Môi trường: Là tập hợp các nguồn lực xung quanh của một công ty mà nó
có những ảnh hưởng tìm ẩn đến những phương thức h oạt động của doanh
nghiệp cũng như khả năng tiếp cận các nguồn lực khan hiếm.
Tài sản của Công ty: Là những loại hàng hóa và dịch vụ đặc thù mà công ty
có thể sản xuất ra để phục vụ cho khách hàng và các bên liên quan.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình CHƯƠNG III: Quản lý trong Môi trường thay đổi Toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
MÔN HỌC:
Lý thuyết Công ty,
thiết kế, và thay đổi
CHƯƠNG III: Quản lý trong
Môi trường thay đổi Toàn cầu
Giảng viên : TS. Hồ Ngọc Phương
Nhóm thực hiện : Nhóm 3
Lớp : MBA-4-2
- 1 -
MÔI TRƯỜNG CÔNG TY LÀ GÌ?
Môi trường: Là tập hợp các nguồn lực xung quanh của một công ty mà nó
có những ảnh hưởng tìm ẩn đến những phương thức hoạt động của doanh
nghiệp cũng như khả năng tiếp cận các nguồn lực khan hiếm.
Tài sản của Công ty: Là những loại hàng hóa và dịch vụ đặc thù mà công ty
có thể sản xuất ra để phục vụ cho khách hàng và các bên liên quan.
Hình 3-1: Môi tr ng c a công ty
Yếu tố văn hóa và Các yếu tố Các yếu tố
Nhân học
nước ngoài chính trị
Khách hàng Nhà phân phối
Chính phủ Công ty Đoàn thể
Các nhà
Đối thủ
Cung cấp
Cạnh tranh
C ác yếu tố C ác y ếu tố Các yếu tố
môi trường kinh tế công nghệ
Môi trường cụ thể Môi trường chung
Môi trường cụ thể
Các y ếu tố từ những nhóm người có liên quan bên ngoài và ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng đảm bảo nguồn lực của một công ty.
Các nhóm người có liên quan bên ngoài bao gồm: khách hàng, nhà
phân phối, đoàn thể, các đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp và chính
phủ
Công ty phải tham gia vào các giao dịch với tất cả những người có liên quan
bên ngoài nhằm đạt được các nguồn lực để tồn tại.
Môi trường chung
- 2 -
Các yếu tố hình thành môi trường cụ thể và ảnh hưởng đến khả năng của tất
cả các công ty trong môi trường riêng biệt để có được các nguồn lực.
Các yếu tố kinh tế : Các yếu tố chẳng hạn như lãi suất, tình hình kinh tế, và
tỉ lệ thất nghiệp, xác định mức độ của nhu cầu đối với sản phẩm và giá cả
đầu vào.
Các yếu tố công nghệ : Sự phát triển của kỹ thuật, dây chuyền sản xuất mới
và thiết bị xử lý thông tin mới, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh hoạt động của
công ty.
Các yếu tố chính trị và môi trường: Chính sách của chính phủ ảnh hưởng
đến công ty và những người có liên quan.
Những yếu tố về nhân học, văn hóa và xã hội: Tuổi tác, giáo dục, lối sống,
chuẩn mực xã hội, giá trị, và phong tục tập quán của một quốc gia.
Những yếu tố trên sẽ định hình nên những khách hàng, những nhà
quản lý và nhân viên của công ty.
Các yếu tố không minh bạch trong môi trường của công ty
Tất cả các yếu tố tạo ra tính không minh bạch cho các công ty.
Tính không minh bạch gây rất nhiều khó khăn cho các nhà quản lý trong
việc kiểm soát các nguồn lực để bảo vệ và mở rộng phạm vi hoạt động của
họ.
Hình 3-2: Ba yếu tố gây ra sự không minh bạch.
M c đ c a s không minh b ch
Tính phức tạp của môi trường : sức mạnh, số lượng, và sự liên kết giữa
các yếu tố chung và riêng mà một công ty phải quản lý.
Liên kết lẫn nhau : Làm tăng tính phức tạp của môi trường công ty.
- 3 -
Tính năng động của môi trường: mức độ mà các yếu tố trong môi trường
chung và cụ thể thay đổi theo thời gian.
Môi trường ổn định : Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lực có thể dự
đoán trước.
Môi trường không ổn định ( năng động ): Rất khó để dự đoán các
yếu tố sẽ thay đổi và gây ảnh hưởng như thế nào đến các nguồn lực.
