Bai thuyết trình Ô nhiễm trắng thực trạng và giải pháp

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH Thực trạng, tình hình ô nhiễm trắng Hậu quả, tác hại của ô nhiễm trắng Chính sách về kiểm soát, hạn chế ô nhiễm trắng Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trắng

pptx48 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 2816 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bai thuyết trình Ô nhiễm trắng thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNH Ngày nay trên phạm vi toàn cầu, môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm trầm trọng. Đó là một trong những vấn đề toàn cầu của thế giới hiện nay; nó có tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam của chúng ta. Có thể nói đây là vấn đề đe dọa đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của thế hệ hiện tại và tương lai, đó là vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trườngTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPÔ NHIỄM TRẮNGNỘI DUNG THUYẾT TRÌNHThực trạng, tình hình ô nhiễm trắngHậu quả, tác hại của ô nhiễm trắngChính sách về kiểm soát, hạn chế ô nhiễm trắngMột số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trắngÔ NHIỄM TRẮNG LÀ GÌ“Ô nhiễm trắng” là cụm từ mà các nhà khoa học dùng để gọi về ô nhiễm do nhựa và đặc biệt là túi nilon gây ra cho môi trường tại Ngày Môi trường thế giới năm 2018Cuộc cách mạng hóa học những năm giữa thế kỷ XX đã mang tới cho nhân loại nhiều sản phẩm mới có giá trị, điển hình là sáng chế ra một loại vật liệu polyme hay còn gọi là nhựa.Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, sản phẩm nhựa đặc biệt là túi nilon được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớnI. THỰC TRẠNGRÁC THẢI NHỰAVới đặc tính bền vững trong tự nhiên cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác các sản phẩm từ nhựa và túi nilon sử dụng 1 lần khi thải ra môi trường đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người trên toàn thế giới.1. THỰC TRẠNG RÁC THẢI NHỰA TRÊN THẾ GIỚITheo công bố của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc- Mỗi năm con người thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh Trái đất 4 lần- Thế giới vứt đi 141 triệu tấn bao bì bằng nhựa- Trên 480 tỷ chai nhựa được bán ra trên toàn thế giới Khoảng 1 nghìn tỷ túi ni lông dùng một lần; 500 tỷ cốc nhựa được sử dụng/năm 4,5 nghìn tỷ đầu thuốc lá xả ra môi trường/nămVới nhịp độ sử dụng nhựa như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 20502. RÁC THẢI NHỰA TRÊN BIỂNTheo kết quả đánh giá của Cơ quan Bảo vệ đại dương Mỹ, mỗi năm có khoảng 34 triệu tấn rác thải nhựa từ lục địa đổ vào các đại dương, trong đó có tới hơn một nửa đến từ 5 quốc gia châu Á.12345Dẫn đầu là Trung Quốc là 8,8 triệu tấn và Indonesia là 3,2 triệu tấn. Philippines đứng thứ 3 với 1,9 triệu tấn và Việt Nam đứng thứ 4 với 1,8 triệu tấn.Với tốc độ thải chất thải nhựa như hiện nay, dự báo tới năm 2025, cứ 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải nhựa trên đại dương; đến năm 2050 lượng rác thải nhựa trên biển có thể nhiều hơn cá.3. THỰC TRẠNG RÁC THẢI NHỰA TẠI VIỆT NAMTại Việt Nam, dân số trên 93 triệu người, hiện nay rác thải nhựa và túi nilon đang là một vấn đề lớn. