
• Khái niệm: BLTC được sử dụng trong các hợp
đồng mua bán thiết bị hàng hoá trả chậm và còn
gọi là bảo lãnh thanh toán. Quan hệ giữa người
bán và người mua ở đây thực chất là quan hệ tín
dụng thương mại, theo đó người mua chấp nhận
trả tiền hàng hoá theo kỳ hạn nợ cụ thể. Để bảo vệ
mình trước rủi ro không thanh toán đầy đủ và
đúng hạn của người mua, người bán có thể yêu
cầu một bảo lãnh trả chậm của ngân hàng
• Đây là một trong những loại bảo lãnh rất phổ biến
ở các nước đnag phát triển và có thể được sử
dụng thay thế cho tín dụng chứng từ.
9. CÁC LOẠI BẢO LÃNH TÀI CHÍNH
KHÁC
• Khái niệm: Những loại bảo lãnh này được sử dụng để bảo đảm
thanh toán những nghĩa vụ tài chính của khách hàng trong
trường hợp vi phạm. Người hưởng bảo lãnh thường là các cơ
quan công quyền như: hải quan, toà án, cơ quan thuế…
Có rất nhiều loại bảo lãnh tài chính khác nhau: bảo lãnh về
thuế hải quan, thuế môn bài, thuế thu nhập trong thời gian khiếu
nai,..
• Mục đích: Giúp cho khách hàng được miễn phải chi tiền ngay
(nhưng không được miễn hẳn nếu sự kiện làm phát sinh khoản
chi đó xảy ra). Việc kéo dài thời gian chi tiền cũng giúp cho
khách hàng thoát khỏi những khó khăn nhất thời về ngân quỹ.
• Ngoài các loại bảo lãnh kể trên, thực tế còn một số loại khác
nhau: bảo lãnh vận đơn, bảo lãnh bảo hành sản phẩm, bảo lãnh
phát hành chứng khoán…
Doanh số & cơ cấu bảo lãnh của
SGD ngân hàng NN & PTNT
LOẠI BẢO 2005 2006 2007
• Cơ cấu: LÃNH Số tiền Tỷ trọngSố tiền Tỷ trọngSố tiền Tỷ trọng
BL thanh toán 1.781 6.95 53.86 63.67 0.531 0.08
BLdự thầu 4.899 19.12 4.748 5.61 4.997 0.78
BL THHĐ 5.396 21.06 6.457 7.63 554.43 86.2
BL khác 13.551 52.87 19.53 23.08 83.218 12.94
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
0.08
12.94 0.78
6.95 BL thanh toán 23.08 BL thanh toán BL thanh toán
19.12
BL dự thầu BL dự thầu BL dự thầu
52.87 BL THHĐ 7.63 BL THHĐ BL THHĐ
5.61 63.67
21.06 BL khác BL khác BL khác
86.2
• Doanh số:
Doanh số cho vay
643.173
700
600
500
400
Series1
300
200 84.594
25.627
100
0
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Cơ cấu bảo lãnh của ngân hàng
BIDV-CN Thăng Long
2006 2007
Dư
nợ Tăng trưởng
Loại hình (tỷ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng 2007
bảo lãnh đông) (%) (tỷ đông) (%) so với 2006(%)
1.BL dự thầu 72 12.37 147 16.7 104.17
2.Bảo lãnh THHĐ 196 33.68 301 34.2 53.57
3.BL ứng trước 145 24.91 215 24.43 48.28
4.BL thanh toán 103 17.7 117 13.3 13.59
5.BL bảo hành 32 5.5 58 6.59 81.25
6. BL vay vốn 19 3.26 22 2.5 15.79
7.BL khác 15 2.58 20 2.27 33.33
Tổng dư nợ BL 582 100 880 100 51.2
Năm 2006 Năm 2007
BL dự thầu BL dự thầu
2.5
3.26 2.58 BL THHĐ 2.27 BL THHĐ
5.5 12.37 6.59 16.7
17.7 BL tiền ứng trước BL tiền ứng trước
13.3
BL thanh toán BL thanh toán
33.68
BL bảo hành 34.2 BL bảo hành
24.91 24.43
BL vay vốn BL vay vốn
BL khác BL khác
III- THỰC TRẠNG CỦA HOẠT
ĐỘNG BẢO LÃNH Ở VIỆT NAM
• Những kết quả đã đạt được:
- Bảo lãnh đã có những dấu hiệu tăng trưởng rõ
rệt.(thông qua bảng cơ cấu và doanh số).
- Chất lượng bảo lãnh ngày một nâng cao, các loại
hình bảo lãnh ngày càng đa dạng hoá.
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước và
hoạt đông kinh doanh XNK của các doanh nghiệp
Việt Nam, thúc đẩy các hoạt động giao dịch kinh tế
thương mại, chất xúc tác giúp các hợp đồng thương
mại xây dựng, các giao dịch hàng hoá trong nước và
quốc tế được ký kết một cách thuận lợi.
• Những mặt còn tồn tại:
- Bảo lãnh ngân hàng vẫn chỉ được coi là một loại hình dịch
vụ được hạch toán ngoại bảng, các ngân hang vẫn chưa coi
trọng phát triển dịch vụ này. Điều này được thể hiện rất rõ
thông qua bảng thể hiện doanh số của hoạt động bảo lãnh
trên tổng thu (cụ thể ở SGD NH No & PTNTVN) sau:
THU NHẬP 2005 2006 2007
CHUNG
500.360 640.700 859.500
Thu nhập từ 489.809 588.946 798.152
HĐTD
Thu HĐ dịch 4.635 8.116 12.009
vụ
Thu nhập từ 0.264 0.315 3.523
nghiệp vụ
BL
Tỷ trọng (%) 5.7 3.88 29.33
- Đối tượng khách hàng bảo lãnh chủ yếu là các DN vừa và
nhỏ, hoạt động kinh doanh không ổn định, tình hình tài
chính chưa minh bạch, các tài sản đảm bảo chưa đủ điều
kiện của ngân hàng, trình độ quản lý con yếu kém, ý thức
chấp hành pháp luật chưa cao.
->rủi ro của ngân hàng khá cao.
- Các DN chưa có hiểu biết đầy đủ về điều kiện tham gia và
tác dụng của bảo lãnh do đó ngại tham gia bảo lãnh.
- Quy trình bảo lãnh phức tạp gây khó khăn cho khách hàng
và bản thân ngân hàng khi thực hiện thẩm định, chưa đánh
giá được chính xác và đầy đủ về khách hàng yêu cầu bảo
lãnh và khả năng tài chính của họ,
->nhiều khả năng khách hàng không hoàn thành cam kết với
bên đối tác khi đó ngân hàng phải trả thay cho khách hàng
theo hợp đồng bảo lãnh đã ký kết.
- Quá trình bảo lãnh còn thụ động, chủ yếu chấp nhận
những điều kiện mà phía người thụ hưởng bảo lãnh đưa
ra, tiềm ẩn những rui ro cao.
THANK YOU
TO
LISTENING