Bài thuyết trình Chương X- Hành động xã hội, kiểm soát xã hội

Hành động là hành vi có mục đích. Hoạt động XH là hành động XH của con người trong XH có quan hệ đến người khác, đến một tổ chức, một tập thể trong XH, là phạm trù XHH vì: • Nó hướng tới các giá trị • Có thể do các nhóm các tổ chức gây ra. • Là sự thể hiện của một hệ thống XH, và sự thể hiện đó nói lên thực chất XH đó. • Hoạt động nói lên một sự phản ánh lại xung đột bên ngoài hoặc bên trong của hệ thống thì hoạt động XH là dấu hiệu nói lên một mâu thuẫn, hay một chỗ nứt rạn của hệ thống.

pdf45 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3133 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Chương X- Hành động xã hội, kiểm soát xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: TS. Nguyễn Thị Kim Hoa. • Nhóm 5.A Dương Thị Thu Trang. Trần Văn Hoạt. Nguyễn Thị Đông . Phạm Thị Lan. Nguyễn Văn Thoại. Chương X Hành động xã hội, kiểm soát xã hội. 1. Khái niệm hoạt động xã hội 2. Hành vi cá nhân và hành vi tập thể 3. Hành vi đám đông và hành vi tổ chức 4. Các phong trào xã hội Tài liệu tham khảo. • Giáo trình Xã hội học về giới- Hoàng Bá Thịnh. • Giáo trình xã hội học đại cương- (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng). • Giáo trình Tâm lý học xã hội- Vũ Dũng. • Tài liệu Xã hội học đại cương 2- k52. • www google.com 1. Khái niệm hoạt động xã hội ►Hành động là hành vi có mục đích. Hoạt động XH là hành động XH của con người trong XH…có quan hệ đến người khác, đến một tổ chức, một tập thể trong XH, là phạm trù XHH vì: • Nó hướng tới các giá trị • Có thể do các nhóm các tổ chức gây ra. • Là sự thể hiện của một hệ thống XH, và sự thể hiện đó nói lên thực chất XH đó. • Hoạt động nói lên một sự phản ánh lại xung đột bên ngoài hoặc bên trong của hệ thống thì hoạt động XH là dấu hiệu nói lên một mâu thuẫn, hay một chỗ nứt rạn của hệ thống. 2.Hành vi cá nhân và hành vi tập thể. ■ Hành vi. +Theo cách hiểu lý thuyết hành vi chính thống thì hành vi của con người chỉ là những phản ứng máy móc quan sát được sau các tác nhân. +Theo cách hiểu lý thuyết hành vi xã hội thì hành vi được hiểu là các cá nhân phải suy nghĩ đối chiếu, cân nhắc… trước mỗi tác nhân trước khi phản ứng một cách máy móc. (Xã hội học đại cương- Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng) VD: khi một người thợ cắt tóc mài dao cạo trước mặt chúng ta thì ta không chạy chốn vì chúng ta hiểu rằng đó không phải là sự đe doạ. a. Hành vi cá nhân được hiểu là những cảm xúc, những suy nghĩ, hành động của cá nhân trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống • Chuẩn xã hội và chuẩn hành vi có mối quan hệ biện chứng giữa cái tôi và cái chúng ta. b. Hành vi tập thể. ■ Hành vi tập thể là “những cảm xúc, suy nghĩ và hành động của một số đông người có tính chất nhất thời và không theo quy ước để phản ứng lại ảnh hưởng chung trong một tình huống nào đó”. Hành vi tập thể có thể coi là những tin đồn, dư luận, phong trào… • VD: Việc reo hò, hô khẩu hiệu, đưa yêu sách…. ■ Trong XHH hành vi tập thể là hành vi của nhiều người. VD: Hành vi của các sinh viên trong lớp học. • Hành vi tâp thể diễn ra trong khuôn khổ xã hội là tập thể và quần chúng. Tập thể là số đông người có sự tương tác hạn chế với nhau và không có cùng chuẩn được xác định rõ và theo quy ước khác với tập thể xã hội. Quần chúng là tập thể đã được địa phương hoá, là sự tập