Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi,
thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng
bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo
cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3126 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Đạo đức trong quảngcáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC TRONG
QUẢNG CÁO
GVHD: TS Lê Cao Thanh
Thực hiện: NHÓM 01
Lớp: Cao học QTKD K18 Đ4
Thành viên nhóm:
1. Trần Thị Anh Tú
2. Nguyễn Dương Tường Vi
3. Nguyễn Thị Thu Hiền
4. Nguyễn Thị Bích Trâm
5. Huỳnh Thị Ngọc Trầm
6. Lê Thảo Tiên
7. Đoàn Thị Thanh Hằng
8. Nguyễn Thị Hồng Châu
9. Hoàng Huy Thắng
10.Nguyễn Chí Hùng
Nội dung trình bày
1. Khái niệm về quảng cáo
2. Đạo đức trong quảng cáo
3. Đề xuất biện pháp để hạn chế quảng cáo phi đạo đức
4. Phân tích tình huống quảng cáo
Khái niệm về quảng cáo
1. Khái niệm:
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi,
thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng
bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo
cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.
2. Phương tiện để quảng cáo:
Truyền hình
Báo chí
Internet
Phát thanh
Quảng cáo trực tuyến
Quảng cáo qua bưu điện
Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển
Quảng cáo qua các trang vàng
Quảng cáo trên tờ rơi, áp phích, pano hay băng-rôn
Quảng cáo trên bao bì sản phẩm
Quảng cáo qua gửi thư trực tiếp
Quảng cáo truyền miệng
Quảng cáo từ đèn LED
Đạo đức trong quảng cáo
1. Quảng cáo có đạo đức:
Chuẩn mực đạo đức tại các nước, các dân tộc khác
nhau thì sẽ khác nhau, nên đạo đức trong quảng cáo cũng
khác nhau.
Chuẩn mực đạo đức chung: Qui tắc 3A:
Advocasy (tính tích cực)
Accurcy (độ chính xác)
Acquisitiveness (sức truyền cảm)
1. Quảng cáo có đạo đức: (tt)
a. Advocasy (tính tích cực):
KHÔNG phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay giới tính
KHÔNG có hành vi hay thái độ chống đối xã hội
KHÔNG đề cập đến những vấn đề có tính chất cá nhân
KHÔNG dùng ngôn ngữ không phù hợp như tiếng lóng
hoặc tiếng nói tục
KHÔNG có cảnh khoả thân…
1. Quảng cáo có đạo đức: (tt)
b. Accurcy (độ chính xác):
Quảng cáo phải đảm bảo tuyệt đối độ chính xác, đặc biệt
khi đề cập đến thành phần sản phẩm, kết quả thử nghiệm…
Không nên dùng những từ ngữ “tốt nhất”, “số 1“…
1. Quảng cáo có đạo đức: (tt)
c. Acquisitiveness (sức truyền cảm):
KHÔNG lạm dụng hình ảnh “nhạy cảm“ về giới tính
không liên quan đến sản phẩm
KHÔNG lạm dụng hình ảnh người tật nguyền hoặc thiểu
năng
KHÔNG gây những cảm giác không phù hợp như sợ hãi
hoặc căm ghét…
2. Quảng cáo phi đạo đức:
Quảng cáo phóng đại, thổi phồng sản phẩm vượt
quá mức hợp lý.
Tiffy chữa trị mọi triệu chứng cảm
…khi người đang “thảm hại” vì bệnh, bỗng mạnh
khỏe, yêu đời chỉ mấy giây sau khi uống loại thuốc… ???
Tăng gần 6 lần DHA, trí tuệ phát triển vượt
trội cho bé lợi thế hơn trong cuộc sống.
…sữa cũng như chế độ dinh dưỡng tốt chỉ góp phần
phát huy hết tiềm năng di truyền chứ không phải là thuốc tiên giúp đứa
trẻ cao lớn, thông minh khác thường…
2. Quảng cáo phi đạo đức: (tt)
Đưa ra những lời giới thiệu mơ hồ với những từ
ngữ không rõ ràng.
Siêu khuyến mãi 40.000 đồng/
chặng Hà Nội- Tp HCM
…giá này chưa bao gồm nhiều loại phí khác và mỗi chuyến bay chỉ
có một tỷ lệ nhỏ ghế ngồi bán theo giá này…
2. Quảng cáo phi đạo đức: (tt)
Quảng cáo có hình thức khó coi , phi thị hiếu, sao
chép lố bịch, làm mất đi vẻ đẹp của ngôn ngữ, làm biến
dạng những cảnh quang thiên nhiên.
…làm mất vẻ đẹp ngôn ngữ, mất mỹ quan đường phố …
2. Quảng cáo phi đạo đức: (tt)
Quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm
như người nghèo, trẻ em, trẻ vị thành niên làm ảnh hưởng
đến sự kiểm soát hành vi của họ và những quảng cáo nhồi
nhét vào người tiêu dùng những tư tưởng về tình dục, bạo
lực và quyền thế.
