Bài thuyết trình Quá trình thực hiện một hướng dẫn viên du lịch

Qua đường Giảng Võ là đến đường Nguyễn Thái Học. Con đường này tập trung khá đông dân cư và những cửa hàng buôn bán tấp nập. Tên đường được lấy từ tên của một nhà Cách mạng Việt Nam. Nguyễn Thái Học là người đã chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp để thành lập một nước độc lập Việt Nam Cộng Hòa. Ông sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) năm 1927 và lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị Pháp áp giải từ ngục thất Hỏa Lò ở Hà Nội lên Yên Bái chặt đầu cùng với 12 đảng viên VNQDĐ sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930. Qua ngã tư đèn xanh, đèn đỏ Chu văn An - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học này, mọi người hãy nhìn về phía bên tay phải đi ạ!Vâng, thưa quý khách! Đó chính là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường Đại học đầu tiên của đất nước chúng tôi. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu được xây dựng năm 1070 để thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và sáu năm sau (năm 1076) Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam đã ra đời, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi. Chúng ta vừa đi qua ngã tư Cửa Nam và bây giờ đang trên phố Hai Bà Trưng. Đây cũng là một con phố trung tâm của Thủ đô. Hai Bà Trưng là tên gọi chung của Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai chị em là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử. "Đại Việt Sử ký Toàn thư" coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam. Đi hết đường Hai Bà Trưng, rẽ qua Hàng Bài là chúng ta sẽ đến phố Đinh Tiên Hoàng, và cuối đường sẽ là điểm thăm quan đầu tiên - Đền Ngọc Sơn. Tên phố cũng được lấy từ tên của một vị vua trong lịch sử đất nước chúng tôi. Đinh Tiên Hoàng, húy là Đinh Bộ Lĩnh là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau hai vua nhà Tiền Lý xưng đế giữa thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, 400 năm sau người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh - Lê - Lý - Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.

doc38 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 9619 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Quá trình thực hiện một hướng dẫn viên du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-------- Ó Î ---- Ó Î-------- Xin chào tất cả các quý khách! Trước khi lên xe, tôi cũng đã đứng nói chuyện với một số anh chị trong đoàn chúng ta, nhưng để tất cả mọi người đều biết thì tôi xin giới thiệu kỹ hơn. Tôi tên Nguyễn Thu Hường, là hướng dẫn viên du lịch của công ty du lịch Viettravel. Ngày hôm nay, tôi rất vinh dự và vui mừng khi được dẫn đoang đi thăm quan một số điểm di tích tiêu biểu của Hà Nội. Và để giúp cho chuyến đi của chúng ta được an toàn, đúng giờ, đúng lịch trình thì không thể thiếu được sự có mặt của anh Sơn lái xe của công ty chúng tôi. Xin mọi người cho anh một tràn pháo tay….Cám ơn quý khách rất nhiều! Sau đây tôi xin giới thiệu sơ qua về lịch trình chuyến tham quan của đoàn chúng ta ngày hôm nay để tất cả mọi người trong đoàn đều nắm bắt được. 8h chúng ta xuất phát từ cổng trường Đại học Văn hoá Hà Nội đi đến điểm tham quan đầu tiên là khu di tích Đền Ngọc Sơn - một ngôi đền nổi tiếng của Hà Nội. Kế tiếp, đoàn chúng ta sẽ đi thăm Bắc Bộ phủ - nơi đã từng là trụ sở của chính quyền Bắc Kỳ, thời dân tộc tôi chống thực dân Pháp xâm lược. Điểm tiếp theo mà chúng ta dừng chân sẽ là Nhà Hát lớn - một trong những trung tâm văn hoá chính trị lớn của Thủ đô. Và điểm cuối cùng chúng ta tham quan là Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza. 11h30' đoàn chúng ta sẽ về khách sạn và ăn trưa tại đó. Lộ trình sẽ là : - Đại học Văn hoá Hà Nội - Giảng Võ - Nguyễn Thái Học - Hai Bà Trưng - Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng (Đền Ngọc Sơn) - Hai Bà Trưng (Tràng Tiền Plaza) - Hai Bà Trưng - Nguyễn Khuyến - Cát Linh - Giảng Võ - Đại học Văn hoá Hà Nội. Vâng, thưa quý khách! Chúng ta đang trên xe xuất phát từ Đại học Văn hoá Hà Nội ra đường Giảng Võ. Quý khách hãy nhìn sang phía bên tay trái đi ạ! Đó là trung tâm hội chợ triển lãm Giãng Võ. Đây là trung tâm triển lãm lớn nhất miền Bắc... Hàng năm, tại đây có nhiều cuộc triển lãm, hội chợ thương mại trong nước và quốc tế được tổ chức, nổi bật là Hội chợ Xuân dịp Tết Nguyên đán của nước chúng tôi, Hội chợ quốc tế Vietnam EXPO (vào tháng 4), Hội chợ quốc tế Hà Nội (vào tháng 10) cùng các triển lãm chuyên ngành đa dạng. Các hội chợ, triển lãm này do Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam đứng ra tổ chức hoặc một đơn vị có chức năng tổ chức hội chợ, triển lãm khác đứng ra tổ chức và thuê địa điểm tại đây. Ngoài ý nghĩa kinh tế, một số hội chợ, triển lãm tổ chức tại đây còn mang ý nghĩa chính trị, do các cơ quan nhà nước đứng ra tổ chức, như Hội chợ quốc tế Hà Nội, Hội chợ Triển lãm Thương mại Việt Nam - WTO. Các hội chợ, triển lãm diễn ra tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam thu hút khá nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến giao thương, trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm, ký kết hợp đồng. Nhờ có địa điểm trung tâm, các hội chợ, triển lãm tổ chức tại đây thu hút được khá nhiều khách tham quan và người tiêu dùng. Ngoài các hội chợ, triển lãm, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam còn là nơi diễn ra các hoạt động giải trí khác như các chương trình ca nhạc. Quý khách có để ý thấy toà nhà cao tầng, ở ngay ngã tư đây không ạ? Đó là khách sạn Horison. Khách sạn có kiến trúc khá đẹp với những hàng cọ nhiệt đới trồng phía trước. Khách sạn Hà Nội Horison là khách sạn 5 sao nằm ngay cạnh phố Cát Linh và Giảng Võ, gần với các đại sứ quán và các văn phòng chính phủ, các tổ chức thương mại, các điểm du lịch và gần với trung tâm triển lãm Giảng Võ. Khách sạn được quản lý bởi tập đoàn quốc tế Swiss-Belhotel. Đường Giảng Võ có hai đoạn phân cách nhau rõ rệt bởi ngã tư Cát Linh. Đoạn đường trên mà chúng ta vừa đi qua khá sạch đẹp, còn đoạn đường này do người dân chủ yếu làm nghề sắt thép nên cũng hơi mất mỹ quan, có khi còn lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ. Qua đường Giảng Võ là đến đường Nguyễn Thái Học. Con đường này tập trung khá đông dân cư và những cửa hàng buôn bán tấp nập. Tên đường được lấy từ tên của một nhà Cách mạng Việt Nam. Nguyễn Thái Học là người đã chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp để thành lập một nước độc lập Việt Nam Cộng Hòa. Ông sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) năm 1927 và lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị Pháp áp giải từ ngục thất Hỏa Lò ở Hà Nội lên Yên Bái chặt đầu cùng với 12 đảng viên VNQDĐ sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930. Qua ngã tư đèn xanh, đèn đỏ Chu văn An - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học này, mọi người hãy nhìn về phía bên tay phải đi ạ!Vâng, thưa quý khách! Đó chính là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường Đại học đầu tiên của đất nước chúng tôi. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu được xây dựng năm 1070 để thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và sáu năm sau (năm 1076) Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam đã ra đời, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi. Chúng ta vừa đi qua ngã tư Cửa Nam và bây giờ đang trên phố Hai Bà Trưng. Đây cũng là một con phố trung tâm của Thủ đô. Hai Bà Trưng là tên gọi chung của Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai chị em là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử. "Đại Việt Sử ký Toàn thư" coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam. Đi hết đường Hai Bà Trưng, rẽ qua Hàng Bài là chúng ta sẽ đến phố Đinh Tiên Hoàng, và cuối đường sẽ là điểm thăm quan đầu tiên - Đền Ngọc Sơn. Tên phố cũng được lấy từ tên của một vị vua trong lịch sử đất nước chúng tôi. Đinh Tiên Hoàng, húy là Đinh Bộ Lĩnh là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau hai vua nhà Tiền Lý xưng đế giữa thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, 400 năm sau người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh - Lê - Lý - Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử. Thưa quý khách! Chúng ta đã đến điểm dừng chân đầu tiên rồi ạ. Xin mời quý khách xuống xe! Nếu ai có những vật dụng không cần thiết thì có thể để trên xe cũng được ạ. Xin mời mọi người đứng tập trung tại đây ạ! Thưa quý khách, trước mắt quý khách là một khung cảnh rất đẹp với Hồ Gươm xanh biếc, Tháp Rùa in bóng mặt hồ, với Đền Ngọc Sơn cổ kính,… Trước khi nói đến Đền Ngọc Sơn thì cần phải kể đến Hồ Gươm. "Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ, Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay. Bây giờ đây lại là đây, Quốc kỳ đỉnh Tháp sao bay mặt hồ." Đó là bốn câu thơ trong bài thơ "Lại về" của nhà thơ Tố Hữu - một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học đất nước chúng tôi. Hồ Gươm theo tác giả chính là cái hình hài vật chất của cái hồn Nước từ nghìn thu xưa lưu lại, một cơ sở để người dân Việt tự hào về mà chính ngưòi xưa đã tạo dựng nên. Hồ Gươm có thể nói là một không gian thiêng của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung. Hồ có nhiều tên gọi như Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm, hồ Lục Thủy, hồ Tả Vọng,… Mỗi tên gọi đều gắn với một thời kỳ khác nhau của hồ. Hồ Hoàn Kiếm có diện tích khoảng 12ha, chiều dài Nam-Bắc là 700m, chiều rộng Đông - Tây là 200m. Bao quanh hồ là các phố Lê Thái Tổ ở phía tây, phố Đinh Tiên Hoàng phía đông, phố Hàng Khay phía nam. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ. Tương truyền vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng: Khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ về đóng đô ở Thăng Long. Trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thủy, bỗng một cụ rùa lớn xuất hiện. Lê Thái Tổ giơ gươm ra thì gươm bay về phía cụ rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thủy có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Trên hồ có hai hòn đảo: đảo Ngọc bây giờ chính là Đền Ngọc Sơn và đảo Rùa là Tháp Rùa mà chúng ta đã nhìn thấy đằng xa kia. Cuối thế kỷ XVI, chúa Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Năm 1865, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại đền Ngọc Sơn trên đảo Ngọc. Trên gò Ngọc Bội, ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay và bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc mà chút nữa thôi chúng ta sẽ được chêm ngưỡng. Còn Tháp Rùa, do đứng ở đây khó có thể quan sát hết vẻ đẹp của Tháp nên tý nữa khi vào phía bên trong tôi sẽ giới thiệu cho mọi người một cách cụ thể hơn. Quý khách có nhìn thấy chếch phía bên tay phải có một ngôi đền nhỏ, đằng sau bức tượng đài không ạ? Đó là đền Bà Kiệu. Vì thời gian có hạn nên tôi sẽ giới thiệu sơ qua về ngôi đền này cho mọi người. Đền Bà Kiệu nằm bên thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm, đối diện với đền Ngọc Sơn, nhìn qua Tháp Bút, và cầu Thê Húc. Đền có tên là "Thiên Tiên Điện", được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng để thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ Quỳnh Hoa và Đệ tam Ngọc nữ Quế Nương. Những năm đầu thế kỷ, do qui hoạch mở đường nên đã tách kiến trúc đền làm hai phần. Tam quan nằm sát bên hồ Hoàn Kiếm và đền chính tọa lạc song song, cách đường phố Đinh Tiên Hoàng. Đền có qui mô kiến trúc hình chữ công (I) gồm: Nhà đại bái ba gian rộng, phương đình hai tầng bốn mái và ba gian hậu cung được qui hoạch tập trung tạo sự bề thế trang nghiêm. Bộ di vật văn hoá - lịch sử của đền Bà Kiệu rất phong phú, đa dạng gồm bia đá, chuông đồng, hệ thống 27 sắc phong thần thuộc các triều đại Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Với hàng cột đá trong kiến trúc và hai cây đa lớn sát bên đền đã đưa lại sự cổ kính và vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc Việt Nam. Bây giờ mời mọi người đứng lại gần phía cổng Đền, chúng ta sẽ tìm hiểu về khu di tích Đền Ngọc Sơn. Tôi xin được mạn phép mượn lời của nhà văn Tô Hoài: "Ai đến Hà Nội, ai về đất Kẻ Chợ, có đến hồ Hoàn Kiếm và thăm đền Ngọc Sơn mới thật được người ta cho là đã đến Hà Nội. Hầu như xưa nay là thế…". Quả đứng như vậy, từ xưa đến nay mỗi một người dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế đều biết hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn - trái tim của Hà Nội. Đền Ngọc Sơn nằm trên hòn đảo cũng có tên là núi Ngọc, được xây dựng từ giưa thế kỷ thứ XIX. Như quý khách có thể nhìn thấy, lớp cổng đầu tiên gồm có bốn cây cột xây bằng gạch và hai mảng tường lửng. Ở mỗi cây cột đều có đắp những câu đối chữ Hán. Chúng vừa làm tăng vẻ cổ kính của khu di tích, lại vừa làm cho quý vị có thể hiểu thêm về lịch sử và cảnh quan về di tích cũng như cảm thụ chất thơ, chất văn học và cả chất triết học hàm chứa trong nội dung thờ tự nơi đây. Cũng phải nói ngay là trong khu vực di tích này có rất nhiều câu đối hay hợp thành một bộ phận văn học đầy triết lý và mỹ cảm mà chút xíu nữa thôi là quý khách có thể xem được. Ngay ở hai cột chính giữa cổng có đôi câu đối: "Lâm thuỷ đăng sơn nhất lộ tiệm nhập giai cảnh Tầm nguyên phỏng cổ thử trung vô hạn phong quang." Có nghĩa là: ( Đến cõi nước, trèo lên non, một lối dẫn dần vào cảnh đẹp Tìm nguồn cội hỏi chuyện xưa, trong chốn này biết mấy phong quang.) Đôi câu đối này giống như lời chào mời du khách khi đến thăm đền Ngọc Sơn. Chắc hẳn sẽ hứa hẹn nhiều điều thú vị khi vào thăm khu di tích. Quý khách có thể nhìn thấy bên trái của cổng có chữ Phúc và bên phải có chữ Lộc với cỡ lớn, tô son như lời chúc mọi sự tốt lành. Phúc là hạnh phúc, là niềm vui. Lộc là thịnh vượng, là hưởng thụ. Đó là hai khái niệm để cầu chúc cho mọi người và cũng là điều mà mọi người ai cũng muốn có được. Bên trên hai bức đại tự nét bút hoa mỹ tươi tắn này còn có hai hàng đề từ, một bên là "Ngọc ư tư" nghĩa là (Ngọc ở đây), một bên là "Sơn ngưỡng chỉ" nghĩa là (Ngửa