hợp nhất thời những người có cùng quan điểm chung và thường ảnh hưởng lẫn nhau. ■ Nhà XHH Mỹ Herbert Blumer (1900-1987) đã chia quần chúng thành 4 loại. • Quần chúng ngẫu nhiên. • Quần chúng quy ước. • Quần chúng biểu cảm. • Quần chúng hành động. c. Các lý thuyết nghiên cứu hành vi tập thể. • Lý thuyết tiêm nhiễm. • Lý thuyết hội tụ. • Lý thuyết tiêu chuẩn nổi bật. ►Lý thuyết tiêm nhiễm. • Do nhà XHH người Pháp Gustave Le Bon (1841-1931) phát triển. Lý thuyết này cho rằng trong tập thể, cá nhân mất đi lý trí của mình, trở thành người máy do các xúc cảm tiêm nhiễm khiến cho xúc cảm của quần chúng điều khiển hành vi của họ. ► Lý thuyết hội tụ. • Lý thuyết này phủ nhận quan điểm của lý thuyết tiêm nhiễm. Lý thuyết này cho rằng quần chúng tạo ra suy nghĩ của bản thân nó và cho rằng sự đoàn kết của quần chúng là kết quả của một yếu tố có trước sự hình thành quần chúng. ► Lý thuyết tiêu chuẩn nổi bật. • Do Ralph Tuner và Lewis Killian đua ra. Lý thuyết này không cho rằng hành vi tập thể hỗn loạn và phi lý như lý thuyết tiêm nhiễm cũng như không duy lý như lý thuyết hội tụ. • Lý thuyết này được hiểu theo nghĩa là sự hội tụ những người có chung sự gắn bó. • Vd. Những người có chung sự kì thị với những người da đen. 3. Hành vi đám đông và hành vi tổ chức. A. Định nghĩa. ■ Đám đông là gì? “Đám đông là sự tập hợp tạm thời của một số đông người trên cùng một vùng đất có tiếp xúc trực tiếp với nhau, phản ứng một cách tự phát. họ liên kết với nhau bằng một liên hệ tâm lý tạo nên từ những cảm xúc thôi thúc. Đám đông không có những chuẩn mực được quy định về mặt tổ chức và không có một phức hợp chuẩn mực đạo đức…” ■ Hành vi đám đông. • Ta có thể hiểu hành vi đám đông là hành vi của một tập hợp người trong nhưng hoàn cảnh nhất định. Hành vi đám đông được hình thành một cách tự phát, hầu như không có tổ chức, không theo kế hoạch và khó đoán được hướng phát triển của nó. B. Phân loại đám đông. ● Theo Roger Prown (1954). Đám đông chủ động. Đám đông bị động. ● Theo Blumer (1951). Đám đông hành động. Đám đông biểu cảm. b. Cơ sở hình thành hành vi đám đông. • Berk cho rằng một trong những yếu tố quyết định để hình thành hành vi đám đông là sự ủng hộ của tất cả những người có mặt tại chỗ. • Sự ủng hộ được xác định như sự sẵn sàng hành động của các thành viên đám đông làm giảm sự chần chừ, e ngại của một thành viên nào đó. ■. Dấu hiệu của sự ủng hộ gồm những điểm • Số lượng chính xác những người có hành động trùng khớp với hành động mà cá nhân dự định. • Trong một phạm vi nào đó để cá nhân có thể thấy được hành động của những người khác khiến họ nhận thấy họ đang được ủng hộ. • Cá nhân phải gần những người đang hành động. 3. Hành vi tổ chức. a. Khái niệm. Hành vi tổ chức là nói đến những tương tác của con người và tổ chức, nó bao hàm sự nghiên cứu về những hành vi, những quá trình và cấu trúc trong các tổ chức đó. VD: Tổ chức cộng đồng ở nông thôn, những người trong cộng đồng này hành động theo lệ làng. b. sự hình thành hành vi tổ chức. • Hành vi tổ chức xuất hiện với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu vào đầu những năm 1960 và là một lĩnh vực liên ngành gồm 3 bộ môn khoa học chính là: Tâm lý học, Xã hội học và nhân học. Ngoài ra còn có 3 lĩnh vực khoa học khác cũng có những đóng góp quan trọng đối với những hiểu biết về hành vi tổ chức đó là: Kinh tế học, khoa học chính trị và sử học. ■ Mục đích của việc nghiên cứu hành vi tổ chức là để mô tả, giải thích và kiểm soát hành vi của các tổ chức. • Mô tả: Mục đích đầu tiên của việc nghiên cứu hành vi tổ chức là ghi nhận và mô tả các sự kiện xảy ra với tính đều đặn và có thể dự đoán được của chúng. • Giải thích và dự báo. • Kiểm soát. 4. Các phong trào xã hội. a. Phong trào vì sự trong sạch của môi trường. Các phong trào vì sự trong sạch của MT ngày càng phát triển mạnh mẽ và không chỉ giới hạn ở một quốc gia. Việc ôi nhiễm MT biển, MT nước, trên đất liền, ô nhiễm không khí, mưa axit, suy thoái tấng ôzôn…là những vấn đề mang tính toàn cầu. Các phong trào tiêu biểu về sự trong sạch của môi trường. • Hội nghị liên hợp quốc về môi trường và phát triển được tổ chức tại Brazin từ ngày 2- 14/6/1992. • Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu ở Kyoto- Nhật Bản diễn ra 12/1997. • HN Liên Hợp Quốc tại Bali (Indonexia) về biến đổi khí hậu diễn ra từ 3-15/12/2007. • HN LHQ về biến đổi khí hậu khai mạc tại Băng Cốc- Thái Lan diễn ra 8/9/2009. ■. Phong trào xanh- sạch- đẹp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động. • 24/4/1996. Đoàn chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam chỉ thi 05/TLĐ đã phát động phong trào “Xanh- sạch- đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, trong cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện, trường học…nhằm cải thiện điều kiện cho người lao động… Hiệu quả lớn nhất của phong trào “Xanh- sạch- đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là: • Ý thức tự giác BHLĐ đã được nâng lên. • Tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua đảm bảo ATVSLĐ. • Cải thiện và bảo vệ môi trường LĐ. • Các biện pháp khoa học kĩ thuật được ứng dụng. • Nâng cao cảnh quan môi trường lao động. ● 15/8/2006. Liên đoàn lao động TP HCM đã tổng kết 10 năm thực hiện PT “Xanh- sạch- đẹp, đảm bảo ATVSLĐ. • PT đã đạt được kết quả tốt đẹp góp phần cải thiện ĐK lao động,phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động… ● Theo số liệu (1999-2006) ở TPHCM đã: • Di dời 1184 doanh nghiệp đã gây ô nhiễm môi trường. • 4340 công trình cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân viên chức lao động được đưa vào úng dụng trong sản xuất. • Tỷ lệ các vụ tai nạn lao động giảm từ 37.5% (2003) xuống 26.15% (2005). • Khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp cho 351649 người lao động trong môi trường độc hại. ● 14/1/2009. Quỹ tài năng trẻ NN và TW Đoàn thanh niên CSHCM tỏ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng cuọc thi “Sáng tạo trẻ vì môi trương xanh- sạch- đẹp” cho 14 tập thể và 30 cá nhân. • Các đề tài đó có ý nghĩa thực tiễn lớn và tính ứng dụng trong bảo vệ môi trường như đề tài ‘văn phòng xanh”… ■. Ý nghĩa của các phong trào. • Các phong trào góp phần tích cực làm cho môi trường ngày càng trở nên trong sạch hơn và từ cơ sở thực tế của môi trường để đưa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường. • Thông qua các phong trào góp phần làm cho mỗi người nhận thức rõ ràng và sâu sắc các vấn đề môi trường,thu hút các tàng lớp nhân dân tham gia bảo vệ môi trường. • Tạo ra môi trường sống trong lành cho các thế hệ tương lai. 2. Phong trào bình quyền phụ nữ ■ BBĐG là vấn đề xã hội tồn tại rất lâu trong lịch sử phát triển xã hội của loài người. Vậy BBĐG là gì? ■ Nói một cách đơn giản BBĐG là sự không ngang bằng