Quỹ hưu trí là một loại hình trung gian tài chính thuộc các tổ chức tiết kiệm theo
hợp đồng (contractual saving institutions) và là một trong các tổ chức tài chính phi ngân
hàng (nonbank finance). Trong quá trình thực hiện chức năng trung gian chuy ển đổi hình
thức của các tài sản, qu ỹ hưu trí cung cấp cho công chúng dạng bảo vệ khác: chi trả thu
nhập khi về hưu. Kế hoạch làm lợi từ những đồng lương hưu đã bắt đầu ở Hoa Kỳ từ năm
1870 và lan rộng ra các nước khác từ đầu thế kỷ XX. Những người đã về hưu có thể
thông qua c ơ quan trả hay cấp hàng tháng. Những người chưa về hưu có thể yêu cầu cơ
quan hoặc xí nghiệp trả trợ cấp hưu cho mình, bắt đ ầu hàng tháng hoặc hàng năm chuy ển
dần số tiền mình được hưởng khi về hưu vào một qu ỹ nào đó do ông ta hay bà ta chỉ định.
Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm cũng như cách thức hoạt động và tạo
lợi nhu ận của quỹ hưu trí.
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8053 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các trung gian khác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
----------
BÀI THUYẾT TRÌNH
Môn: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Đề tài
QUỸ HƯU TRÍ,
QUỸ ĐẦU TƯ VÀ CÁC
TRUNG GIAN KHÁC
LỚP K09404A
NHÓM KHỦNG HOẢNG
1. Võ Thị Hồng Dân K094040526
2. Lê Thị Thu Hà K094040537
3. Nguyễn Tuấn Hải K094040541
4. Phan Nữ Ngọc Linh K094040564
5. Trần Thị Bích Ngân K094040571
6. Nguyễn Minh Nguyên K094040578
7. Đặng Thị Thu Trang K094040619
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2011
MỤC LỤC
I. QUỸ HƯU TRÍ ......................................................................................3
1. Khái niệm và đặc điểm .......................................................................3
2. Cách thức hoạt động của các quỹ hưu trí ............................................3
3. Các loại quỹ hưu trí ............................................................................5
4. Lợi ích và hạn chế của quỹ hưu trí......................................................7
5. Quỹ hưu trí tại Việt Nam ....................................................................8
II. QUỸ ĐẦU TƯ .......................................................................................9
1. Khái niệm ..........................................................................................9
2. Cách thức hoạt động của quỹ đầu tư ...................................................10
3. Phân loại các quỹ đầu tư .....................................................................11
4. Lợi ích của các quỹ đầu tư ..................................................................16
5. Một số yếu tố rủi ro chủ yếu khi đầu tư vào Quỹ ................................16
III. TRUNG GIAN KHÁC – QUỸ ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC ........................18
1. Lịch sử hình thành ..............................................................................18
2. Mục đích hình thành SWFs ................................................................18
3. Phương pháp tiếp nhận vốn ................................................................19
4. Đặc điểm của SWFs và những mối quan tâm về SWFs ......................19
5. Danh mục đầu tư của SWFs ...............................................................20
6. Sự quản lý đối với SWFs ....................................................................20
Tài liệu tham khảo ......................................................................................21
2
I. QUỸ HƯU TRÍ
Quỹ hưu trí là một loại hình trung gian tài chính thuộc các tổ chức tiết kiệm theo
hợp đồng (contractual saving institutions) và là một trong các tổ chức tài chính phi ngân
hàng (nonbank finance). Trong quá trình thực hiện chức năng trung gian chuyển đổi hình
thức của các tài sản, quỹ hưu trí cung cấp cho công chúng dạng bảo vệ khác: chi trả thu
nhập khi về hưu. Kế hoạch làm lợi từ những đồng lương hưu đã bắt đầu ở Hoa Kỳ từ năm
1870 và lan rộng ra các nước khác từ đầu thế kỷ XX. Những người đã về hưu có thể
thông qua cơ quan trả hay cấp hàng tháng. Những người chưa về hưu có thể yêu cầu cơ
quan hoặc xí nghiệp trả trợ cấp hưu cho mình, bắt đầu hàng tháng hoặc hàng năm chuyển
dần số tiền mình được hưởng khi về hưu vào một quỹ nào đó do ông ta hay bà ta chỉ định.
Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm cũng như cách thức hoạt động và tạo
lợi nhuận của quỹ hưu trí.
1. Khái niệm và đặc điểm
Quỹ hưu trí là một quỹ được thiết lập để thanh toán những khoản lợi ích cho người
lao động khi họ về hưu, giúp họ có được những khoản thu nhập ổn định thông qua cung
cấp các chương trình lương hưu.
Đặc điểm của quỹ này là liên quan đến việc đầu tư vào một tài sản rất kém tính
thanh khoản, đó là hợp đồng về tiền hưu trí. Tài sản này không được đem sử dụng cho
đến khi về hưu.
Đối tượng thành lập quỹ bao gồm các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các
nghiệp đoàn lao động và các cá nhân có nhu cầu, trong đó huy động vốn thông qua khoản
đóng góp của các thành viên tham gia để đầu tư và tiền được trả lại cho các thành viên
của quỹ dưới hình thức tiền lương hưu. Như vậy hoạt động của các quỹ hưu trí không chỉ
đảm bảo khoản thu nhập thường xuyên ổn định cho những người về hưu mà còn góp phần
lưu chuyển vốn nhàn rỗi đến những nơi có nhu cầu về vốn.
Một trong những yếu tố chính tác động lên sự hình thành và phát triển nhanh
chóng của các quỹ hưu trí chính là chính sách thuế của chính phủ: các khoản đóng góp
của chủ doanh nghiệp cho các kế hoạch hưu trí của nhân viên sẽ được giảm hoặc miễn
thuế hoàn toàn. Tài sản của quỹ được tách rời khỏi doanh nghiệp tài trợ và không được
thể hiện trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, vì thế không bị đánh thuế thu nhập.
Thêm vào đó, chính sách miễn giảm thuế trên các kế hoạch hưu trí còn khuyến khích các
doanh nghiệp và các cá nhân tạo ra lá chắn thuế cho mình từ các quỹ hưu trí.
2. Cách thức hoạt động của các quỹ hưu trí
Các chương trình lương hưu quy định những khoảng đóng góp định kỳ của những
người tham gia vào chương trình trong thời gian họ còn đang làm việc để khi về hưu họ
3
sẽ được nhận tiền trợ cấp hưu trí (hay lương hưu) được trả một lần hoặc đều đặn theo
từng tháng cho đến khi chết.
Các chương trình lương hưu không chỉ được đóng góp bởi những người lao động
mà cả các chủ thuê lao động và thậm chí cả chính phủ.
Sau đó các khoản tiền quỹ trợ cấp hưu trí thu được dùng để đầu tư nhằm đạt được
mức sinh lời nhất định trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho khoản vốn. Vì lượng tiền hưu
và lãi suất phải trả hàng tháng hoặc hàng năm là một con số hầu như được xác định trước
và rất định kỳ, cho nên phần lớn vốn của quỹ được xem như có thời gian rất chủ động và
rất dài. Do vậy, các quỹ thường đầu tư vào chứng khoán hoặc tài sản dài hạn để có lãi
cao. Tập hợp của quỹ hưu trí thường bao gồm các trái phiếu, chứng khoán và cho vay dài
hạn có thế chấp. Ngoài ra, các quỹ này còn đầu tư vào các tài sản tài chính có độ rủi ro
thấp như tiền gửi ngân hàng, các loại kỳ phiếu do ngân hàng phát hành...