Tính phong phú của môi trường : Đó là các nguồn lực sẵn có để hỗ trợ cho
các lĩnh vực hoạt động trong công ty.
Môi trường có thể nghèo nàn do :
• Công ty đặt tại ở một nước nghèo hoặc trong khu vực nghèo
của một quốc gia.
• Mức độ cạnh tranh cao, và các công ty phải tranh giành để có
được nguồn lực có sẵn.
LÝ THUYẾT PHỤ THUỘC VÀO NGUỒN LỰC
Các công ty phụ thuộc vào môi trường về nguồn lực mà họ cần để tồn tại và
phát triển. Việc cung cấp nguồn lực phụ thuộc vào độ phức tạp, năng động và sự
phong phú của môi trường sẽ trở nên nghèo hơn bởi vì những khách hàng quan
trọng bị mất đi hoặc những đối thủ mới gia nhập vào thị trường, các nguồn lực
dường như ngày càng khan hiếm và có giá trị hơn, và không chắc chắn là s ẽ tăng
lên. Các công ty nỗ lực quản lý việc giao dịch của họ với môi trường để chắc chắn
việc sử dụng các nguồn lực mà họ phụ thuộc. Họ muốn việc sử dụng nguồn lực của
mình có thể dự đoán trước bởi vì khả năng dự đoán trước sẽ đơn giản hóa việc quản
lý lĩnh vực và thúc đẩy sự sống còn của họ.
Theo lý thuyết phụ thuộc vào nguồn lực, mục tiêu của một công ty nhằm để
giảm tối đa sự phụ thuộc của mình vào các công ty khác trong việc cung ứng các
nguồn lực khan hiếm và tìm ra những phương pháp gây ảnh hưởng lên các công ty
đó để tạo ra các nguồn lực sẵn có. Do đó, hai vần đề về sự phụ thuộc vào nguồn lực
mà một công ty cần phải giải quyết. Một là gây ảnh hưởng lên các công ty khác để
giành được nguồn lực, hai là phải đáp ứng cung và cầu của các công ty khác trong
môi trường đó.
M ức độ phụ thuộc của một công ty vào một công ty khác là sự tổng hợp của hai
yếu tố. M ột là nguồn lực quan trọng như thế nào đối với sự tồn tại của công ty. Đầu
vào khan hiếm và có giá trị (ví dụ như các bộ phận thành phần và nguyên liệu thô)
và các nguồn lực (như khách hàng và các cửa hàng phân phối) rất quan trọng đối
với sự tồn tại của một công ty. Hai là nguồn lực được kiểm soát bởi các công ty
khác. Ví dụ, những nhà sản xuất nắp chai và đồ hộp cần nhôm để sản xuất vỏ đồ
hộp nhưng trong nhiều năm, việc cung cấp nhôm được kiểm soát bởi Alcoa, trong
đó có một độc quyền ảo.
Ngành công nghiệp máy tính cá nhân minh họa hoạt động của cả hai yếu tố.
Các nhà sản xuất máy tính cá nhân như Compaq, gateway và dell thì phụ thuộc vào
các công ty như Intel trong việc cung cấp chip bộ nhớ và mạch tích hợp. M ột số
- 4 -
công ty, như Apple và IBM thì không bán hàng trực tuyến (Dell và Gateway dẫn
đầu trong bán hàng trực tuyến), phụ thuộc vào chuỗi cửa hàng máy tính, những cửa
hàng bán lẻ có chứa sản phẩm của họ và hệ thống trường học cũng như các doanh
nghiệp mua sản phẩm của họ với số lượng lớn. Khi có một vài nhà cung cấp cùng
một loại linh kiện như mạch tích hợp hoặc một vài công ty phân phối và bán cùng
một loại sản phẩm thì các công ty trở nên rất phụ thuộc vào những công ty đã tồn
tại. Ví dụ, Intel sản xuất ra rất nhiều các vi mạch tiên tiến nhất, do đó có rất nhiều
quyền lực đối với các nhà sản xuất máy tính, những người cần các con chip nhanh
nhất để cạnh tranh thành công trên thị trường. Một công ty phụ thuộc vào một công
ty khác càng nhiều thì quyền lực về sau càng lớn và nó càng có thể đe dọa hoặc khai
thác các công ty phụ thuộc nếu nó muốn làm như vậy.
