Bài thuyết trình Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam

Thẩm định tín dụng là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay hay không cho vay. Mục đích: đánh giá được mức độ tin cậy của phương án SXKD hoặc dự án đầu tư của khách hàng lập và nộp cho ngân hàng, đồng thời phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của phương án, dự án Đưa ra quyết định: Chấp nhận hay từ chối cho vay

ppt27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2649 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NHTM VIỆT NAM Nhóm 5 GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Thực trạng về thẩm định tín dụng tại NHTM Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng tại NHTM Việt Nam CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT I.KHÁI NIỆM VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG Thẩm định tín dụng là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay hay không cho vay. Mục đích: đánh giá được mức độ tin cậy của phương án SXKD hoặc dự án đầu tư của khách hàng lập và nộp cho ngân hàng, đồng thời phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của phương án, dự án Đưa ra quyết định: Chấp nhận hay từ chối cho vay II. VAI TRÒ CỦA THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG Là một khâu rất quan trọng trong quy trình tín dụng, vì: => Hạn chế thông tin bất cân xứng. => Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của PA SXKD. => Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro khi quyết định cho vay. => Đưa ra quyết định chính xác   III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 3.1 Các yếu tố bên trong: III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 3.2 Các nhân tố bên ngoài : IV. MÔ HÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG Ở Việt Nam hiện có 2 mô hình phổ biến: - Mô hình tổ chức quản lý rủi ro TD tập trung - Mô hình tổ chức quản lý rủi ro TD phân tán Điểm mạnh và điểm yếu của 2 mô hình trên: V. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG Quy trình phân tích tín dụng phải đáp ứng yêu cầu: Được xây dựng và thống nhất trong toàn NH, tránh tuỳ tiện, duy ý chí Được xây dựng chi tiết trong nội dung phân tích,tránh chung chung Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tín dụng: Thứ nhất, tính khoa học, chính xác, toàn diện của các kết quả thẩm định Thứ hai, thời gian thẩm định. Thứ ba, sự phù hợp của các dự báo Thứ tư, mức độ cung cấp cho khách hàng những tiện ích về kế hoạch kinh doanh. Thứ năm, những chỉ số phản ánh chất lượng hoạt động cho vay khách hàng của NH CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY I. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI MỘT SỐ NHTM VIỆT NAM : II. QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI MỘT SỐ NHTM VIỆT NAM 6 bước căn bản của một quy trình tín dụng như sau: Bước 1 : Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Bước 2 : Phân tích tín dụng Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng Tín dụng Bước 4 : Giải ngân Bước 5 : Giám sát tín dụng Bước 6 : Thanh lý hợp đồng Tín dụng Mô tả qui trình tín dụng cơ bản tại các NHTM hiện nay III. CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI MỘT SỐ NHTM VIỆT NAM 3.1 Đối với khách hàng cá nhân: Cần tập trung phân tích thẩm định các nội dung: Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng Thẩm định tính cách và uy tín và khả năng quản lý của khách hàng Thẩm định mục đích đề nghị vay vốn Thẩm định khả năng tài chính, tính khả thi của phương án vay - trả nợ : Thẩm định khả năng tài chính Thẩm định tính khả thi của phương án vay trả nợ Thẩm định TSBĐ 3.2 Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế: Quy trình thẩm định khách hàng là tổ chức kinh tế: IV. MỘT SỐ THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NHTM VIỆT NAM Một số NHTM đã thực hiện tách các chức năng quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro, quyết định tín dụng, quản lý nợ. Chức năng cho vay tín dụng chính sách và cho vay tín dụng thương mại đã được tách bạch Bước đầu tạo nên quĩ dự phòng đủ lớn để xử lý tổn thất theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Các khoản tín dụng có xu hướng không chạy theo tăng trưởng quy mô tín dụng mà hướng sang chất lượng tín dụng Hệ số an toàn vốn toàn hệ thống được duy trì ở mức cao (từ 13 - 14% trong năm); tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được kiểm soát tốt (dưới 18%) Một số chỉ tiêu cơ bản theo thống kê NHNN: Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC) đã dần nâng cao chất lượng, bằng cách cung cấp thông tin đã qua phân tích, xử lý, kết hợp với việc đánh giá xếp loại DN thông qua các sản phẩm cảnh báo. Nâng cao hình ảnh của Ngân hàng trong mắt khách hàng thông qua việc xếp hạng các NHTM Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định đang dần được nâng cao và mang tính chuyên nghiệp hơn. V. