Chúng tôi biện luận rằng, về mặt lý thuyết, Sự truyền dẫn tỷ giá (ERPT) vào trong
giá tiêu dùng có thể không tuyến tính là trái với ước lương tuyến tính chuẩn tìm được
trong bài nghiên cứu. ERPT có thể cao hơn trong những thời kỳ của khủng hoảng tài
chính hoặc khủng hoảng về niềm tin, khi các doanh nghiệp không có động cơ để thu hút
tăng chi phí trong trong chi phí biên. Chúng ta kiểm tra giả thiết này bằng cách áp dụng
của mô hình LSTR (mô hình tự hồi quy chuyển đổi) với dữ liệu của Mexico. Sử dụng hai
cách khác nhau đo lường độ bất ổn của kinh tế vĩ mô như các biến chuyển tiếp, chúng tôi
tìm ra rằng ERPT dường như tăng trong thời kỳ kinh tế vĩ mô khủng hoảng, làm nổi bật
sự quan trọng của sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô trong việc giảm ERPT trong
thị trường mới nổi.
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình Sự truyền dẫn tỷ giá có phụ thuộc vào sự ổn định của kinh tế vĩ mô không?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
--- ---
SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ
CÓ PHỤ THUỘC VÀO SỰ ỔN ĐỊNH CỦA
KINH TẾ VĨ MÔ KHÔNG?
GVHD: GS. TS TRẦN NGỌC THƠ
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 3
LỚP: NGÂN HÀNG ĐÊM 1
KHÓA: 22
TPHCM. Tháng 08 năm 2013
GVHD:GS.TS. Tr n Ng c Th
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
NHÓM 3
1. Đỗ Thu Hằng
2. Đặng Thị Kiều
3. Lê Thị Thùy Linh
4. Nguyễn Trần Thị Ngọc
Nhóm3 - K22 - NH Đêm 1 Page 1
GVHD:GS.TS. Tr n Ng c Th
TÓM TẮT:
Chúng tôi biện luận rằng, về mặt lý thuyết, Sự truyền dẫn tỷ giá (ERPT) vào trong
giá tiêu dùng có thể không tuyến tính là trái với ước lương tuyến tính chuẩn tìm được
trong bài nghiên cứu. ERPT có thể cao hơn trong những thời kỳ của khủng hoảng tài
chính hoặc khủng hoảng về niềm tin, khi các doanh nghiệp không có động cơ để thu hút
tăng chi phí trong trong chi phí biên. Chúng ta kiểm tra giả thiết này bằng cách áp dụng
của mô hình LSTR (mô hình tự hồi quy chuyển đổi) với dữ liệu của Mexico. Sử dụng hai
cách khác nhau đo lường độ bất ổn của kinh tế vĩ mô như các biến chuyển tiếp, chúng tôi
tìm ra rằng ERPT dường như tăng trong thời kỳ kinh tế vĩ mô khủng hoảng, làm nổi bật
sự quan trọng của sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô trong việc giảm ERPT trong
thị trường mới nổi.
1.GIỚI THIỆU:
1.1. Lý thuyết hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá:
1.1.1. Khái niệm:
Hiệu ứng truyền dẫn tỉ giá (Exchange rate pass - through, ERPT) thường được
hiểu là mức % thay đổi giá trong nước tính bằng đồng tiền của nước nhập khẩu khi tỉ giá
tiền tệ giữa các đối tác thương mại thay đổi 1%
Theo Goldberg và Knetter (1997), ERPT được xác định như là “Phần trăm thay
đổi giá nhập khẩu tính bằng đồng nội tệ khi tỷ giá giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu
thay đổi 1%”
Hay hiệu ứng truyền dẫn tỉ giá chính là độ co dãn của giá trong nước so với tỉ giá.
