Khái niệm:Tổ chức nói chung là mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống
theo một trật tự nhất định
- Mục tiêu của tổ chức: tạo ra mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống
theo một trật tự xác định
- Mức độ của mối liên hệ: xác định qua biên độ giao động từ 0 → 1
+ Ở mức độ 0: các yếu tố trong hệ thống không tồn tại bất kỳ mối liên hệ nào
Hệ thống rơi vào tình trạng tan rã hay vô tổ chức
+ Ở mức độ 1: ngược lại, các yếu tố quan hệ chặt chẽ, khoa học
Hệ thống hoạt động ở mức tối ưu
44 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2800 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình kiểm toán căn bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Bài thuyết trình nhóm 8.1,2:
CHỦ ĐỀ:
Tổ chức công tác kiểm toán
Chuẩn bị kiểm toán
Hà Nội, năm 2012
Kiểm toán
căn bản
Nhóm 8.1 L p Ki m toán căn b n
1
S
Mục tiêu và trình tự tổ chức công tác kiểm toán ............................................... 2
I. Khái niệm chung về tổ chức ................................................................... 2
II. Tổ chức công tác kiểm toán ................................................................. 2
CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN ..............................................................................10
I. Khái niệm ..............................................................................................10
II. Các công việc chủ yếu ........................................................................11
1. Xác định mục tiêu phạm vi kiểm toán .............................................12
2. Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn bị các điều
kiện vật chất cơ bản.......................................................................................15
3. Thu thập thông tin ...........................................................................16
4. Lập kế hoạch kiểm toán ...................................................................26
5. Xây dựng chương trình kiểm toán ...................................................28
Quá trình chuẩn bị kiểm toán báo cáo tài chính của AASC .............................30
Thủ tục kiểm toán ..................................................................................37
Nhóm 8.1 L p Ki m toán căn b n
2
M c tiêu và trình t t ch c công tác ki m
toán
I. Khái niệm chung về tổ chức
Khái niệm:Tổ chức nói chung là mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống
theo một trật tự nhất định
- Mục tiêu của tổ chức: tạo ra mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống
theo một trật tự xác định
- Mức độ của mối liên hệ: xác định qua biên độ giao động từ 0 → 1
+ Ở mức độ 0: các yếu tố trong hệ thống không tồn tại bất kỳ mối liên hệ nào
Hệ thống rơi vào tình trạng tan rã hay vô tổ chức
+ Ở mức độ 1: ngược lại, các yếu tố quan hệ chặt chẽ, khoa học
Hệ thống hoạt động ở mức tối ưu
II. Tổ chức công tác kiểm toán
1. Khái niệm:
Tổ chức công tác kiểm toán là mối liên hệ giữa các yếu tố của kiểm toán theo
một trật tự xác định.
Kiểm toán là một hệ thống có chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về thực
trạng tài chính. Các yếu tố của xác minh và bày tỏ ý kiến là kiểm toán cân đối, đối
chiếu logic, đối chiếu trực tiếp, kiểm kê, thực nghiệm và điều tra… Các yếu tố này
cần được kết hợp theo một trình tự khoa học phù hợp với đối tượng cụ thể ở một
khách thể xác định.Mỗi cách kết hợp khác nhau mang lại một hiệu quả khác nhau,
đó là nghệ thuật của tổ chức. Mặt khác, là một khoa học, tổ chức kiểm toán cũng
cần và có thể khái quát các cách kết hợp theo các trình tự khoa học chung giữa các
yếu tố trong thực tiễn kiểm toán.
Nhóm 8.1 L p Ki m toán căn b n
3
Như vậy, tổ chức công tác kiểm toán vừa mang tính khoa học vừa mang tính
nghệ thuật :
+ Tính khoa học : quy trình kỹ thuật được thực hiện một cách tuần tự và lô gíc
+ Tính nghệ thuật : tính linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện kiểm toán tức là
các cách kết hợp các yếu tố khác nhau và mang lại hiệu quả khác nhau .