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NHTM VIỆT NAM 5.1 Những hạn chế: Cách thức tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động thẩm định ở một số nơi còn yếu kém Chất lượng thu thập thông tin chưa được tốt Quy trình thẩm định ở một số nơi còn bất cập Trình độ lập và thực hiện dự án của một số chủ đầu tư yếu kém làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng thẩm định Trình độ, năng lực và ý thức đạo đức của một số cán bộ thẩm định còn hạn chế Hành lang pháp lý chưa ổn định 5.2 Nguyên nhân của những tồn tại Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao Đạo đức xã hội ngày càng đi xuống, tại một số ngân hàng kể cả cán bộ cấp trung, cao cũng xuất hiện tư tưởng vụ lợi cá nhân Nền kinh tế chưa phát triển, cơ chế thiếu đồng bộ cùng với sự bất ổn của các điều kiện vĩ mô... hạn chế việc cung cấp thông tin xác thực phản ánh đúng diễn biến, mối quan hệ thị trường. Cơ cấu tổ chức quản lý tín dụng nhiều nơi không đảm bảo được tính gọn nhẹ, quá rườm rà nhưng lại không hợp lý Hệ thống văn bản pháp luật hiện nay khá chồng chéo CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I. ĐỊNH HƯỚNG TRONG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG Kiên quyết thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã đầu tư chưa đầy đủ thủ tục, vi phạm quy trình, chế độ đã phát hiện sau kiểm tra, nợ đã xử lý rủi ro. Tăng cường công tác kiểm tra tới các Chi nhánh về việc thực hiện tuân thủ quy trình thẩm định tín dụng, xử lý nghiêm đối với tập thể và cá nhân vi phạm Kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc thẩm định phương án, dự án vượt quyền phán quyết, bao gồm cả các dự án, phương án nâng quyền phán quyết. Tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ dư nợ và cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp tại các Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu > 5%. Tổ chức kiểm tra các Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu > 10%, xây dựng phương án, giải pháp cụ thể xử lý nợ xấu. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG 2.1Biện pháp nhằm hoàn thiện nội dung thẩm định Xây dựng kho dữ liệu về khách hàng, đánh giá tình hình tài chính, thẩm định năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng một cách bài bản Cần phân tích sâu hơn các rủi ro liên quanđối với từng loại tín dụng Hoàn thiện các chỉ tiêu quy định xếp loại khách hàng trong hệ thống Hoàn thiện hệ thống tra cứu thông tin nội bộ ở từng NHTM 2.2 Nâng cao năng lực cán bộ tín dụng CBTD có khả năng đánh giá, phân tích tài chính khách hàng một cách chính xác, và thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh (SXKD) một cách khoa học trên cả 2 phương diện là tính chính xác và thời gian thực hiện CBTD làm việc đúng chức năng, vai trò và nhiệm vụ được giao. CBTD phải có trình độ tư vấn cho khách hàng để làm sao khách hàng có thấy những thuận lợi và rủi ro trong hoạt động KD của mình. CBTD phải hiểu, nắm bắt và vận hành tốt công nghệ thông tin vào trong công việc; phải có trình độ ngoại ngữ nhất định 2.3 Các TCTD cần có chính sách sử dụng nhân tài hợp lý Quy hoạch, kiện toàn, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thẩm định theo yêu cầu công việc. Có chính sách sàng lọc, sử dụng có hiệu quả đội ngũ CBTD Tăng cường tính kỷ luật, tính kỷ cương đối với CBTD 2.4 Tuân thủ đúng nguyên tắc và tiến trình thẩm định Trong quá trình thẩm định, yêu cầu nhân viên thẩm định phải thực hiện đúng nguyên tắc và tiến trình của công tác này đòi hỏi, không nên bỏ qua hay nhảy bước. Đề cao đạo đức nghề nghiệp 2.5. Xây dựng hệ thống thông tin có chất lượng cao Hệ thống thông tin cần đáp ứng: Phản ánh được tính đặc thù của ngành hàng và khách hàng trong nền kinh tế và đối với việc vay vốn ngân hàng. Phản ánh được thực trạng của ngành hàng, khách hàng về hoạt động kinh doanh, tài chính. Những ảnh hưởng của cơ chế chính sách và triển vọng phát triển của ngành hàng, khách hàng. 2.6 Xây dựng hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại Cần ưu tiên trang bị hệ thống máy tính hiện đại, tốc độ cao và nối mạng cho các phòng tín dụng tại Trụ sở chính và chi nhánh Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp các chương trình phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định dự án, như: Chương trình Quản lý tín dụng; chương trình quản lý văn bản và diễn đàn trao đổi nghiệp vụ trong toàn hệ thống. Xây dựng các phần mềm hiện đại phục vụ trực tiếp cho công tác thẩm định để nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian xử lý thông tin thẩm định, khắc phục tình trạng thẩm định thủ công như hiện nay. Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ tin học cho cán bộ tín dụng và cán bộ làm công tác thẩm định dự án trong toàn hệ thống. 2.7. Tăng cường công tác thẩm định tài sản đảm bảo Tiếp tục khuyến khích việc thực hiện bảo đảm tín dụng bằng tài sản tự có của khách hàng, tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, bảo lãnh… Khi đánh giá tài sản đảm bảo cần có sự đánh giá chéo và thật kỹ lưỡng sao cho tài sản luôn phải đảm bảo đủ vai trò của tài sản bảo đảm. 2.8. Những giải pháp khác Tăng cường tổ chức các cuộc thi các cuộc thi cán bộ tín dụng giỏi, cán bộ thẩm định giỏi Tăng cường các buổi toạ đàm, giao lưu với giữa chi nhánh trong hệ thống Tách biệt cụ thể giữa lương và thưởng cho cán bộ, nhân viên Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng với các cơ quan hữu quan III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1. Kiến nghị đối với CP, các Bộ, Ngành có liên quan Cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ hành lang pháp lý Tăng cường ổn định và phát triển chính sách thị trường 3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Ngân hàng Nhà nước cần chỉnh sửa, bổ sung và ban hành một số cơ chế tín dụng phù hợp với môi trường kinh doanh hiện nay Cần có những chính sách cho vay ưu đãi Cần tích cực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế hoạt động cho vay Ngân hàng Nhà nước nên thành lập một trung tâm chuyên thực hiện phát mại tài sản thế chất cầm cố, bảo lãnh giúp cho các NHTM thuận lợi trong quá trình thu hồi vốn 3.3. Kiến nghị với các TCTD Quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho toàn bộ các cán bộ, nhân viên của toàn hệ thống Cần cập nhật, tổng hợp và lưu giữ các thông tin liên quan đến các ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp, để có thể bổ trợ thêm cho việc thu thập và xử lý thông tin của các Chi nhánh CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!
Luận văn liên quan