Bài thuyết trình Chính sách cổ tức trong thực tiễn

Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động Doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi có thể tiếp cận các cơ hội đầu tư có tỷ suất sinh lợi hứa hẹn cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà các cổ đông trông đợi. Tùy thuộc vào cơ hội đầu tư mà doanh nghiệp theo đuổi. Chính sách này có vẻ thiếu tính minh bạch với các cổ đông, chỉ có các nhà quản trị biết rõ, phù hợp với công ty đã có vốn sẵn và chớp thời cơ khi có dự án đầu tư phù hợp.

pptx96 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Chính sách cổ tức trong thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level ‹#› Click to edit Master title style CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG THỰC TIỄN GVHD: TS TRẦN THỊ HẢI LÝ Nhóm TH: Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 DANH SÁCH NHÓM 2 Lê Bá Nam Trần Thị Thanh Tâm Trần Thị Tường Vi Lê Thị Hồng Phương NỘI DUNG CHÍNH 1. Chính sách cổ tức trong thực tiễn 2. Cổ tức được chi trả như thế nào? 3. Cổ tức cổ phần và chia nhỏ cổ tức 4. Mua lại cổ phần tương tự như là các quyết định chia cổ tức 5. Mở rộng ví dụ: Chính sách thanh toán trong thế kỉ 21 (Alon Brav,John R. Graham, Campbell R. Harvey, Roni Michaely) 1.Chính sách cổ tức trong TT Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định Các chính sách chi trả cổ tức khác Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động Doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi có thể tiếp cận các cơ hội đầu tư có tỷ suất sinh lợi hứa hẹn cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà các cổ đông trông đợi. Tùy thuộc vào cơ hội đầu tư mà doanh nghiệp theo đuổi. Chính sách này có vẻ thiếu tính minh bạch với các cổ đông, chỉ có các nhà quản trị biết rõ, phù hợp với công ty đã có vốn sẵn và chớp thời cơ khi có dự án đầu tư phù hợp. 1.Chính sách cổ tức trong TT Chính sách cổ tức tiền mặt cố định Hầu hết các doanh nghiệp và các cổ đông thích chính sách cổ tức ổn định, lý do: + Thay đổi cổ tức có ý nghĩa hàm chứa thông tin + Nhà đầu tư cần tới dòng tiền mặt cổ tức + Cổ tức ổn định là một đòi hỏi mang tính pháp lý 1.Chính sách cổ tức trong TT VD: Công ty NWA tuân theo chính sách chi trả cổ tức tiền mặt cố định Các chính sách chi trả cổ tức khác Chính sách chi trả cổ tức cố định không đổi, tuy nhiên lợi nhuận thay đổi nhiều sẽ kéo theo cổ tức dao động. Chính sách chi trả cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng. Thích hợp với công ty có lợi nhuận và nhu cầu tiền mặt biến động giữa các năm hoặc cả hai. 1.Chính sách cổ tức trong TT Các chi trả cổ tức không thấp hơn 1,2 $ Vấn đề doanh nghiệp nhỏ: chính sách cổ tức Tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân ở DN lớn là 40-60%, ở DN nhỏ thướng dưới 3%. Lý do khác biệt: Trong giai đoạn tăng trưởng nhanh của chu kỳ kinh doanh, cần nhiều vốn để tập trung đầu tư các dự án và gia tăng vốn luân chuyển. Một hoặc một vài cá nhân sở hữu, chính sách cổ tức thường phản ánh ưu tiên lợi nhuận các cá nhân này. 1.Chính sách cổ tức trong TT Hầu hết DN áp dụng thể