Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư đại diện cho thu nhập của công ty liên quan đến mức độ
và nguồn tài trợ. Đây là một thước đo thành công của công ty trong việc sử dụng nguồn tài trợ
để tạo lợi nhuận. Đây cũng là một thước đo thông tminh về rủi ro thanh khoản của công ty.
Có nhiều hình thức khác nhau để phân tích thành quả của công ty. Doanh thu, lợi nhuận
gộp và thu nhập ròng là các thước đo thành quả được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, không có
thước đo nào trong các thước đo này đánh giá tốt nhất cho thành quả toàn diện của công ty.
Phân tích thành quả của công ty đòi hỏi phân tích kết hợp, ở đó chúng ta đánh giá một
thước đo trong mối liên quan với một thước đo khác. Mối quan hệ giữa thu nhập và vốn đầu tư
được gọi là tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư hoặc tỷ suất sinh lợi trên đầu tư (ROI) có lẽ là thước
đo nhận diện một cách khái quát về thành quả công ty.
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình Phân tích tài chính - Phân tích khả năng sinh lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH -
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI
GV hướng dẫn: PGS. TS Lê Thị Lanh
Nhóm học viên: Nhóm 3- TCDN Đêm 4 – CH K22
Tp Hồ Chí Minh năm 04/2014
Danh sách nhóm và phân công công việc
STT Họ và tên Công việc phụ trách
1 Nguyễn Thị Hảo Chương 11- từ mục tiêu 1-2
2 Bùi Đông Hải Chương 11- từ mục tiêu 3-4
3 Phạm Phương Loan Chương 11- từ mục tiêu 5-7 + Tổng hợp
4 Nguyễn Tuấn Anh Chương 12- phân tích doanh thu
5 Nguyễn Quang Thịnh Chương 12- phân tích doanh thu + Slide
6 Nguyễn Minh Tân Chương 12- phân tích giá vốn
7 Nguyễn Thành Nam Chương 12- phân tích giá vốn
8 Ngô Thúc Ngân Chương 12- phân tích giá vốn
MỤC LỤC
1. Tầm quan trọng của tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư ...................................................................... 1
1.1. Lợi ích của phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư: .................................................................. 1
1.2. Chúng ta sử dụng tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư trong phân tích: .............................................. 1
2. Tỷ suât sinh lợi trên vốn đầu tư và các biến số trong tính toán: .................................................... 1
2.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): ...................................................................................... 2
2.1.1. Tổng tài sản: .......................................................................................................................... 2
2.1.2. lợi nhuận ............................................................................................................................... 3
2.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần: ................................................................................................. 4
2.2.1. Vốn cổ phần: ......................................................................................................................... 4
2.2.2. Thu nhập ............................................................................................................................... 4
3. Phân tích TSSL trên tổng tài sản và TSSL trên vốn cổ phần ......................................................... 4
3.1. Phân tách tỷ suất sinh lợi trên tài sản ............................................................................................ 4
3.2. Mối quan hệ giữa TSSL trên doanh thu và Hiệu suất sử dụng TS (cấp 1) .................................... 5
3.3. Chia tách hiệu suất sử dụng Tài sản và biên lợi nhuận (Cấp độ 2) ............................................... 8
3.4. Phân tích TSSL trên vốn cổ phần ................................................................................................ 10
4. Phân tích doanh thu và chi phí ........................................................................................................ 13
4.1. Phân tích doanh thu ..................................................................................................................... 13
4.2. Phân tích chi phí .......................................................................................................................... 14
4.3. Minh họa thực tế ......................................................................................................................... 15
1
1. Tầm quan trọng của tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư
Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư đại diện cho thu nhập của công ty liên quan đến mức độ
và nguồn tài trợ. Đây là một thước đo thành công của công ty trong việc sử dụng nguồn tài trợ
để tạo lợi nhuận. Đây cũng là một thước đo thông tminh về rủi ro thanh khoản của công ty.
Có nhiều hình thức khác nhau để phân tích thành quả của công ty. Doanh thu, lợi nhuận
gộp và thu nhập ròng là các thước đo thành quả được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, không có
thước đo nào trong các thước đo này đánh giá tốt nhất cho thành quả toàn diện của công ty.
