Bài thuyết trình Hợp đồng quyền chọn

- Thịtrường Mỹ: nhữnghệthống đángchúýGLOBEX (đượcCMEpháttriển) vàProjectA(đượcCBOTphát triển) - ThịtrườngĐức: DeutscheTerminborseExchange

pdf88 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3729 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Hợp đồng quyền chọn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN BỘ MÔN: THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN VÀ GIAO SAU GVHD: TS. THÂN THỊ THU THỦY Nội dung 1. Tổng quan về thị trường quyền lựa chọn 1.1 Lịch sử thị trường quyền chọn 1.2 Khái niệm 2. Cơ cấu thị trường quyền chọn 3. Những đặc tính của quyền lựa chọn chứng khoán 4. Chiến lược kinh doanh hợp đồng quyền chọn 4.1 Chiến lược liên quan đến một quyền chọn đơn và một cổ phiếu 4.2 Chiến lược phân chia 4.3 Chiến lược phối hợp 1. Tổng quan về thị trường quyền chọn 1.1 Lịch sử thị trường quyền chọn 1.1 Lịch sử thị trường quyền chọn - Thị trường Mỹ: những hệ thống đáng chú ý GLOBEX (được CME phát triển) và Project A (được CBOT phát triển) - Thị trường Đức: Deutsche Terminborse Exchange 1.2 Khái niệm Quyền chọn: Một quyền chọn là một phương tiện đầu tư cho phép người mua quyền chọn này có quyền, nhưng không bị bắt buộc phải bán hoặc mua một tài sản nào. Quyền chọn mua (call opiton): Người sở hữu một quyền chọn mua có quyền mua một tài sản, tại một mức giá nhất định, vào một thời điểm nhất định. Quyền chọn bán (put option): Người sở hữu một quyền chọn bán có quyền bán một tài sản, tại một mức giá nhất định, vào một thời điểm nhất định. Quyền chọn kiểu Châu Âu: là quyền chọn được thực hiện vào cuối kỳ hạn. Quyền chọn kiểu Mỹ: là quyền chọn có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trước khi đáo hạn. Quyền chọn này có tính linh động hơn so với quyền chọn kiểu Châu Âu. 1.2 Khái niệm Vị thế quyền chọn Vị thế mua (long position): Là vị thế khi nhà đầu tư mua tài sản, ở đây là mua một quyền chọn trên tài sản do dự báo rằng giá tài sản sẽ tăng. Vị thế bán (short position): Nhìn chung vị thế của nhà đầu tư khi bán một tài sản mà người đó không sở hữu. Vị thế này trái ngược với thế mua. Các trạng thái của quyền chọn: In-the-Money: Một quyền chọn mua được gọi là in-the-money khi giá tài sản cơ sở cao hơn giá thực hiện. Một quyền chọn bán được gọi là in-the-money khi giá tài sản cơ sở thấp hơn giá thực hiện. 1.2 Khái niệm Out-of-the-Money: Một quyền chọn mua được gọi là out-of-the-money nếu giá tài sản cơ sở hiện tại thấp hơn giá thực hiện. Một quyền chọn bán được gọi là out-of-the-money nếu giá tài sản cơ sở hiện tại cao hơn hơn giá thực hiện. At – The – Money: Một quyền chọn được thực hiện mà giá thực hiện bằng với giá giao ngay được gọi là ngang giá (at the money). 