nhau giữa cá nhân nam giới và phụ nữ, giữa các nhóm phụ nữ và nam giới trong các cơ hội, việc tiếp cận các nguồn lực và sử dụng, hưởng thụ các thành quả xã hội. (GT Xã hội học về giới- Hoàng Bá Thịnh) ■ Từ thời cổ Hy Lạp, đó là Lysistrata cuộc đấu tranh chống nam giới để chống lại chiến tranh. ■ Tiêu biểu như nữ hoàng Elizabath Đệ nhất (1533-1603). Triều đại của bà đã ươm hạt giống tư tưởng nhân đạo về năng lực và tiềm năng của phụ nữ. ■Mary wollstonecraft là nhà văn nhà triết học và nhà bảo vệ quyền phụ nữ người Anh thế kỷ XVIII • Bà đã sáng tác rất nhiều tác phẩm, tiêu biểu nhất là A Vindiccation of the right of woman.(1972). Trong đó bà cho rằng phụ nữ không tự nhiên thấp kém so với đàn ông, mà chỉ do họ thiếu sự giáo dục.Bà nhận định rằng cả phụ nữ và đàn ông phải được đối xử bình đẳng và mường tượng về một trật tự XH dựa trên nguyên lý đó ■Tuy nhiên phải đến TK XIX và XX PT phụ nữ mới thực sự phát triển mạnh mẽ khi thế giới công nghiệp phát triển mạnh mẽ. • 1945 hội nghị quốc tế phụ nữ đã quyết định thành lập “liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới”. Nhằm đấu tranh bảo vệ các quyền bình đẳng chống áp bức bóc lột… • Đại hội quốc tế phụ nữ đã thông qua bản “Tuyên ngôn về quyền phụ nữ” nêu lên các yêu sách cơ bản và đồng thời là cương lĩnh đấu tranh của chị em phụ nữ. Đã thu hút được sự tham gia đông đảo của phụ nữ thế giới. ■Ngày càng có nhiều phụ nữ có học vấn tham gia vào các vấn đề XH. • Tiêu biểu như Elizabath Cady Stanton và Lucretia Mott tại “Hội nghị phản đối chế độ nô lệ”. 2 bà cùng một số đại biểu khác đã tẩy chay hội nghị và bắt đầu lên kế hoạch cho hội nghị tương tự về quyền phụ nữ. • Tại Mỹ bang Montana là bang đầu tiên trao cho phụ nữ quyền bầu cử trước khi cả nước thực hiện quyền này vào năm 1920, đã bầu Jeannette Rankin là người phụ nữ đầu tiên đại diện cho họ trong quốc hội Mỹ. • Vẫn tại Mỹ ở bang connecticut, người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ được bầu làm tổng thống…. ■Trong những năm gần đây XH ngày càng nhận thấy sự đóng góp to lớn của phụ nữ, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. • Đặc biệt là sự kiên Kinh tế vừa diễn ra, nữ giáo sư Elinor Ostrom thuộc đại học Indiana (Hoa kỳ) là người phụ nữ đầu tiên giành giải Nobel kinh tế. ■. Ở việt nam phong trào bình quyền phụ nữ cũng phát triển mạnh mẽ. • Ngay từ những buổi đầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, người phụ nữ đã dần khẳng định được vị thế của mình. Tiêu biểu như: Hai Bà Trưng… Tiếp sau đó là rất nhiều nữ liệt sĩ đã hi sinh cho tổ quốc. • Phụ nữ Việt Nam đã hoạt động không mệt mỏi cho sự đoàn kết chặt chẽ giữa các lực lượng phụ nữ thế giới, cho sự hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc. ●. 9/3/1961 vào dịp kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ, tại Đại hội Phụ nữ lần thứ 3, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói. • “Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng. Hiến pháp ta đã xác định chính sách đó. Trong mọi việc, Đảng và chính phủ ta luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ nữ ta phải nhận thức rõ địa vị làm chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà”. • Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ là giải phóng một nửa thế giới, và nếu không giải phóng phụ nữ là chỉ xây dựng chủ nghĩa xã hội một nửa. ● Ba nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh để giải phóng phụ nữ gồm. + Giải phóng về chính trị. Giải phóng phụ nữ là một bộ phận của giải phóng dân tộc. Nếu như còn áp bức thì dân vẫn là nô lệ và phụ nữ là nhũng người bị đày đoạ đau khổ nhất. Chỉ khi dân tộc được giải phóng thì phụ nữ mới có quyền bình đẳng với nam giới trong việc ứng cử và bầu cử vào các cơ quan dân cử, hệ thống chính trị theo Hiến pháp, pháp luật của nhà nước. + Giải phóng về xã hội thực hiện nam nữ bình quyền. • Ngay sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng Hiến pháp và Luật hôn nhân, gia đình đảm bảo phụ nữ là người làm chủ nước nhà. • Người phụ nữ phải tự giải phóng, tự vươn lên làm tốt vai trò của mình + Người phụ nữ cũng phải tự giải phóng tâm lý tự ty, đầu óc phụ thuộc chịu ảnh hưởng bởi thân phận người phụ nữ trong chế độ cũ… Trong công cuộc xây dựng, đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay phụ nữ tỏ ra không thua kém gì nam giới, họ đã vươn lên khẳng định vị trí người làm chủ xã hội. • Trong lĩnh vực chính trị, tiêu biểu trong Quốc hội. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội tăng liên tục, khoá 1981-1987 là 22% thì đến khoá 2002-2007 là 27.3%... • Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội ở Việt Nam đứng thứ nhất châu Á, đứng thứ 2 ở châu Á- Thái Bình Dương. ■ Tại Hội nghi bộ trưởng phong trào không liên kết về sự tiến bộ của phụ nữ diễn ra tại Malaixia (7-10/5/2005), với chủ đề “Tăng cường quyền năng phụ nữ trước những thách thức của toàn cầu hoá”  Đoàn đại biểu VN khẳng định cam kết của VN về vai trò và quyền lợi của phụ nữ, triong việc phát triển kinh tế tham gia lãnh đạo và quyết định trong các vấn đề : giáo dục, sức khoẻ, bạo lực đối với phụ nữ và lồng ghép vấn đề giới. ► Để đạt được mục tiêu cam kết với Quốc tế về BĐG và nâng cao năng lực cho người phụ nữ, vấn đề đặt ra là phải đẩy lùi và khắc phục định kiến giới., xoá bỏ BBĐG. Để làm được điều đó phải thực hiện từ hoạt động và quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị ở cấp TW và cơ sở. Chính quyền cấp cơ sở ở Phường, xã, thị trấn là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống chính trị cơ sở. Tổ chức Đảng cơ sở. Mặt trận tổ quốc Đoàn thanh niên cộng sản HCM Hội phụ nữ. Ý nghĩa phong trào. • Tạo ra một xã hội phát triển và tiến bộ. • Phụ nữ có điều kiện khẳng định vai trò và vị trí của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống. • Giúp phụ nữ thoát khỏi sự kỳ thị của nam giới. • Phụ nữ được tiếp cận nhiều hơn với những tri thức xã hội, nâng cao hiểu biết… 3 Phong trào dân chủ ở các nước tư bản. • PT dân chủ là phong trào của các tổ chức, quốc gia, nhân dân lao động đấu tranh nhằm đòi quyền tự do, bình đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là cội nguồn của quyền lực. • Điều 21 khoản 3 Tuyên ngôn quyền con người của LHQ khẳng định: “Ý muốn của nhân dân phải là nền tảng cho quyền lực của chính phủ; điều này phải được thể hiện bằng những cuộc bầu cử định kỳ và đúng đắn, theo nguyên tắc phổ thông bầu phiếu và bình đẳng, bỏ phiếu kín hoạc theo những thủ tục tự do bỏ phiếu tương đương” Có rất nhiều phong trào dân chủ đã nổ ra trong lịch sử. • Thập kỷ 1980, sự chuyển biến sang nền kinh tế thị trường và cai trị theo kiểu dân chủ sôi nổi ở Mỹ La tinh và Đông Âu. • 1986 Philippin và Haiti đã lật đổ chế độ độc tài gia đình trị thối nát.
Luận văn liên quan