Bài thuyết trình Định giá option thực trạng triển khai option tiền tệ ở Việt Nam

Xem xét một cổ phiếu không trả cổ tức, giá cổ phiếu là S và một option với cổ phiếu có giá hiện thời là f . Công thức định giá: f = e-rT [pfu + (1 − p)fd] (1.1) Trong đó p = (1.2) T: Thời gian đáo hạn của option , giá chứng khoán tăng lên Su hoặc giảm xuống Sd (u > 1; d < 1). Nếu giá chứng khoán tăng lên Su , lợi nhuận thu được từ option là fu; nếu giá chứng khoán giảm xuống Sd , lợi nhuận thu được từ option là fd.

ppt65 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Định giá option thực trạng triển khai option tiền tệ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊNH GIÁ OPTION Thực trạng triển khai Option tiền tệ ở Việt Nam Nhóm 4 – NH đêm 5 Danh sách thành viên trong nhóm Hồ Thị Thu Hằng Lê Thị Ngọc Hân Trần Đình Khôi Nguyễn Thái Bình Dương Huỳnh Trung Hiếu Nguyễn Hữu Hoàn Phan Thị Tuyết Oanh Vũ Minh Đức Nội dung trình bày Phần1: Định giá Option Nhóm 4 – NH đêm 5 1.1. Mô hình cây nhị phân một bước Xem xét một cổ phiếu không trả cổ tức, giá cổ phiếu là S và một option với cổ phiếu có giá hiện thời là f . Công thức định giá: f = e-rT [pfu + (1 − p)fd] (1.1) Trong đó p = (1.2) T: Thời gian đáo hạn của option , giá chứng khoán tăng lên Su hoặc giảm xuống Sd (u > 1; d Giá của option là $1.2823 1. Mô hình cây nhị phân (tt) 1. Mô hình cây nhị phân (tt) Ngoài Call option kiểu châu Âu, phương pháp cây nhị phân còn được dùng để định giá Call option kiểu Mỹ. Quy trình tính toán là đi từ ngọn đến gốc cây, kiểm tra tại mỗi nút xem liệu việc thực hiện trước đó có tối ưu không. Giá trị của option tại nút cuối cùng bằng giá trị option kiểu châu Âu. Ở những nút phía trên giá trị của option là giá trị cao nhất trong hai giá trị sau: 1. Giá trị tính theo công thức 2.11. 2. Lợi nhuận từ việc thực hiện trước. 2. Mô hình BLACK-SCHOLES Giả định cơ bản của mô hình Black-Scholes Black và Scholes khi xây dựng mô hình định giá option đã đưa ra những giả định sau: 1. Giá chứng khoán sẽ biến động theo đồ thị lô-ga chuẩn với các hằng số µ và σ như đã trình bày ở phần trên; 2. Mọi giao dịch sẽ bỏ qua chi phí và thuế. Giá của tất cả các chứng khoán đều có thể được chia nhỏ vô hạn; 3. Cổ phiếu sẽ không trả cổ tức trong thời gian quyền chọn có hiệu lực; 4. Không tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá phi rủi ro; 5. Hoạt động giao dịch chứng khoán diễn ra liên tục; 6. Nhà đầu tư có thể vay hoặc cho vay tại cùng một mức lãi suất phi rủi ro; 7. Lãi suất phi rủi ro trong ngắn hạn, r, là hằng số. Công Thức định giá Công thức tính giá quyền chọn mua và bán kiểu Châu Âu của Black-Scholes áp dụng với những cổ phiếu không trả cổ tức như sau: c = SN (d1) − X e−rT N (d2) (1.4) p = X e−rT N (−d2 ) − SN (−d1) Trong đó: d1= d2= = d1 - σ 2.Mô hình BLACK-SCHOLES (tt) Trong đó, c và p giá quyền chọn bán và quyền chọn mua kiểu Châu Âu, S là giá cổ phiếu, X là giá thực hiện, r là lãi suất phi rủi ro, T là thời gian còn lại cho đến thời điểm thực thi quyền và σ là độ bất ổn của giá cổ phiếu. Ví dụ Xem xét một call option kiểu Châu Âu đối với một cổ phiếu với các ngày giao dịch không hưởng cổ tức vào 2 và 5 tháng sau đó. Cổ tức sẽ thanh toán trong mỗi lần dự tính là 0.5$. Giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại là 40$, giá thực hiện là 40$, độ bất ổn của giá cổ phiếu là 30%/năm và lãi suất phi rủi ro là 9%/năm. Thời gian cho đến khi hết hiệu lực của option còn 6 tháng. 