Mối quan tâm chủ chốt của công tác quản trị quỹ hưu trí bao gồm các vấn đề quản
trị tài sản: những nhà quản trị quỹ hưu trí cố gắng giữ các tài sản với suất sinh lời cao và
rủi ro thấp thông qua sự đa dạng hóa danh mục đầu tư. Họ cũng áp dụng các kỹ thuật
quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất khác nhằm hạn chế tối đa mức độ rủi ro. Chiến
lược hoạt động của các quỹ hưu trí phụ thuộc vào tình hình kinh tế chung và mức chi tiêu
lâu dài của chủ sở hữu và quản trị quỹ. Có quỹ hưu trí chủ yếu giữ các trái phiếu chính
phủ dài hạn để đảm bảo tính an toàn. Có quỹ thì giữ tỉ lệ lớn các chứng khoán cổ phiếu
công ty để có mức lãi suất cao hơn…
Chẳng hạn, tại Mỹ sau Chiến tranh Thế giới thứ II, thị trường chứng khoán Mỹ
không ổn định, vì thế nên tài sản của các quỹ hưu trí ở Mỹ là các trái phiếu chính phủ dài
hạn, trong khi đó số cổ phiếu công ty chỉ chiếm chưa tới 1% tổng số tài sản. Nhưng trong
những năm 1950, 1960, thị trường chứng khoán bắt đầu ổn định và sôi động với tỷ suất
sinh lời cao. Trước tình hình kinh tế chung, các quỹ hưu trí cần có lợi nhuận cao hơn vì
thế nên các quỹ bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu. Hiện nay tài sản cổ phiếu chiếm khoảng 2/3
trong danh mục tài sản của các quỹ hưu trí. Các quỹ hưu trí là những người tham gia chủ
chốt trên thị trường tài chính các nước trên thế giới. Nếu như đầu những năm 1960, các
quỹ hưu trí chỉ nắm giữ khoảng 10% số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thì hiện nay
đã lên đến gần 25%, nhiều hơn so với các tổ chức phi ngân hàng khác. Quỹ hưu trí là một
trong các nhà đầu tư tổ chức lớn tại các nước phát triển.
Ngoài ra, các chương trình lương hưu còn quy định thời gian tối thiểu phải tham
gia đóng góp hoặc số năm tối thiểu phải làm việc tại một công ty để được nhận lương hưu
từ quỹ trợ cấp hưu trí của công ty đó. Thông thường, các công ty yêu cầu nhân viên phải
làm việc 5 năm trước khi được công nhận có quyền lợi đối với các lợi ích của quỹ hưu trí,
nếu nhân viên rời khỏi công ty trước thời hạn 5 năm, bất kể bỏ việc hay bị buộc thôi việc
thì sẽ mất đi mọi quyền lợi từ quỹ hưu trí. Nguyên tắc để thiết lập mức độ trợ cấp là các
mức trợ cấp luôn luôn thấp hơn mức tiền lương khi làm việc. Điều này được lý giải bởi
các cơ sở là người không làm việc thì không thể được hưởng trợ cấp lương hưu bằng thu
nhập khi đang làm việc, bởi vì khi làm việc thì người lao động phải tiêu hao công sức và
4
nhiều khoản chi khí đảm bảo cho công việc. Ngược lại nếu trợ cấp hưu trí bằng thu nhập
khi làm việc thì không kích thích được người lao động làm việc. Thông thường mức trợ
cấp hưu trí ở các nước là từ 40% đến 60% mức thu nhập khi làm việc.
Tương quan cổ phiếu trong tổng tài sản của các trung gian tài chính, 1960 –
2002 (%)
C ác công ty bảo hiểm
Bả o hiểm nhân thọ
Bh tài sản và tai nạn
Các quỹ hưu trí
Tư nhân
Chính phủ
C ác công ty tài chính
Các quỹ hỗ tương
Cổ phiếu và trái phiếu
Thị trường tiền tệ
Ngân hàng
Ngân hàng thương mại
Các hiệp hội tiết kiệm&cho vay
Các quỹ tín dụng
Tổng
3. Các loại quỹ hưu trí
Dựa vào phương pháp chi trả, ta có thể chia quỹ hưu trí làm 2 loại:
Nếu lợi nhuận được xác định bởi những đóng góp vào kế hoạch và các
khoản thu nhập của kế hoạch hưu trí – ta gọi là kế hoạch hưu trí theo đóng góp được
xác định (defined-contribution plan). Một kế hoạch hưu trí theo đóng góp được xác
định là một loại quỹ hưu trí , trong đó số tiền đóng góp hàng năm của chủ doanh nghiệp
đã được quy định. Tài khoản cá nhân được thiết lập cho những người tham gia và lợi
nhuận được dựa trên số tiền có trong các tài khoản này (thông qua đóng góp của chủ
doanh nghiệp và nhân viên) cộng với các khoản thu nhập từ đầu tư trong tài khoản. Chỉ
có số tiền đóng góp vào tài khoản là được đảm bảo, còn lợi nhuận tương lai thì biến động
trên cơ sở các khoản lợi thu được từ đầu tư. Các loại phổ biến nhất của kế hoạch theo
đóng góp được xác định là một khoản tiết kiệm và kế hoạch tiết kiệm.