thức thông báo và chi trả cổ tức, xoay quanh ngày công bố, ngày không cổ tức, ngày ghi sổ và ngày chi trả. 2. Cổ tức được chi trả như thế nào? Có 2 PA tái đầu tư cổ tức: Mua cổ phần đang lưu hành được thực hiện thông qua Ngân hàng, hành động như một tổ chức được ủy thác mua cổ phần trên thị trường tự do và phân bổ số cổ phần này cho các cổ đông tham gia. Mua cổ phần mới phát hành: dùng cổ tức tiền mặt mua cổ phần mới phát hành, thường với một chiết khấu nhỏ (khoảng 5%) từ giá thị trường. Phương án này giúp huy động cổ phần mới, giảm dòng tiền mặt chi cho cổ tức, tiết kiệm chi phí hoa hồng. Tuy nhiên các cổ đông phải trả thuế trên cổ tức tiền mặt tái đầu tư. 2. Cổ tức được chi trả như thế nào? Cổ tức cổ phần là chi trả thêm cổ phần thường cho các cổ đông nắm giữ cổ phần thường, được chuyển tiền từ tài khoản lợi nhuận giữ lại sang các tài khoản vốn cổ phần thường khác của cổ đông. Ví dụ công ty Copies có vốn cổ phần nắm giữ phần thường như sau: 3. Cổ tức cổ phần và chia nhỏ cổ tức 3. Cổ tức cổ phần và chia nhỏ cổ tức 3. Cổ tức cổ phần và chia nhỏ cổ tức 3. Cổ tức cổ phần và chia nhỏ cổ tức 4. Mua lại cổ phần Thể thức mua lại cổ phần Các tác động của thuế Các tác động phát tín hiệu Thể thức mua lại cổ phần Mua trực tiếp từ cổ đông bằng giá đệm (> giá thị trường) Mua cổ phần lại ở thị trường tự do Thương lượng mua lại số cổ phần lớn ở các cổ đông lớn. 4. Mua lại cổ phần Thể thức mua lại cổ phần Cổ phần được mua lại được gọi là cổ phần ngân quỹ. Cổ phần ngân quỹ được sử dụng cho hoạt động sáp nhập và mua lại công ty dễ dàng. Việc mua lại cổ phần làm tăng lợi nhuận mỗi cổ phần đang lưu hành còn lại và tăng giá cổ phần. 4. Mua lại cổ phần Các tác động của thuế Quyết định mua lại cổ phần hay chi trả cổ tức tiền mặt. Mua lại cổ phần lợi thế hơn khi thuế đánh trên thu nhập lãi vốn được hoãn đến thời điểm tương lai khi bán cổ phần, ngược lại thu nhập khi được chi trả cổ tức tiền mặt phải đóng thuế năm hiện hành. Tuy nhiên, nếu thường xuyên mua lại cổ phần sẽ bị chính phủ đánh thuế như chính sách cổ tức tiền mặt. 4. Mua lại cổ phần Các tác động phát tín hiệu Giống như tác động phát tín hiệu của gia tăng cổ tức, mua lại cổ phần cũng có thể có tác động tích cực cho TS cổ đông. Mua lại cổ phần như một tín hiệu cho thấy ban điều hành dự kiến DN có lợi nhuận và dòng tiền cao hơn trong tương lai. 4. Mua lại cổ phần CỔ TỨC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA Chi trả cổ tức từ công ty con về công ty mẹ tiêu biểu là phương tiện chính thức để chuyển vốn về công ty mẹ. Nhiều yếu tố ấn định: thuế, rủi ro hối suất, rủi ro chính trị, nguồn tiền sẵn, nhu cầu tài trợ cho công ty con và biện pháp kiểm soát hối suất. Ở một số quốc gia, thuế suất đánh trên lợi nhuận chi trả cố tức thấp hơn nhiều so với thuế suất đánh trên lợi nhuận giữ lại. CỔ TỨC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA Lợi nhuận được chuyển từ nước công ty con có đồng tiền yếu về nước công ty mẹ có đồng tiền mạnh hơn để tránh rủi ro hối suất. Chuyển tất cả các ngân khoản về công ty mẹ, chỉ giữ lại lượng vốn cần thiết. Công ty con ở nước lớn và