- Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là
bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận
thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán
cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (Khoản 9 Điều 3
Luật thương mại năm 2005). Hoạt động này bao gồm rất nhiều loại hình dịch vụ
trong đời sống thường ngày của người dân như dịch vụ khám chữa bệnh, hướng
dẫn du lịch, các loại hình tư vấn
- Điều 518 Luật dân sự năm 2005 nêu khái niệm của Hợp đồng dịch vụ như
sau: “Hợp đồng dịch vụ là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch
vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch
vụ cho bên cung ứng dịch vụ”
Điểm đặc trưng nói lên bản chất của hợp đồng dịch vụ là nó được hình thành
theo sự thỏa thuận của hai bên: bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ
(khách hàng); từ đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hai bên do pháp luật quy
định: bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của khách
hàng và nhận thanh toán, còn khách hàng có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng
dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Như vậy, hợp đồng dịch vụ là hoạt
động song phương có thanh toán.
- Chủ thể tham gia hợp đồng dịch vụ: theo Điều 75 Luật thương mại năm
2005 trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có
quy định khác, chủ thể tham gia hợp đồng là giữa các thương nhân với nhau hoặc
giữa thương nhân với:
+ Người cư trú tại Việt Nam sử dụng (cung ứng) trên lãnh thổ Việt Nam
+ Người không cư trú tại Việt Nam sử dụng (cung ứng) trên lãnh thổ Việt
Nam
+ Người cư trú tại Việt Nam sử dụng (cung ứng) trên lãnh thổ nước ngoài
+ Người không cư trú tại Việt Nam sử dụng (cung ứng) trên lãnh thổ nước
ngoài
- Hình thức hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
được xác lập bằng hành vi cụ thể. Mục đích của quy định này là nhằm tạo điều kiện
cho các bên tham gia giao kết hợp đồng được quyền tự do lựa chọn hình thức của
hợp đồng, phù hợp với mục đích của giao dịch, hạn chế tranh chấp. Ngoài ra, có
một số loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản
nhằm bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nước và là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên tham gia giao kết hợp đồng.( Điều 74 Luật thương mại năm
2005)
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7088 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình: hợp đồng dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA LUẬT KINH TẾ
BÀI THUYẾT TRÌNH: HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
Danh sách nhóm 1A:
1. Lê Bá Quyết
2. Phạm Thị Trang Đài
3. Cao Xuân Đăng
4. Nguyễn Phương Mai
5. Nguyễn Thăng Lợi
6. Lưu Thị Thu Trang
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
Tp Hồ Chí Minh 2012
I. Lý luận
1. Khái niệm Hợp đồng dịch vụ
- Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là
bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận
thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán
cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (Khoản 9 Điều 3
Luật thương mại năm 2005). Hoạt động này bao gồm rất nhiều loại hình dịch vụ
trong đời sống thường ngày của người dân như dịch vụ khám chữa bệnh, hướng
dẫn du lịch, các loại hình tư vấn…
- Điều 518 Luật dân sự năm 2005 nêu khái niệm của Hợp đồng dịch vụ như
sau: “Hợp đồng dịch vụ là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch
vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch
vụ cho bên cung ứng dịch vụ”
Điểm đặc trưng nói lên bản chất của hợp đồng dịch vụ là nó được hình thành
theo sự thỏa thuận của hai bên: bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ
(khách hàng); từ đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hai bên do pháp luật quy
định: bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của khách
hàng và nhận thanh toán, còn khách hàng có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng
dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Như vậy, hợp đồng dịch vụ là hoạt
động song phương có thanh toán.