Có 2 khía cạnh: Mối tương quan giữa giá hàng nhập khẩu và tỉ giá và tác động của tỉ giá
đến mức giá chung (ví dụ: thông qua chỉ số giá tiêu dùng CPI)
1.1.2. Nguyên nhân của ERPT:
Ngay từ năm 1953, khi bảo vệ cơ chế tỉ giá thả nổi, Milton Friedman đã dựa trên
lập luận rằng, cơ chế tỉ giá thả nổi có thể làm thay đổi nhanh chóng giá tương đối giữa
các quốc gia: “Tăng tỉ giá, làm giá hàng hóa nước ngoài trở nên rẻ hơn khi tính bằng nội
tệ, ngay cả khi giá của chúng tính bằng ngoại tệ không thay đổi, và hàng hóa trong nước
trở nên đắt hơn khi tính bằng ngoại tệ, ngay cả khi giá của chúng không thay đổi nếu tính
bằng nội tệ. Điều này làm tăng nhập khẩu và giảm xuất khẩu”
Nhóm3 - K22 - NH Đêm 1 Page 2
GVHD:GS.TS. Tr n Ng c Th
Tại sao tỉ giá có thể tác động đến giá trong nước của một quốc gia?
Có tối thiểu ba kênh mà thông qua đó, giá tiêu dùng thích ứng với những thay đổi
của tỉ giá danh nghĩa: trực tiếp, gián tiếp và đầu tư trực tiếp nước ngoài
Kênh truyền dẫn trực tiếp: thay đổi trực tiếp giá cả các hàng hóa nhập khẩu
trung gian và nhập khẩu tiêu dùng cuối cùng do thay đổi tỉ giá.
Kênh truyền dẫn gián tiếp: dựa trên giả thuyết về sự thay thế lẫn nhau của hàng
hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Bao gồm sự thay thế giữa hàng hóa sản
xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu tiêu dùng cuối cùng trên thị trường nội địa (sự
thay thế bên trong) và trên thị trường nước ngoài (sự thay thế bên ngoài).
Hiệu ứng FDI: Sự giảm giá mạnh của đồng nội tệ làm giảm mạnh cầu đối với
nhiều loại hàng hóa nhập khẩu và giảm mạnh tiền lương danh nghĩa tính bằng ngoại tệ.
Trước đó, các tập đoàn xuyên quốc gia đã cung cấp nhiều hàng hóa vào thị trường nội
địa, trong thời gian khủng hoảng phải đối mặt với tình thế lưỡng nan: hoặc đánh mất thị
phần thị trường xuất khẩu của mình hay bắt đầu xây dựng cơ sở sản xuất tại nước nội địa
nhằm tận dụng các lợi thế so sánh về tiền lương và công nghệ. Nhiều tập đoàn đã mở chi
nhánh và dịch chuyển các cơ sở sản xuất vào nước nội địa (FDI flows). Tăng trưởng sản
xuất làm tăng cầu lao động và tăng tiền lương. Đến lượt mình, điều này đã đẩy giá tăng
lên.
Nhóm3 - K22 - NH Đêm 1 Page 3
GVHD:GS.TS. Tr n Ng c Th
Những nguyên nhân làm cho hiệu ứng ERPT không hoàn toàn và những khác
biệt về ERPT
Học thuyết ngang giá sức mua (Quy luật một giá) - cơ sở luận của ERPT, cho rằng
sự truyền dẫn của tỉ giá sang giá trong nước phải là toàn phần (độ co giãn phải bằng
100%) và hoàn toàn không có một cơ hội nào cho kinh doanh chênh lệch giá trong dài
hạn. Vì vậy, nghiên cứu ERPT đồng nghĩa với nghiên cứu PPP. Nhưng nghiên cứu thực
nghiệm đã chứng tỏ rằng PPP không tồn tại trong ngắn hạn. Có rất nhiều lí do khiến
ngang giá sức mua không được duy trì liên tục do bên cạnh chênh lệch về lạm phát thì tỷ
giá hối đoái còn chịu rất nhiều ảnh hưởng của các nhân tố khác dẫn đến mô hình lí thuyết
PPP trong thế giới thực rất khó xảy ra với những giả định hoàn hảo như không có chi phí
vận chuyển, thuế quan và hạn ngạch, cạnh tranh hoàn hảo….