phát triển có xu hướng chuyển lợi nhuận về công ty mẹ. Có thể tiếp cận được nguồn vốn nước chủ nhà, có xu hướng chi trả cổ tức cao hơn ở công ty mẹ. Quốc gia chủ nhà gặp khó khăn trong cán cân thanh toán có thể sẽ hạn chế chi trả cổ tức từ công ty con về công ty mẹ. 5. Mở rộng ví dụ Bài nghiên cứu này khảo sát 384 giám đốc điều hành tài chính và tiến hành các cuộc phỏng vấn để xác định các yếu tố quyết định xu thế cổ tức và mua lại cổ phần. Về tổng thể, nghiên cứu dựa trên 256 công ty đại chúng (trong đó 166 công ty trả cổ tức, 176 cty mua lại cổ phần và 77 cty không chi trả) và 128 cty tư nhân ĐẦU TƯ, CỔ TỨC VÀ MUA LẠI Quyết định cổ tức được thực hiện đồng thời (có lẽ sớm hơn một chút) quyết định đầu tư. Quyết định mua lại đưa ra sau quyết định đầu tư. Trên thang điểm từ -2 (hoàn toàn không đồng ý) đến 2 (hoàn toàn đồng ý): Điểm trung bình -0.3 với quyết định đầu tư được thực hiện trước quyết định chia cổ tức (Bảng 2, dòng 6). Điểm trung bình 1.0 với quyết định đầu tư được thực hiện trước quyết mua lại (Bảng 3, dòng 2). Các nhà quản lý được phỏng vấn nói rằng họ sẽ bỏ qua một số dự án đầu tư có NPV dương trước khi cắt giảm cổ tức. Ngụ ý rằng cổ tức không phải là dòng tiền tự do, như giả định M&M. Mặc khác việc mua lại được coi là dòng tiền tự do như ngụ ý của M&M. ĐẦU TƯ, CỔ TỨC VÀ MUA LẠI Các công ty có huy động vốn bên ngoài trước khi xem xét việc giảm thanh toán? 65% những công ty chi trả cổ tức đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý rằng vốn từ bên ngoài sẽ được nâng lên trước khi cắt giảm cổ tức (Bảng 2, hàng 3) Chỉ có 16% những cty mua lại cổ phần của mình đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý rằng vốn từ bên ngoài sẽ được nâng lên trước khi giảm việc mua lại cổ phần (Bảng 3, hàng 8). ĐẦU TƯ, CỔ TỨC VÀ MUA LẠI Cơ hội đầu tư có ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức không ? Không tới 50% các nhà điều hành cho rằng sự sẵn có của cơ hội đầu tư tốt là yếu tố quan trọng hoặc rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chia cổ tức (Bảng 5, hàng 6). Ngược lại, 80% các giám đốc tài chính cho rằng dự án đầu tư tốt sẵn có là một yếu tố quan trọng hoặc rất quan trọng ảnh hưởng đến việc mua lại CP (Bảng 6, dòng 2) ĐẦU TƯ, CỔ TỨC VÀ MUA LẠI Mối quan hệ giữa chi cổ tức và mua lại Hỏi các công ty rằng họ sẽ làm gì với số tiền có được nếu họ cắt giảm cổ tức. Câu trả lời phổ biến nhất là họ sẽ phải trả giảm nợ (xem hình 2A). Câu trả lời phổ biến thứ hai là mua lại cổ phần. Tiếp theo tăng cường đầu tư. Hỏi các công ty sẽ làm gì với số tiền có được từ việc giảm mua lại. Câu trả lời phổ biến nhất lại là để trả nợ. Nhưng rất ít doanh nghiệp sẽ lựa chọn chi trả cổ tức. (xem Hình 2B). ĐẦU TƯ, CỔ TỨC VÀ MUA LẠI Hình 2A Hình 2B Mối quan hệ giữa chi cổ tức và mua lại Các nhà quản lý không xem mối quan hệ giữa chi trả cổ tức và mua lại như mối quan hệ thay thê, một-đổi-một. Các nhà quản lý do dự để chuyển vốn từ việc mua lại sang chi trả cổ tức bởi vì việc thay thế này không thể đảo ngược lại ngoại trừ trường hợp đặc biệt. ĐẦU TƯ, CỔ TỨC VÀ MUA LẠI Mối quan hệ giữa chi