- Chủ thể tham gia hợp đồng dịch vụ: theo Điều 75 Luật thương mại năm
2005 trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có
quy định khác, chủ thể tham gia hợp đồng là giữa các thương nhân với nhau hoặc
giữa thương nhân với:
+ Người cư trú tại Việt Nam sử dụng (cung ứng) trên lãnh thổ Việt Nam
+ Người không cư trú tại Việt Nam sử dụng (cung ứng) trên lãnh thổ Việt
Nam
+ Người cư trú tại Việt Nam sử dụng (cung ứng) trên lãnh thổ nước ngoài
+ Người không cư trú tại Việt Nam sử dụng (cung ứng) trên lãnh thổ nước
ngoài
- Hình thức hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
được xác lập bằng hành vi cụ thể. Mục đích của quy định này là nhằm tạo điều kiện
cho các bên tham gia giao kết hợp đồng được quyền tự do lựa chọn hình thức của
hợp đồng, phù hợp với mục đích của giao dịch, hạn chế tranh chấp. Ngoài ra, có
một số loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản
nhằm bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nước và là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên tham gia giao kết hợp đồng.( Điều 74 Luật thương mại năm
2005)
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
- Đối tượng của hợp đồng dịch vụ có phạm vi rất rộng, bao gồm tất cả những
công việc mà người ta có thể thực hiện được nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về vật chất
và tinh thần của khách hàng. Tuy nhiên, phạm vi các công việc đó cũng phải tuân
theo giới hạn mà pháp luật quy định, đó là công việc trong hợp đồng dịch vụ không
được là các công việc bị pháp luật cấm và không được trái với đạo đức xã hội như
tổ chức đánh bạc, kinh doanh mại dâm… hoặc phải đáp ứng các điều kiện do pháp
luật quy định thì mới được kinh doanh như đại lý dịch vụ viễn thông, dịch vụ cầm
đồ... (Điều 519 Luật dân sự năm 2005; Điều 76 Luật thương mại năm 2005)
Danh mục dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có
điều kiện được quy định tại Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số
59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại
về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều
kiện.
Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia và các lợi ích quốc
gia khác phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối
với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm việc tạm thời cấm cung
ứng hoặc sử dụng đối với một hoặc một số loại dịch vụ hoặc các biện pháp khẩn
cấp khác đối với một hoặc một số thị trường cụ thể trong một thời gian nhất định.(
Điều 77 Luật thương mại năm 2005)
2. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
2.1 Quyền bên cung ứng dịch vụ (Điều 523 Luật dân sự năm 2005)
Vì đây là hợp đồng song vụ nên nghĩa vụ của khách hàng chính là quyền của
bên cung ứng dịch vụ. Bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu khách hàng cung
cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện cung ứng dịch vụ;
có quyền yêu cầu khách hàng trả tiền dịch vụ.
Ngoài ra bên cung ứng dịch vụ được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của
khách hàng, mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của khách hàng, nếu việc chờ ý
kiến sẽ gây thiệt hại cho khách hàng, nhưng bên cung ứng dịch vụ phải báo ngay
cho khách hàng biết. Đây là trường hợp đặc biệt mà pháp luật cho phép bên cung
ứng dịch vụ được thay đổi điều kiện dịch vụ.Trường hợp này phải bảo đảm có đủ
hai yếu tố:
+ Việc thay đổi điều kiện dịch vụ phải xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích của
khách hàng.
+ Việc thay đổi điều kiện dịch vụ này có tính cấp thiết nếu không thay đổ
kiẹp thời mà phải chờ ý kiến của khách hàng thì sẽ gây thiệt hại cho khách hàng.
2.2 Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
Khi thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng, bên cung ứng dịch vụ
có một số nghĩa vụ cơ bản sau ( Điều 78 Luật thương mại năm 2005):
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
- Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách
đầy đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của Luật này. Thực hiện công việc
theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điềm mà hai bên đã thỏa thuận là
nghĩa vụ cơ bản nhất và quan trọng nhất của bên cung ứng dịch vụ. Ngoài ra, tùy
theo tính chất và yêu cầu cụ thể của từng loại công việc như cung ứng dịch vụ theo
kết quả công việc, cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất…, nếu các
bên còn có các thỏa thuận khác liên quan đến việc thực hiện công việc thì bên cung
ứng dịch vụ cũng phải thực hiện theo đúng thỏa thuận. Nếu vi phạm nghĩa vụ này
thì khách hàng có quyền hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
- Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để
thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc. Nếu khách hàng đã giao cho bên
cung ứng dịch vụ các giấy tờ, tài liệu hoặc các phương tiên, thiết bị cần thiết cho
việc thực hiện công việc, thì sau khi hoàn thành công việc nếu các bên không có
thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ các tài liệu và
phương tiện đó cho khách hàng. Nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu hoặc phương
tiện thì bên cung ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại.
- Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không
đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ. Trong
trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghĩa vụ này, không kịp thời thông báo
ngay cho khách hàng biết hoặc vẫn tiếp tục thực hiện công việc và do các nguyên
nhân đó mà kết quả công việc không đạt được theo đúng yêu cầu của khách hàng
thì bên cung ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại.
- Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch
vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Đây là quy định có tính đặc thù
trong hợp đồng dịch vụ. Nghĩa vụ giữ bí mật về những thông tin mà mình biết được
trong quá trình cung ứng dịch vụ chỉ đặt ra đối với bên cung ứng dịch vụ khi hai
bên có thoả thuận về việc phải giữ bí mật hoặc khi pháp luật có quy định về nghĩa
vụ giữ bí mật như pháp luật về hành nghề y quy định thầy thuốc và nhân viên y tế
có trách nhiệm giữ gìn bí mật về những điều liên quan đến bệnh tật của người bệnh.
Trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật thông tin mà gây thiệt hại cho khách
hàng thì bên cung ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại
- Ngoài ra bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ không được giao cho người
khác thực hiện thay công việc, nếu không có sự đồng ý của khách hàng (Khoản 2
Điều 522 Luật dân sự năm 2005). Có thể nói đây là quy định có tính đặc thù cho
hợp đồng dịch vụ. Trên thực tế có nhiều hợp đồng dịch vụ mà trong đó, khách hàng
chỉ muốn thuê chính cá nhân một người nào đó thực hiện công việc cho mình mà
không muốn người làm dịch vụ giao lại công việc đó cho người khác làm thay.
Chẳng hạn là hợp đồng thuê gia sư, hợp đồng khám chữa bệnh… Do vậy bên cung
ứng phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện công việc, không được giao cho người
khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của khách hàng. Nếu vi
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
phạm nghĩa vụ này thì khách hàng có quyền hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt
thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Trong trường hợp hợp tác giữa các bên cung ứng dịch vụ thì mỗi bên có các
nghĩa vụ sau:
+ Trao đổi, thông tin cho nhau về tiến độ công việc và yêu cầu của mình có
liên quan đến việc cung ứng dịch vụ, đồng thời phải cung ứng dịch vụ vào thời gian
và theo phương thức phù hợp để không gây cản trở đến hoạt động của bên cung
ứng dịch vụ đó;
+ Tiến hành bất kỳ hoạt động hợp tác cần thiết nào với các bên cung ứng
dịch vụ khác.
3. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
3.1. Quyền của khách hàng (Điều 521 Luật dân sự năm 2005)
Vì đây là hợp đồng song vụ nên nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ chính là
quyền của khách hàng. Khách hàng có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực
hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và theo các thoả
thuận khác tùy theo tính chất của công việc phải thực hiện. Bộ luật dân sự năm
2005 quy định khi bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ, thì khách
hàng mới có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi
thường thiệt hại, nhưng không xác định như thế nào là vi phạm nghiêm trọng nghĩa
vụ trong khi nhận thức về mức độ nghiêm trọng của mỗi bên ký kết hợp đồng khác
nhau.
3.2 Nghĩa vụ của khách hàng (Điều 85 Luật thương mại năm 2005)
- Khách hàng có nghĩa vụ cơ bản là phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng
dịch vụ. Việc trả tiền dịch vụ được thực hiện theo giá và phương thức thanh toán do
các bên thỏa thuận.
- Về nguyên tắc và theo thông lệ, khách hàng cung cấp cho bên cung ứng
dịch vụ biết những thông tin, tài liệu, nếu các thông tin, tài liệu đó là cần thiết, để
bên cung ứng dịch vụ có thể tiến hành thực hiện công việc theo đúng yêu cầu của
khách hàng, để việc cung ứng không bị trì hoãn hay gián đoạn.
7. Thời hạn hoàn thành dịch vụ (Điều 82 Luật thương mại năm 2005)
- Bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn đã thoả thuận
trong hợp đồng.
- Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn hoàn thành dịch vụ thì bên
cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính
đến tất cả các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời
điểm giao kết hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên
quan đến thời gian hoàn thành dịch vụ.
- Trường hợp một dịch vụ chỉ có thể được hoàn thành khi khách hàng hoặc
bên cung ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng dịch
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
vụ đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện đó
được đáp ứng.
