“Một loài bị coi là tuyệt chủng khi không còn một cá thể nào của loài đó sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới”.
Để bảo tồn một loài nào đó trước hết phải tìm được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tuyệt chủng, phải xác định được con người đã làm gì ảnh hưởng đến sự ổn định quần thể của loài và làm cho loài bị tuyệt chủng.
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 13636 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Loài tê tê và nguy cơ tuyệt chủng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà NộiLoài tê tê và nguy cơ tuyệt chủng Họ và tên: Đỗ Minh Tâm Lớp: CĐ8KM2 Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Thu Trang I. Khái quát chung “Một loài bị coi là tuyệt chủng khi không còn một cá thể nào của loài đó sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới”. Để bảo tồn một loài nào đó trước hết phải tìm được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tuyệt chủng, phải xác định được con người đã làm gì ảnh hưởng đến sự ổn định quần thể của loài và làm cho loài bị tuyệt chủng. II. Giới thiệu về loài tê tê Tê tê- loài thú mà nhiều người thỉnh thoảng vẫn nhầm lẫn với bò sát. Là loài động vật có vảy duy nhất ngày nay đang được người ta ráo riết săn bắt. Như nhiều loài động vật quý hiếm khác. Dân số tám loài tê tê đang giảm nghiêp trọng, 2 loài tê tê Trung Quốc và tê tê Sunda được liệt vào danh sách động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ năm 2008 và việc mua bán quốc tế những động vật này là trái phép. III. Đặc điểm chung của loài Tê tê Tê tê hay còn gọi là trút, xuyên sơn, là các loài động vật có vú thuộc bộ tê tê (Pholidota). Thân tê tê có phủ vảy sừng được cấu tạo bằng chất keratin xếp chồng lên nhau như vảy cá. Chúng là loài hút kiến và mối để sinh sống ở miền nhiệt đới Á châu và Phi châu. Miệng không có răng, lưỡi dài (25cm), bọc bởi lớp nhớt dính. Tuyến nước dãi nằm sâu trong lồng ngực tiết ra chất nhờn để tê tê bắt mồi. Dạ dày có màng sừng như mề gà. Phần đuôi tê tê có khả năng nắm bắt được để giúp vin vào cành cây khi leo trèo. Phần lớn các loại tê tê sinh hoạt vào ban đêm, dùng khứu giác rất thính để tìm côn trùng. Ban ngày thì cuộn tròn như quả banh để ngủ. IV. Đặc tính sinh sản Các loài tê tê đo được, con cái thường nhỏ hơn con đực. Chúng làm ổ trong những hốc cây rỗng hay đào hang sâu dưới đất. Vào mùa sinh sản tê tê mang thai khoảng 120 – 150 ngày, đẻ lứa từ một (tê tê Phi châu) đến ba con (tê tê Á châu). Tê tê con cân từ 80 – 450g. Chúng bám vào đuôi mẹ nhưng cũng có loài tê tê ẩn trong hang đến 2 – 4 tuần mới ra ngoài. Chúng thôi sữa ở khoảng ba tháng và đến hai tuổi thì trưởng thành, có thể sinh sản được. Tê tê châu Phi có tên Manis (trái) và tê tê châu Á (phải) Một số hình ảnh của tê tê V. Thực trạng và hiện trạng của loài tê tê Loài tê tê đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Mặc dù hoạt động buôn bán tê tê là dễ nhận thấy song các hoạt động buôn bán hổ, ngà voi…vẫn được người ta quan tâm nhiều hơn. Có cung mới có cầu, do nhu cầu tiêu thụ các bộ phận cơ thể của tê tê luôn cao nên hoạt động săn bắn và buôn bán loài động vật này diễn ra rộng khắp. Thịt tê tê bị chế biến thành các món đặc sản, da thành đồ thời trang như giày hay túi sách. Trong y học cổ truyền cũng như nhiều phương pháp chữa bênh bản địa khác tại Đông Nam Á, người ta tin rằng vảy tê tê mang lại sức mạnh kì diệu, chữa được nhiều loại bệnh như bị dị ứng, bệnh ngoài da… Việc buôn bán tê tê là bất hợp pháp