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới thực hiện với 109 quốc gia, Việt Nam đứng thứ 17 về lượng rác thải nhựaTheo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh từ 3,8kg/năm/người năm 1990, tăng lên 45kg/năm/người vào năm 2018Theo dữ liệu của trang The Guardian (nhật báo uy tín nhất nước Anh), từ tháng 1 đến tháng 11/2018, Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 443.600 tấn phế liệu nhựa, lớn thứ 3 trên thế giớiMỗi gia đình tại Việt Nam thường sử dụng 5-7 túi nilon/một ngày bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ, trung bình 01 tháng mỗi gia đình sử dụng 1kg túi nilon.Hà Nội và TP.HCM, trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 500 tấn nhựa và túi nilon.Mỗi ngày cả nước thải ra 25.000 tấn rác thải, trong đó có 8-12% là rác thải nhựa và túi nilon, tương đương từ 2.500 tấn rác thải nhựa và túi nilon.Theo thống kê của Tổng cục Môi trườngTình trạng ô nhiễm nhựa ở Việt Nam đang rất nghiêm trọng. Rác thải nhựa đang gây ra những ‘vùng chết’ trên đại dương, gây tổn hại đến trữ lượng cá, các dạn San Hô tự nhiên, các bãi biển du lịch và trên tất cả các địa phương trong cả nước.Bức ảnh được chụp tại chợ Tuy Phong, Bình Thuận và nỗi ám ảnh của anh Nguyễn Việt Hùng: chỉ còn nghe tiếng ruồi, không còn nghe tiếng sóng biển rì rào...II. TÁC HẠI VÀ HẬU QUẢChúng ta có những kế hoạch nhất định trong thực hiện chủ trương nhằm ngăn ngừa giảm thải chất thải nhựa và túi nilon vào môi trường tự nhiên. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon vẫn còn rất phức tạp, do việc loại bỏ chất thải nhựa và túi nilon là không dễ dàng bởi chưa tìm ra được sản phẩm rẻ hơn, tiện dụng hơn để thay thế; những sản phẩm đó vẫn được sử dụng do nhận thức từ những nhà sản xuất và người tiêu dùng; thói quen sử dụng các sản phẩm vật dụng là nhựa và túi nilon của cộng đồng dân cư còn khá phổ biến. Ngoài ra, cơ chế chính sách, công nghệ tái chế và sử dụng xử lý chất thải nhựa còn nhiều bất cậpVì vậy, hiện nay rác thải nhựa đã và đang để lại hậu quả, tác hại đối với môi trường rất lớn từ khâu sản xuất, sử dụng, thải bỏ và xử lý:1. Quá trình sản xuấtTúi nilông được làm từ các nguyên liệu khác nhau nhưng chủ yếu được sản xuất từ hạt nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ cùng với một số hóa chất phụ gia khác. Trong quá trình sản xuất túi nilon tạo ra lượng lớn khí thải carbon gây ra những hậu quả như: Gây ô nhiễm không khí, góp phần gây mưa acid; Tăng lượng khí thải carbon, góp phần biến đổi khí hậuỞ nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi ni-lông sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống.Túi nilon là vật dụng tiện lợi, hữu ích và tưởng chừng như vô hại này lại chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn tới sức khỏe. Đặc biệt bao bì ni-lông, cốc nhựa dùng 1 lần đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi.2. Trong quá trình sử dụng2-4 tuần1 tháng1 năm50 năm500-1000 nămTúi ni-lông tồn lưu rất lâu trong môi trường (hàng trăm năm).3. Quá trình thải bỏa. Tàn phá hệ sinh thái, gây thoái hóa đấtVới đặc tính bền vững, rác thải nhựa sau khi con người thải ra môi trường sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường cũng như sức khỏe con người. Cụ thể:b. Gây ngập úng lụt lộiHình ảnh sau một trận mưa lớn tại Đường Võ Nguyên Giáp, TP. Điện Biên Phủ đêm ngày 2/8/2019Rác thải bị vứt trên miệng cống gây tắc cốngc. Hủy hoại sinh vật Nhiều động vật đã chết do ăn phải những hộp nhựa, túi nilon, ống hút nhựa do nhầm là thức ăn.Theo chương trình môi trường liên hợp quốc, Một triệu động vật chết mỗi năm do ăn hoặc mắc phải túi ni-lông.Trên hình là một con chim hải âu lớn chết trên đảo san hô Midway với nhiều mảnh rác thải nhựa trong dạ dàyd. Tạo ra các hạt vi nhựa nguy hiểmĐáng lo ngại là những hạt nhựa siêu vi (rất nhỏ) đến từ 2 nguồn do rác thải nhựa phân hủy và từ những hạt nhựa siêu nhỏ có trong mỹ phẩm như sữa rửa mặt, kem đánh răng... Khi vào cơ thể con người có thể mang theo hóa chất độc hại và mầm bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch đường ruộte. Gây thiệt hại kinh tếBÃI BIỂN HAY BÃI RÁC?