2. Mục tiêu của tổ chức công tác kiểm toán
Mục tiêu của tổ chức công tác kiểm toán hướng tới việc tạo ra mối liên hệ
khoa học và nghệ thuật các phương pháp kỹ thuật kiểm toán dùng để xác minh và
bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán.
Một cuộc kiểm toán chỉ có thể thực hiện thành công nếu đối tượng kiểm toán
được xác định thống nhất giữa chủ thể và khách thể kiểm toán, trong đó chủ thể
kiểm toán được xác định rõ mục tiêu và phạm vi kiểm toán và kết hợp khéo léo các
phương pháp kĩ thuật theo trình tự kiểm toán trong khuôn khổ những cơ sở pháp lý
nhất định để thực hiện cuộc kiểm toán, thỏa mãn nhu cầu khách thể kiểm toán và
các bên quan tâm. Theo đó, tổ chức kiểm toán là một vấn đề cơ bản, có ý nghĩa
quyết định sự thành công và tính hiệu quả thực hiện một cuộc kiểm toán
3. Các mối liên hệ trong kiểm toán
Nhóm 8.1 L p Ki m toán căn b n
4
ĐỐI TƯỢNG
Quan
hệ
pháp
lý
Thực trạng
hoạt động
tài chính
CÁC PHÂN HÀNH
Bảng
khai
tài
chính
Nghiệp vụ két
Quan hệ thanh toán
Vật tư
Nghiệp vụ kinh doanh
Nghiệp vụ tài chính
LOẠI HÌNH KIỂM TOÁN
Liên
kết
Đối tượng
cụ thể
Nghiệp vụ
Tài chính
Tuân thủ
Mục
tiêu
kiểm
toán
Thông tin
Quy tắc
Hiệu quả
Hiệu năng
CHỨC NĂNG
KIỂM TOÁN
Xác
minh
Bày tỏ ý kiến
(Tư vấn phán
xét)
CÁC LOẠI DỊCH VỤ
Kiểm
toán
Tư vấn tài chính
Tư vấn quản lý
Kế toán
Thuế
PHƯƠNG PHÁP
KIỂM TOÁN
Biện
chứng
Toán
học
Chứng
Từ
Cân đối
Phân tích
Ngoài
chứng
từ
Thực nghiệm
Kiểm kê
Điều tra
ĐƠN VỊ KIỂM TOÁN
Ngân
sách
Công
trình
Xí nghiệp công
Đơn vị sự nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
DN Liên doanh, cổ phần
Doanh nghiệp tư nhân
Các cá nhân
BỘ MÁY KIỂM
TOÁN
Tuân
thủ
Nội bộ
Ngoại
kiểm
Độc lập
Nhà nước
Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản
5
- Phân tích các mối liên hệ trong kiểm toán:
Xuất phát từ yêu cầu của quản lý và phục vụ cho nhu cầu quản lý, kiểm toán
được hình thành với 2 chức năng cơ bản là xác minh và bày tỏ ý kiến. Với
từng chức năng của mình, kiểm toán có thể thực hiện các loại dịch vụ khác
nhau như với chức năng xác minh -khẳng định mức độ trung thực của tài
liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng
khai tài chính- các công ty kiểm toán có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau
như tư vấn tài chính, tư vấn quản lý…. Cơ sở để thực hiện các chức năng
kiểm toán này phải dựa trên đối tượng kiểm toán mà ta không thể không đề
cập đến đây đó là thực trạng hoạt động tài chính của khách thể kiểm toán.
Đây là đối tượng chung của kiểm toán, là cơ sở để kiểm toán viên xây dựng
hệ thống phương pháp kiểm toán phù hợp.
Trong đó,thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính là một trong những đối
tượng cụ thể của kiểm toán. Do tài sản tồn tại dưới nhiều hình thái vật chất
khác nhau, được lưu trữ dưới nhiều dạng khác nhau, thường xuyên vận
động, mà quá trình vận động của tài sản tạo thành các nghiệp vu khác nhau.
