. Định nghĩa:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
2. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
- Chu kỳ sản phẩm
- Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
- Tiếp cận thị trường và giảm xung độ thương mại
- Khai thác chuyên gia và công nghệ
- Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình Đầu tư FDI và vấn đề chuyển giá tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NHÓM 2 Đề tài thuyết trình : ĐẦU TƯ FDI VÀ VẤN ĐỀ CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM Lớp cao học Tài chính Ngân hàng K17 * Phần 1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1. Định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. 2. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài - Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước - Chu kỳ sản phẩm - Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia - Tiếp cận thị trường và giảm xung độ thương mại - Khai thác chuyên gia và công nghệ - Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên * Phần 1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3. Các hình thức FDI 3.1. Phân theo bản chất đầu tư a. Đầu tư phương tiện hoạt động Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Phần 1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) b. Mua lại và sáp nhập Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. 3.2. Phân theo tính chất dòng vốn a. Vốn chứng khoán Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. Phần 1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) b. Vốn tái đầu tư Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. c. Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. Phần 1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư a. Vốn tìm kiếm tài nguyên Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Phần 1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) b. Vốn tìm kiếm hiệu quả Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v... c. Vốn tìm kiếm thị trường Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh dành mất. Phần 1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4. Thực trạng đầu tư FDI của các QG khác tại VN, lợi ích và hạn chế: 4.1. Thực trạng đầu tư FDI tại VN: Phần 1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4.2. Những lợi ích của của dòng vốn FDI đối với VN: - FDI góp phần giải quyết các vấn đề liên quan tới vốn đầu tư để đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng cao và bền vững: - FDI góp phần nâng cao năng lực quản lý, tiếp thu công nghệ, trình độ tay nghề cho người lao động, thúc đẩy tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. - Tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện và đổi mới các hệ thống giáo dục và đào. - FDI lại gắn với thương mại, thúc đẩy ngoại thương cũng như quan hệ ngoại giao đối với nhiều nước trên thế giới.. FDI giúp mở cửa thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện cho các sản phẩm nước ta ngày càng đạt đến chuẩn quốc tế. Phần 1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4.3. Những mặt hạn chế: - FDI gây bất bình đẳng và phân tầng xã hội - Góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường - Nhập khẩu những công nghệ lạc hậu vào Việt Nam, không có sự chuyển giao công nghệ nguồn cho Việt Nam. - Cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước - Khánh kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên - Sự không minh bạch của các dự án FDI Phần 1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 5. Những thuận lợi và khó khăn đối với việc thu hút FDI vào Việt Nam 5.1. Thuận lợi - Nền kinh tế thế giới được kỳ vọng sẽ thoát khỏi khủng hoảng, tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn của thế giới sẽ tốt hơn. - Tình hình chính trị ổn định, vị thế quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực - Môi trường pháp lý và thể chế kinh tế thị trường của nước ta tiếp tục được hoàn thiện hơn và phù hợp với khu vực và thế giới. - Hoạt động xúc tiến đầu tư của cả nước được đúc kết, rút kinh nghiệm trong thời gian qua đã trở nên chuyên nghiệp, hiệu quả hơn Phần 1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 5.2. Khó khăn - Nền kinh tế thế giới tuy đã có dấu hiệu vượt qua khủng hoảng nhưng sự phục hồi diễn ra chậm, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. - Hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam mặc dù đã được đầu tư nhiều trong một vài năm trở lại đây nhưng vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư và doanh nghiệp. - Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngày càng rõ rệt. PHẦN 2 :VẤN ĐỀ CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM Vấn đề chuyển giá tại Việt Nam - Chuyển giá được hiểu là hành vi thực hiện bởi các chủ thể kinh doanh về việc thay đổi giá của tài sản, hàng hoá, dịch vụ so với giá thị trường thông qua các giao dịch liên kết nhằm mục đích tối thiểu hoá nghĩa vụ nộp thuế. - Cụ thể tại Việt Nam: Các DN FDI, theo báo cáo thì lỗ nhiều hơn lãi, mức lỗ khá lớn và mỗi năm một tăng, làm cho dư luận nghi ngờ đến tình trạng chuyển giá, giấu lãi để giảm nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước (NSNN). Chẳng hạn: tại TP.HCM thì số dn báo cáo lỗ năm 2007 là 70%, năm 2008 là 50%, 2009 là 60%. Ở Lâm đồng 104/111 dn báo cáo lỗ trong năm 2009 PHẦN 2 :VẤN ĐỀ CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM Những loại hình doanh nghiệp FDI nào thường hay chuyển giá Hiện tượng chuyển giá xảy ra nhiều nhất ở những doanh nghiệp đa quốc gia. Những loại doanh nghiệp này là dễ chuyển giá nhất. Họ chuyển giá từ nơi sản xuất sang nơi có trụ sở Cty mẹ để tránh thuế, trốn thuế. Các phương thức mà doanh nghiệp FDI thường dùng để thực hiện chuyển giá Mua cao bán thấp: nhằm tối thiểu hóa việc phát sinh thu nhập chịu thuế tại Việt Nam. Khai quá gía trị đầu tư: suất đầu tư cao dẫn đến giá thành cao làm giảm lợi nhuận chịu thuế. PHẦN 2 :VẤN ĐỀ CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM Lợi dụng sự khác biệt về thuế suất thuế TNDN giữa các nước: xuất hàng hóa đến quốc gia và vùng lãnh thổ có thuế suất thuế TNDN thấp hơn ở Việt Nam. Lợi dụng chính sách ưu đãi giữa các vùng – miền: sáp nhập, giải thể, điều chuyển các địa điểm sản xuất từ vùng này đến vùng khác để hưởng chính sách ưu đãi. Hậu quả của việc chuyển giá Việc trốn thuế gây thất thu ngân sách nhà nước Tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh, tạo sức ép bất bình đẳng và gây phương hại đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt nghĩa vụ về thuế PHẦN 2 :VẤN ĐỀ CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM Làm suy giảm hiệu lực quản lý nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế. Việt Nam bị mất nguồn lao động có kỹ năng cao . Chuyển giá là một trong những nguyên nhân dẫn đế tình trạng nhập siêu của quốc gia (nhập máy móc, nguyên vật liệu với giá cao nhưng bán thành phẩm với giá thấp). Là nguyên nhân gây ra các cuộc đình công tại các công ty FDI, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội ( DN FDI kê khai tổng tiền lương cho CN cao hơn với tiền lương thực nhận của công nhân để tăng chi phí). PHẦN 2 :VẤN ĐỀ CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM Những biện pháp khắc phục Biện pháp ngăn chặn trốn thuế Ban hành những văn bản pháp lý cụ thể, rõ ràng và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan hữu quan Áp dụng biện pháp tạm dừng hoàn thuế GTGT đối với DN khai báo kết quả KD lỗ quá vốn chủ sở hữu. Khuyến khích đầu tư các ngành công nghệ cao, có sức cạnh tranh lớn, hạn chế các dự án khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ. Xây dựng hệ thống theo dõi giá cả trên thị trường thế giới Xem xét lại chính sách thuế ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài. Xây dựng luật chống chuyển giá. NHÓM 2 Đề tài thuyết trình : ĐẦU TƯ FDI VÀ VẤN ĐỀ CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM HẾT MỜI CÁC NHÓM ĐÓNG GÓP XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN