Làthực thể sinhvật, vìconngườichodùpháttriển đếnđâucũnglà một
độngvật.
- Conngườilàmộtbộphậncủatự nhiên, giớitự nhiên,. nhưngconngười
khácvớiđộngvậtvìconngườicònlàmộtthực thể xãhội
- Làthực thể xãhộivìcáchoạtđộngxãhội, hoạtđộnglao độngsảnxuất,
đãlàmchoconngườitrởthành conngườivớiđúngnghĩacủanó
- Vậyconngườikhôngphảilà mộtđộngvậtthuần túy màlà độngvậtxã
hội, mộtthực thểsinhvật-XH,conngườibẩmsinhđãlàsinhvậtcótính
xãhội.Thựcthểsinhvậtvàthực thể xãhộiởconngườikhôngtách khỏi
nhau, trongđóthực thể sinhvậtlà tiềnđềmàtrên cáitiềnđềđóthực thể
XHtồn tạivàpháttriển.
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10943 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình Quan điểm của chủ nghĩa Mác–Lênin về con người và vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
THUYẾT TRÌNH MÔN TRIẾT HỌC
Đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người
và vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay”
GVHD: TS. Phạm Lê Quang
SVTH: Nhóm 8
1. Tôn Long Biên
2. Nguyễn Thị Thanh Hà
3. Đỗ Nguyệt Minh
4. Trần Thanh Nghị
NHÓM 5. Dương Quang Ngọc
6. Huỳnh Thanh Nha
7. Nguyễn Văn Nguyên Thanh
8 8. Nguyễn Thị Thanh Hảo
9. Đinh Thị Xuân Thu
10. Trần Phương Uyên
Nội dung thuyết trình
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về
bản chất con người
II. Thực trạng nguồn lực nước ta hiện nay
III. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênnin để phát huy nguồn lực con người
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất con người
1.1 Con người là thực thể thống nhất giữa các yếu tố sinh vật
và các yếu tố xã hội
- Là thực thể sinh vật, vì con người cho dù phát triển đến đâu cũng là một
động vật.
- Con người là một bộ phận của tự nhiên, giới tự nhiên,.. nhưng con người
khác với động vật vì con người còn là một thực thể xã hội
- Là thực thể xã hội vì các hoạt động xã hội, hoạt động lao động sản xuất,
đã làm cho con người trở thành con người với đúng nghĩa của nó
- Vậy con người không phải là một động vật thuần túy mà là động vật xã
hội, một thực thể sinh vật- XH, con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính
xã hội. Thực thể sinh vật và thực thể xã hội ở con người không tách khỏi
nhau, trong đó thực thể sinh vật là tiền đề mà trên cái tiền đề đó thực thể
XH tồn tại và phát triển.
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất con người
1.2 Con người vừa là sản phẩm của lịch sử vừa là chủ thể của
lịch sử
- Bản chất con người được hình thành và thể hiện ở những con người hiện
thực.
- Là những con người cụ thể sống trong những điều kiện cụ thể, những
mặt khác nhau tạo nên bản chất con người.
- Tất cả các mối quan hệ xã hội đều góp phần hình thành nên bản chất con
người. Các quan hệ này có vị trí vai trò khác nhau nhưng không tách rời
nhau mà tác động qua lại lẫn nhau.
- Nhờ hoạt động thực tiễn mà con người đã cải tạo tự nhiên đồng thời làm
nên lịch sử của mình. Do vậy chính con người đã sáng tạo ra lịch sử.
- Không có tự nhiên, không có lịch sử - xã hội thì không thể có con người.
Con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu
sinh, vì thế con người luôn là chủ thể lịch sử - xã hội.
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất con người
1.3 Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội
- Con người là một động vật có tính chất xã hội với tất cả các nội dung
văn hóa, lịch sử của nó. Đây là điểm xuất phát để nghiên cứu con người
của triết học Mác
- C.Mác khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hòa những quan hệ xã hội”.
- Như vậy, bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện
thực, không phải là tự nhiên mà là lịch sử, không phải là cái vốn có
trong mỗi cá thể riêng lẻ mà là tổng hòa của toàn bộ quan hệ xã hội.
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất con người
1.4 Quan điểm về giải phóng con người của Mác-Lênin
- Cốt lỗi của triết học Mác - Lênin là vấn đề giải phóng con người, từ giải
phóng những con người cụ thể sẽ tiến đến giải phóng nhân loại.
- Các học thuyết triết học duy tâm và tôn giáo quan niệm giải phóng con
người là giải thoát về mặt tâm linh để con người có thể đạt được cuộc
sống cực lạc vĩnh cửu ở kiếp sau trong một thế giới khác ngoài tự nhiên.
- Lênin cũng đã nhận định: điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở
chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là thực
hiện sứ mệnh giải phóng con người.
II. Thực trạng nguồn lực nước ta hiện nay
2.1 Vai trò của nguồn lực con người
Đối với kinh tế
- Người lao động luôn là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất.
Như V.I. Lênin đã chỉ ra: "Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể
nhân loại là công nhân, là người lao động".
- Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, người lao động đã trở thành
những người làm chủ đất nước, làm chủ trong quá trình tổ chức quản lý
sản xuất, từ việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tới tổ chức sản
xuất kinh doanh và làm chủ trong quá trình phân phối sản phẩm. Điều đó
tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy nguồn lực con người, phát
triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, làm cho đất nước ngày càng
giàu đẹp.
II. Thực trạng nguồn lực nước ta hiện nay
2.1 Vai trò của nguồn lực con người
Đối với chính trị
- Khi mà người dân có tri thức, có năng lực, thấy được trách nhiệm của
mình trong việc lựa chọn những người có đức có tài vào các cơ quan nhà
nước sẽ góp phần xây dựng nhà nước vững mạnh.