2.Mô hình BLACK-SCHOLES (tt) Giá trị hiện tại của các khoản cổ tức sẽ thanh toán là: 0.5e−0.09∗2/12 + 0.5e−0.09∗5/12 =0.9741 Giá của option do đó có thể được tính sử dụng công thức của Black-Scholes với S = 39.0259, X = 40, r = 0.09, σ = 0.3, và T = 0.5. Sử dụng phép tính đa thức gần đúng: d1 = 0,2017 d2 = - 0,0104 N(d1)= 0,5800 và N(d2)= 0,4959 Và thay vào phương trình, giá call option là: 39,0259 x 0.5800 – 40-0,09x0,5 x 0,4959 = 3,67 2.Mô hình BLACK-SCHOLES (tt) 2.Mô hình BLACK-SCHOLES (tt) Phép xấp xỉ do Fisher Black đưa ra để định giá call option kiểu Mỹ với cổ phiếu có trả cổ tức. PHÉP XẤP XỈ CỦA BLACK Phép xấp xỉ của Black bao gồm việc tính toán giá của 2 quyền chọn kiểu Châu Âu: 1. Một quyền chọn có cùng kỳ hạn với quyền chọn kiểu Mỹ; 2. Một quyền chọn đáo hạn ngay trước ngày giao dịch không hưởng cổ tức cuối cùng trong thời gian quyền chọn có hiệu lực Phần 2: Một số khái niệm cơ bản và tầm quan trọng của Option tiền tệ Nhóm 4 – NH đêm 5 1. Một số khái niệm về Option tiền tệ Quyền chọn tiền tệ (Currency option): là dịch vụ mà theo đó bên bán (Ngân hàng) bán cho bên mua (Khách hàng) quyền (chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc) mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ này bằng một số lượng ngoại tệ khác trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm ấn định trong tương lai với một tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước tại thời điểm giao dịch. Có hai loại quyền chọn: Quyền chọn mua (call option) là giao dịch theo đó Bên bán (Ngân hàng) bán cho Bên mua (khách hàng) quyền được mua một loại ngoại tệ này bằng một loại ngoại tệ khác với số tiền giao dịch và theo tỷ giá thỏa thuận trước trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm ấn định trong tương lai. Bên bán có trách nhiệm phải bán trong trường hợp Bên mua thực hiện quyền chọn mua. Quyền chọn bán (put option) là giao dịch theo đó Bên bán (Ngân hàng) bán cho Bên mua (khách hàng) quyền được bán một loại ngoại tệ này sang một loại ngoại tệ khác với số tiền giao dịch và theo tỷ giá thỏa thuận trước trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm ấn định trong tương lai. Bên bán có trách nhiệm phải mua trong trường hợp Bên mua thực hiện quyền chọn bán. 1. Một số khái niệm về Option tiền tệ Tùy theo thời điểm thực hiện quyền chọn, hiện nay trên thế giới có hai loại giao dịch quyền chọn như sau: Giao dịch quyền chọn kiểu Châu âu: là giao dịch quyền chọn mà theo đó khách hàng (bên mua) chỉ có thể lựa chọn thực hiện quyền chọn của mình vào ngày đến hạn của Hợp đồng quyền chọn. Giao dịch quyền chọn kiểu Mỹ: là giao dịch quyền chọn mà theo đó khách hàng (bên mua) có thể lựa chọn thực hiện quyền chọn của mình vào bất kỳ ngày giao dịch nào kể từ khi ký Hợp đồng giao dịch quyền chọn cho đến ngày đến hạn của Hợp đồng giao dịch quyền chọn. 1. Một số khái niệm về Option tiền tệ Những yếu tố cấu thành quyền chọn tiền tệ:  Đồng tiền giao dịch và khối lượng mua theo quyền. Loại quyền (chọn mua hay chọn bán). Thời gian hiệu lực của quyền. Mức giá thực hiện của quyền. 1. Một số khái niệm về Option tiền tệ Những mức giá liên quan đến Hợp đồng quyền chọn tiền tệ:  Giá giao ngay (spot): Giá mua bán giao ngay hiện hành tại thời điểm Giá thực hiện (strike): là mức giá mà người mua Option được quyền ấn định trước với người bán Option và được chốt (fixed) trong suốt thời gian hiệu lực của Hợp đồng Premium: là khoản phí mà người mua Option phải trả cho người bán Option ngay từ lúc ký Hợp đồng Giá thị trường: là giá trên thị trường khi đến thời gian đáo hạn.  1. Một số khái niệm về Option tiền tệ In the money Tốt hơn tỷ giá Spot hiện tại Out the money Tồi hơn tỷ giá Spot