Mặt khác sự đa dạng về loại hình các nghiệp vụ cũng như đặc tính của tài
sản chứa đựng trong các nghiệp vụ nên đòi hỏi phải chia công tác kiểm toán
các nghiệp vụ này thành những phân hành kiểm toán khác nhau. Có thể
phân chia đối tượng kiểm toán thành các phần hành theo 2 cách thông dụng.
Đó là phân chia theo các khoản mục trên bảng khai tài chính hay theo
phương pháp chu trình. Phân chia khoản mục là cách chia máy móc từng
khoản mục hay nhóm khoản mục trong các bảng khai tài chính thành một
phần hành.Phân chia theo chu trình là cách chia căn cứ vào mối liên hệ chặt
chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành các yếu tố trong
một chu trình chung của hoạt động tài chính. Bao gồm nghiệp vụ về kinh
doanh, nghiệp vụ tiền mặt, nghiệp vụ tài chính…Việc phân chia thành các
Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản
6
phần hành như vậy giúp cho công tác kiểm toán tiến hành dễ dàng, tránh
nhầm lẫn sai sót, không mất nhiều thời gian.
Tùy theo mục đích của khách thể kiểm toán và kiểm toán viên tiến hành
các loại hình kiểm toán khác nhau, hướng đến các đối tượng cụ thể, mục
tiêu cụ thể tùy theo loại hình kiểm toán.
Mặt khác,để thực hiện được các chức năng của mình, đòi hỏi các kiểm toán
viên phải vận dụng các phương pháp kiểm toán khác nhau trong từng
trường hợp cụ thể. Ví dụ như với các loại bằng chứng kiểm toán nằm trên
chứng từ thì kiểm toán viên có thể sử dụng phương pháp cân đối và phân
tích,…
Tùy thuộc vào đơn vị kiểm toán khác nhau mà có các loại hình kiểm toán
khác nhau, đơn vị đó có thể thuê một công ty kiểm toán bên ngoài tiến hành
kiểm toán trong đơn vị của mình (ngoại kiểm) hay họ có thể sử dụng ngay
nguồn lực của mình để tiến hành kiểm toán (nội kiểm).
Tùy thuộc vào việc lựa chọn loại hình kiểm toán là nội kiểm hay ngoại kiểm
mà chủ thể kiểm toán có thể cung cấp cho các đơn vị kiểm toán những dịch
vụ khác nhau:
- Nếu tiến hành nội kiểm thì nhằm phục vụ nhu cầu quản lý nội bộ đơn vị, chủ
thể kiểm toán có thể cung cấp các dịch vụ kế toán hay thuế, tư vấn quản lý
doanh nghiệp.
- Nếu là ngoại kiểm thì chủ thể kiểm toán có thể cung cấp dịch vụ tư vấn tài
chính hay tư vấn quản lý…
4. Các yếu tố quyết định đến trình tự kiểm toán
+ Tính quy luật chung: Tùy theo đối tượng cụ thể như là các nghiệp vụ cụ thể
hay các bảng khai tài chính mà trình tự kiểm toán khác nhau.
Nếu đối tượng là các nghiệp vụ, kiểm toán đi từ cụ thể đến tổng quát nên
phương thức kết hợp các phương pháp kiểm toán thường bắt đầu từ đối chiếu đến
Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản
7
điều tra… kiểm tra cân đối tổng hợp.Nếu các nghiệp vụ đã được phản ánh trong
chứng từ và tài liệu kế toán thì trình tự kiểm toán theo trình tự kế toán.
Nếu đối tượng là các bảng khai tài chính, kiểm toán thường bắt đầu bằng kiểm
toán cân đối tổng quát, qua đối chiếu các khoản mục có liên quan đến điều tra hoặc
kiểm kê hay thử nghiệm khi cần thiết. Nếu giới hạn ở kiểm toán chứng từ thì kiểm
toán các bảng khai tài chính có trình tự ngược với trình tự kế toán.