- Cán bộ nhà nước có hiểu biết lý luận, hiểu biết thực tiễn, thấy được trách
nhiệm của mình đối với nhân dân, sẽ hết lòng phụng sự nhân dân và thực
sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân sẽ được dân mến, dân tin,
dân ủng hộ.
- Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nhà nước
xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Khi người dân "... biết hưởng quyền dân chủ, biết
dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm" ,
"thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy
sinh mấy họ cũng không sợ“.
II. Thực trạng nguồn lực nước ta hiện nay
2.1 Vai trò của nguồn lực con người
Đối với văn hóa – xã hội
- Con người là chủ thể của các giá trị văn hóa – xã hội, bảo tồn và phát
huy những tinh hoa văn hóa của dân tộc nhân loại
- Là lực lượng sáng tạo ra các giá trị văn hóa, xã hội; gửi gắm những nội
dung mang tính giáo dục, đạo đức,..để hình thành nhân cách con người
trong xã hội.
- Là người tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa của nhân loại, làm
giàu thêm nền văn minh của dân tộc
- Góp phần chung tay giải quyết các vấn đề xã hội như: lao động, việc
làm, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo,..
II. Thực trạng nguồn lực nước ta hiện nay
2.2 Thực trạng nguồn lực con người
Phân bổ dân số (độ tuổi lao động)
- Nước ta là một nước đông dân và có nhiều thành phần dân tộc (dân số là
86,927,7 triệu người và 54 dân tộc) nên có một số thuận lợi và khó khăn
nhất định (Tổng cục thống kê năm 2010)
Thuận lợi:
- Có nguồn lao động dồi dào và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Dân số nước ta đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nên Việt Nam cần có
các chính sách tạo lực lượng lao động vàng, có chất lượng, đưa đất nước phát
triển. Tỷ trọng dân số từ 15 đến 59 tuổi là 66%)
Khó khăn:
- Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế – xã
hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân.
- Phân bổ dân số chưa thật sự hợp lý
II. Thực trạng nguồn lực nước ta hiện nay
2.2 Thực trạng nguồn lực con người
Chất lượng giáo dục đào tạo
- Kết quả đánh giá các chỉ số nhân lực ở Việt Nam cho thấy, tình trạng
thiếu hụt lao động trầm trọng vẫn tiếp tục diễn ra ở một số ngành nghề
như dệt may, da giày, gỗ, du lịch,...
- Thực tế trên đã khẳng định nhu cầu lao động có trình độ ở Việt Nam là
rất lớn. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp phàn nàn về tình trạng thiếu
lao động, nhất là lao động có tay nghề cao. Lao động có tay nghề và chất
xám được các doanh nghiệp săn lùng ráo riết.
II. Thực trạng nguồn lực nước ta hiện nay
2.2 Thực trạng nguồn lực con người
Tình hình du học sinh và chảy máu “chất xám”
- Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, hiện có khoảng 60.000 du học
sinh Việt Nam đang theo học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài. Ngày
càng có nhiều người nộp đơn xin theo học tại các trường ĐH ở Mỹ, Úc,
New Zealand, Anh, Singapore, Trung Quốc...
- Trong số DHS đã tốt nghiệp, 64% quyết định ở lại nước sở tại để sinh
sống và làm việc. Họ cho rằng, chế độ lương/thưởng tại Việt Nam chưa
xứng đáng với công sức, tiền bạc họ đã đầu tư trong quá trình học ở
nước ngoài.
III. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênnin để phát huy
nguồn lực con người
3.1 Xây dựng những đặc trưng của con người VN
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước đi lên trở thành
nước công nghiệp hóa hiện đại hóa (VD: đấu tranh giành lại chủ
quyền đảo Hoàng Sa, Trường Sa)
- Có ý thức tập thể, văn hóa, đoàn kết, có tình nghĩa và luôn phấn đấu
vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực
nhân nghĩa tôn trọng kỷ luật, kỷ cương phép nước, có ý thức bảo vệ
và cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo
năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn,
trình độ thẩm mỹ và thể lực.
III. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênnin để phát huy
nguồn lực con người
3.2 Những phương hướng xây dựng và phát triển con người
Việt Nam
Trên lĩnh vực kinh tế
- Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giúp tạo công ăn việc làm cho
mọi người, thông qua đó với những đòn bẩy kinh tế kích thích năng lực
lao động làm việc cho mình và cho xã hội.
- Xây dựng con người phải thông qua cơ chế lao động, đây là vận dụng
một trong những quy luật nền tảng xây dựng con người mới.
III. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênnin để phát huy
nguồn lực con người
3.2 Những phương hướng xây dựng và phát triển con người
Việt Nam
Trên lĩnh vực chính trị
- Khẳng định con đường đi lên CNXH trên nền tảng của CN nhằm nâng
cao tính tích cực chính trị của nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân tham
gia nhiều hơn vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
III. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênnin để phát huy
nguồn lực con người
3.2 Những phương hướng xây dựng và phát triển con người
Việt Nam
Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội
- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc nhằm xây
dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện Đức, trí, thể, mỹ vừa là
mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội
- Giải phóng con người khỏi sự thao túng của các quan hệ xã hội cũ đã lỗi
thời, kế thừa truyền thống tốt đẹp, xây dựng hệ thống những chuẩn mực
quan hệ mới.
III. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênnin để phát huy
nguồn lực con người
3.2 Những phương hướng xây dựng và phát triển con người
Việt Nam
Trên lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ
- Là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, là nền tảng và động lực thúc đẩy mạnh công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.
Chân thành cảm ơn thầy và các anh chị đã lắng
nghe.