Nhóm3 - K22 - NH Đêm 1 Page 4
GVHD:GS.TS. Tr n Ng c Th
Những nguyên nhân làm cho hiệu ứng ERPT không hoàn toàn do:
Hiệu ứng dịch chuyển chi tiêu: Một sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái danh nghĩa
có thể không dẫn đến thay thế nhiều giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hoá
sản xuất quốc tế, bởi vì giá cả tương đối của những mặt hàng không thay đổi nhiều
cho người sử dụng cuối cùng hoặc do không có hàng thay thế cho hàng nhập khẩu.
Tỷ trọng nhập lượng phi mậu dịch trong hàng hóa: Có những loại hàng hóa,
dịch vụ tuy đồng nhất nhưng mức giá vẫn chênh lêch nhau trên thế giới. Nguyên nhân
dẫn đến sự chênh lệch giá là do các loại hàng hóa này có tỷ trọng yếu tố đầu vào phi
mậu dịch lớn. McCallun & Nelson (1999) cho rằng khi đó, những thay đổi của tỷ giá
sẽ không tác động lớn đến giá trị hàng hóa tiêu dùng cuối cùng, bởi vì chúng chỉ tác động
đến một phần không lớn giá trị của hàng hóa.
Thị trường đồng nhất: Trong một nền kinh tế lớn, hiệu ứng lạm phát do sự giảm
tỷ giá nội tệ được kết hợp với sự giảm giá toàn cầu (do cầu thế giới giảm), từ đó
làm giảm ERPT. Trong một nền kinh tế nhỏ, một sự giảm tỷ giá nội tệ không ảnh
hưởng đến giá thế giới, do đó, ERPT phải là toàn phần (100%) trong mô hình này. Do
đó, ngay cả trong khuôn khổ mô hình đơn giản này (mô hình ủng hộ quy luật một
giá), ERPT không đồng nhất ở các quốc gia và sẽ cao hơn ở các nền kinh tế nhỏ so với
các nền kinh tế lớn. Điều này cho thấy rằng mặc dù thị trường có thể đồng nhất, ước
tính hiệu ứng ERPT có thể xuất hiện không đầy đủ.
Phân khúc thị trường và định giá thị trường (pricing to market-PTM): định giá thị
trường được định nghĩa là sự thay đổi % trong giá sản phẩm của nước xuất khẩu theo
đồng tiền của nước xuất khẩu do một sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái %. Như vậy, mức
độ của định giá thị trường lớn hơn, thì mức độ của hiệu ứng ERPT thấp hơn. Các công ty
có sức mạnh độc quyền bán các sản phẩm khác biệt, có động cơ để bán lại với giá khác
nhau tại các thị trường có sở thích khác nhau. Trong một thị trường nhất định, quyền định
giá của họ được xác định bởi mức giá mà họ tính phải tương đối so với các đối thủ cạnh
tranh của họ. Thay đổi trong tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến mức giá tương đối và do đó
ảnh hưởng đến sức mạnh độc quyền và do quyết định giá của doanh nghiệp: kết quả là và
hiệu ứng ERPT có thể chỉ là một phần.
Sự khác biệt về chính sách tiền tệ: Hiệu ứng ERPT cũng có thể phụ thuộc vào
chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ của một quốc gia. Chính sách tiền tệ ổn định hơn
Nhóm3 - K22 - NH Đêm 1 Page 5
GVHD:GS.TS. Tr n Ng c Th
và tỷ lệ lạm phát thấp thấp hơn sẽ dẫn đến mức độ hiệu ứng ERPT thấp hơn, vì ít có
khả năng nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ truyền dẫn các thay đổi tỷ giá hối đoái
(Taylor, 2000).
Nguyên nhân của những khác biệt về ERPT
Nhiều kiểm định thực nghiệm cho thấy rằng ERPT có sự khác biệt tùy thuộc vào
mỗi nước và thời gian, cũng như giữa giá cả ở các mắt xích của dây chuyền sản xuất
(giá nhập khẩu, giá sản xuất và giá tiêu dùng) và giá cả của các ngành trong phạm vi
một quốc gia.