Ví dụ về các kế hoạch đóng góp được xác định ở Mỹ bao gồm Tài khoản hưu trí
cá nhân (IRAs) và Quỹ hưu trí 401(k) . Nguyên tắc chung của các hình thức quỹ hưu trí
này là cung cấp một tài khoản cá nhân cho mỗi người tham gia, người lao động đóng góp
một phần được xác định trước từ thu nhập của mình (thường là trước thuế) vào tài khoản
cá nhân và lợi nhuận chỉ dựa vào số tiền đóng góp của tài khoản, nếu các khoản đầu tư
của quỹ hoạt động tốt thì các thành viên của quỹ sẽ giàu lên; nếu không, họ sẽ nghèo đi.
Số tiền đã gửi vào các quỹ này không thể rút ra trước khi đạt đến một độ tuổi nhất định,
thường là năm người lao động đạt 59,5 tuổi (với một số ít trường hợp ngoại lệ), nếu rút ra
sớm hơn sẽ phải chịu phạt theo quy định.
Nếu các khoản chi trả thu nhập tương lai được định trước – ta gọi là kế
hoạch hưu trí với lợi nhuận xác định (defined-benefit plan). Hình thức quỹ hưu trí này
thường được gọi là loại quỹ truyền thống, là chương trình lương hưu trong đó số tiền
người tham gia được hưởng khi về hưu được xác định không căn cứ vào mức độ đóng
góp mà vào các yếu tố khác như thời gian làm việc, mức lương,... của người đó. Trong
trường hợp quỹ hưu trí với lợi nhuận xác định, các khoản đóng góp sẽ liên quan đến việc
kế hoạch hưu trí được tài trợ và cấp vốn như thế nào. Một kế hoạch hưu trí tài trợ hoàn
toàn (fully funded) nếu các khoản đóng góp và thu nhập của người tham gia vào quỹ qua
các năm là đủ chi trả cho họ khi đến hạn về hưu. Nếu các khoản đóng góp và thu nhập
không đủ để trả cho số tiền mà người lao động sẽ nhận được sau khi về hưu thì kế hoạch
hưu trí này là dưới mức tài trợ (underfunded). Theo đó, doanh nghiệp xác định một
mức đóng góp hàng tháng và hứa hẹn sẽ trả một khoản tiền nhất định nào đó khi người
lao động về hưu. Lợi ích thành viên được xác định bằng các mức lương cuối cùng. Mức
lương này được gọi là “lợi nhuận được xác định” hay “lương cuối cùng”. Người lao động
sẽ nhận được số tiền lương cuối cùng này lúc nghỉ hưu, thường là nhận dưới hình thức
một lần, số tiền này không phụ thuộc vào lợi nhuận từ việc đầu tư. Người bảo đảm (nhà
nước, người thuê lao động, công ty bảo hiểm) phải chịu rủi ro tài chính đối với các khoản
tiền phải trả cho người hưởng, chẳng hạn nếu thị trường chứng khoán sụp đổ thì tài sản có
quỹ sẽ giảm xuống, và doanh nghiệp sẽ được yêu cầu phải đóng góp thêm.
Ví dụ nếu bạn đóng góp và kế hoạch hưu trí của mình mỗi năm 100 USD, lãi suất
10%. Sau mười năm các khoản đóng góp và thu nhập sau khi tính toán sẽ là 1753 USD.
Nếu lợi nhuận xác định trước trên kế hoạch hưu trí chi trả cho Jane 1753 USD (hoặc ít
hơn) sau 10 năm thì kế hoạch này được tài trợ hoàn toàn vì các khoản đóng góp và thu
nhập đã chi trả trọn vẹn. Nhưng nếu lợi nhuận xác định trước là 2000 USD thì kế hoạch
hưu trí này dưới tài trợ vì các khoản đóng góp và thu nhập không đủ trang trải để chi trả
cho khoản lợi nhuận định trước.