Phân tích thành quả của công ty đòi hỏi phân tích kết hợp, ở đó chúng ta đánh giá một
thước đo trong mối liên quan với một thước đo khác. Mối quan hệ giữa thu nhập và vốn đầu tư
được gọi là tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư hoặc tỷ suất sinh lợi trên đầu tư (ROI) có lẽ là thước
đo nhận diện một cách khái quát về thành quả công ty.
1.1. Lợi ích của phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư:
- Đánh giá tỷ suất sinh lợi công ty trong tương quan rủi ro đầu tư vốn của chúng.
- So sánh tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư với tỷ suất sinh lợi trên đầu tư khác.
- So sánh thu nhập của một công ty, hoặc thước đo thành quả khác đối với quy mô
của công ty và nguồn tài trợ.
- Xác định khả năng thành công của công ty, thu hút nguồn tài trợ, tái chi trả chủ
nợ và thưởng cho các chủ sở hữu.
1.2. Chúng ta sử dụng tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư trong phân tích:
- Đo lường tính hiệu quả quản trị: tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư phụ thuộc vào
kỹ năng, tài xoay xở, sự khéo léo và động cơ thúc đẩy ban quản trị. Ban quản trị có trách nhiệm
với hoạt động kinh doanh của công ty sẽ đưa ra các quyết định tài trợ, đầu tư và kinh doanh.
Đây là thước đo thích hợp đối với tính hiệu quả của quản trị.
- Đo lường khả năng sinh lợi: là một chỉ báo quan trọng cho sức mạnh tài chính
dài hạn của công ty. Chỉ tiêu này sử dụng kết hợp cả báo cáo thu nhập (lợi nhuận) và bảng cân
đối kế toán (tài trợ) để đánh giá khả năng sinh lợi.
- Phương pháp lợi nhuận dự kiến: tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư là rất cần thiết
trong dự báo thu nhập. thước đo này liên kết một cách hiệu quả thu nhập quá khứ, hiện tại và
tương lai với tổng vốn đầu tư. Tỷ số này nhận diện được các dự báo lạc quan và bi quan thái
quá liên quan đến tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư của các đối thủ cạnh tranh, và đánh giá việc
quản trị nguồn tài trợ khi có các dự báo lỳ vọng khác nhau.
- Phương pháp hoạch định và kiểm soát:một công ty được quản lý tốt sẽ kiểm soát
tỷ suất sinh lợi do đó tặng thưởng cho các nhà quản trị dựa trên kết quả này. Trong việc định
giá các cơ hội đầu tư, quản trị đánh giá thành quả liện quan đến các tỷ suất sinh lợi dự kiến.
Ngoài đánh giá này là các quyết định chiến lược và kế hoạch hành động đối với công ty.
2. Tỷ suât sinh lợi trên vốn đầu tư và các biến số trong tính toán:
Các thành phần: Thành phần trong tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư
Vốn đầu tư: có thể xem vốn đầu tư dưới 2 góc đô là nguồn hình thành tổng tài
sản và vốn cổ phần.
2
Thu nhập (lơi nhuận) : định nghĩa tùy thuộc vào định nghĩa vốn đầu tư.
2.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):
Tỷ suất sinh lợi của 1 công ty có thể được đánh giá trên góc độ tổng nguồn vốn hình
thành nên tổng tài sản, hay thước đo là tổng tài sản. Tương ứng với thước đo tổng tài sản, Lợi
nhuận sẽ là lợi nhuận sẽ được định nghĩa theo chỉ tiêu này của vốn đầu tư.
2.1.1. Tổng tài sản:
Ưu điểm: đây là thước đo tốt cho mục đích về tính hiệu quả của hoạt động kinh
doanh. Thước đo này không phân biệt lợi nhuận được tạo ra từ nguồn nào.
Điều chỉnh: có 3 điều chỉnh thông thường:
Loại điều chỉnh Nội dung điều chỉnh Mục đích điều chỉnh Tranh luận điều chỉnh
Điều chuyển tài Điều chỉnh những tài Phân tích tập trung Đặc biệt hữu ích đối với
sản phi hoạt sản: đầu tư tài chính vào các tài sản hoạt các công ty mà đặc điểm
động ngắn hạn, tiền mặt, tài động và tách biệt phân là đầu tư đáng kể vào tài
sản khác không tham tích hoạt động kinh sản tài chính. Khi đó, có
gia hoạt đông kinh doanh khỏi các hoạt thể kết quả lợi nhuận
doanh trong kỳ. động tài chính của chịu ảnh hưởng nhiều từ
công ty. hoạt động này.