tuy nhiên hoạt động này vẫn tiếp tục. Do nhu cầu cao của người tiêu dùng, tê tê hiện bị săn bắt ráo riết nhất tại nhiều bán đảo như Malaysia, Sumatra, Borneo.. Theo một nhà nghiên cứu tê tê lâu năm cho biết số lượng tê tê ở Đông Nam Á, đặc biệt là tê tê vàng đang có nguy cơ tuyệt chủng. Chỉ trong vòng từ năm 1996 đến năm 2007 mà số lượng loài này đã giảm đi hơn 50%. Chúng bị vận chuyển qua đường bộ hoặc đường thủy sang các nước lân cận là các quốc gia khác trên thế giới. Theo số liệu thống kê, trong vòng 10 năm từ 1997 đến 2006 có khoảng 30.000 sản phẩm làm từ tê tê bị thu hồi bởi các cơ quan chức năng tại các quốc gia ở Đông Nam Á. * Những khó khăn trong công tác bảo tồn và duy trì sự sống cho tê tê Một điều khó khăn trong công tác bảo tồn và duy trì sự sống cho tê tê là vốn kiến thức về loài này, bao gồm đặc tính loài, điều kiện sống và môi trường cư trú của chúng còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc xác định chính xác số lượng loài rất khó chứ chưa nói đến việc bảo vệ chúng. Số lượng tê tê bị thu giữ chỉ bằng một phần nhỏ con số thực tế và chính phủ các nước Đông Nam Á chưa ghi nhận vấn đề này một cách nghiêm túc. Đây là vấn đề đáng báo động. Các cơ quan thực thi pháp luật của các nước cần phải kịp thời tăng cường các nỗ lực trấn áp. VI. Các biện pháp bảo vệ - Tuyên tuyền nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân, trong đó chú trọng đến đối tượng người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, những người trực tiếp tham gia săn bắn, bẫy bắt các loài động vật hoang dã. - Tiếp tục thực hiện vận động nhân dân giao nộp hơn 7.000 khẩu súng săn các loại đã được thống kê, hiện đang lưu trữ trong dân. Cơ bản số súng săn còn lại có chất lượng tốt, khả năng sử dụng cao. Nhà nước cần có giải pháp trưng thu, trưng mua đối với số lượng súng này, để khuyến khích nhân dân tự giác giao nộp, đồng thời tiến hành ngừng cấp giấy phép và thu hồi giấy phép sử dụng súng săn đã cấp. - Khuyến khích các tổ chức, cá nhân gây nuôi phát triển các loài động vật hoang dã trong môi trường có kiểm soát, trong đó các đơn vị chức năng cần làm tốt việc cung cấp tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật, thủ tục pháp lý cho người nuôi. - Tổ chức tuần tra, ngăn chặn tình trạng săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã ở các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ còn giàu tài nguyên, quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, vận chuyển, chế biến động vật hoang dã có nguồn gốc gây nuôi hoặc sản phẩm của chúng, phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường. - Cần tổ chức cứu hộ các cá thể động vật hoang dã đã bị xử lý tịch thu, đảm bảo động vật hoang dã khỏe mạnh trước khi thả về môi trường tự nhiên phù hợp với từng loài. Động vật hoang dã đã bị xử lý tịch thu nhưng không thể thả về môi trường tự nhiên thì phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Hãy góp sức cùng chúng tôi để động vật hoang dã được sống bình yên trong mái nhà rừng xanh của chúng! Nếu chúng ta không sớm hành động, bạn và các thế hệ sau này có thể sẽ chỉ còn nhìn thấy động vật hoang dã trên phim ảnh hay tranh áp phích. Cuộc sống của bạn sẽ có ích hơn, có ý nghĩa hơn khi bạn góp phần bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ thiên nhiên, môi trường để giữ cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ cuộc sống của chính bạn và những người thân của bạn. Em xin chân thành cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.