Để quản lý sự phụ thuộc nguồn lực và kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực
khan hiếm, tổ chức phát triển các chiến lược khác nhau. Giống như các quốc gia cố
gắng tạo dựng một chính sách quốc tế để tăng khả năng ảnh hưởng đến vấn đề thế
giới, vì vậy các công ty cố gắng tìm cách giảm sự phụ thuộc của mình vào môi
trường. M icrosoft là một ví dụ tốt về việc quản lý môi trường để kiểm soát sự phụ
thuộc vào nguồn lực . (xem ...3.2)
CHIẾN LƯỢC LIÊN KẾT GIỮA C ÁC CÔNG TY ĐỂ QUẢN LÝ SỰ PHỤ
THUỘC VÀO NGUỒN LỰC
Như ví dụ về Microsoft cho thấy, dòng chảy của nguồn lực giữa các công ty là
không minh bạch và còn mơ hồ. Để giảm sự không minh bạch, một công ty cần đưa
ra các chiến lược liên kết để quản lý các nguồn lực phụ thuộc lẫn nhau trong môi
trường chung và môi trường cụ thể của nó. Việc quản lý các nguồn lực phụ thuộc
lẫn nhau này cho phép một công ty bảo vệ và mở rộng phạm vi của nó. Trong một
môi trường cụ thể, một công ty cần quản lý mối quan hệ của nó với các nguồn lực
như các nhà cung cấp, đoàn thể và các nhóm lợi ích người tiêu dùng. Nếu họ giới
hạn việc tiếp xúc với các nguồn lực thì sẽ làm gia tăng sự không minh bạch.
Trong môi trường cụ thể, hai dạng cơ bản của sự phụ thuộc lẫn nhau gây nên sự
không minh bạch là cộng sinh và cạnh tranh. Sự phụ thuộc là cộng sinh khi các đầu
ra của một công ty là đầu vào của một công ty khác, do đó phụ thuộc cộng sinh
thông thường tồn tại giữa một công ty với các nhà cung cấp và các nhà phân phối
của nó. Intel và những nhà sản xuất máy tính như Compaq và Dell có một mối quan
hệ phụ thuộc cộng sinh. Phụ thuộc cạnh tranh tồn tại giữa các công ty cạnh tranh
các nguyên đầu vào và đầu ra khan hiếm. Compaq và Dell thì cạnh tranh về khách
hàng sử dụng máy tính của họ và đầu vào như các vi mạch mới nhất của Intel.
Công ty có thể sử dụng các cơ chế liên kết khác nhau để kiểm soát sự phụ thuộc
cạnh tranh và cộng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng các cơ chế này yêu cầu những
hành động và quyết định của các công ty liên kết phải phối hợp với nhau. Điều này
cần thiết cho sự phối hợp để làm giảm sự tự do – hoạt động của mỗi công ty và có
thể là trong lợi ích tốt nhất của nó. Giả sử rằng Comp aq, để bảo vệ nguồn cung cấp
chip trong tương lai, ký một hợp đồng với Intel đồng ý chỉ sử dụng chip của Intel.
Nhưng sau đó có một nhà sản xuất chip mới với một con chip ít tốn kém hơn. Hợp
đồng với Intel buộc Comp aq phải trả cho chip của Intel với giá cao hơn thậm chí
làm như vậy không nằm trong lợi ích tốt nhất cho Compaq.
- 5 -
Bất cứ khi nào một công ty liên quan trong một mối liên kết, nó cần cân bằng
nhu cầu của mình để giảm sự phụ thuộc vào nguồn lực chống lại sự mất tự chủ hoặc
tự do - những kết quả của mối liên kết. Nói chung, một công ty chú trọng việc lựa
chọn chiến lược liên kết giữa các công ty nhằm giảm tính không minh bạch mà
công ty thường không kiểm soát được.
Trong các phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét các chiến lược liên kết mà các
công ty có thể sử dụng để kiểm soát sự phụ thuộc cộng sinh và sự phụ thuộc cạnh
tranh. Một mối liên kết là chính thức khi hai hay nhiều công ty đồng ý phối hợp sự
phụ thuộc của mình một cách trực tiếp để giảm sự không minh bạch. Một mối liên
kết càng chính thức thì sự phối hợp trực tiếp càng lớn và một điều chắc chắn là sự
phối hợp được dựa trên một thỏa thuận bằng văn bản rõ ràng hoặc liên quan đến
một vài quyền sở hữu thông thường giữa các công ty. Một mối liên kết càng không
chính thức thì sự phối hợp càng không trực tiếp, nhiều lỏng lẻo và nhiều khả năng là
sự phối hợp được dựa trên một thỏa thuận ngầm hoặc thỏa thuận bất thành văn.