trông núi). "Ngọc ư tư" được lấy từ câu "Hữu mỹ ngọc ư tư" trong cuốn Luận Ngữ thuộc bộ Tứ thư. Câu còn lại lấy từ "Cao sơn ngưỡng chỉ" trong cuốn sách Kinh Thi. Ngọc nói về phẩm chất cao đẹp của một người và núi cao là dùng để chỉ bậc hiền tài. Xin mời quý khách đi qua cổng đầu tiên này để tham quan tiếp. Mọi người hãy nhìn sang phía bên tay trái đi ạ, mọi người có thấy một ngọn tháp bằng đá xây trên ngọn núi nhỏ này không ạ? Đó là cụm kiến trúc Tháp Bút nằm trong quần thể khu di tích Đền Ngọc Sơn. Núi này có tên là núi Độc Tôn,có đường kính khoảng 12m và cao 4m. Danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đã cho xây dựng một tháp đá trên núi. Tháp vuông có năm tầng, cạnh đáy tầng một là 2m, lên đến tầng năm là 1,2m. Tổng thể ngọn tháp cao 28,9m. Đế tháp là 1 ụ tròn, đắp đá hộc xung quanh, người ta gọi ụ này là núi Độc Tôn. Tháp xây hình vuông, nhỏ dần về phía trên. Đỉnh tháp tạc 1 chỏm nhọn mang hình bút lông chĩa thẳng lên trời, thân bút tròn lẳn và ngắn vì vậy có tên là Tháp Bút. Ngăn cách mỗi tầng tháp là 1 mái nhô ra ở cả bốn phía (15cm), mỗi mặt của các tầng tháp đều có 1 ô cửa giả, sâu vào phía trong lòng tháp 10cm. Ở phía bắc, trong 3 ô cửa tầng dưới, cụ Siêu viết 3 chữ lớn “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh). Trong ô cửa tầng dưới phía tây, có khắc bài châm của Nguyễn Văn Siêu soạn: “Ngọn núi Độc Tôn 5 tầng Tháp Bút. Tháp nhờ Núi mà thêm cao, Núi nhờ Tháp mà thêm đẹp… Ôi, núi là tượng trưng về võ cõng, Tháp là tượng trưng về văn vật... Núi và Tháp có một nhân tố chung để cùng nhau lưu truyền mãi mãi”. Tháp Bút là một công trình kiến trúc đẹp, điểm tô thêm vẻ đẹp của thắng cảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn. Đáng chú ý là ở dưới chân núi Độc Tôn này có một cái miếu bé có đắp ba chữ: "Sơn thần miếu" tức miếu thần núi. Dù nhỏ hay to thì đã là núi phải có một thần cai quản, để thờ thần núi, linh mạch của núi này. Đây chính là sự tiếp nối một tín ngưỡng đã có từ thời nguyên thuỷ là thờ đá. Tuy là miếu bé nhưng ở hai bên cửa cũng có đôi câu đối khá hay: ''Cố điện hồ sơn lưu vượng khí Tân từ hương hoả tiếp dư linh." Nghĩa là: ( Điên cũ nói hồ lưu vượng khí Đền nay hương lửa tiếp dư linh.) Còn một hiện vật khác đáng chú ý hơn là một tấm bia nhỏ ngay ở dưới chân núi, phía trược mặt quý vị đấy ạ. Trên tấm bia này có khắc năm chữ: "Thái sơn thạch cảm dương." Nhiều người tưởng rằng năm chữ này có ý muốn so sánh núi Độc Tôn bé nhỏ này với đá núi Thái, nhưng kỳ thực thì đây là một cụm từ, một thành ngữ Trung Hoa có ý nghĩa là "hòn đá trấn yểm". Vì ở Trung Quốc xưa có tục dựng một hòn đá trước cửa chính để trấn yểm tà ma. Mà núi Thái Sơn là ngọn núi lớn nhất trong năm ngọn núi nổi tiếng của Trung Quốc, lại là núi có vị thần toàn năng, các triều đại vua chúa phong kiến xưa phải tới đây cúng tế nên đá của ngọn núi này cũng rất linh thiêng. Dựng hòn đá núi Thái là tà ma chạy dài. Như vậy tấm bia này ở chân Tháp Bút cũng chỉ là một công cụ để xua đuổi tà ma, không cho chúng đến gần nơi thờ tự này. Nào, chúng ta hãy đi dịch thêm một chút nữa để đến với lớp cổng thứ hai của Đền. Lối đi được giới hạn bằng hai cột trụ, trên có đắp đôi câu đối mang đầy ý nghĩa khuyến cáo: "Nhân gian văn tự vô quyền toàn bằng âm đức Thiên thượng chủ tư hữu nhãn đơn khán tâm điền." Vế thứ nhất có nghĩa là: Ở chốn nhân gian này, cái quyền chân chính chính là sự tu dưỡng đạo đức, là sự làm ơn làm phúc một cách vô tư. Vế thứ hai ý nói: Trên trời kia ông thánh coi việc khảo thi nhân gian không