1.2 Khái niệm Giá thực hiện (strike price): Giá thực hiện còn được gọi là giá điểm là mức giá tại đó tài sản trong một quyền chọn có thể được mua hoặc bán. Tài sản cơ sở (underlying asset): Là loại tài sản sẽ được giao trên cơ sở mua hoặc bán khi quyền chọn được thực hiện. Phí của quyền chọn: Phí của quyền chọn là số tiền mà Bên mua trong giao dịch quyền chọn phải trả cho Bên bán để có được quyền chọn của mình trong giao dịch quyền chọn. 2. Cơ cấu thị trường quyền chọn 2.1 Quyền chọn mua và bán kiểu Châu Âu Quyền chọn mua: Một nhà đầu tư mua quyền chọn mua kiểu Châu Âu với giá thực hiện 100$/cổ phiếu để mua 100 cổ phiếu IBM. Giả định giá hiện tại là 98$/cổ phiếu, ngày đáo hạn là trong 4 tháng, và giá của quyền chọn mua là 5$/cổ phiếu. Đầu tư ban đầu là 500$. Tại ngày đáo hạn: - Nếu giá cổ phiếu thấp hơn 100$/cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ không thực hiện quyền (vì không có lời khi mua cổ phiếu mà giá thị trường thấp hơn 100$/cổ phiếu)  nhà đầu tư mất toàn bộ số tiền đầu tư ban đầu là 500$. - Nếu giá cổ phiếu cao hơn 100$/cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền. Giả định giá cổ phiếu là 115$. Bằng cách thực hiện quyền chọn, nhà đầu tư mua 100 cổ phiếu với giá 100$/cổ phiếu và bán ngay lập tức với giá 115$/cổ phiếu  nhà đầu tư lời 1.500$ (15$/cổ phiếu x 100 cổ phiếu), trừ đi đầu tư ban đầu 500$, nhà đầu tư còn lời 1.000$. Quyền chọn mua Hình 2.1: Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn mua kiểu Châu Âu để mua một cổ phiếu IBM (giá quyền chọn 5$/cổ phiếu, giá thực hiện 100$/cổ phiếu) Lợi nhuận ($) Giá cổ phiếu lúc đáo hạn ($) Quyền chọn bán Một nhà đầu tư mua quyền chọn bán kiểu Châu Âu với giá thực hiện 70$/cổ phiếu để bán 100 cổ phiếu. Giả định giá hiện tại là 65$, ngày hết hiệu lực là trong vòng 3 tháng, và giá của quyền chọn bán là 7$/cổ phiếu. Đầu tư ban đầu là 700$. Tại ngày đáo hạn: - Nếu giá cổ phiếu cao hơn 70$/cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ không thực hiện quyền  nhà đầu tư mất toàn bộ số tiền đầu tư ban đầu (700$). - Nếu giá cổ phiếu thấp hơn 70$/cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền. Giả định giá cổ phiếu là 55$. Bằng cách thực hiện quyền chọn, nhà đầu tư mua 100 cổ phiếu với giá 55$/cổ phiếu và bán ngay lập tức với giá 70$/cổ phiếu  nhà đầu tư lời 1.500$ (15$/cổ phiếu x 100 cổ phiếu), trừ đi đầu tư ban đầu 700$, nhà đầu tư còn lời 800$. Quyền chọn bán Hình 2.2: Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn bán kiểu Châu Âu để bán một cổ phiếu IBM (giá quyền chọn 7$/cổ phiếu, giá thực hiện 70$/cổ phiếu) Lợi nhuận ($) Giá cổ phiếu lúc đáo hạn ($) 2.2 Vị thế quyền chọn Có 4 loại vị thế quyền chọn: – Mua quyền chọn mua (A long position in a call option) – Mua quyền chọn bán (A long position in a put option) – Bán quyền chọn mua (A short position in a call option) – Bán quyền chọn bán (A short position in a put option) Lợi nhuận từ các vị thế quyền chọn kiểu Châu Âu vào lúc đáo hạn (không tính đến chi phí ban đầu) Gọi K là giá thực hiện, ST là giá cuối cùng của