Căn cứ vào cách tổ chức và người bảo đảm cho quỹ thì thường các quỹ hưu trí
hoạt động dưới 2 hình thức:
Các kế hoạch hưu trí cá nhân và các doanh nghiệp
Các kế hoạch hưu trí cá nhân thường được các ngân hàng, các công ty bảo hiểm
hay một người quản trị quỹ hưu trí tổ chức thực hiện. Trong các kế hoạch hưu trí do chủ
doanh nghiệp tài trợ, các khoản đóng góp thường được chia sẻ giữa chủ và nhân viên.
Hoạt động của các chương trình này luôn gặp rủi ro không đủ tiền để trả lương hưu do
khoản đóng góp không đủ để tài trợ cho việc chi trả hoặc do yếu kém trong việc đầu tư
gây thất thoát tiền quỹ… Chính vì vậy Luật các nước thường quy định việc báo cáo định
kỳ theo những tiêu chuẩn nhất định về hoạt động của các quỹ, các tiêu chuẩn báo cáo,
6
thông báo thông tin, các quy tắc vesting và mức độ dưới tài trợ của quỹ hưu trí, đặt ra các
hạn chế trong việc thực hiện đầu tư từ quỹ hưu trí, cũng như giao trách nhiệm giám sát
cho một cơ quan chức năng (Bộ Lao động và xã hội).
Chẳng hạn do các khó khăn tiềm ẩn trong việc dưới tài trợ của công ty, do quản lý
kém, do các thủ đoạn gian lận, và do những lạm dụng khác của các quỹ hưu trí cá nhân và
doanh nghiệp gây ra, Quốc hội Mỹ đã ban hành Đạo luật về bảo đảm thu nhập hưu trí của
những người làm công (the Employee Retirement Income Security Act-ERISA) năm
1974. Đạo luật này đã thiết lập tiêu chuẩn tối thiểu cho việc báo cáo và tiết lộ thông tin,
đặt ra các quy tắc về điều kiện để thuộc vào chương trình và mức độ của việc dưới tài trợ,
và đã đặt các hạn chế về các phương thức thực hành đầu tư. Ngoài ra còn thành lập các tổ
chức trực thuộc chính phủ (Pension Benefit Guarantee Corporation hay còn gọi là “Penny
Benny”) hoạt động như một công ty bảo hiểm cho các quỹ trợ cấp hưu trí. Các tổ chức
này thu phí bảo hiểm từ các chương trình trợ cấp hưu trí tư nhân đổi lại cam kết thanh
toán mức trợ cấp hưu trí tối thiểu cho một người lao động (ví dụ ở Mỹ là 30.000 USD
mỗi năm) trong trường hợp các quỹ trợ cấp nói trên phá sản hoặc không thể thực hiện chi
trả đủ tiền vì những lý do khác.
Các kế hoạch hưu trí cộng đồng do chính phủ quản lý
Theo chương trình này hầu hết những người lao động tại các tổ chức, doanh
nghiệp đều phải tham gia và sẽ được nhận trợ cấp khi hưu trí. Vốn của chương trình được
thành lập từ đóng góp định kì của người lao động theo một tỉ lệ nhất định tính trên mức
lương của họ. Chương trình này còn gọi là bảo hiểm xã hội bao gồm các khoản tài trợ:
tiền thu nhập hưu trí, tiền thanh toán y tế và trợ cấp mất sức lao động. Một vấn đề khó
khăn hiện nay của chương trình là tỉ trọng người về hưu và đối tượng giải quyết trợ cấp
lớn hơn so với số lượng tham gia và mức đóng góp vào quỹ, do đó làm cho quỹ thường
xuyên rơi vào tình trạng dưới mức tài trợ và bị thâm hụt. Điều này đòi hỏi các chính phủ
cần phải quan tâm nhiều hơn nhằm thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội như tăng đối
tượng người tham gia quỹ, tăng cường những khoản trợ cấp từ ngân sách nhà nước trong
thời gian đầu khi nguồn thu không đủ thanh toán, phát triển theo hướng tư nhân hoá hoặc
đa dạng hoá hình thức đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro hơn nhưng mức sinh lời cao hơn
như cổ phiếu và trái phiếu công ty...