Hiệu ứng truyền dẫn vào giá cả của các ngành trong phạm vi một quốc gia:
Tổng quát hơn, Goldberg và Knetter (1997) thấy rằng nhiều nghiên cứu đã kết luận
rằng hiệu ứng truyền dẫn giá nhập khẩu là nhỏ hơn trong ngành công nghiệp phân đoạn -
có nghĩa là, các ngành công nghiệp nơi các công ty có thể tham gia vào các phân
biệt giá.
Hiệu ứng truyền dẫn vào giá cả ở các mắt xích của dây chuyền sản xuất:
Hiệu ứng ERPT thường là cao nhất đối với hàng hoá nhập khẩu, giá thấp hơn cho giá
sản xuất và thấp nhất cho giá tiêu dùng.
Hiệu ứng ERPT có sự khác biệt tùy thuộc vào mỗi nước và thời gian:
Sekine (2006) phát hiện rằng hiệu ứng ERPT cao hơn cho các nước thị trường mới nổi
và đang giảm theo thời gian cho các nước đã phát triển và lẫn các nước mới nổi.
1.2. Lý do nghiên cứu:
- Mức độ thay đổi tỷ giá được được truyền vào trong giá cả là vô cùng quan
trọng cho việc hoạch định chính sách. Hiệu ứng này được biết đến là sự truyền dẫn tỷ giá,
ảnh hưởng không chỉ vào lạm phát hiện tại mà còn đến lạm phát kỳ vọng, việc thiết lập
chính sách tiền tệ, và khả năng của thay đổi tỷ giá để điều chỉnh sự mất cân bằng trong
thương mại.
- Các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra ERPT đã suy giảm trong những năm
gần đây
- Chúng tôi phân tích hâu quả trực tiếp này bằng việc kiểm tra mối quan hệ
giữa môi trường kinh tế vĩ mô và mức độ của ERPT. Đầu tiền chúng tôi trình bày một mô
hình lý thuyết đơn giản trong đó chúng tôi cho rằng khả nằng ERPT có thế là không
Nhóm3 - K22 - NH Đêm 1 Page 6
GVHD:GS.TS. Tr n Ng c Th
tuyến tính, trái ngược với ước lượng tuyến tính tìm thấy trong các các bài nghiên cứu.
Đặc biệt, ERPT có thể cáo hơn trong thời kỳ mà kinh tế vĩ mô không ổn định, như là
khủng hoảng tài chính hoặc khủng hoảng niềm tin. Chúng tôi kiểm tra giả thuyết này sử
dụng hồi quy chuyển đổi STR mô hình ERPT với dữ liệu của Mexico, cho thời kỳ từ
tháng 1 nằm 1992 đến tháng 12 năm 2005. Trường hợp của Mexico là khá quan trọng, thị
trường kinh tế mới nổi lớn nhất, và đối mặt với khủng hoảng trong những thập kỷ qua.
- Có rất ít nghiên cứu dựa trên vấn đề phi tuyến tính và bất cân xứng trong
ERPT. Do đó, bài nghiên cứu này điều tra thêm về nguồn tiềm năng khác về phi tuyến
tính của ERPT
1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Kiểm tra mối quan hệ giữa môi trường kinh tế vĩ mô và mức độ của ERPT.
- Nghiên cứu thêm về nguồn tiềm năng khác về phi tuyến tính của ERPT.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu:
- Mức độ của ERPT có thể phụ thuộc vào sự ổn định của tình hình kinh tế vĩ
mô?
- Vai trò của phi tuyến tính trong truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát tiêu
dùng đối với thị trường mới nổi?
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Thời gian từ khoảng từ tháng 1/1992 đến tháng
12/2005
- Dữ liệu nghiên cứu: thu thập dữ liệu hàng tháng ở Mêxico từ cơ sở dữ liệu
IFS của IMF
- Phương pháp nghiên cứu: Kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test),
phương pháp hồi quy tuyến tính (linear regression)
2. TỔNG HỢP NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY:
- Nghiên cứu của Taylor (2000), cho rằng tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến sự
tồn tại dai dẳng của sự thay đổi chi phí, có tương quan dương với ERPT.