tính đến lễ vật mà chỉ soi xét chính lòng dạ của con người. Ở hai bên trụ xây hai cửa nách giả kiểu hai tầng tám mái cong. Mặt trước của hai cửa này đắp nổi một bên là rồng đang cuộn khúc đón đàn cá đang thi nhau vượt sóng, bên trên có hai chữ "Long môn" và một bên là một chú hổ trắng như đang tiến ra với người đời, bên trên có hai chữ "Hổ bảng". Tôi xin giải thích kỹ hơn với quý vị về điều này. Long môn và Hổ bảng là diễn ý các điển tích cổ. Về Long môn, theo văn hoá phương Đông là chỉ sự thành công trong thi cử. Nguyên ở Trung Quốc có sông Trường Giang từ tây chảy sang đông. Ở khúc thượng lưu, đoạn chảy qua tỉnh Tứ Xuyên, dòng sông gặp ngọn núi Long Môn, còn có tên là Vũ Môn. Chân núi có vực sâu. Hàng năm, mùa nước lên, cá chép hội tụ về vực rất nhiều, đua nhau nhảy vượt thác. Tương truyền con cá nào vượt được thác thì sẽ hoá thành rồng. Từ huyền thoại này nên đã có điển tích "vượt Vũ Môn" để chỉ sự đỗ đạt trong thi cử. Học trò thi đỗ coi như đã vượt được Vũ Môn, lập thành tích vang dội. Cũng do đó mà có câu thơ: "Vũ Môn tam cấp lãng, Bình địa nhất thanh lôi." Có nghĩa là: vượt được ba cấp sóng ở Vũ Môn khác nào đất sấm vang rền. Còn chữ Hổ bảng nghĩa đen là bảng hổ, nghĩa bóng là bảng ghi tên những người đỗ tiến sĩ. Điển tích này có từ đời Đường ở Trung Quốc: có một khoa thi tiến sĩ có nhiều người trúng tuyển sau trở thành những doanh nhân như Hàn Dũ, Âu Dương Thiềm, Lý Quan…khác nào những con rồng con hổ trên văn đàn. Hai bên Long môn Hổ bảng có đôi câu đối vừa giải thích ý nghĩa trên vừa xưng tụng toà Tháp Bút trước mặt. "Hổ bảng Long môn thiện nhân duyên tháp Nghiên đài Bút Tháp đại khối văn chương." Có nghĩa là: ( Bảng hổ, Cửa rồng là biểu tượng nhân quả của người làm điều tốt Đài Nghiên, Tháp Bút là để mô tả văn nghiệp của đất trời vĩ đại.) Như vậy chúng ta có thể hiểu được lớp cổng thứ hai này là biểu tượng khuyến học theo Nho giáo, là cổng dành cho những người thành đạt đi vào. Mời quý khách đi qua cổng Long môn Hổ bảng để tiến tiếp vào khu vực phía trong của Đền. Quý khách có thể quay lại sau lưng để nhìn phía sau của lớp cổng thứ hai này. Một bên có đắp nổi hình tượng con hạc biểu tượng cho sự thanh cao, tinh khiết, còn một bên là tượng con cá chép thể hiện sự thanh tao của con người. Cuối con đường nhỏ này là lớp cổng thứ ba. Khác với hai lớp cổng ngoài, hoặc là có bốn hàng cột trụ, hoặc là cửa trống, lớp cổng này có tường cao, có mái, có cửa cuốn, cánh cửa gỗ sơn son như quý khách có thể nhìn thấy. Trên mái đặt một cái nghiên đá cho nên cổng cũng có tên ''Nghiễn đài" tức là đài nghiên. Vì có bút thì phải có nghiên, mà bút dùng để viết lên trời xanh thì nghiên cũng phải lớn tương xứng với bút. Do nghiên được đặt ở trên mái cao nên quý vị khó có thể quan sát được, vì vậy mà tôi sẽ giới thiệu để mọi người được biết. Đây là một cái nghiên được tạc từ một tảng đá xanh hình quả đào cắt nghiêng theo chiều dọc, khoét lõm lòng chảo, bề dài quả đào 0,97m, bề ngang 0,8m, cao0,3m, chu vi chừng 2m, được làm từ lần trùng tu năm 1865. Có ba con cóc đội nghiên như ba cái chân kiềng. Đặc biệt trên thân của nghiên có khắc một bài minh mà tác giả cũng là Nguyễn Văn Siêu. Quý khách có nhìn thấy những dòng chữ Hán nhỏ trên đó không ạ? Chỉ có 64 chữ nhưng ý tứ thật hàm súc: có nhiều cách hiểu và tới nay cũng có nhiều bản dịch khác nhau. Tôi có thể tạm dịch như sau: ''Xưa lấy gốc đất làm nghiê, chú giải Đạo Đứ Kinh, nghiền ngẫm bên nghiên lớn, viết sách Hán Xuân Thu. Từ đá tách ra làm nghiên, chẳng có
Luận văn liên quan