- Rác thải nhựa gây ô nhiễm, thoái hóa đất, nước > giảm hiệu quả, năng xuất cây trồng, thủy hải sản- Lượng rác thải lớn gây mất mĩ quan đô thị và các địa điểm du lịch > Giảm lượng khách du lịch. 4. Quá trình xử lý Hiện nay rác thải nhựa được xử lý theo ba phương pháp, gồm:a. Phương pháp đốtb. Phương pháp chôn lấpc. Phương pháp tái chếBa phương pháp xử lý trên đều tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của con ngườiĐốt rác thải nhựa tạo nhiều khí thải độc hạiBụi lơ lửng, bụi kim loại nặng, VOCs, PAHs, furan, dioxina. Phương pháp đốtRác thải nhựa trong bãi chôn lấp không phân hủy và cản trở sự phân hủy của các chất thải khác, tạo ra những chất độc hại từ gỉ rác thảib. Phương pháp chôn lấpc. Phương pháp tái chếỞ Việt Nam, sản phẩm nhựa tái chế hiện vẫn đang được thả lỏng một cách "vô tội vạ". Nhà sản xuất muốn sử dụng nhựa gì, cho chất phụ gia gì vào cũng không ai biết. Còn người dân mua cũng không rõ chất lượng ra sao...Hình ảnh tại một cơ sở tái chế túi nilon tại Hà NộiIII. CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT, GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA CỦA CÁC NƯỚCTRÊN THẾ GIỚI: Hơn 91 quốc gia đã cấm hoặc đánh thuế túi nilon trong đó có 55 quốc gia cấm trên phạm vi cả nước- Pháp: tháng 7 năm 2016 cấm phân phối túi ni-lông mỏng tại các siêu thị - Hàn Quốc:Từ tháng 1/2019, Hàn Quốc đã chính thức cấm sử dụng túi nilon trong siêu thị và các chuỗi cửa hàng bán lẻ. Những cơ sở vi phạm có thể bị phạt đến 3 triệu won (62,8 triệu đồng).- Châu Âu: Dự kiến bắt đầu từ năm 2021, 10 sản phẩm nhựa dùng một lần như ống hút, đĩa, thìa, đũa, tăm bông hay que gài bóng bay sẽ bị cấm sử dụng.- Philippines: Từ tháng 6/2019 đã thực hiện chương trình đổi rác nhựa lấy gạo và nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của nhiều người dân. Theo quy định, 2 kg rác thải nhựa sẽ đổi được 1 kg gạo.Ảnh chụp người dân làng Bayanan, Philippines đổi rác thải nhựa lấy gạoMột người dân làng tuyên bố sẽ nhặt tất cả số rác thải nhựa bắt gặp trên đườngChính sách kiểm soát túi ni-lông tại Việt Nam- Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 về biểu thuế bảo vệ môi trường: Đánh thuế đối với túi ni lông với mức cao nhất là 50.000 đồng/kg túi.- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ: Tất cả các đô thị loại đặc biệt và loại I có công trình tái chế chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình; 85% các đô thị còn lại có công trình tái chế chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng; Sử dụng 100% túi ni lông thân thiện với môi trường tại các Trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ni lông khó phân hủy.Tại Lễ ra quân "Chống rác thải nhựa" của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ TN&MT tổ chức ngày 09/6/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu: “Hiện nay, rác thải nhựa là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu không có các giải pháp đồng bộ, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng, khôn lường, vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần có những hành động thiết thực, cụ thể để kiểm soát, ngăn chặn phát sinh rác thải nhựa, để người dân Việt Nam hiện tại, các thế hệ tương lai, con cháu chúng ta được sống trong môi trường an toàn”.IV.Giải phápKiểm soát, Giảm thiểu chất thải nhựa và túi nilon và trước hết là với sản phẩm nhựa, túi nilon dùng một lần đã trở thành vấn đề cấp bách! Rác thải nhựa và túi nilon chỉ được giải quyết khi chúng ta thực hiện đồng bộ 4 giải pháp:Hoàn thiện và triển khai có hiệu quả các văn bản luật Tăng cường các biện pháp kiểm soát, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật môi trườngSử dụng công nghệ xử lý rác thải tiên tiếnThay đổi nhận thức của người dânMột là: Hoàn thiện và triển khai có hiệu quả các văn bản luật Các cơ quan hữu quan chức