NHỮNG CHIẾN LƯỢC ĐỂ KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ CÓ MỐI
QUAN HỆ LIÊN THUỘC CỘNG SINH
Để kiểm soát những yếu tố có mối quan hệ liên thuộc mang tính cộng sinh,
công ty có một loạt các chiến lược để lựa chọn. Hình 3 - 3 cho thấy mức độ
liên hệ về hình thức của bốn chiến lược . Một chiến lược càng chính thống,
phạm vi hợp tác được qui định giữa các công ty càng lớn.
Không chính thống Chính thống
Sự dung Đối tác Xác nhập &
Danh tiếng
nạp chiến lược Mua lại
Xây dựng một danh tiếng tốt
Cách ít chính thống và gián tiếp để kiểm soát mối quan hệ liên thuộc
mang tính cộng sinh với các nhà cung cấp và khách hàng là tạo dựng uy
tín, một trạng thái mà ở đó một tổ chức có được sự kính trọng cao và đáng tin
cậy của các bên khác bởi vì hoạt động kinh doanh công bằng và trung
thực của nó. Ví dụ, thanh toán hóa đơn đúng thời hạn và cung cấp hàng hóa,
dịch vụ chất lượng cao sẽ tạo ra một danh tiếng tốt và sự tin tưởng đối với các
nhà cung ứng và khách hàng . Nếu một tiệm sửa chữa xe có tiếng về việc sửa
chữa tuyệt vời và giá cả phải chăng cho một bộ phận người lao động, khách
hàng sẽ quay trở lại tiệm bất cứ khi nào chiếc xe của mình cần bảo trì, và tiệm
sửa xe đó sẽ kiểm soát thành công các mối liên kết của họ với khách hàng.
- 6 -
Tập đoàn kim cương độc quyền DeBeers sử dụng danh tiếng và uy tín
để kiểm soát các mối liên kết của họ với các nhà cung ứng và khách
hàng. Khách hàng của DeBeers là một nhóm chọn lọc những nhà buôn kim
cương lớn nhất thế giới. Khi các thương gia này mua từ DeBeers, họ yêu cầu
cho một số lượng nhất định kim cương giá trị khoảng 10 triệu USD. DeBeers
sau đó lựa chọn một bộ cùng loại kim cương giá trị 10 triệu USD . Khách
hàng không có cơ hội để mặc cả với DeBeers về giá cả hoặc chất lượng của
những viên kim cương. Họ có thể mua hoặc không mua, nhưng họ luôn luôn
mua vì họ biết rằng DeBeers sẽ không lừa dối họ. Danh tiếng và sự sống còn
của công ty phụ thuộc vào việc giữ gìn sự tín nhiệm của khách hàng.
Danh tiếng và sự tin cậy có thể là cơ chế liên kết phổ biến nhất cho việc
kiểm soát mối quan hệ liên thuộc mang tính cộng sinh. Trong thời gian dài,
các công ty hoạt động không trung thực sẽ không thành công, do đó các công
ty như là một nhóm có xu hướng trở nên trung thực hơn theo thời gian.Tuy
nhiên, hành động một cách trung thực, không loại trừ thương lượng một cách
tích cực và đàm phán đối với giá cả và chất lượng của đầu vào và đầu ra. Mỗi
tổ chức đều muốn đạt đến thoả thuận mua bán phù hợp nhất và do đó cố gắng
để thương lượng các điều khoản có lợi cho họ.
Sự Dung Nạp
Sự dung nạp là một chiến lược quản lý các mối quan hệ phụ thuộc
mang tính cộng sinh bằng cách dung hòa những yếu tố chưa rõ ràng (mơ
hồ) trong môi trường cụ thể. Một tổ chức muốn thuyết phục các đối thủ về
phía nó bằng cách trao cho họ một số tiền góp vốn hoặc quyền đòi hỏi công ty
đó làm những gì và cố gắng để đáp ứng lợi ích của họ. Các công ty dược
phẩm kết nạp các bác sĩ bằng cách tài trợ các hội nghị y tế, cho dùng hàng
mẫu miễn phí, và quảng cáo rộng rãi trên các tạp chí y tế. Bác sĩ trở nên tán
thành quyền lợi của các công ty dược, vốn đem họ vào một "đội" và bảo với
họ rằng họ và các công ty có lợi ích chung. Dung nạp là một công cụ chính trị
quan trọng.