Nhóm3 - K22 - NH Đêm 1 Page 7
GVHD:GS.TS. Tr n Ng c Th
- Nghiên cứu của Nogueita Jr. và Leon – Ledesma (2009) cho rằng đưa ra
các chính sách làm tăng niềm tin vào thị trường trong nền kinh tế có thể dẫn đến ERPT
thấp hơn và do đó chi phí giảm và kéo theo lạm phát giảm.
- Nghiên cứu của Gil-Pareja (2000) và Mahdavi (2002) đã tìm thấy sự ủng hộ
sự không tuyến tính của ERPT.
3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
3.1. Mô hình đơn giản không tuyến tính ERPT
Mô hình lý thuyết đơn giản giúp minh họa cho sự tồn tại mô hình phi tuyến tính
ERPT phụ thuộc vào môi trường kinh tế vĩ mô. Xây dựng dựa trên mô hình ERPT vào
trong giá nhập khẩu của Korhonen và Jutilla.
Chúng ta hãy xem xét một công ty nước ngoài xuất khẩu hàng hóa vào thị trường
công ty nội địa. Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, để đạt được lợi nhuận tối đa
thì giá của nó tại thời điểm t bằng:
(1)
Trong đó:
P là giá cả hàng hóa trong nước tính bằng đồng nội tệ
C là chi phí biên của nhà xuất khẩu được thể hiện trong tiền tệ của mình
E là tỷ giá hối đoái.
θ (theta) là phần tăng giá, mức thay đổi hay phần bù rủi ro tỷ giá
Giả định:
- Mức tăng giá tương ứng với sức ép nhu cầu về hàng hóa tại nước nhập
khẩu.
- Mức tăng giá phụ thuộc vào sự ổn định kinh tế vĩ mô của các nước nhập
khẩu, tức là khi nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng tài chính thì ERPT sẽ cao hơn.
Nhóm3 - K22 - NH Đêm 1 Page 8
GVHD:GS.TS. Tr n Ng c Th
Qua giả thuyết này có thể thấy là điều kiện kinh tế vĩ mô của quốc gia nhập khẩu
quyết định tỷ giá thay đổi truyền dẫn bao nhiêu vào trong giá. Trong giai đoạn môi
trường kinh tế vĩ mô ở quốc gia nhập khẩu xấu, công ty xuất khẩu yêu cầu có thể truyền
dẫn tỷ lệ lớn hơn những thay đổi trong chi phí để phòng ngừa khả năng vỡ nợ từ nhà
nhập khẩu. Trong thời kỳ điền kiện kinh tế vĩ mô tốt, công ty xuất khẩu có thể giảm
truyền dẫn để giữ ổn định thị trường xuất khẩu. Do đó, mức tăng giá có dạng:
(2)
Trong đó:
Y : Sức ép nhu cầu về hàng hóa trong nước nhập khẩu, và do đó có thể được xem
là tổng sản lượng
Z : mô tả phản ứng không tuyến tính trong điều kiện kinh tế vĩ mô nói chung. Mô
hình Z đặt trong điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô xấu. Nói cách khác Z là dùng để đo
lường sự bất ổn của kinh tế vĩ mô.
ω(Z) có thể được xem là tăng theo cấp số nhân. Các công ty phản ứng nhiều hơn
với sự thay đổi tỷ giá nếu niềm tin của họ về nền kinh tế là thấp. Do đó, trong cuộc khủng
hoảng ERPT sẽ tăng lên. Từ (1) và (2) khử tuyến tính log (log-linearised) chúng ta sẽ
được
(3)
Phương trình (3) cho thấy có cả hai kênh của ERPT. Kênh đầu tiên được đưa ra
bởi các chỉ số anpha α và bị chặn giữa 0 và 1. Kênh thứ hai được đưa ra bởi hàm ω(Z) và
phụ thuộc vào môi trường kinh tế vĩ mô.