- Trường hợp sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ mà dịch
vụ vẫn chưa hoàn thành, nếu khách hàng không phản đối thì bên cung ứng dịch vụ
phải tiếp tục cung ứng theo nội dung đã thoả thuận và phải bồi thường thiệt hại, nếu
có.(Điều 84 Luật thương mại năm 2005)
Quy định này là cần thiết nhằm mở ra khả năng bên cung ứng dịch vụ có thể
chủ động tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi hoàn thành mà không nhất thiết
hai bên phải ký kết hợp đồng khác. Trong trường hợp này, sự im lặng không có ý
kiến phản đối của khách hàng được coi là sự đồng ý mặc nhiên. Tuy nhiên, nếu
khách hàng có ý kiến phản đối và muốn chấm dứt thực hiện hợp đồng thì bên cung
ứng dịch vụ phải ngừng thực hiện công việc theo yêu cầu của khách hàng. Lúc đó,
hợp đồng sẽ chấm dứt, bên cung ứng dịch vụ phải bàn giao lại kết quả công việc và
khách hàng phải trả tiền dịch vụ theo phần công việc mà bên cung ứng dịch vụ đã
thực hiện; đồng thời nếu việc chậm thực hiện công việc theo thỏa thuận mà gây
thiệt hại cho khách hàng thì khách hàng có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ bồi
thường thiệt hại.
4. Giá dịch vụ và thời hạn thanh toán (Điều 86, Điều 87 Luật thương mại năm
2005)
- Trong hợp đồng dịch vụ, các bên thỏa thuận với nhau về giá tiền dịch vụ
tùy thuộc vào tính chất công việc, những yêu cầu phải đạt được khi công việc hoàn
thành và tùy thuộc vào sức lao động (lao động trí óc hoặc lao động chân tay) mà
bên cung ứng dịch vụ phải bỏ ra khi thực hiện công việc. Tuy nhiên, Luật thương
mại cũng quy định rõ nếu giữa các bên không có thỏa thuận trước về giá dịch vụ thì
giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự
về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức
thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ. Quy định này là rất
cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên cung ứng dịch vụ theo nguyên
tắc công bằng, có làm có hưởng.
Khoản 3 Điều 524 Luật dân sự năm 2005 cũng quy định trong trường hợp
chất lượng, số lượng dịch vụ không đạt được như thỏa thuận, công việc không được
hoàn thành đúng thời hạn do có lỗi của bên cung ứng dịch vụ thì khách hàng có
quyền giảm tiền công và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Quy định này của Bộ luật
dân sự năm 2005 chỉ áp dụng trong trường hợp khách hàng vẫn đồng ý nhận kết
quả dịch vụ mặc dù kết quả đó không đạt được chất lượng, số lượng hoặc thời hạn
mà khách hàng đã yêu cầu. Quy định này không làm loại trừ khả năng khách hàng
có quyền không tiếp nhận kết quả dịch vụ mà đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng dịch vụ do bên cung ứng không bảo đảm các yêu cầu đã đặt ra do lỗi của bên
cung ứng dịch vụ.
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
- Các bên trong hợp đồng dịch vụ thỏa thuận về thời hạn thanh toán tiền dịch
vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Trong trường hợp không có thỏa thuận và giữa các
bên không có bất kỳ thói quen nào về việc thanh toán thì khách hàng sẽ thanh toán
tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ khi bên cung ứng dịch vụ đã hoàn thành
công việc được giao.
5. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong Hợp đồng dịch vụ (Điều
525 Luật dân sự năm 2005)
Việc các bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong Hợp đồng dịch
vụ bao gồm các trường hợp sau:
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng do một bên đã không thực hiện
được nghĩa vụ của mình trong hợp đồng mà vi phạm đó là điều kiện các bên đã
thỏa thuận là khi điều kiện đó xảy ra, bên kia có quyền đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng hoặc nếu việc không thực hiện nghĩa vụ của một bên xảy ra thì pháp
luật cho phép bên kia có quyền đơn phương chấm dựt thực hiện hợp đồng. Ví dụ
như nếu khách hàng đã không cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin cần thiết cho
bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, hoặc nếu bên cung ứng dịch vụ đã tự ý giao
công việc cho người khác làm thay mà không được sự đồng ý của khách hàng thì
khách hàng cũng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
- Trong trường hợp việc tiếp tục thực hiện dịch vụ không có lợi cho khách
hàng thì khách hàng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng
phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một khoảng thời gian hợp lý để bên
cung ứng dịch vụ có thể kịp thời ngừng ngay việc thực hiện công việc. Trong
trường hợp này, khách hàng phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ đã thực
hiện và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu việc đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng của khách hàng gây thiệt hại cho bên cung ứng. Quy định này phù
hợp với thực tế và tạo khả năng cho khách hàng được tùy ý chấm dứt hợp đồng vào
bất cứ lúc nào, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được quyền lợi của bên cung ứng
dịch vụ.