Một cách phổ biến để dung hòa lực lượng chưa rõ ràng (mơ hồ) như
khách hàng, nhà cung cấp, hoặc những người quan trọng bên ngoài có liên
quan đến lợi ích công ty là đem họ vào trong tổ chức, thực ra mà nói là làm
cho họ trở thành những người nội bộ có liên quan đến lợi ích của công
ty. Nếu một số nhóm những người liên quan đến lợi ích công ty không thích
cách mọi thứ đang được thực hiện, một tổ chức dung nạp nhóm đó bằng cách
cho nó một vai trò trong việc thay đổi cách thực hiện mọi thứ. Tất cả các loại
hình tổ chức sử dụng chiến lược này . Ví dụ, các trường học địa phương cố
gắng để kết nạp phụ huynh bằng cách mời họ trở thành thành viên của hội
đồng nhà trường hoặc bằng cách thiết lập các ủy ban giáo viên-phụ
huynh. Trong trao đổi như vậy, tổ chức đã nhường một số quyền kiểm soát
nhưng lợi ích đạt được thường nhiều hơn cái đã mất.
- 7 -
Những người bên ngoài có thể được đưa vào một tổ chức thông qua
mua chuộc, một thực tế phổ biến rộng rãi ở nhiều nước, nhưng bất hợp
pháp tại Hoa Kỳ. Họ cũng có thể được trở thành người bên trong nội bộ thông
qua việc sử dụng một Hội đồng quản trị liên hợp - một liên kết có kết quả khi
một giám đốc từ một công ty ngồi vào hội đồng quản trị của một công ty
khác. Một tổ chức có sử dụng một Hội đồng quản trị liên hợp như một cơ chế
liên kết mời gọi các thành viên quyền lực và những nhóm cổ đông quan trọng
trong môi trường cụ thể của nó để ngồi vào ban giám đốc. Một tổ chức có thể
mời các tổ chức tài chính mà từ đó nó vay mượn tiền của mình để gửi cho ai
đó để ngồi vào hội đồng quản trị của tổ chức đó. Các nhà quản lý bên ngoài
hỗ trợ đội ngũ quản lý hàng đầu bên trong tổ chức, đảm bảo nguồn cung cấp
vốn khan hiếm, trao đổi thông tin, và tăng cường mối quan hệ giữa các
tổ chức.
Đối Tác Chiến Lược
Liên minh chiến lược đang trở thành một cơ chế ngày càng phổ biến để
quản lý mối quan hệ liên thuộc mang tính cộng sinh (và cạnh tranh) giữa các
công ty bên trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia. Một liên minh chiến
lược là một thỏa thuận cam kết hai hoặc nhiều công ty chia sẻ nguồn lực của
họ để phát triển các cơ hội kinh doanh doanh mới. Ví dụ trong năm 2002, Dell
và Microsoft đã thành lập một liên minh chiến lược để mang lại công nghệ
InfiniBand hiệu suất cao cho các máy chủ doanh nghiệp thế hệ
tiếp theo. Infiniband cung cấp cho các máy chủ có mật độ cao, thiết vị lưu trữ,
và các thiết bị mạng khác khả năng truy xuất dữ liệu hiệu suất cao hơn đáng
kể. Dell và Microsoft đang làm việc cùng với nhau trên phần cứng và các
phần mềm cấu thành cần thiết cho một giải pháp InfiniBand hoàn chỉnh cho
các khách hàng là những doanh nghiệp.
Có một số loại của liên minh chiến lược . Hình 3-4 cho thấy mức độ
liên hệ về hình thức của những hợp đồng dài hạn, cấu trúc mạng lưới, quyền
sở hữu thiểu số, và liên doanh . Một thỏa thuận càng chính thống, sự liên kết
theo quy định càng mạnh mẽ và sự kiểm soát các hoạt động chung càng chặt
chẽ hơn. Nhìn chung, khi sự không chắc chắn, các tổ chức đã tăng lên, các
công ty chọn một đối tác chính thức hơn để bảo vệ họ tiếp cận các nguồn lực .