tài sản cơ sở (a) Mua quyền chọn mua ST > K: người mua thực hiện quyền và thu được lợi nhuận là ST – K > 0 ST <= K: người mua không thực hiện quyền và thu được lợi nhuận là 0 Lợi nhuận: max(ST – K, 0) (b) Bán quyền chọn mua ST > K: người mua thực hiện quyền và do đó người bán sẽ phải bán cho người mua ở mức giá K và bị lỗ K – ST < 0 ST <= K: người mua không thực hiện quyền và do đó người bán thu được lợi nhuận là 0 Lợi nhuận: - max(ST – K, 0) = min(K – ST, 0) Lợi nhuận từ các vị thế quyền chọn kiểu Châu Âu vào lúc đáo hạn (không tính đến chi phí ban đầu) Lợi nhuận Lợi nhuận K ST K ST (a)Mua quyền chọn mua (b) Bán quyền chọn mua Lợi nhuận từ các vị thế quyền chọn kiểu Châu Âu vào lúc đáo hạn (không tính đến chi phí ban đầu) (c) Mua quyền chọn bán ST >= K: người mua không thực hiện quyền và thu được lợi nhuận là 0 ST 0 Lợi nhuận: max(K - ST, 0) (d) Bán quyền chọn bán ST >= K: người mua không thực hiện quyền và do đó người bán sẽ thu được lợi nhuận là 0 ST < K: người mua thực hiện quyền và do đó người bán phải mua với giá K trong khi có thể mua với giá ST và bị lỗ là ST - K Lợi nhuận: - max(K – ST, 0) = min(ST – K, 0) Lợi nhuận từ các vị thế quyền chọn kiểu Châu Âu vào lúc đáo hạn (không tính đến chi phí ban đầu) Lợi nhuận Lợi nhuận K ST K ST (c) Mua quyền chọn bán (d) Bán quyền chọn bán Lợi nhuận từ các vị thế quyền chọn kiểu Châu Âu vào lúc đáo hạn (không tính đến chi phí ban đầu) Lợi nhuận hoặc lỗ của người bán là nghịch đảo lợi nhuận hoặc lỗ của người mua 2.3 Tài sản cơ sở Quyền chọn chứng khoán: - Hầu hết các giao dịch quyền chọn chứng khoán là giao dịch trên sàn. Ở Mỹ các sàn giao dịch chính là Chicago Board Options Exchange (CBOE), Philadelphia Stock Exchange (PHLX), American Stock Exchange (AMEX), Pacific Stock Exchange (PSE), New York Stock Exchange (NYSE) cung cấp cả quyền chọn kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ - Giao dịch quyền chọn hơn 1.000 các chứng khoán khác nhau. Một hợp đồng trao cho người nắm giữ quyền được mua hoặc bán 100 cổ phiếu tại mức giá thực hiện xác định. 2.3 Tài sản cơ sở Quyền chọn ngoại tệ - Hầu hết các quyền chọn tiền tệ hiện tại đang giao dịch tại thị trường OTC, nhưng có một vài sàn giao dịch. Sàn giao dịch chính dành cho các giao dịch quyền chọn ngoại tệ ở Mỹ là Philadelphia Stock Exchange (PHLX). - Philadelphia Stock Exchange (PHLX) cung cấp cả hợp đồng kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ trên các loại tiền tệ khác nhau. Quy mô của một hợp đồng tùy thuộc vào loại tiền tệ. Ví dụ: đồng bảng Anh, quy mô của một hợp đồng là 31.250£; đồng yên Nhật, quy mô của một hợp đồng là 6,25 triệu yên. 2.3 Tài sản cơ sở Quyền chọn chỉ số chứng khoán Được giao dịch ở cả thị trường phi tập trung và thị thường giao dich tập trung. Hầu hết các hợp đồng giao dịch tập trung phổ biến ở Mỹ là S&P 500 Index (SPX), S&P 100 Index (OEX), Nasdaq 100 Index (NDX), và