FPT quảng cáo trên đường phố game online
bắn súng trực tuyến có tên gọi Special Force
…tuyên truyền tư tưởng bạo lực, ảnh hưởng không tốt đến trẻ em …
2. Quảng cáo phi đạo đức: (tt)
Quảng cáo tạo ra hay khai thác, lợi dụng niềm tin
sai lầm về sản phẩm, gây trở ngại cho người tiêu dùng
trong việc ra quyết định lựa chọn tiêu dùng tối ưu, dẫn dắt
người tiêu dùng đến những quyết định lựa chọn lẽ ra họ
không thực hiện nếu không có quảng cáo
"Uống hai viên sủi Plusssz mỗi ngày, rửa tay
bằng xà phòng, đeo khẩu trang" là có thể phòng
cúm
…trong lúc thuốc ngừa bệnh chưa có; thuốc chữa đặc hiệu vẫn chưa tìm
ra; còn thuốc tamiflu đang có nguy cơ bị virus kháng lại, hiểu biết của dân
về bệnh và dịch còn chưa thấu đáo thì việc quảng cáo vô đạo đức này rất
dễ gây ngộ nhận, thậm chí là lừa gạt người tiêu dùng, gây khó khăn cho
công tác kiểm soát, phòng chống dịch của ngành y tế.…
2. Quảng cáo phi đạo đức: (tt)
Quảng cáo nhằm lôi kéo , nài ép dụ dỗ người tiêu
dùng ràng buộc với sản phẩm của nhà sản xuất bằng
thủ thuật quảng cáo rất tinh vi.
…người tiêu dùng cần suy xét cẩn thận
để chọn sản phẩm bảo hiểm, sản phẩm
bán theo hình thức đa cấp…
2. Quảng cáo phi đạo đức: (tt)
Quảng cáo “phân biệt đối xử”: liên quan đến phân
biệt đối xử do tuổi tác, ngoại hình, giới tính, tôn giáo…
…hiếm có nước nào dám quảng cáo theo kiểu “yêu
cầu ngoại hình đẹp”. Thậm chí các yêu cầu về tuổi
tác, giới tính cũng phải chứng minh sự cần thiết, còn
không sẽ bị kiện “phân biệt đối xử”…
2. Quảng cáo phi đạo đức: (tt)
Quảng cáo loại “khuyên dùng”: Khá nhiều quảng
cáo thức ăn, đồ uống, sản phẩm thuốc kèm theo câu:
“Được Tổng hội Y dược học (Hội Răng hàm mặt/Hội Nhi
khoa và các hội khác)... khuyên dùng”.
Safeguard được viện Pasteur khuyên dùng
…các hiệp hội chỉ xác nhận sản phẩm đạt một số tiêu chuẩn nào đó, có
thể gây ngộ nhận đối với người tiêu dùng …
2. Quảng cáo phi đạo đức: (tt)
Quảng cáo so sánh trực tiếp với sản phẩm của đối
thủ hoặc không trực tiếp nhưng người xem dễ dàng nhận
ra đó là sản phẩm nào.
Nệm bằng cao su thiên nhiên có độ bền cao,
không xẹp lún trong khi nệm lò xo, nệm nhựa
vừa không bền, vừa dễ xẹp mà lại không tốt cho
sức khỏe
… Cty Kim Đan đã bị 3 công ty sản xuất nệm lò xo và nệm mút (Vạn
Thành, Ưu Việt, Anh Dũng) khởi kiện ra toà do quảng cáo của Kim Đan
không có căn cứ, gây thiệt hại đến uy tín sản phẩm của họ. Toà án đã phán
quyết yêu cầu Kim Đan phải xin lỗi và cải chính công khai. …
Đề xuất biện pháp để hạn
chế quảng cáo phi đạo đức
1. Cơ quan nhà nước:
Tuyên truyền giáo dục ý thức đối với cá nhân, tổ chức
thực hiện mọi hình thức quảng cáo.
Tổ chức phong trào thi đua khen thưởng đối với ngành
quảng cáo.
Đối với quảng cáo thông qua phương tiện truyền thông
thì sẽ ngăn chặn những quảng cáo không theo tinh thần
văn bản quy định, phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.
1. Cơ quan nhà nước: (tt)
Bộ văn hoá, sở văn hoá các địa phương tăng cường
vai trò chỉ đạo định hướng hoạt động, kiểm tra giám sát.
Dự thảo luật quảng cáo cần bổ sung hoàn thiện vì
Pháp lệnh quảng cáo 2001 một số điểm không còn phù
hợp.
Các biện pháp xử phạt đối với các đơn vị có hành vi vi
phạm pháp luật: xử phạt hành chính, tịch thu giấy phép
kinh doanh…
2. Tổ chức cá nhân có sản phẩm, dịch vụ quảng cáo:
Tinh thần trách nhiệm đối với các sản phẩm của mình.
Lựa chọn các đơn vị quảng cáo có uy tín, am hiểu pháp
luật quảng cáo, văn hóa bản địa.
Biết lắng nghe các ý kiến của người tiêu dùng, phương
tiện truyền thông, luận sư…để có các điều chỉnh nội
dung và hình thức quảng cáo phù hợp.
3. Người tiêu dùng:
Bày tỏ, phản hồi ý kiến với các quảng cáo vô đạo đức
thông qua các phương tiện truyền thông, Hội bảo vệ
người tiêu dùng.
Tẩy chay các sản phẩm có nội dung quảng cáo không
chính xác, lừa dối người tiêu dùng.
Phân tích tình huống quảng cáo
CÁM ƠN GIÁO VIÊN
VÀ CÁC BẠN