hiện tại Do doanh nghiệp lựa chọn theo nhận định thị trường và nhu cầu phòng ngừa rủi ro At the money Theo tỷ giá Spot hiện tại Giá option 1. Một số khái niệm về Option tiền tệ 2. CƠ CẤU LỢI NHUẬN/ RỦI RO KHI MUA CALL OPTION (QUYỀN CHỌN MUA) Loss Lợi nhuận (% USD) + 2.00 + 1.00 0 - 1.00 - 2.00 15480 15520 15600 15640 15560 Tỷ giá giao ngay (VND/USD) Khách hàng mua call option đối với tiền USD, Tỷ giá thực hiện là 15560, kỳ hạn 4 tháng (ngày thanh toán: 26/10/2005 có mức lỗ tối đa là 40VND/USD với tỷ giá nhỏ hơn 15560 (“out of the money”), và có lợi nhuận không giới hạn tối đa với mức tỷ giá trên 15560. 2. CƠ CẤU LỢI NHUẬN/ RỦI RO KHI MUA PUT OPTION (QUYỀN CHỌN BÁN) Loss Lợi nhuận (%EUR) + 2.0 + 1.0 0 - 1.0 - 2.0 19200 19300 19500 19600 19400 Tỷ giá giao ngay (VND/EUR) Khách hàng mua put option đối với tiền EUR, Tỷ giá thực hiện là 19400, kỳ hạn 2 tháng (ngày thanh toán: 26/08/2005 có mức lỗ tối đa là 100VND/EUR với tỷ giá lớn hơn 19400 (“out of the money”), và có lợi nhuận có thể đạt tới 19400VND/EUR với mức tỷ giá dưới 19400. 3. Tầm quan trọng của Option tiền tệ Đối với Doanh nghiệp: Quyền chọn như công cụ để quản trị rủi ro do nó có thể có mức tỉ giá, giá cả, lãi suất ở một mức cố định giúp cố định được các chi phí đầu vào cũng như lợi nhuận đầu ra, đảm bảo sự ổn định, dễ dàng cho việc dự báo, tính toán các dòng tiền ra vào của doanh nghiệp, từ đó giúp cho việc lên kế hoạch, hoạch định các dự án kinh doanh dễ dàng hơn, hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại cho doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư: + Hợp đồng quyền chọn có thể được sử dụng như một công cụ bảo hiểm hiệu quả đối với các rủi ro do sự biến động của tỉ giá + Hợp đồng quyền chọn có thể được các nhà đầu cơ sử dụng cho trong việc kinh doanh chênh lệch giá của mình 3. Tầm quan trọng của Option tiền tệ Đối với nền kinh tế: + Sự hình thành và phát triển giao dịch quyền chọn góp phần hoàn thiện hơn thị trường phái sinh nói chung, từ đó hỗ trợ cho sự phát triển hiệu quả, ổn định của thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững + Giao dịch quyền chọn phát triển đồng nghĩa với việc nền kinh tế có một công cụ hữu hiệu để bảo hiểm tỉ giá, giá cả, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam + Thị trường options với chức năng của một công cụ phòng ngừa rủi ro và đầu tư sẽ có tác dụng thu hút thêm một lượng vốn nhàn rỗi trong dân chúng Việt Nam 3. Tầm quan trọng của Option tiền tệ Phần 3: Thực trạng triển khai Option tiền tệ ở Việt Nam Nhóm 4 – NH đêm 5 1. Cơ sở pháp lý 1.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối: Trong thời gian qua, thị trường ngoại hối phát triển với nhiều nghị định, quyết định, văn bản hướng dẫn... Trong đó, Nghị định 05/2001/NĐ-CP ngày 17/1/2001 về quản lý ngoại hối, quyết định 648/2002-2004/QĐ-NHNN về cơ chế thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn giữa NHTM với khách hàng trên cơ sở chênh lệch lãi suất, quyết định 452/2004/QĐ-NHNN về điều chỉnh giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Đặc biệt là pháp lệnh ngoại hối có hiệu lực từ ngày 1/6/2006, pháp lệnh này như một khuôn khổ thống nhất về quản lý ngoại hối. Theo đó, NHNN nới lỏng kiểm soát ngoại tệ, tự do hóa các giao dịch, tăng quyền tự chủ cho các NHTM và TCTD, làm cho thị trường ngoại tệ diễn ra uyển chuyển và linh hoạt hơn. 1.