Các mô hình tăng trưởng tân cổ điển cho rằng một nền kinh tế đạt đến sự ổn định về
các mặt: công nghệ, tỷ lệ ngoại sinh tiết kiệm, tăng trưởng dân số và tiến bộ kỹ thuật kích thích
mức độ tăng trưởng cao hơn (Solow, 1956). Trái với lập luận tân cổ điển, mô hình tăng trưởng
nội sinh cho rằng, chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tích lũy kiến thức,
nghiên cứu và phát triển, đầu tư công, phát triển nguồn nhân lực, pháp luật và trật tự có thể tạo ra
sự tăng trưởng cả trong ngắn hạn và dài hạn. Hơn nữa, họ cho rằng tiến bộ kỹ thuật như là biến
nội sinh cho sự tăng trưởng (Barro, 1995). Nghiên cứu này phân tích những tác động của thâm
hụt ngân sách lên sự tăng trưởng kinh tế bền vững và cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới về
tác động của thâm hụt ngân sách lên tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế bền vững dựa trên giả định
của mô hình tăng trưởng nội sinh. Nhóm tác giả ước tính bằng cách sử dụng dạng rút gọn của
phương pháp GMM cho các dữ bảng giai đoạn 1990-2009 tại ba quốc gia mới nổi bao gồm:
Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi.
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2915 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Thâm hụt ngân sách, tiết kiệm quốc gia và tăng trưởng kinh tế bền vững ở các nền kinh tế mới nổi: hướng tiếp cận dựa trên dữ liệu bảng GMM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài
THÂM HỤT NGÂN SÁCH, TIẾT KIỆM QUỐC GIA VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
BỀN VỮNG Ở CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI: HƯỚNG TIẾP CẬN DỰA TRÊN DỮ
LIỆU BẢNG GMM
Antonino Buscemi
Đại học Rome Tor-Vergata, khoa Kinh tế - Luật,
Rome, Italy. Email: antonino.buscemi@uniroma2.it
Alem Hagos Yallwe
Đại học Rome Tor-Vergata, khoa Kinh tế - Luật
Rome, Italy. Email: alemhagos20032002@yahoo.com
1
MỤC LỤC
Tóm tắt: .............................................................................................................................. 2
1. Giới thiệu. ....................................................................................................................... 2
2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây: ........................................................................... 3
2.1. Chính sách tài khóa, tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế. .................................................... 3
2.2. Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách. .............................................................................. 4
2.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. ...................................... .................... 6
3. Mô hình lý thuyết về thâm hụt ngân sách, tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế. ............... 7
4. Mô tả dữ liệu. ...................................................................................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................. ............. 10
6. Kết quả thực nghiệm: ....................................................................................... ............... 10
6.1. Mô tả và phân tích sự tương quan. .............................................................. ................... 10
6.2. Phân tích hồi quy: ........................................................................................ ................... 12
6.2.1. Các tính chất của dữ liệu. ...................................................................... ...................... 12
6.2.1.1. Kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu bảng. ......................................... .......................... 12
6.2.1.2. Kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng. ............................................ .......................... 14
6.2.2. Kết quả hồi qui. .................................................................................... ....................... 15
6.3. Thảo luận. .................................................................................................. ..................... 16
7. Kết luận và các chính sách gợi ý: .................................................................... ............... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
2
TÓM TẮT: Các mô hình tăng trưởng tân cổ điển cho rằng một nền kinh tế đạt đến sự ổn định về
các mặt: công nghệ, tỷ lệ ngoại sinh tiết kiệm, tăng trưởng dân số và tiến bộ kỹ thuật kích thích
mức độ tăng trưởng cao hơn (Solow, 1956). Trái với lập luận tân cổ điển, mô hình tăng trưởng
nội sinh cho rằng, chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tích lũy kiến thức,
nghiên cứu và phát triển, đầu tư công, phát triển nguồn nhân lực, pháp luật và trật tự có thể tạo ra
sự tăng trưởng cả trong ngắn hạn và dài hạn. Hơn nữa, họ cho rằng tiến bộ kỹ thuật như là biến
nội sinh cho sự tăng trưởng (Barro, 1995). Nghiên cứu này phân tích những tác động của thâm
hụt ngân sách lên sự tăng trưởng kinh tế bền vững và cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới về
tác động của thâm hụt ngân sách lên tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế bền vững dựa trên giả định
của mô hình tăng trưởng nội sinh. Nhóm tác giả ước tính bằng cách sử dụng dạng rút gọn của
phương pháp GMM cho các dữ bảng giai đoạn 1990-2009 tại ba quốc gia mới nổi bao gồm:
Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi.
1. Giới thiệu
Phúc lợi của các thế hệ kế tiếp được xác định bởi sự tăng trưởng kinh tế bền vững và chính
sách kinh tế vĩ mô hợp lý. Sự tăng trưởng kinh tế bền vững là yếu tố duy nhất và quan trọng nhất
để thay đổi chất lượng sống của người dân. Chính phủ các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển xem tăng trưởng kinh tế như mục tiêu cơ bản và nỗ lực nhằm thay đổi cuộc sống của người
dân. Một số quốc gia đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao được xem như mô hình mẫu cho
các quốc gia đang phát triển khác đang tìm cách theo họ, gia tăng sự thịnh vượng và sự thân
thiên giữa các quốc gia.