4. Lợi ích và hạn chế của quỹ hưu trí
Lợi ích Hạn chế
Rủi ro thấp Thời gian
Quỹ hưu trí là một quỹ tương đối an Thời gian đáo hạn của các quỹ này là
toàn. Vì quỹ hưu trí thường đầu tư vào các tương đối dài, và người lao động không
loại chứng khoán dài hạn. Mặt khác việc được rút tiền trước một độ tuổi xác định
đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nào đó. Do đó đây là một loại hình đầu tư
nhau làm đa dạng hóa danh mục đầu tư, do có tính thanh khoản kém, nếu muốn đầu tư
đó hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro. ngắn hạn thì đây không phải là loại hình
Lãi suất cao phù hợp.
7
Quỹ hưu trí là một quỹ dài dạn. Lợi Lợi nhuận không ổn định
nhuận thu được của quỹ là từ đầu tư chứng Nói chung lợi nhuận từ quỹ hưu trí là
khoán và cho vay dài hạn nên có mức lãi tương đối cao nhưng không phải là quá lớn.
suất cao hơn. Mặt khác quỹ hưu trí là một Nếu như là loại kế hoạch hưu trí theo đóng
trong những nhà đầu tư tổ chức lớn, nắm góp được xác định thì lợi nhuận phụ thuộc
giữ nhiều cổ phiếu mạnh trên thị trường vào biến động của thị trường chứng khoán.
nên tỷ suất sinh lời là tương đối cao. Nếu như là loại quỹ hưu trí với lợi nhuận
An sinh xã hội xác định, mức lợi nhuận được xác định từ
Ngoài mục đích thu lợi nhuận như ban đầu nhưng người lao động có thể chịu
những trung gian tài chính khác, quỹ hưu trí rủi ro từ việc lạm phát hoặc tổ chức quỹ
còn có lợi ích về mặt xã hội khi đảm bảo sẽ dưới mức tài trợ không có khả năng chi
giúp cho người lao động sẽ có một cuộc trả…
sống sung túc hơn khi về già, đảm bảo an Lá chắn thuế
sinh xã hội cho người già. Do các chính sách miễn giảm thuế
trên các kế hoạch hưu trí nên các doanh
nghiệp và cá nhân có thể thông qua các quỹ
hưu trí để tạo ra lá chắn thuế cho mình.
Ngoài ra còn có các hạn chế trong công tác
quản lý, đầu tư,... như đã đề cập ở trên.
5. Quỹ hưu trí tại Việt Nam
Hiện tại ở Việt Nam chưa có quỹ hưu trí, nhưng có một quỹ rất lớn đó là bảo hiểm
xã hội Việt Nam. Ở nước ta hiên nay nội dung thực hiện bảo hiểm xã hội được quy định
gồm 5 chế độ sau:
(1) Chế độ ốm đau.
(2) Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
(3) Chế độ trợ cấp thai sản.
(4) Chế độ hưu trí.
(5) Chế độ tử tuất
Việc thực hiện bảo hiểm xã hội được tiến hành theo 2 hình thức: bảo hiểm bắt
buộc và tự nguyện áp dụng cho 2 nhóm đối tượng khác nhau: người lao động làm công ăn
lương và nhóm lao động tự do.
Hình thức đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của
ngân hàng thương mại của Nhà nước.
Cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay.
Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia.
Các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định.
Hiện nay BHXH bắt buộc có 5 chế độ khác nhau, trong đó ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là các chế độ ngắn hạn, có thể cân đối, điều chỉnh hằng
8
năm. Tuy nhiên, chế độ hưu trí là dài hạn, có mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, phạm vi điều
chỉnh khác với 3 chế độ trên nhưng tất cả lại được quy định chung trong cùng Luật
BHXH, gây khó khăn trong công tác quản lý. Do đó nên sửa đổi Luật BHXH theo hướng
tách thành các luật khác nhau và tách hưu trí ra thành một luật riêng và quy định, quản lý
chặt chẽ, đồng thời phát triển theo hướng tư nhân hoá hoặc đa dạng hoá hình thức đầu tư.
Hiện nay ở nước ta các kế hoạch hưu trí cá nhân cũng đang bước đầu phát triển với
các dịch vụ hưu trí của các công ty bảo hiểm, trong từng doanh nghiệp, đặc biệt là các
công ty lớn và các công ty nước ngoài cũng có các hình thức đóng góp quỹ hưu trí doan