+ Tuy nhiên, “cái riêng” ở đây là tùy phạm vi kiểm toán và quan hệ giữa chủ
thể với khách thể kiểm toán, trình tự chung của kiểm toán cũng thay đổi với mục
tiêu bảo đảm hiệu quả kiểm toán.
Kiểm toán hoạt động, do đặc điểm, vị trí từng loại nghiệp vụ rất khác nhau nên
phạm vi kiểm toán chung – và kéo theo trình tự kiểm toán các nghiệp vụ này rất
khác nhau. VD, nghiệp vụ về tiền mặt do tính gọn nhẹ dễ di chuyển, dễ bảo quản
với cương vị thanh toán, do tính biến động thường xuyên và mật độ lớn của nó và
do vận động của tiền tệ là bộ mặt của hoạt động ở đơn vị kiểm toán… nên thông
thường phải tiến hành kiểm toán toàn diện. Khi đó trình tự kiểm toán chứng từ
thường phù hợp với trình tự kế toán.Ngược lại, hàng tồn kho, tài sản cố định
thường bao gồm nhiều loại cụ thể, mỗi loại có khối lượng lớn được bảo quản ở
nhiều kho, bãi khác nhau. Kiểm toán thông thường lại đi từ điều tra sơ bộ, chọn
mẫu kiểm toán, kiểm kê và đối chiếu sổ kế toán…
Tương tự, kiểm toán bảng khai tài chính không phải có trình tự như nhau cho
mỗi lần kiểm toán ở một cương vị cụ thể với điều kiện và lực lượng kiểm toán cụ
thể.Do khách thể của kiểm toán tài chính rất đa dạng: có thể là Bộ, tỉnh, huyện, xã,
các cấp ngân sách nhà nước; có thể là các doanh nghiệp có ngân sách riêng và các
khách thể tự nguyện khác. Đặc biệt với các khách thể và đối tượng phức tạp hoặc
có nhiều thế lực cản trở hay cố tình giấu diếm, vi phạm…trình tự công tác kiểm
toán cũng phải hết sức linh hoạt, sáng tạo.
Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản
8
Hơn nữa, trong khu vực nhà nước, kiểm toán tài chính thường kết hợp chặt chẽ
với kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ để hình thành kiểm toán liên
kết.Trường hợp này các trường hợp ngược- xuôi của kiểm toán so với trình tự kế
toán phải được kết hợp chặt chẽ. Chẳng hạn, kiểm toán ngân sách nhà nước cuối
kỳ trình tự kiểm toán phổ biến là ngược với trình tự kế toán trong khi công việc
của kiểm soát viên nhà nước đặt tại đơn vị nói chung phải thực hiện đồng thời với
trình tự kế toán.
5. Quy trình tổ chức công tác kiểm toán
Tuy trình tự của bản thân công tác kiểm toán khác nhau song trong mọi trường
hợp, tổ chức kiểm toán đều phải được thực hiện theo một quy trình chung với 3
bước cơ bản:
Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán bao gồm tất cả các công việc khác nhau nhằm tạo
được cơ sở pháp lý, kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho công
tác kiểm toán.
Bước 2: Thực hành kiểm toán bao gồm tất cả các công việc thực hiện chức
năng xác minh của kiểm toán để khẳng định được thực chất của đối tượng và
khách thể kiểm toán cụ thể.
Bước 3: Kết thúc kiểm toán bao gồm các công việc đưa ra kết luận kiểm toán,
lập báo cáo kiểm toán và giải quyết các công việc phát sinh sau khi lập báo cáo
kiểm toán.
Để thực hiện quy trình kiểm toán với 3 bước cơ bản nêu trên, khái niệm “ Cuộc
kiểm toán” phải bao hàm đầy đủ các yếu tố sau:
Đối tượng kiểm toán
Mục tiêu và phạm vi kiểm toán
Chủ thể kiểm toán
Khách thể kiểm toán
Phương pháp áp dụng trong kiểm toán và cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán
Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản
9
Thời hạn kiểm toán
Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản
10
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung là những
hoạt động còn tương đối mới mẻ. Trong khi đó hành lang pháp lý cho hoạt động
kiểm toán chưa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng như phương pháp được vận dụng
trong các cuộc kiểm toán của Việt Nam mới ở giai đoạn đầu. Do vậy, kế hoạch
kiểm toán cần được coi trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm
toán. Thực tiễn hoạt động kiểm toán ở nước ta trong những năm vừa qua cho thấy
kế hoạch kiểm toán được lập đầy đủ và chu đáo là một trong những nhân tố hàng
đầu đưa đến sự thành công của cuộc kiểm toán cũng như dẫn đến sự thành công
của các doanh nghiệp.