cổ tức và mua lại Các nhà quản lý đánh giá cao sự linh hoạt của việc mua lại, và không thích sự cứng nhắc của cổ tức. 2/3 các công ty hiện tại không thanh toán nói rằng nếu họ đã bắt đầu trả tiền họ sẽ chỉ mua lại, trong khi chỉ có 22% nói rằng họ sẽ chỉ trả cổ tức (xem hình 2C). Nếu một lần miễn phí chuyển đổi việc chi trả cổ tức hầu hết các công ty sẽ nhấn mạnh việc mua lại cổ phiếu. Có nghĩa là, một khi tất cả hạn chế được loại bỏ, hầu hết các công ty chi trả cổ tức sẽ chuyển sang hướng mua lại. ĐẦU TƯ, CỔ TỨC VÀ MUA LẠI Hình 2C Có phải các quyết định thanh toán vẫn dè dặt ? Chính sách cổ tức được thực hiện khá thận trọng 94% đối tượng chia cổ tức đồng ý rằng họ cố gắng tránh giảm cổ tức. Mức đánh giá trung bình là 1,6 (Bảng 4, dòng 1). 88% các giám đốc điều hành đồng ý rằng sẽ có những hậu quả tiêu cực xảy ra để giảm cổ tức (Bảng 2, dòng 1). 84% duy trì sự nhất quán với chính sách cổ tức cũ như một yếu tố quan trọng hoặc rất quan trọng trong việc xác định chính sách cổ tức (Bảng 5, dòng 1). 88% đồng ý rằng họ xem xét mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu trong quý gần đây khi lựa chọn chính sách cổ tức của cổ phiếu đó ở hiện tại (Bảng 4, dòng 3). Chính sách cổ tức được thực hiện khá thận trọng 90% các công ty đồng ý rằng họ dàn đều chính sách chia cổ tức từ năm này sang năm khác (Table 4, row 2). 78% người chi trả cổ tức nói rằng họ không sẳn lòng ra quyết định chia cổ tức khi cần (Table 4, row 4). THU NHẬP, CHÍNH SÁCH THANH TOÁN. Hơn 2/3 người trả cổ tức tuyên bố rằng thu nhập ổn định trong tương lai là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chia cổ tức (Table 5, row 2). 65,6% các giám đốc điều nói rằng sự ổn định của dòng tiền trong tương lai là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mua lại cổ phiếu (Table 6, row 4). 2/3 các giám đốc tài chính nói rằng một sự thay đổi bền vững về thu nhập là quan trọng hoặc rất quan trọng đối với việc chia cổ tức (Table 5, row 3), và 65,2% đồng ý tương tự cho việc mua lại (table 6, row 5 và Figure 1, row 4). Khoảng 1/3 các công ty nói rằng sự gia tăng tạm thời trong thu nhập là một yếu tố quan trọng với việc mua lại (Table 6, row 9). Chỉ có 8,4% nói rằng sự gia tăng tạm thời trong thu nhập là rất quan trọng để quyết định chia cổ tức (Table 5, row 17). Dư thừa tiền mặt trên (Figure 1, row 16) là quan trọng hơn với các quyết định mua lại hơn quyết định chia cổ tức. Chỉ có 30,3% CFOs tuyên bố rằng có thêm tiền hoặc tài sản lưu động là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chia cổ tức (Table 5, row 12). Ngược lại, 61,9 % (Table 6, row 6) nói rằng tiền mặt dư thừa tạm thời hoặc tài sản lưu động quan trọng ảnh hưởng đến việc mua lại. THU NHẬP, CHÍNH SÁCH THANH TOÁN. Quyết định mua lại không bảo thủ như quyết định cổ tức. Chỉ có 22,5 % giám đốc điều hành tin rằng có những hậu quả tiêu cực để giảm việc mua lại (Table 3, row 6), và chỉ có 22,1 % nói rằng việc duy trì sự nhất quán với chính sách mua lại lịch sử là quan trọng hoặc rất quan trọng (Table 6, hàng 14). Tính chất bảo thủ của chính sách cổ tức. Đầu tiên trong những