Điều chỉnh tài Loại trừ các tài sản vô Nghi vấn liên quan Chưa thuyết phục vì các
sản vô hình hình đến giá trị hoặc giả tài sản này, bất chấp bản
định là bản chất tài sản chất vô hình, vẫn là
vô hình khác TSHH. khoản đầu tư có giá trị .
Điều chỉnh khấu Cộng lùi khấu hao vào - Nếu không - Với mục tiêu tập
hao lũy vốn đầu tư cộng lùi khấu hao, thu trung vào thành quả
nhập cao có thể do hoạt động của toàn công
vốn đầu tư thấp, nếu ty, nhất quán với việc
thu nhập ồn định cung tính toán LN sau thuế và
có thể tỷ suất sinh lợi chi phí khấu hao.
thay đổi tăng giảm
không do hiệu quả
hoạt động của công ty
3
Sử dụng số liệu của Vinamilk trong giai đoạn 2008-2013, chúng ta có thể minh họa bằng
các số liệu thực tế như sau:
2008 2009 2010 2011 2012 2013
TỔNG TÀI SẢN 5,966,959 8,482,036 10,773,032 15,582,672 19,697,868 22,875,414
Tài sản không
740,145 2,767,877 2,456,550 3,993,220 5,258,111 7,062,409
hoạt động
tài sản vô hình 0 0 19,557 15,503 13,662 174,464
Khấu hao lũy kế 1,089,451 1,299,924 1,523,407 1,808,198 2,289,432 3,298,209
TỔNG TÀI SẢN
6,316,265 7,014,083 9,820,332 13,382,147 16,715,528 18,936,750
sau điều chỉnh
2.1.2. Lợi nhuận
Thu nhập được định nghĩa theo mẫu số là vốn đầu tư. Khi vốn đầu tư là tổng tài sản,
thu nhập cần được sử dụng bao gồm:
Loại điều chỉnh Nội dung điều chỉnh Mục đích điều chỉnh Tranh luận điều chỉnh
Lãi vay Cộng với lãi vay sau Lãi vay là khoản thanh
thuế toán cho trái chủ- một
nguồn hình thành nên
tài sản
Lợi ích cổ đông Cộng vào lợi nhuận sau Tổng tài sản bao hàm
thiểu số thuế lợi ích của cổ cả tài sản của công ty
đông thiểu số con được nắm bởi các
cổ đông thiểu số, nên
lợi ích phải được cộng
lại.
Sử dụng số liệu của Vinamilk trong giai đoạn 2008-2013, chúng ta có thể minh họa
bằng các số liệu thực tế như sau:
2008 2009 2010 2011 2012 2013
Lợi nhuận sau thuế
1,250,120 2,375,692 3,616,186 4,218,183 5,819,455 6,534,107
TNDN
Lãi vay sau thuế 0 0 0 -10,450 -2,336 -78
Lợi ích cổ đông thiểu số 1,422 0 0 0 0 0
Lợi nhuận sau thuế
1,251,542 2,375,692 3,616,186 4,207,732 5,817,119 6,534,029
TNDN sau điều chỉnh
ROA 19.81% 35.64% 42.96% 36.27% 38.65% 36.65%
4
2.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần:
2.2.1. Vốn cổ phần:
Loại điều chỉnh Nội dung điều chỉnh Mục đích điều chỉnh Tranh luận điều chỉnh
Nguyên nhân là lợi
nhuận tương ứng chịu
tác động của đòn bảy
Trừ khoản giá trị
cổ phần ưu đãi nên vốn đầu tư cũng
CPUD khỏi VCP
loại bỏ các tác động
của vốn CPUD có chi
phí tccđ như đòn bảy
2.2.2. Thu nhập
Loại điều chỉnh Nội dung điều chỉnh Mục đích điều chỉnh Tranh luận điều chỉnh
Quyền của cổ đông
Trừ khoản cổ tức khỏi thường thấp hơn, họ
Cổ tức cổ phần
thu nhập sau thuế, lãi được chi trả trước các
ưu đãi
vay cổ đông thường, nên
phải trừ ra.