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
II. Thực tiễn
TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TỐI CAO VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TÒA KINH TẾ ----------------------------------
------------------
Quyết định giám đốc thẩm
Số: 25/2009/KDTM-GĐT
Ngày 26 tháng 11 năm
2009
V/v: tranh chấp hợp đồng
dịch vụ
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA KINH TẾ
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TẠI HÀ NỘI
Với thành phần Hội đồng giám đốc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Bùi Thế Linh;
Các Thẩm phán: Bà Bùi Thị Hải;
Ông Nguyễn Văn Tiến.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa: Bà Vũ Thị Thanh
Nga -Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Ông Nguyễn Đức Thường.
Ngày 26 tháng 11 năm 2009, tại trụ sở Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao mở
phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh, thương mại theo Quyết định số
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
31/QĐ-KNGDT-V12 ngày 22/9/2009 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao kháng nghị đối với Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số
03/2009/KDTM-PT ngày 16, 19/01/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội,
giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Công ty cổ phần Sao Nam Phong; có trụ sở tại số 219 đường
Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội; do ông
Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc Công ty đại diện;
Bị đơn: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện lực Hà Nội; có trụ sở tại 42 Tô
Hiến Thành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; do ông Vũ Anh Tuấn làm đại
diện theo Giấy ủy quyền số 09/HAPEC-TH ngày 11/01/2009 của Giám đốc Công
ty.
NHẬN THẤY
Theo đơn khởi kiện đề ngày 16/4/2008 (BL5), Đơn khởi kiện bổ sung đề ngày
22/9/2008 (BL 23) và các tài liệu, chứng cứ khác do nguyên đơn xuất trình thì:
Ngày 15/6/2008, Trung tâm thiết kế điện thuộc Công ty điện lực Hà Nội (sau này
cổ phần hóa thành Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện lực Hà Nội-viết tắt là
Công ty HaPec) và Công ty cổ phần Sao Nam Phong (sau đây viết tắt là Công ty
Sao Nam Phong) ký Hợp đồng số 78/HĐKT-TTTKĐ về khảo sát, thu thập số liệu
phục vụ công tác thiết kế nội dung (tóm tắt) như sau:
Điều 1: Nội dung công việc: khảo sát, đo đạc lấy số liệu tại hiện trường; cùng tham
gia lập phương án thiết kế; cùng tham gia tính toán lập phương án tổ chức và đề ra
giải pháp thi công; cùng tham gia tính toán chi phí cho công trình cải tạo, sắp xếp
lại hệ thống cáp xuất tuyến tại Trạm 110 KV-E14.
Điều 2: Hai bên thỏa thuận giá trị hợp đồng bằng 35% giá trị tư vấn thiết kế (trước
thuế) dược duyệt theo quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền; Để có cơ
sở ký hợp đồng, hai bên thỏa thuận tạm tính giá trị tư vấn thiết kế của công trình là
260.000.000 đ x 35% = 90.000.000 đồng; giá trị để thanh lý hợp đồng sẽ là giá trị
của phần tư vấn thiết kế có ghi trong dự toán sau khi được cấp có thẩm quyền phê
duyệt…
Điều 3: Thời gian hoàn thành khối lượng công việc khảo sát để phục vụ công tác
thiết kế là 4 tháng, kể từ ngày ký hợp đồng.
Điều 4: Trách nhiệm của mỗi bên.
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
Trung tấm thiết kế điện: chịu trách nhiệm pháp lý với chủ đầu tư, chủ trì thiết kế, tổ
chức bảo vệ đề án trước cơ quan có thẩm quyền và chủ đầu tư; cung cấp đầy đủ số
liệu, phương án kỹ thuật được duyệt, hồ sơ mặt bằng và các hồ sơ pháp lý liên quan
khác để Công ty Sao Nam Phong có thời gian chuẩn bị những điều kiện tham gia
khảo sát, thu thập số liệu tại hiện trường phục vụ công tác thiết kế.
Công ty Sao Nam Phong : phối hợp khảo sát lấy số liệu thực tế tại hiện trường tham
gia khảo sát các yêu cầu và những dự kiến xây dựng hệ