CHU N B KI M TOÁN
I. Khái niệm
Chuẩn bị kiểm toán là bước công việc đầu tiên của tổ chức công tác kiểm toán
nhằm tạo ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hành kiểm toán.Đây là
công việc có ý nghĩa quyết định chất lượng kiểm toán.
Vị trí vai trò của chuẩn bị kiểm toán trong một cuộc kiểm toán: Vì giai đoạn
chuẩn bị là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc kiểm toán, nó chuẩn bị đầy đủ về mặt
vật chất, con người để tiến hành một cuộc kiểm toán nên có vai trò quan trọng, chi
phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Cụ thể:
Chuẩn bị kiểm toán giúp kiểm toán viên thu thập được các thông tin đầy đủ
và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về Báo cáo tài chính,
từ đó giúp các kiểm toán viên hạn chế những sai sót, giảm thiểu trách nhiệm
pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững được uy tín nghề nghiệp
đối với khách hàng, giữ vững tiếng tốt trong cộng đồng nghề nghiệp
Chuẩn bịkiểm toán giúp các kiểm toán viên phối hợp hiệu quả với nhau
cũng như phối hợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan như bộ phận:
kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài.... Đồng thời qua sự phối hợp
hiệu quả đó, kiểm toán viên có thể tiến hành cuộc kiểm toán theo đúng
Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản
11
chương trình đã lập với các chi phí ở mức hợp lý, tăng cường sức cạnh
tranh cho công ty kiểm toán và giữ uy tín với khách hàng.
Chuẩn bị với kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ để Công ty kiểm toán
tránh xảy ra những bất đồng đối với khách hàng. Trên cơ sở kế hoạch kiểm
toán đã lập, kiểm toán viên thống nhất với các khách hàng về nội dung công
việc sẽ thực hiện, thời gian tiến hành kiểm toán cũng như là trách nhiệm của
mỗi bên… Điều này tránh xảy ra những hiểm lầm đáng tiếc giữa hai bên.
Việc tránh xảy ra những bất đồng với khách hàng có tầm quan trọng với
việc duy trì quan hệ tốt với khách hàng và tạo điều kiện thực hiện cuộc
kiểm toán có chất lượng.
Thí dụ, giả sử kiểm toán viên thông báo cho khách hàng là cuộc kiểm toán
hoàn tất trước ngày 31/8 những sẽ không hoàn thành trước tháng 9 do sự bố trí
không đầy đủ nhân viên. Khách hàng có khả năng bị vỡ kế hoạch vì công ty kiểm
toán và thậm chí có thể kiện công ty kiểm toán vì vi phạm hợp đồng.
II. Các công việc chủ yếu
Các công việc chủ yếu cần thực hiện khi chuẩn bị kiểm toán là:
Xây dựng chương trình kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin
Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản
Xác định mục tiêu phạm vi kiểm toán
Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản
12
1. Xác định mục tiêu phạm vi kiểm toán
a. Mục tiêu kiểm toán:
Là đích cần đạt tới đồng thời là thước đo kết quả kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm
toán cụ thể. Với tư cách là đích đến cũng như thước đo kết quả, mục tiêu kiểm toán
phải được xác định cụ thể và chính xác. Đây là yêu cầu đầu tiên đối với công việc
kiểm toán.Mục tiêu kiểm toán có thể biểu hiện trong kế hoạch, hợp đồng hay lệnh
kiểm toán.