Chúng ta sẽ theo Korhonen và Junitilla (2010) và tiếp tục giả định thêm rằng có 1
số ngưỡng Z* mà nó phân chia các trường hợp với các giá trị cao (thấp) của Z và các giá
trị tốt (xấu) của Z của nền kinh tế
(4)
Đối với hai trường hợp đối nghịch này, chúng tôi tìm được hai ERPT khác nhau.
Nhóm3 - K22 - NH Đêm 1 Page 9
GVHD:GS.TS. Tr n Ng c Th
Nếu nước nhập khẩu đối mặt với một môi trường kinh tế vĩ mô tốt, thì ERPT sẽ bằng α.
Nếu nước nhập khẩu đối mặt với một môi trường kinh tế xấu thì ERPT sẽ bằng α +ψ.
Chúng tôi có thể thấy ERPT là cao hơn trong trường hợp thứ hai, vì α + ψ > α.
Về mặt trực giác, với một môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định, Doanh nghiệp
không có động cơ để gia tăng lợi nhuận. Do đó, hàm ý của mô hình là điều kiện kinh tế vĩ
mô nói chung của nước nhập khẩu sẽ làm tăng ERPT một cách phi tuyến.
Viết lại (3) theo hình thức khác, ta có:
(5)
Mô hình ngưỡng (threshold model) ở trên có thế xảy ra cho 1 công ty, nhưng
không phải cho các tổng công ty, vì có khả năng một số cái không đồng nhất giữa các
doanh nghiệp trong quan điểm của họ đối với nhà nước về môi trường kinh tế vĩ
mô(Korhonen and Juntilla 2010). Theo đó, chúng tôi sẽ sẽ dùng mô hình chuyển đổi thay
vì mô hình ngưỡng trong ứng dụng thực nghiệm của chúng tôi.
Mặc dù mô hình được giới thiệu ở trên áp dụng cho giá nhập khẩu, chúng tôi
muốn sử dụng giá tiêu dùng để phân tích ERPT trong phân tích thực nghiệm, vì đây là
biến số quan trọng nhất cho việc hoạch định chính sách. Dùng thành phần cấu tạo của chỉ
số giá tiêu dùng (CPI):
(6)
Trong đó:
PCPI là giá tiêu dùng
H đại diện cho phần khu vực không giao thương (nhà).
T là khu vực giao thương
Ø là một tham số bị chặn cho thấy sự tham gia của từng ngành trong chỉ số CPI
Từ phương trình (6) chúng ta có thể suy ra phương trình lạm phát cho nền kinh tế
trong đó π là lấy sai phân log (log- difference) của các mức giá :
Nhóm3 - K22 - NH Đêm 1 Page 10
GVHD:GS.TS. Tr n Ng c Th
(7)
Theo các tài liệu về sự tồn tại và tầm quan trọng của lạm phát cho hành vi quán
tính của nó, giả định cùng độ trể cho cả hai khu vực có giao dịch và không giao dịch, ta
có:
(8)
(9)
Phương trình (8) cho thấy giá phụ thuộc vào chênh lệch sản lượng và lạm phát
trong quá khứ. Phương trình (9) cho thấy giá khu vực giao thương, về cơ bản theo
phương trình (5) nhưng nó tính đến tính trì trệ (tính ì). Thay thể (8) và (9) vào (7) ta có:
(10)
Sắp xếp lại phương trình (10), ta có:
(11)
Phương trình (11) suy ra một mô hình cơ bản để ước lượng ERPT theo giá tiêu
dùng, và có thể được mô tả như đường cong Philips không tuyến tính (nonlinear
backward-looking Phillips curve). Trong phần tiếp theo chúng tôi phát triển mô hình này
thành một một mô hình kinh tế đặc biệt hơn
3.2. Phương pháp thực nghiệm :
Theo Clifton, Leon và Wong (2001), mô hình tự hồi quy chuyển đổi (STR) là một