Dow Jones Industrial Index (DJX). Tất cả các giao dịch thực hiện ở Chicago Board Options Exchange (CBOE). Hầu hết các hợp đồng là kiểu Châu Âu, ngoại trừ hợp đồng OEX trên S&P 100 là theo kiểu Mỹ. 2.3 Tài sản cơ sở Quyền chọn hợp đồng giao sau - Trong một quyền chọn về hợp đồng giao sau, tài sản cơ sở là hợp đồng giao sau. - Hơp đồng giao sau thông thường có thời hạn ngắn sau ngày đáo hạn của quyền chọn - Quyền chọn về hợp đồng giao sau có sẵn cho hầu hết các loại tài sản giao dịch theo hợp đồng giao sau. - Khi một quyền chọn mua được thực hiện, người nắm giữ thu được từ người phát hành vị thế mua trên hợp đồng giao sau cơ sở một khoản tiền mặt bằng mức chênh lệch của giá giao sau so với giá thực hiện. - Khi một quyền chọn bán được thực hiện, người nắm giữ thu được một vị thế bán trên hợp đồng giao sau cơ sở một khoản tiền mặt bằng mức chênh lệch của giá thực hiện so với giá giao sau. 2.4 Các đặc điểm quyền chọn chứng khoán Ngày đáo hạn - Ngày đáo hạn chính xác là vào lúc 22 giờ 59 phút (theo giờ của trung tâm giao dịch) ngày thứ bảy sau ngày thứ 6 của tuần lễ thứ 3 của tháng đáo hạn. Ngày cuối cùng giao dịch quyền chọn là ngày thứ 6 của tuần lễ thứ 3 của tháng đáo hạn. - Quyền chọn chứng khoán vào chu kỳ theo các tháng 1, tháng 2, tháng 3. Chu kỳ tháng 1 bao gồm các tháng 1, 4, 7 và 10. Chu kỳ tháng 2 bao gồm các tháng 2, 5, 8 và 11. Chu kỳ tháng 3 bao gồm các tháng 3, 6, 9 và 12. - Nếu ngày đáo hạn của tháng hiện tại vẫn chưa đến, quyền chọn được giao dịch với các ngày đáo hạn trong tháng hiện tại, tháng sau và 2 tháng tiếp theo trong chu kỳ. Nếu ngày đáo hạn của tháng hiện tại đã qua, quyền chọn được giao dich với các ngày đáo hạn trong tháng kế tiếp, sau một tháng và 2 tháng kế tiếp của chu kỳ đáo hạn. 2.4 Các đặc điểm quyền chọn chứng khoán Giá thực hiện Sàn giao dịch thường chọn giá thực hiện tại các mức mà theo đó quyền chọn có thể được phát hành. Đối với quyền chọn chứng khoán, giá thực hiện đặt cách nhau từng khoảng 2.50$, 5$ hoặc 10$ (phân chia chứng khoán và cổ tức bằng cổ phiếu có thể dẫn đến giá thực hiện không theo tiêu chuẩn). Khoảng cách là 2.50$ khi giá chứng khoán trong khoảng 5$ đến 25$, 5$ khi giá chứng khoán trong khoảng 25$-200$, và 10$ cho giá chứng khoán trên 200$. Ví dụ giá chứng khoán là 84$ khi giao dịch bắt đầu bằng quyền chọn tháng 10. Quyền chọn mua và bán sẽ có thể đưa ra đầu tiên với giá thực hiện là 80$, 85$ và 95$. Nếu giá chứng khoán tăng trên 90$, nó giống như một mức giá thực hiện 95$ sẽ được đưa ra; nếu nó giảm dưới 80$, nó giống như giá thực hiện 75$ được đưa ra, .... 