năm 1950, Lintner nói rằng tiền lãi cổ tức sẽ được giảm xuống để phản ánh bất kỳ "sự sụt giảm tiếp tục hoặc đáng kể thu nhập". Hôm nay, một số giám đốc điều hành kể những câu chuyện bán tài sản, sa thải một lượng lớn lao động, vay mượn rất nhiều, hoặc bỏ qua các dự án NPV >0, trước khi giết con bò thiêng liêng (slaying the sacred cow) bằng việc cắt giảm cổ tức. Thứ hai, các nhà quản lý nhận thức rằng mất cân xứng đáng kể giữa tăng cổ tức và giảm cổ tức: không có nhiều tương thưởng khi cổ tức tăng nhưng là một hình phạt nặng cho việc giảm cổ tức. Thứ ba, cổ tức trên mỗi cổ phiếu là “path dependent”, nghĩa là mức cổ tức một công ty đưa ra trong năm bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách công ty đã thực hiện điều đó trong quá khứ. Thứ tư, nhiều công ty sẽ muốn cắt giảm cổ tức nhưng cảm thấy hạn chế bởi chính sách đã có trong lịch sử của họ. Một số các công ty tìm kiếm cơ hội cho một “stealth cut” trong cổ tức, mà họ “sneak by” thị trường. Tính chất bảo thủ của chính sách cổ tức. Có phải tỷ lệ thanh toán vẫn là mục tiêu cho các quyết định thanh toán ? Lintner (1956) nói rằng một trong những khía cạnh quan trọng nhất của chính sách cổ tức (sau khi công ty đã xác định thu nhập của nó) là lựa chọn một tỷ lệ thanh toán. Mục tiêu khi đưa ra quyết định chính sách cổ tức? Gần 40% nhắm mục tiêu là cổ tức trên mỗi cổ phiếu (xem Figure 3A). Chỉ có 28 % hướng đến mục tiêu tỉ suất trả cổ tức (so với tổng số lãi). 27% khác hướng đến sự tăng trưởng cổ tức trên mỗi cổ phiếu. 13% mục tiêu là tỷ suất lợi tức cổ phần. 6% người chi trả cổ tức xác nhận không có mục tiêu cổ tức gì cả. Hình 3A Các nhà quản lý xem xét các mục tiêu cổ tức chặt chẽ hay linh hoạt? 45% nói rằng họ linh hoạt trong việc theo đuổi mục tiêu, 12 % nói rằng mục tiêu không phải thực sự là một mục tiêu gì cả. Ngược lại, 32 % nói rằng mục tiêu của họ là khá chắc và 11 % nói mục tiêu là rất nghiêm ngặt. (Firgue 3B ) Hình 3B Mục tiêu khi đưa ra quyết định mua lại? Hơn 40 % các công ty này nhắm mục tiêu giá trị đồng USD của việc mua lại (Firgue 3C). 20% hoàn toàn không nhắm mục tiêu mua lại ở tất cả. Chỉ có 4 % mục tiêu "Tỷ lệ cổ tức mua lại" có nghĩa là, việc mua lại, tính theo tỷ lệ thu nhập. Cuối cùng, hơn 20 % sử dụng việc mua lại để nhắm mục tiêu chính sách khác. Hình 3C Các nhà quản lý xem xét các mục tiêu mua lại chặt chẽ hay linh hoạt? 53 % nói rằng mục tiêu là một mục tiêu linh hoạt (so với khoảng 45 % cho cổ tức). 19 % nói rằng nó thực sự không phải là một mục tiêu (so với 12 % cho cổ tức). Chỉ có 27 % nói rằng mục tiêu mua lại của họ là hoặc nghiêm ngặt hoặc khá chặt. (Figure 3D) Hình 3D CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Miller và Modigliani (1961) cho thấy giá trị của công ty không liên quan đến chính sách trả cổ tức tại các thị trường vốn hoàn hảo. Tuy nhiên nhiều giả thuyết đã giải thích cách mà chính sách trả cổ tức có thể ảnh hưởng đến giá trị công ty nếu một trong các giả định của Miller và Modigliani được nới lỏng. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Thuế Khách hàng Mâu thuẫn đại diện và kỷ luật tự áp đặt Thông tin, tín hiệu và giá cổ phiếu Đại chúng – tư nhân Các yếu tố khác CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 1. Thuế Khi thực hiện cuộc phỏng vấn này thì thuế cổ tức là 40% cho các nhà đầu tư bán lẻ, trong khi thuế suất của lợi nhuận đầu tư dài hạn là 20% CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 1. Thuế Khi đề cập đến các loại thuế cá nhân phải trả của nhà đầu tư 21,1% cty chi trả cổ tức cho rằng đây là nhân tố quan trọng hoặc rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chia cổ tức (Bảng 5, dòng 13). Tương tự, chỉ có 29,1% các công ty mua lại cho rằng các loại thuế cá nhân là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số lượng cổ phiếu mua lại (Bảng 6, dòng 12). CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 1. Thuế Khi hỏi những cty thực hiện mua lại: liệu lợi thế về thuế mà việc mua lại đã có hơn cổ tức ảnh hưởng đến quyết định của họ khi mua lại, 41,8% đã đồng ý (Bảng 8, dòng 5). Nhà quản lí cho rằng thuế không hiệu quả là một yếu tố mà làm cho họ ủng hộ việc mua lại, hơn là cổ tức. Tuy nhiên, khi hỏi các cty chi trả cổ tức tại sao bất lợi về thuế không làm giảm cổ tức (hoặc tăng cổ tức ít hơn), nó trở nên rõ ràng rằng mức thuế cho nhà đầu tư không phải là một yếu tố chi phối CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 1. Thuế Nhìn chung, giám đốc điều hành chỉ ra rằng các loại thuế khác biệt là một xem xét, nhưng không phải là một mối quan tâm bậc nhất trong các quyết định chính sách thanh toán. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 1. Thuế Tháng 6/2003 mức thuế suất của nhà đầu tư đối với cổ tức và lãi vốn xuống 15% 28%: có thể sẽ dẫn đến gia tăng cổ tức công ty của họ 70%sẽ không chắc chắn hoặc có thể không ảnh hưởng đến quyết định chia cổ tức của họ Cty chi trả cổ tức 13%: công ty của họ có lẽ sẽ bắt đầu chia cổ tức do giảm thuế cổ tức 87%: việc loại bỏ thuế cổ tức có thể hoặc chắc chắn sẽ không dẫn đến việc bắt đầu đầu chia cổ tức Cty không trả cổ tức CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 1. Thuế Nhìn chung, kết quả chỉ ra rằng các loại thuế ảnh hưởng đến quyết định thanh toán - nhưng không phải là ảnh hưởng chi phối cho phần lớn các công ty. Các kết quả cũng cho thấy những yếu tố xác định dưới đây ảnh hưởng đến tầm nhìn của công ty về chính sách thanh toán nên có nhiều khả năng vẫn quan trọng trong một môi trường thuế cổ tức thấp. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 2. Khách hàng Ngay cả với những bất lợi lớn về thuế cổ tức cho các nhà đầu tư bán lẻ, nhà quản lí tin rằng nếu có bất kỳ đối tượng các nhà đầu tư ưa thích cổ tức như là hình thức thanh toán, đó là các nhà đầu tư bán lẻ. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 2. Khách hàng : Nhà đầu tư bán lẻ Gần một nửa số giám đốc điều hành cho rằng chi trả cổ tức là một yếu tố quan trọng hoặc rất quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư bán lẻ đến với cổ phiếu của họ (Bảng 5, dòng 7) Trong khi chỉ có một phần năm tin rằng việc mua lại cổ phiếu thu hút các nhà đầu tư bán lẻ (Bảng 6, dòng 13) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 2. Khách hàng : Nhà đầu tư bán lẻ Một số giám đốc tài chính cho rằng các nhà đầu tư bán lẻ ưa thích cổ tức là các nhà đầu tư “gray-haired set,” hay “mom and pop” (mom and pop: Một doanh nghiệp nhỏ, thường được sở hữu hoặc điều hành bởi một gia đình) những người có lẽ là có mức thuế suất cổ tức thấp. Tuy nhiên, phổ biến hơn, là niềm tin rằng các nhà đầu tư bán lẻ thích cổ tức bất chấp các tác động của thuế CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 2. Khách hàng : Nhà đầu tư bán lẻ Như vậy: tầm quan trọng của cổ tức mạnh hơn đối với các nhà đầu tư bán lẻ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 2. Khách hàng : Nhà đầu tư là tổ chức Từ quan điểm của nhà quản lý, các tổ chức cố gắng gây ảnh hưởng đến quyết định chia cổ tức nhiều như họ cố gắng để gây ảnh hưởng đến quyết định mua lại. Gần một nửa số người được hỏi nói rằng ảnh hưởng của cổ đông là tổ chức tác động đến quyết định chia cổ tức (Bảng 5, hàng 5). Điều này giống hệt 51,9 phần trăm người nói rằng các tổ chức ảnh hưởng đến quyết định mua lại (Bảng 6, dòng 7). CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 2. Khách hàng : Nhà đầu tư là tổ chức Kết quả nghiên cứu không chỉ ra rằng các nhà quản lí tin rằng các tổ chức có một sở thích mạnh đối với cổ tức hơn là các nhà đầu tư cá nhân Hầu hết các nhà quản lý không đồng ý với tuyên bố rằng các công ty trả cổ tức để thu hút các tổ chức Chỉ có 1/3 số người chi trả cổ tức làm như vậy để thu hút các tổ chức vì tổ chức theo dõi cổ phiếu của họ (Bảng 5, dòng 11) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 2. Khách hàng : Nhà đầu tư là tổ chức Nhìn chung, bằng chứng khảo sát và phỏng vấn luôn chỉ ra rằng nhà quản lý không tin rằng các khoản thanh toán cổ tức là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của tổ chức, cũng như không có chủ ý sử dụng chính sách thanh toán để thu hút các cơ chế giám sát. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 3. Mâu thuẫn đại diện và kỷ luật tự áp đặt Một số quan điểm trước đó cho rằng: việc thanh toán có thể được sử dụng để tạo ra kỷ luật tự áp đặt Chủ sở hữu có thể giảm thiểu tiền mặt =>làm giảm cơ hội cho nhà quản lý chi tiêu vượt quá hoặc đầu tư vào các dự án NPV âm. Một cách để loại bỏ tiền không cần thiết từ công ty là tăng cường thanh toán CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 3. Mâu thuẫn đại diện và kỷ luật tự áp đặt Tuy nhiên, hầu hết các nhà quản lí không xem CS thanh toán như một phương tiện để tự áp đặt kỷ luật. Gần 87% nhà quản lí cho rằng kỷ luật áp đặt bởi cổ tức không phải là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chính sách cổ tức (Bảng 5, dòng 15) Tương tự, khoảng 80% tin rằng kỷ luật áp đặt bởi việc mua lại là không quan trọng (Bảng 6, dòng 16) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 3. Mâu thuẫn đại diện và kỷ luật tự áp đặt Nhà quản lí cho rằng sự liêm chính trong quản trị hoặc kỷ luật được áp đặt bởi các “bottom line“ (kết quả đạt được cuối cùng) đảm bảo rằng dòng tiền tự do không bị lãng phí vào các dự án có
Luận văn liên quan