Ta có số liệu điều chỉnh cho ROCE:
2008 2009 2010 2011 2012 2013
VỐN CHỦ SỞ HỮU 4,665,715 6,455,475 7,964,437 12,412,148 15,493,097 17,545,489
Cổ phần ưu đãi 0 0 0 0 0 0
VỐN CHỦ SỞ HỮU sau
4,665,715 6,455,475 7,964,437 12,412,148 15,493,097 17,545,489
điều chỉnh
Lợi nhuận sau thuế TNDN 1,250,120 2,375,692, 3,616,186 4,218,182 5,819,455 6,534,107
Cổ tức CPUD 0 0 0 0 0 0
Lợi nhuận sau thuế TNDN
1,250,120 2,375,692 3,616,186 4,218,182 5,819,455 6,534,107
sau điều chỉnh
ROCE 26.79% 42.72% 50.16% 41.40% 41.71% 39.55%
3. Phân tích TSSL trên tổng tài sản và TSSL trên vốn cổ phần
3.1. Phân tách tỷ suất sinh lợi trên tài sản
Dựa vào công thức tổng quát ROA (%) = Lợi nhuận/Tài sản, người ta chia tách ROA
thành các thành phần liên quan đến doanh số vì các chỉ số thành phần này rất hữu ích trong quá
trình phân tích thành quả hoạt động của cty. Doanh số là tiêu chuẩn quan trọng để điều chỉnh
khả năng sinh lợi của cty và phản ánh sinh động tình hình hoạt động của công ty. Quá trình chia
tách như sau:
ROA = Thu nhập/Doanh thu x Doanh thu/Tổng TS
= TSSL trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng Tài sản
Việc chia tách này làm rõ vai trò của TSSL trên doanh thu và Hiệu suất sử dụng tài sản
trong việc tính toán ROA.
5
TSSL trên doanh thu: Tên gọi khác: Biên lợi nhuận, bằng cách đo lường thu nhập
trên doanh thu thuần, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của công ty tính trên mức doanh số
đạt được
Hiệu suất sử dụng TS được tinh bằng Doanh thu/Tổng TS, thước đo này đo lường
cường độ cty sử dụng các tài sản. Thước đo việc sử dụng TS hợp lý nhất là doanh thu, vì doanh
thu là thành phần chủ đạo để cấu thành lợi nhuận.
Người ta gọi mức độ của việc chia tách này là Cấp độ thứ nhất. Ngoài ra còn có Cấp độ
thứ 2: làm rõ các yếu tố hình thành nên 2 thành phần trên như sơ đồ dưới đây.
Phân tích cấp độ 2 sẽ được nhắc đến trong phần sau.
3.2. Mối quan hệ giữa TSSL trên doanh thu và Hiệu suất sử dụng TS (cấp 1)
Chúng ta phân tích ROA dựa trên sự cấu thành của 2 yếu tố trên để xác định so sánh
khả năng sinh lợi của cty trong 1 chuỗi thời gian hoặc so sánh khả năng sinh lợi của các công ty
trong cùng ngành với nhau tại một thời điểm. Gỉa sử mức trung bình ngành là 10% cho TSSL
trên doanh thu.
Ví dụ:
Chỉ tiêu Cty X Cty Y Cty Z
DT thuần 10 20 20
LNST (tỷ đồng) 1 1 0.2
TS 10 10 2
TSSL trên doanh thu (1) 10% 5% 1%
Hiệu suất sử dụng TS (2) 1 2 10
ROA = (1) x (2) 10% 10% 10%
6
* Nhận xét:
3 cty X,Y,Z có cùng ROA. Tuy nhiên, về TSSL trên doanh thu: Cty X cao nhất (10%)
rồi đến Y(5%) và thấp nhất là Z (1%); ngược lại cty X lại có hiệu suất sử dụng tài sản rất thấp
và Z có mức hiệu suất sử dụng tài sản cao. Điều này làm cho ROA của các cty tương đồng
nhau.
* Kết luận:
Các công ty có thể tăng ROA bằng cách điều chỉnh các thừa số trong công thức chia
tách đã nêu bên trên. Tức là, bản than các công ty, với các đặc tính của các chỉ số sau chia tách,
có thể xác định yếu tố nào cần khắc phục để mục đích cuối là cải thiện tốt nhất tỷ số lợi nhuận
trên vốn đầu tư.