Không chính thống Chính thống
Sở hữu Công ty liên
HĐ dài hạn Cơ cấu
mạng lưới phần ít doanh
- 8 -
Hợp đồng dài hạn
Tại điểm kết của mối quan hệ không chính thống được thể hiện trong
Hình 3-4 là các đối tác được nêu rõ trong hợp đồng dài hạn giữa hai hoặc
nhiều cty. Mục đích của các hợp đồng này thường là để giảm chi phí bằng
cách chia sẻ nguồn lực hoặc bằng cách chia sẻ rủi ro của nghiên cứu và phát
triển, tiếp thị, xây dựng, và các hoạt động khác. Hợp đồng là loại liên minh ít
chính thức nhất bởi vì không có mối quan hệ gắn kết các công ty ngoài những
thỏa thuận quy định trong hợp đồng . Ví dụ, để giảm rủi ro tài chính, Tổng
công ty Bechtel và Tập đoàn liên hợp Willbros, hai công ty đa quốc gia hàng
đầu về xây dựng đã đồng ý góp nguồn lực của họ để xây dựng một đường ống
dẫn dầu trị giá 850 triệu USD dưới biển Caspian. Công ty vận tải J.B Hunt,
một công ty vận tải đường bộ, thành lập một liên minh với Tổng công ty
Santa Fe Pacific, một công ty đường sắt . Santa Fe đã đồng ý vận chuyển toa
xe moóc của Hunt qua vùng nông thôn trên toa xe lửa. Đến điểm cuối của
cuộc hành trình, tàu đã gặp xe tải của Hunt đang kéo các toa xe móoc đến
đích cuối cùng của họ. Thoả thuận này làm giảm chi phí của Hunt trong khi
tăng doanh thu của Santa Fe.
Hợp đồng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản, đơn giản, được chia
sẻ hoặc giữ bí mật. Giám đốc điều hành hoặc quản lý hàng đầu của hai công
ty có thể thoả thuận trong bữa ăn trưa để gặp nhau thường xuyên nhằm chia sẻ
thông tin và ý tưởng về một số hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như việc tiêu
chuẩn hóa hệ thống máy tính hoặc thay đổi nhu cầu của khách hàng. Ngược
lại, ở một số tổ chức, khai thác các hợp đồng dạng văn bản để xác định các
trình tự thủ tục chia sẻ nguồn lực hoặc các thông tin để sử dụng những lợi ích
mà các thoả thuận đó mang lại . Công ty Kellogg, nhà sản xuất ngũ cốc ăn
sáng, tham gia hợp đồng bằng văn bản với những nông dân cung cấp ngô và
gạo mà họ cần. Kellogg đồng ý trả một mức giá nhất định cho sản phẩm của
họ bất kể mức giá hiện hành của thị trường khi sản phẩm thu hoạch . Cả hai
bên đều thu lợi được bởi vì yếu tố chính không thể dự đoán trước (sự biến
động của giá ngô và gạo) đã được loại bỏ khỏi môi trường của họ .
Cấu trúc mạng lưới (theo cty Mỹ)
Một mạng lưới hoặc cấu trúc mạng lưới là một nhóm các tổ chức khác
nhau có những hành động được điều phối bởi các hợp đồng và thỏa thuận chứ
không phải thông qua một hệ thống cấp bậc chính thức của nhà cầm
quyền. Các thành viên của một mạng lưới hợp tác chặt chẽ để hỗ trợ và bổ
sung cho các hoạt động của một thành viên khác. Liên minh do một mạng
lưới chính thức hơn so với liên minh do hợp đồng, bởi vì nhìu mối quan hệ
gắn kết các tổ chức thành viên hơn và phối hợp các hoạt động một cách chính
thức hơn. Nike và các tổ chức khác thiết lập mạng lưới để xây dựng mối quan
hệ lâu dài với các nhà cung cấp, nhà phân phối, và khách hàng trong khi vẫn
giữ gìn tổ chức cốt lõi khỏi sự phát triển quá lớn hoặc quá quan liêu.
- 9 -
Mục tiêu của tổ chức tạo ra kết cấu mạng lưới là để chia sẻ kỹ năng
nghiên cứu và phát triển với các đối tác và muốn họ sử dụng những kỹ năng
đó để trở nên hiệu qu ả hơn và giúp tổ chức đó giảm chi phí hoặc tăng chất
lượng. Ví dụ, AT&T tạo ra một tổ chức mạng lưới