2.4 Các đặc điểm quyền chọn chứng khoán Quyền chọn FLEX Quyền chọn dành cho những nhà kinh doanh trên sàn giao dịch đồng ý theo điều kiện không chuẩn hoá (nonstandard terms). Các điều kiện không chuẩn hoá này có thể liên quan đến giá thực hiện hoặc ngày đáo hạn khác với những điều kiện thông thường trung tâm giao dịch đưa ra Quyền chọn linh hoạt là một cố gắng của thị trường quyền chọn để giành lại khách hàng từ thị trường OTC 2.4 Các đặc điểm quyền chọn chứng khoán • Cổ tức và phân chia cổ phiếu - Nếu một công ty tuyên bố chi trả cổ tức bằng tiền mặt, giá thực hiện cho quyền chọn trên chứng khoán của công ty giảm bằng với số tiền chi trả cổ tức vào thời điểm không nhận cổ tức (ex-dividend day). Không có những điều chỉnh điều khoản trong hợp đồng quyền chọn chi trả bằng cổ tức tiền mặt. - Quyền chọn trao đổi qua trung tâm giao dịch được điều chỉnh đối với phân chia cổ phiếu. Việc phân chia cổ phiếu xảy ra khi các cổ phiếu hiện hữu được “chia nhỏ” thành nhiều cổ phiếu. Khi chia nhỏ cổ phiếu theo tỷ lệ n:m, giá thực hiện sẽ giảm bằng m/n giá trị của nó trước đây, và số lượng cổ phiếu trong một hợp đồng tăng bằng n/m lần của nó trước đây. Ví dụ: quyền chọn mua 100 cổ phiếu của một công ty giá 30$/cổ phiếu. Giả định công ty chia nhỏ cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1=> Đìều khoản hợp đồng thay đổi người nắm giữ quyền mua 200 cổ phiếu với giá 15$ một cổ phiếu. 2.4 Các đặc điểm quyền chọn chứng khoán - Quyền chọn về cổ phiếu còn được điều chỉnh theo cổ tức trả bằng chứng khoán. Cổ tức trả bằng chứng khoán, giống như phân chia cổ phiếu, nếu công ty trả với tỷ lệ 20% giống như phân chia cổ phiếu 6:5. Khi các điều kiện khác không đổi, giá cổ phiếu sẽ giảm còn 5/6 giá trị ban đầu. Ví dụ 1quyền chọn bán để bán 100 cổ phiếu của một công ty với giá 15$/cổ phiếu. Giả định rằng công ty chi trả cổ tức bằng chứng khoán 25% => chia nhỏ chứng khoán theo tỷ lệ 5:4. Các điều khoản của hợp đồng quyền chọn được thay đổi trao cho người nắm giữ quyền bán 125 cổ phiếu với giá 12$/cổ phiếu.  Các điều kiện của quyền chọn được điều chỉnh phản ánh sự mong đợi giá cổ phiếu sẽ tăng lên đối với phân chia cổ phiếu và trả cổ tức bằng chứng khoán. 2.4 Các đặc điểm quyền chọn chứng khoán • Giới hạn vị thế và giới hạn thực hiện - The Chicago Board Options Exchange định rõ giới hạn vị thế (position limit) cho mỗi loại chứng khoán được giao dịch trên hợp đồng quyền chọn, đó là số hợp đồng quyền chọn tối đa mà nhà đầu tư có thể nắm giữ. - Giới hạn thực hiện tương đương với giới hạn vị thế, xác định số lượng hợp đồng tối đa có thể được thực hiện bởi bất kỳ cá nhân nào (hay nhóm) trong giai đoạn năm ngày làm việc liên tục bất kỳ. - Quyền chọn trên chứng khoán được giao dịch thường xuyên nhất và nhiều nhất có giới hạn vị thế là 250,000 hợp đồng. Chứng khoán vốn hóa nhỏ hơn có giới hạn vị thế là 200,000, 75,000, 50,000, hay 25,000 hợp đồng. - Giới hạn vị thế và giới hạn thực hiện được thiết kế để ngăn chặn thị trường khỏi bị ảnh hưởng quá mức bởi hành vi của một nhà đầu tư cá biệt hay nhóm nhà đầu tư. 2.5 Giao dịch  Nhà tạo lập thị trường (market makers) - Hầu hết các sàn giao dịch quyền chọn sử dụng các nhà tạo lập thị trường