Trong ví dụ trên, công ty X có mức TSSL trên doanh thu cao, bằng mức trung bình
ngành, với các đặc trung của ngành, rất khó để X cải thiện tỷ số này trên cả trung bình ngành so
với việc tìm cách khắc phục sự yếu kém của nó trong việc sử dụng tài sản. doanh thu từ việc sử
dụng nguồn lực là 1, X cần xem xét đầu tiên là về dấu hiệu của tài sản sử dụng không hiệu quả,
X phải phân tích lợi ích, khả năng sinh lợi của tài sản, từ đó phân bổ nguồn vốn đầu tư cho tài
snar hợp ly. Mới hi vọng cải thiện TSSL.
Đối với Z, Ccông ty này lại đối mặt với vấn đế khác. Thật khó để Z gia tăng được hiệu
suất sử dụng tài sản của mình, 1 đồng tài sản tạo ra 10 đồng doanh thu, duy chỉ có lợi nhuận từ
doanh thu là thấp. các chi phí để bán hàng, quản lý, hiệu suất cao nhưng đi kèm định phí cao
hoặc các dòng sản phẩm sản xuất nhiều nhưng không tạo lợi nhuận… như vậy, với Z, để cải
thiện ROA, cần tập trung vào mức sinh lợi trên doanh thu hay biên lợi nhuận.
Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa TSSL trên doanh thu và Hiệu suất sử
dụng Tài sản qua đồ thị sau:
- Đường cong thể hiện các phối hợp giữa TSSL trên doanh thu và hiệu suất sử dụng
Tài sản.
- X,Y có cùng ROA nên sẽ nằm trên đường cong TSSL.
- Đường cong này dốc từ gốc trái thể hiện TSSL trên doanh thu thấp và hiệu suất sử
dụng TS cao và ngược lại ở góc phải.
- Các ngành thường có một đường cong “chuẩn” để chúng ta so sánh.
VD: B, C nằm khá xa đường cong vấn đề gia tăng TSSL nên được quan tâm.
B, C, H, I nên tập trung tăng cả 2 yếu tố.
A nên tập trung tăng TSSL trên doanh thu,
N nên tăng hiệu suất sử dụng tài sản.
K, L, M hiện có TSSL cao hơn ngành là điểm tích cực cần phát huy.
Những phân tích ở trên dựa vào một đặc điểm quan trọng và thừa số trong phép nhân
tính ROA độc lập với nhau. Tuy nhiên, chúng lại có tương tác nhau.
VD: công ty có chi phí cố định lớn, hiệu suất sử dụng TS cao sẽ làm tăng TSSL trên
doanh thu do chi phí gia tăng theo tỷ lệ ít hơn doanh thu (MR tăng lên với tỷ lệ cao hơn MC).
Khi so sánh các cty trong cùng ngành, chúng ta phải xem xét các cty có hiệu suất sử dụng tài
sản thấp là những công ty có khả năng tiềm ẩn gia tăng TSSL thông qua tăng hiệu suất sử dụng
TS (mở rộng doanh thu).
7
Điều này được lý giải như sau: Định phí cao, phần lớn chi phí là định phí, vậy một sự
gia tăng sản lượng do hiệu quả sử dụng vốn sẽ làm giảm định phí trên 1 sản phẩm,
Phân tích TSSL trên TS còn cho chúng ta những vấn đề cần giải quyết trong
hoạt động chiến lược.
Xem xét VD sau:
Cty X Cty Y
DT thuần 10 200
LNST (tỷ đồng) 1 1
TS 20 20
TSSL trên doanh thu (1) 10% 0.5%
Hiệu suất sử dụng TS (2) 0.1 2.0
ROA = (1) x (2) 1% 1%
* Nhận xét:
- 2 cty có cùng ROA ở mức thấp so với ngành (10%)
- Cty X có TSSL trên cao hơn nhiều so với Y và ngược lại Hiệu suất sử dụng TS của
Y cao vượt trội so với X.
* Vấn đề về quản trị có thể được đặt ra
- Với X: Hiệu suất sử dụng TS thấp là vấn đề nổi cộm: Tại sao Hiệu suất sử dụng TS
thấp -> TS nào không tạo LN hoặc tạo LN thấp hơn kỳ vọng -> Nên điều chỉnh TS đó hay bán
đi….Cty X có thể tăng hiệu suất này bằng tăng doanh thu, giảm đầu tư hoặc thực hiện cả 2.