Mục tiêu chung của kiểm toán phải gắn chặt với mục tiêu yêu cầu của quản lý.
Vì vậy trước hết mục tiêu của kiểm toán phải tùy thuộc vào quan hệ giữa chủ thể
và khách thể của cuộc kiểm toán, tùy thuộc vào loại hình kiểm toán.
Các lĩnh vực kiểm toán khác nhau có các mục tiêu kiểm toán khác nhau:
Kiểm toán thông tin: mục tiêu là hướng vào đánh giá tính trung thực và hợp
pháp của các tài liệu thông tin và tạo niềm tin cho những người quan tâm
đến tài liệu kế toán
Kiểm toán tính quy tắc: mục tiêu là hướng vào đánh giá tình hình thực hiện
các chế độ, thể lệ luật pháp của Nhà nc và các quy định của đơn vị
Kiểm toán hiệu quả: Hướng tới việc đánh giá sức sinh lời của vốn
Kiểm toán hiệu năng: hướng tới việc đánh giá các lợi ích xã hội, lợi ích kinh
tế của các chương trình dự án cụ thể.
Từ đó khi cụ thể thành các loại hình kiểm toán: kiểm toán tài chính, kiểm toán
hoạt động hay tuân thủ thì cũng có những mục tiêu tương ứng:
Kiểm toán tài chính: xác minh tính trung thực, hợp pháp và hợp lý của các
thông tin trên Bảng khai tài chính.
Kiểm toán hoạt động: xác minh việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính, kế
toán nhằm nâng cao tính hiệu quả và hiệu năng của từng hoạt động và
nghiệp vụ của đơn vị được kiểm toán.
Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản
13
Kiểm toán tuân thủ: Hướng tới đánh giá mức độ tuân thủ chế độ, thể lệ, luật
pháp của Nhà nước hoặc nội quy của đơn vị được kiểm toán.
Ví dụ: Chuẩn mực 200 – Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quy định:
“Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty
kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp
luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay
không?
Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán
thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài
chính của đơn vị.”
Trong khi đó, quan hệ giữa chủ thể và khách thể của kiểm toán thì lại phụ
thuộc trước hết vào bộ máy kiểm toán (chủ thể kiểm toán): kiểm toán Nhà nước,
kiểm toán độc lập hay kiểm toán nội bộ.
Ngược lại, với các khách thể kiểm toán khác nhau (khách thể trực tiếp hay gián
tiếp, bắt buộc hay tự nguyện, cũ hay mới….) cũng dẫn đến các mối quan hệ giữa
chủ thể và khách thể kiểm toán riêng biệt.Tùy thuộc vào mối quan hệ này mà đặt ra
những yêu cầu quản lý riêng, từ đó ta có được mục tiêu của cuộc kiểm toán.
Ex: Khi chủ thể kiểm toán là kiểm toán Nhà nước với các khách thể kiểm toán
là các đơn vị sự nghiêp thì mục tiêu cuộc kiểm toán nghiêng về tính hiệu năng hơn
cả:
- Xác nhận về tính đúng đắn, trung thực của các báo cáo quyết toán, báo cáo tài
chính trong kiểm toán báo cáo tài chính.
- Kiểm tra, đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà
đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.
Nhóm 8.1 Lớp Kiểm toán căn bản
14
- Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân
sách, tiền và tài sản nhà nước.
- Thông qua hoạt động kiểm toán để chỉ ra và kiến nghị với đơn vị được kiểm
toán về các sai phạm và biện pháp khắc phục; chấn chỉnh công tác quản lý tài
chính - kế toán, công tác quản lý hoạt động của đơn vị; kiến nghị với cấp có thẩm
quyền xử lý các vi phạm chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước; đề xuất với Chính
phủ và cơ quan liên quan những kiến nghị sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính
- kế toán nhằm bảo đảm các nguồn lực tài chính công được sử dụng tiết kiệm và có
hiệu quả cao nhất.
Tóm lại nói một cách khác thì để xác định mục tiêu kiểm toán thì trước hết
phải hiểu rõ