để thúc đẩy mua bán, đảm bảo rằng các lệnh mua và bán có thể luôn được thực hiện tại một vài mức giá mà không có bất cứ trì hoãn nào. - Một nhà tạo lập thị trường cho một quyền chọn nào đó là một cá nhân, khi được yêu cầu thực hiện, sẽ định cả giá mua (the bid) và giá bán (the ask) trên quyền chọn. Giá mua là giá mà tại đó nhà tạo lập thị trường sẵn sàng mua, giá bán hay giá yêu cầu là giá mà tại đó nhà tạo lập thị trường sẵn sàng bán. Giá bán luôn cao hơn giá mua, và số tiền vượt quá giá mua được xem như là chênh lệch giá mua giá bán. - Nhà tạo lập thị trường làm tăng thêm tính thanh khoản đối với thị trường và chính họ tạo ra lợi nhuận cho họ từ chênh lệch giá mua giá bán.  Lệnh bù trừ Một nhà đầu tư mua quyền chọn có thể đóng trạng thái quyền chọn bằng cách phát hành một lệnh bù trừ để bán quyền chọn tương tự và ngược lại. (thị trường quyền chọn tương tự với thị trường tương lai ) 2.6 Hoa hồng Đối với nhà đầu tư nhỏ, hoa hồng biến đổi đáng kể giữa các nhà môi giới. Nhà môi giới chiết khấu (discount broker) nhìn chung tính phí hoa hồng thấp hơn nhà môi giới dịch vụ trọn gói (full-service broker). Số tiền hoa hồng thực tế thường được tính như một chi phí cố định cộng tỷ lệ trên số đô la giao dịch. Nếu một vị thế quyền chọn bị đóng trạng thái bằng cách thực hiện giao dịch bù trừ, hoa hồng phải được thanh toán lần nữa. Nếu quyền chọn được thực hiện, hoa hồng sẽ bằng với mức sẽ phải trả nếu nhà đầu tư đặt một lệnh mua hoặc bán chứng khoán cơ sở. Bảng liệt kê mức hoa hồng đặc trưng của nhà môi giới chiết khấu * Mức hoa hồng tối đa là 30$/hợp đồng cho năm hợp đồng đầu tiên, cộng thêm 20$ cho mỗi hợp đồng được tăng thêm. Mức hoa hồng tối thiểu là 30$ trên hợp đồng đầu tiên, cộng thêm 2$ cho hợp đồng được tăng thêm. Số đô la giao dịch Mức hoa hồng* < 2,5000$ 20$ + 2% số đô la giao dịch 2,500$ đến 10,000$ 45$ + 1% số đô la giao dịch > 10,000$ 120$ + 0.25% số đô la giao dịch 2.6 Hoa hồng Ví dụ: một nhà đầu tư mua một hợp đồng quyền chọn mua với giá thực hiện 50$ khi giá chứng khoán là $49. Giả định giá quyền chọn là 4.50$, nên chi phí hợp đồng là 450$. Việc mua hay bán một hợp đồng luôn tốn chi phí 30$ (cả hoa hồng tối đa và tối thiểu là $30 cho hợp đồng đầu tiên). Giả định rằng giá cổ phiếu tăng và quyền chọn được thực hiện khi giá cổ phiếu đạt tới 60$. Cho rằng nhà đầu tư phải trả hoa hồng 1.5% trên các giao dịch chứng khoán, hoa hồng phải thanh toán khi quyền chọn được thực hiện là 1,5% x 60$ x 100 = 90$ Tổng cộng hoa hồng phải trả vì vậy là $120, và lợi nhuận còn lại đối với nhà đầu tư là: 1,000$ – 450$ – 120$ = 430$ Lưu ý rằng bán quyền chọn 10$ thay vì thực hiện sẽ tiết kiệm nhà đầu tư 60$ tiền hoa hồng (hoa hồng phải trả khi bán quyền chọn chỉ có 30$). Nhìn chung, hệ thống hoa hồng có khuynh hướng thúc đẩy các nhà đầu tư mua nhỏ theo hướng trực tiếp bán quyền chọn hơn là thực hiện chúng. 