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối (tt): Cơ chế điều hành tỷ giá cũng đã có những thay đổi đáng kể. Vào tháng 5/2004, NHNN đã bãi bỏ các trần cố định về tỷ giá kỳ hạn để thay bằng chênh lệch lãi suất. Tháng 7/2006, NHNN bỏ biên độ giao dịch đô la Mỹ tiền mặt, cho Eximbank thí điểm cơ chế mua bán ngoại tệ mặt theo tỷ giá thỏa thuận. Biên độ giao dịch USD không ngừng được mở rộng, ngày 10/03/2008 biên độ được xác định là +/-1%, sau đó được nâng lên thành +/-2%, +/-3%. Và hiện nay đã là +/-5% kể từ ngày 24/03/2009. Việc nới lỏng biên độ tỷ giá góp phần phản ánh chính xác quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường, đồng thời chính việc này đã làm rủi ro hối đoái không ngừng tăng lên. 1. Cơ sở pháp lý 1.2. Cơ sở pháp lý về Option tiền tệ: 1.2.1. Option giữa ngoại tệ với ngoại tệ: Ngày 10/01/1998, trên cơ sở nhận thức sự cần thiết thúc đẩy giao dịch ngoại hối phát triển, thống đốc NHNN đã ký quyết định 17/1998/QĐ_NHNN ban hành quy chế giao dịch hối đoái (quyết định 17). Quy chế này đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM, tạo công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất, đồng thời tăng cường sự quản lý và giám sát của NHNN về lĩnh vực ngoại hối. Tuy nhiên, với quyết định này thì giao dịch ngoại hối chỉ mới được thực hiện thông qua các công cụ giao ngay kỳ hạn và hoán đổi. 1. Cơ sở pháp lý 1.2. Cơ sở pháp lý về Option tiền tệ: 1.2.1. Option giữa ngoại tệ với ngoại tệ: Ngày 12/02/2003, công văn số 135/NHNN-QLNH về giao dịch quyền chọn ngoại tệ, trước tiên là quyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ chính thức ra đời. Eximbank là NHTM đầu tiên thực hiện thí điểm nghiệp vụ này. Trong đó, công văn này đã quy định cụ thể nhằm triển khai thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ ở các ngân hàng như về đối tượng tham gia, đồng tiền giao dịch, thời hạn giao dịch, giới hạn số dư… 1. Cơ sở pháp lý 1.2. Cơ sở pháp lý về Option tiền tệ: 1.2.1. Option giữa ngoại tệ với ngoại tệ: Sau 7 năm đi vào hoạt động, đến cuối năm 2004, quyết định 17/1998/QĐ-NHNN (quyết định 17) đã phát sinh những hạn chế. Vì vậy, ngày 10/11/2004, thống đốc NHNN đã ký quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịch hối đoái của các TCTD để thay thế quyết định 17 và khắc phục những hạn chế này. Quyết định này có những điểm mới như chính thức cho phép tất cả các TCTD được phép thực hiện các giao dịch hối đoái đều được quyền thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ mà không cần phải xin phép NHNN. Qua đó, thời điểm này NHNN đã chấm dứt thời gian thí điểm nghiệp vụ này. Đồng thời, quy định kỳ hạn của giao dịch quyền chọn giữa các ngoại tệ với nhau do tổ chức tín dụng được phép và khách hàng tự thỏa thuận. 1. Cơ sở pháp lý 1.2. Cơ sở pháp lý về Option tiền tệ: 1.2.1. Option giữa ngoại tệ với ngoại tệ: Quy định này là một sự chuyển biến lớn trong cung cách quản lý các hoạt động giao dịch ngoại hối giúp thị trường quyền chọn nước ta ngày càng đa dạng hơn. Bên cạnh đó, quyết định này cho phép các cá nhân được phép tham gia ngoài các TCTD, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và NHNN. Đây thực sự là một cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân có thêm một sân chơi mới trên thị trường tiền tệ. 1. Cơ sở pháp lý 1.2. Cơ sở pháp lý về Option tiền tệ: 1.2.2. Option giữa ngoại tệ với VNĐ: Ngày 18/4/2005, NHNN đã có công văn số 326/NHNN_QLNH cho phép ACB triển khai thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ. Theo công văn này, NHNN đã đưa ra những quy định cụ thể về các loại ngoại tệ được giao dịch, cơ sở tính phí quyền chọn, thời hạn giao dịch, đối tượng giao dịch… những quy định này là cơ sở để triển khai thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ tại các NHTM khác dưới sự cho phép của NHNN. Ngày 29/8/2006, NHNN cũng đã ban hành công văn số 7404/NHNN-KTTC. Nội dung chính của công văn này gồm có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết về nguyên tắc và nội dung kế toán đối với các nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ, nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, để giải quyết vấn đề hạch toán kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các NHTM 1. Cơ sở pháp lý 1.3. Đánh gía cơ sở pháp lý: Như vậy, có thể thấy, các văn bản pháp lý liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối và quyền chọn ngoại tệ được ban hành là khá nhiều nhưng chúng vẫn chưa quy định cụ thể và thúc đẩy được các giao dịch mua bán quyền chọn phát triển, nó chỉ mang tính tức thời bổ sung cho thị trường ngoại hối, cũng giống như chúng ta chỉ ban hành văn bản luật khi thị trường cần thực hiện các giao dịch này trong ngắn hạn, chứ chưa đưa ra các bộ luật chuẩn quy định cụ thể, thống nhất như luật công cụ bảo hiểm phái sinh chẳng hạn. Như vậy, sẽ gây khó khăn cho các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư… trong việc hoạch định các chiến lược dài hạn để kinh doanh trên thị trường 1. Cơ sở pháp lý 2. Thực trạng triển khai Option ngoại tệ tại Việt Nam Quyền chọn tiền tệ mặc dù xuất hiện từ năm 2004 nhưng cho đến nay, tuy nhiên loại hình này vẫn chưa phát triển mạnh, chưa được khách hàng thường xuyên sử dụng. Doanh số giao dịch rất nhỏ so với các loại hình giao dịch khác. 2. Thực trạng triển khai Option ngoại tệ tại Việt Nam (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước TP HCM) Đơn vị tính: Triệu USD Đây là các Ngân hàng đi tiên phong trong việc thực hiện thi điểm quyền chọn. Tuy doanh số còn thấp, chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh số giao dịch ngoại tệ nhưng con số này lại tăng qua các năm. Doanh số giao dịch Option ngoại tệ ở VCB, ACB, Eximbank Doanh số giao dịch Option ngoại tệ ở VCB, ACB, Eximbank Theo quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN thì các đối tượng được phép thực hiện giao dịch quyền chọn với ngân hàng là các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và cá nhân, tuy nhiên từ khi áp dụng loại hình giao dịch này cho đến nay, khách hàng thực hiện giao dịch quyền chọn là các doanh nghiệp với mục đích chính là phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Kiểu quyền chọn được các doanh nghiệp chọn mua là quyền chọn kiểu Mỹ, vì ngoài mục đích phòng ngừa rủi ro ngoại hối, các doanh nghiệp còn có thể khai thác chiều hướng biến động có lợi của tỷ giá để thực hiện quyền chọn thu lợi nhuận. 2. Thực trạng triển khai Option ngoại tệ tại Việt Nam Tình hình thực hiện từng loại Option như sau: 2.1. Option ngoại tệ với ngoại tệ: Về phía ngân hàng tham gia Trong giai đoạn thí điểm, các ngân hàng thương mại (NHTM) muốn thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ phải là ngân hàng đã được phép kinh doanh ngoại hối, có vốn tự có tối thiểu là 200 tỷ VNĐ kinh doanh ngoại tệ có lãi trong ít nhất 5 năm gần nhất và doanh số mua bán ngoại tệ của năm trước tối thiểu là 1 tỷ USD. Ngoài ra, NHTM phải lập ra quy trình nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ và trình cho thống đốc ngân hàng nhà nước (NHNN) chấp thuận bằng văn bản cho thực hiện thí điểm. 2. Thực trạng triển khai Option ngoại tệ tại Việt Nam Theo công văn số 135/NHNN-QLNH, cho phép Eximbank là ngân hàng đầu tiên trong cả nước được thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. Sau Eximbank, NHNN cũng cho phép 7 ngân hàng khác thực hiện thí điểm nghiệp vụ này, gồm có hai ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Viet Nam là Citibank, HSBC chi nhánh TPHCM và 5 ngân hàng trong nước là BIDV, ACB, Vietcombank, ICB, và Argribank. 