- Với Y: TSSL trên doanh thu thấp là vấn đề nổi cộm: Tại sao TSSL trên doanh thu
thấp -> phương án SX, sản phẩm không tạo lợi nhuận; các vấn đề về chi phí: chi phí cố định
cao, MC cao, chi phí quản lý, bán hàng cao…Các cty như Y đôi khi phải thấy rằng thay đổi
trong thị hiếu và công nghệ đòi hỏi phải tăng đầu tư trong tài sản để tăng doanh số..
8
* Điểm lưu ý khi phân tích trong thực tế:
- Tùy vào đặc điểm của ngành mà chúng ta xem xét chứ không phải chỉ nhìn vào
thành phần cấu thành ROA thấp hay cao để đánh giá. VD: một siêu thị có TSSL trên doanh thu
thấp bởi vì hiệu suất sử dụng TS cao do đầu tư TS thấp và phần lớn TS là đi thuê. Ngược lại,
cty chế tạo xe hơi sẽ có tỷ suất sinh lợi trên TS thấp (do đầu tư TS nhiều) nhưng sẽ có mức
TSSL trên doanh thu cao.
- Phân tích TSSL trong một năm đơn lẻ có nguy cơ sai lầm. Bản chất chu kỳ của các
ngành CN sẽ chi phối TSSL trên doanh thu: có năm sẽ rất thấp và có năm sẽ rất cao. Do đó khi
xem xét TSSL cần xem xét trong vài năm hay chính xác hơn là xem xét trong cả một chu kỳ
kinh doanh.
3.3. Chia tách hiệu suất sử dụng Tài sản và biên lợi nhuận (Cấp độ 2)
Phân tích Hiệu suất sử dụng Tài sản, chúng ta chia tách và tính toán tỷ số này cho
từng loại Tài sản khoản mục thành phần của Tài sản.
- Doanh thu trên tiền mặt:
TM và các khoản tương đương tiền được nắm giữ để thực hiện các giao dịch hàng
ngày và đảm bảo tính thanh khoản. Tất cả các DN đều có và phải duy trì mối tương quan giữa
Doanh thu và TM. Số vòng quay TM quá cao có thể dẫn đến mất tính thanh khoản; ngược lại số
vòng quay TM thấp là dấu hiệu của thặng dư tiền tệ. Giữa tính thanh khoản và tích lũy ngân
quỹ có sự đánh đổi cơ bản làm cho LN rất thấp hoặc không có LN.
- Doanh thu trên khoản phải thu:
Vòng quay khoản phải thu có thể thấp do nới lỏng tín dụng quá tốt hoặc kỹ năng thu
hồi nợ kém hoặc ngược lại vòng quay khoản phải thu cao thể hiện một chính sách tín dụng thắt
chặt; hoặc là giảm hoặc không có khả năng mở rộng tín dụng cho KH. Vòng quay các khoản
phải thu thường liên quan đến việc đánh đổi giữa tăng doanh số và tích lũy vốn dưới dạng
khoản phải thu.
Hiều được mối quan hệ giữa doanh thu và khoản phải thu sẽ giúp ích rất nhiều trong
quá trình phân tích. Ví dụ, nếu khoản phải thu tăng với tốc độ cao hơn so với doanh thu, chúng
ta cần phân tích điều này để tìm ra nguyên nhân tại sao.
Ví dụ, xét mối quan hệ giữa doanh thu và khoản phải thu của Vinamilk từ năm 2009 -
2013
Cuối năm (triệu đồng)
2009 2010 2011 2012 2013
Doanh thu thuần 10,613,771 15,752,866 21,821,403 26,561,574 30,948,602
Phần trăm thay đổi 29% 48% 39% 22% 17%
Khoản phải thu 728,635 1,124,862 2,169,205 2,246,362 2,728,421
Phần trăm thay đổi 13% 54% 93% 4% 21%
Tỷ lệ khoản phải thu/ doanh thu
7% 7% 10% 8% 9%
thuần
9
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy rằng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 giảm 39%
nhưng khoản phải thu lại tăng tới 93%. Thông thường tốc độ tăng trong doanh thu phải cân đối
với tốc độ tăng trưởng của khoản phải thu. Do đó, đây là một dấu hiệu để chúng ta tìm hiểu
ng