trong những mô hình phi tuyến cho phép tạo ra một quá trình chuyển đổi giữa hai tiến
trình khác nhau theo thời gian. Mô hình STR có dạng tổng quát sau:
(12)
Trong đó:
Nhóm3 - K22 - NH Đêm 1 Page 11
GVHD:GS.TS. Tr n Ng c Th
St-i là biến chuyển tiếp
G là hàm của biến chuyển tiếp
γ là đo tốc độ chuyển đổi giữa 2 tiến trình
c là ngưỡng chuyển tiếp
Theo van Dijk, Terasvirta và Franses (2002), quá trình chuyển tiếp của hàm G bị
giới hạn giữa 0 và 1. Khi γ quá lớn, chức năng chuyển tiếp như thay đổi tức khắc. Trong
bài này chúng tôi sử dụng mô hình STR logistic (LSTR) với công thức:
-1
G(St-i, γ,c)=[(1+exp{- γ(St-i-c)}) ] (13)
Theo Christopoulos và León-Ledesma (2007), mô hình LSTR có các hệ số phi
tuyến có giá trị khác nhau tùy thuộc vào quá trình chuyển đổi cao hay thấp:
Nếu (st-c)-> -∞ thì hệ số là β1
Nếu (st-c)-> +∞ thì hệ số là β1+β2
Nếu st=c thì hệ số là (β1+β2)/2
Chúng tôi thực hiện theo các phương pháp tiếp cận mô hình của Lundbergh et al.
(2000), van Dijk, Terasvirta và Franses (2002) và Terasvirta (2004). Theo các bước:
Thứ nhất, kiểm tra giả thuyết không tồn tại tính phi tuyến tính của mô hình
tuyến tính cơ bản. Nếu bác bỏ giả thuyết này thì chấp nhận mô hình tuyến tính. Ngoài ra,
ước lượng mô hình bị bác bỏ nhiều nhất.
Sau đó, đánh giá mô hình ước lượng cho biến bị bỏ sót (vẫn thuộc phi
tuyến tính)
Nếu mô hình này thất bại trong những kiểm tra này, một mô hình mở rộng được
phân tích. Chúng tôi áp dụng kiểm tra LM3 với giả thiết không tồn tại tính tuyến tính là
đối nghịch với LSTR không tuyến tính.
Sau khi kiểm tra sự tuyến tính, chúng tôi sử dụng bình phương bé nhất phi tuyến
tính để ước lượng các tham số của mô hình.
Mô hình theo dạng sau:
Nhóm3 - K22 - NH Đêm 1 Page 12
GVHD:GS.TS. Tr n Ng c Th
n n n n n
imp
πt=β0+ β1,i πt-I +β2,iΔp + β3,i Δyt-i + β4,i Δet-i +(β * + β* ,i Δet-i).
i1 io ti io io 0 io 4
G(st;γc)+εt (14)
Trong đó:
π : tỷ lệ lạm phát
Δimp: sự thay đổi giá nhập khẩu (ngoại tệ) và có thể coi là lạm phát nhập khẩu
Δy: tăng trưởng sản lượng thực tế
Δe: sự thay đổi tỷ giá hối đoái
ε: sai số
Các biến chuyển tiếp được sử dụng để đo lường sự ổn định của kinh tế vĩ mô là
chênh lệch lãi suất thực (rids) real interest rate differentials và EMBI + spreads.
Việc sử dụng chênh lệch lãi suất thực là một biện pháp ổn định kinh tế vĩ
mô, và đặc biệt nó như là một chỉ số hàng đầu về niềm tin trong cuộc khủng hoảng (theo
Kaminsky, Lizondo và Reinhart (1998), và một số người khác)
Liên quan đến EMBI + spreads, họ đã thống kê các giao dịch dollar gọi là
các khoản nợ nước ngoài trong các thị trường mới nổi. Khi các khoản nợ được tính bằng
dollar thì phát sinh các rủi ro về tỉ giá, gọi là “rủi ro quốc gia” , là một trong những
phương pháp đo lường sự bất ổn kinh tế vĩ mô.
Theo dữ liệu thu thập hàng tháng ở Mêxico từ cơ số dữ liệu của IMF, thời gian
thu thập từ thá