2. Thực trạng triển khai Option ngoại tệ tại Việt Nam Doanh số giao dịch: +Tính đến tháng 6/2004, số lượng hợp đồng được ký kết chỉ dừng lại con số 50 hợp đồng quyền chọn với doanh số thực hiện hơn 50 triệu USD của Eximbank ký với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian thí điểm nghiệp vụ quyền chọn, còn 6 ngân hàng còn lại không ký được hợp đồng nào. 2. Thực trạng triển khai Option ngoại tệ tại Việt Nam + Từ 2004 đến 2007, mặc dù không còn giới hạn về số lượng ngân hàng tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ nhưng thực tế cho thấy các hoạt động mua bán này chưa thực sự sôi động, chỉ tập trung vào chi nhánh các ngân hàng nước ngoài như HSBC hay Citibank và một số ít ngân hàng Việt Nam như Eximbank, Techcombank, còn lại các ngân hàng vẫn không có giao dịch. 2. Thực trạng triển khai Option ngoại tệ tại Việt Nam 2.2. Option ngoại tệ với nội tệ: Về phía Ngân hàng giao dịch: + Tháng 4/2005 ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã bắt đầu cho triển khai thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với VNĐ. ACB là ngân hàng đầu tiên được thí điểm nghiệp vụ này, với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000 USD (quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn giao dịch giữa các ngoại tệ khác và VNĐ). 2. Thực trạng triển khai Option ngoại tệ tại Việt Nam + Tiếp theo ACB là ngân hàng echcombank với giá trị hợp đồng là 8 triệu USD-100.000 USD và chỉ được thực hiện với quyền chọn Châu Âu. BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005 và kể từ đây không còn quy định giới hạn cho giá trị hợp đồng quyền chọn.. Như vậy, tính đến tháng 5/2008, đã có 7 ngân hàng ( ACB, Eximbank, BIDV, VIB, VCB, GP bank ) được phép thực hiện giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ. 2. Thực trạng triển khai Option ngoại tệ tại Việt Nam Doanh số giao dịch: + Mặc dù được triển khai từ năm 2005, nhưng doanh số mua bán thực tế của các ngân hàng không đáng kể, hầu hết các giao dịch đều được tiến hành theo kiểu Mỹ vì điều kiện thanh toán linh hoạt hơn. Qua kết quả thăm dò, các ngân hàng như ACB, Techcombank, BIDV, VIB dù là những ngân hàng tham gia các nghiệp vụ này từ rất sớm nhưng họ chỉ mới thực hiện được một số hợp đồng với doanh số không đáng kể. + Riêng Vietcombank và Eximbank được xem là hai ngân hàng mạnh về lĩnh vực này nhưng doanh số hoạt động vẫn không cao. Tính trong năm 2006-2007 Vietcombank chỉ đạt khoảng 37,53 triệu USD (chiếm chưa đến 0,1% tổng doanh số giao dịch ngoại tệ), Eximbank đạt 128,12 triệu USD (chiếm khoảng 0,8% trong tổng số giao dịch ngoại tệ). 2. Thực trạng triển khai Option ngoại tệ tại Việt Nam Số liệu về Option của Eximbank từ năm 2007 - 2009 Năm 2007: - Ký 4 HĐ option - Doanh số Ngoại tệ/ VNĐ (USD/VNĐ): Bán quyền chọn mua: 4,975,703.72 USD/Bán: 80,844,434,043.00 VNĐ Năm 2008: - Ký 14 HĐ option - Doanh số: Bán quyền chọn mua 1,526,165.78 USD/ Bán: 26,367,414,683.00 VNĐ Năm 2009: - Ký 650 HĐ option - Doanh số ngoại tệ/ngoại tệ: Bán quyền chọn bán EUR: 41,397,410.33 EUR / Mua: 49,887,060.97 USD (Tương đương: 924,256,486,758.00 VNĐ) - Doanh số ngoại tệ/VNĐ: Bán quyền chọn mua USD: 4,548,366.68USD/ bán: 79,708,392,335.00 VNĐ Qua thực tế trên, chúng ta thấy rằng giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ chưa phát t
Luận văn liên quan