năng các cấp triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ của Chính phủ về lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến việc giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon: Nghị định số 38/2015/NĐ- CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Quyết định số 582/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020.Các Bộ, ban ngành xây dựng kế hoạch, lộ trình để giảm thiểu tiêu thụ các sản phẩm nhựa, túi nilon trong đơn vị. Cụ thể:Hoàn thiện các công cụ kinh tế để khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất các loại vật liệu thân thiện với môi trường thay thế cho các sản phẩm nhựa, nilon sử dụng một lần.Hai là: Tăng cường các biện pháp kiểm soát, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật môi trường. Các cơ quan chức năng như Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Công thương, Bộ Công an, đặc biệt là lực lượng Cảnh sát môi trường cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật môi trường đối với vấn đề ô nhiễm bởi các sản phẩm nhựa và nilon tại các cơ quan, đơn vị, khu công nhiệp và tại các khu đô thịBa là: Sử dụng công nghệ xử lý rác thải tiên tiến Việt Nam cần áp dụng công nghệ xử lý rác thải không gây ô nhiễm môi trường, cụ thể: Công nghệ đốt rác phát điện; công nghệ tái chế. Đây là 2 giải pháp tối ưu để thu hồi được những giá trị từ rác thải và giảm ô nhiễm môi trường hiệu quả, mang lại nhiều giá trị và lợi ích lâu dài cho sự phát triển của các khu công nghiệp và đô thị.Bốn là: Thay đổi nhận thức của người dânCách tốt nhất để giảm thiểu rác nhựa là phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân cũng như doanh nghiệp thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa. Tuyên truyền để nâng cao ý thức của cộng đồng, thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa một lần để người dân ý thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng. KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG THAY THẾ CÁC SẢN PHẨM NHỰASiêu thị Big C thí điểm bọc rau bằng lá chuối góp phần bảo vệ môi trườngSử dụng túi giấy tại siêu thị Co.opmart.Nguyễn Văn Mão, quê ở huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An: Là người đi đầu trong việc sản xuất ống hút tre Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới, hiện tại anh Nguyễn Văn Mão có doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi tháng và được bạn bè quốc tế khen ngợi và đánh giá rất cao dòng sản phẩm thân thiện với môi trường này- Công ty Ống hút Cỏ bàng Green joy của bà Nguyên Võ, có trụ sở tại quận Bình Thạnh, TP HCM, qua 8 tháng hoạt động đã cung cấp cho 100 chuỗi nhà hàng, khách sạn ở Việt Nam. Hơn 30 thị trường tiếp cận với sản phẩm ở các quốc gia: Mỹ, Canada, Pháp, Đức... Doanh số đạt 830 triệu đồng, theo đơn đặt hàng đến hết năm 2019 đến từ Mỹ và Châu Âu, dự kiến đạt 13 tỷ. - Tại chương trình Shark Tank Việt Nam, ngày 11/9/2019 của VTV3 Đài truyền hình Việt Nam. Chị Nguyên Võ gọi vốn 2 tỷ đồng cho dự án ống hút cỏ Green Joy khiến 3 nhà đầu tư tranh giành đầu tư và cuối cùng thương vụ khép lại với mức đầu tư 4 tỷ.Phát động các phong trào chung tay giải quyết vấn đề rác thải nhựa Các địa phương cần tập trung và tổ chức thường xuyên, đồng loạt Lễ phát động phong trào chống rác thải nhựa. Cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng. Những Cuộc phát động các phong trào, với những khẩu hiệu trên sẽ có tác dụng trực tiếp tới giác quan và dần sẽ tác động đến nhận thức, hành động của người dân, doanh nghiệp, dần từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi, loại bỏ túi nilon và sản phẩm nhựaTạm biệt túi ni-lông, tập yêu túi vải CHUNG TAY GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰATRÂN TRỌNG CẢM ƠN!