2.7 Ký quỹ Khi các cổ phiếu được mua ở Mỹ, một nhà đầu tư có thể mượn tới 50% số tiền mua từ nhà môi giới. Điều này được biết như là mua phải có ký quỹ. Nếu giá cổ phiếu sụt giảm, để khoản vay về cơ bản nhiều hơn 50% giá trị hiện tại của cổ phiếu, xuất hiện “ký quỹ bổ sung”, nhà môi giới yêu cầu tiền phải được nhà đầu tư gửi vào. Nếu yêu cầu tăng ký quỹ không được đáp ứng, nhà môi giới sẽ bán cổ phiếu. • Khi quyền chọn bán và quyền chọn mua với ngày đáo hạn nhỏ hơn 9 tháng được mua, giá quyền chọn phải được trả đầy đủ. Các nhà đầu tư không được phép mua các quyền chọn này dựa trên ký quỹ bởi vì các quyền chọn này đã hàm chứa một đòn bẩy tài chính đáng kể và mua phải có ký quỹ sẽ làm tăng đòn bẩy này đến một mức độ không thể chấp nhận. Đối với những quyền chọn với ngày đáo hạn nhiều hơn 9 tháng các nhà đầu tư có thể mua dựa trên ký quỹ, mượn tới 25% giá quyền chọn. Bán quyền chọn khống Quyền chọn khống là quyền chọn không được kết hợp với một vị thế bù trừ trên chứng khoán cơ sở. Ký quỹ ban đầu được yêu cầu bởi CBOE đối với việc bán một hợp đồng quyền chọn khống là lớn hơn của hai cách tính dưới đây: - Tổng cộng của 100% tiền thu được do bán quyền (proceeds of sales) cộng 20% giá chứng khoán cơ sở trừ đi một số bằng giá trị vùng mất tiền, nếu có. - Tổng cộng 100% tiền thu được do bán quyền chọn cộng 10% giá chứng khoán cơ sở 20% trong cách tính trước được thay thế bằng 15% đối với các quyền chọn trên chỉ số chứng khoán cơ sở nói chung bởi vì chỉ số chứng khoán thường ít biến động hơn giá của một chứng khoán cá biệt. Bán quyền chọn khống Ví dụ: Một nhà đầu tư bán 4 hợp đồng quyền chọn mua khống của một loại chứng khoán. Giá quyền chọn là 5$, giá thực hiện là 40$, và giá cổ phiếu là 38$. Vì giá trị vùng mất tiền là $2, tính toán đầu tiên đưa ra 400 x (5 + 0,2 x 38 – 2) = 4.240$ Tính toán thứ hai đưa ra 400 x (5 + 0,1 x 38) = 3.520$ Yêu cầu ký quỹ lúc đầu là 4,240$. Lưu ý rằng, nếu hợp đồng quyền chọn là quyền chọn bán, giá trị vùng hái ra tiền là $2 và yêu cầu ký quỹ sẽ là 400 x (5 + 0,2 x 38) = 5,040$ Trong cả hai trường hợp tiền thu được do bán chứng khoán là 2.000$, có thể là một phần của tài khoản ký quỹ 2.8 Công ty thanh toán hợp đồng quyền chọn (the Option Clearing Corporation – OCC) OCC thực hiện nhiều chức năng cho thị trường quyền chọn tương tự như trung tâm thanh toán bù trừ hoạt động cho thị trường tương lai. • OCC có một số thành viên, và tất cả các giao dịch quyền chọn phải được thanh toán qua một thành viên. Nếu một nhà môi giới chứng khoán bản thân không phải là một thành viên của OCC của thị trường chứng khoán, họ phải sắp xếp để thanh toán các giao dịch với một thành viên. Các thành viên được yêu cầu một số tiền vốn tối thiểu nhất định và đóng góp vào một quỹ đặc biệt để quỹ này có thể được sử dụng nếu bất cứ thành viên nào không thực hiện đúng theo nghĩa vụ. • Khi mua quyền chọn, người mua
Luận văn liên quan