Cách chính phủ tài trợ chi phí của nó cũng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Nếu nền
kinh tế tài trợ mạnh mẽ về thuế sẽ hạn chế việc khuyến khích đầu tư sản xuất và do đó có thể cản
trở sự phát triển. Thâm hụt tài chính thông qua vay nợ cũng ảnh hưởng đến quy mô của các
doanh nghiệp tư nhân và lãi suất trong nền kinh tế.
Mặc dù các nhà kinh tế đưa ra kết luận khác nhau về ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách,
nhiều kết quả thực nghiệm và thế giới thực không ngừng đưa ra bằng chứng về các hậu quả tiêu
cực của hiện tượng này.
Nghiên cứu thực hiện bởi Fischer (1993), Easterly và Rebelo (1993), Easterly và cộng sự.,
(1994), Bleaney và cộng sự (2001) chỉ ra các tác dụng phụ của thâm hụt ngân sách đến tăng
trưởng kinh tế.
3
Mục tiêu của nghiên cứu này là để cung cấp kết quả thực nghiệm mới đối với các tác động
của thâm hụt ngân sách lên tăng trưởng kinh tế bền vững ở ba nền kinh tế mới nổi gồm có Trung
Quốc, Ấn Độ và Nam Phi. Nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM để ước tính dạng rút gọn của
mô hình sử dụng dữ liệu bảng biến đổi giai đoạn 1990-2009. Nghiên cứu có bảy phần bao gồm
phần giới thiệu. Phần thứ hai thảo luận về các mối tương quan của các biến số tài khóa tăng
trưởng kinh tế và các dạng khác nhau của mô hình tăng trưởng. Hơn nữa phần thứ hai cũng phân
tích các mô hình mẫu khác nhau về tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế.
Phần thứ ba bao gồm các cuộc thảo luận về mô hình lý thuyết liên kết với các phương pháp
nghiên cứu. Các dữ liệu được sử dụng phục vụ nghiên cứu được mô tả trong phần thứ tư. Phương
pháp nghiên cứu giải thích trong phần năm. Các kết quả thực nghiệm và kết luận của nghiên cứu
được trình bày lần lượt trong phần sáu và phần bảy.
2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
2.1 Chính sách tài chính, tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế
Nhìn chung mô hình tăng trưởng có thể được phân thành hai hình thức chính: tân cổ điển
(Solow, 1956; Swan, 1956) và nội sinh (Romer, 1986; Lucas, 1988). Nhưng hai mô hình khác
nhau này lại cùng tranh luận về ảnh hưởng của chính sách tài khóa lên mức độ GDP, cũng như
tác động không giống nhau của chính sách tài khóa đối với tăng trưởng kinh tế.
Theo lý thuyết của mô hình tăng trưởng nội sinh, chính phủ đóng một vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy tích lũy kiến thức, nghiên cứu và phát triển, đầu tư công hiệu quả, phát triển
nguồn nhân lực, pháp luật và trật tự có thể tạo ra sự tăng trưởng cả trong ngắn hạn và dài hạn. Về
cơ bản, lý thuyết của mô hình tăng trưởng nội sinh có hai hướng tiếp cận khác nhau. Hướng tiếp
cận thứ nhất, mô hình tăng trưởng nội sinh trong đó chính phủ có thể tác động đến tăng trưởng
kinh tế bằng cách thúc đẩy hoạt động tư nhân với các hiệu ứng tích cực từ bên ngoài1. Trong các
mô hình tăng trưởng nội sinh, cách chi tiêu chính phủ xác định tỷ lệ tăng trưởng dài hạn theo lập
luận của Barro (1990). Mô hình tăng trưởng nội sinh của Barro (1990) đã nghiên cứu rằng sự gia
tăng trong chi tiêu chính phủ được tài trợ bởi chính sách thuế không bóp méo sẽ làm tăng tốc độ
tăng trưởng trong khi hiệu quả là không rõ ràng nếu chính sách thuế bóp méo được sử dụng.
Ngoài ra, sự gia tăng trong chi tiêu không hiệu quả của chính phủ được tài trợ bởi các loại thuế
1 Xem chi tiết Marshall Alfred
4
không bóp méo sẽ có tác động trung lập đối với tăng trưởng nhưng nếu sử dụng thuế bị bóp méo
sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng.
Cách tiếp cận thứ hai giả định rằng chính phủ cung cấp vật chất phục vụ sản xuất làm tăng
sản phẩm biên của vốn tư nhân và do đó ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế( ví dụ như
xem xét chức năng sản xuất tổng hợp cho thấy lợi nhuận cố định trong việc kết hợp nguồn vốn tư
nhân và nguồn vốn công cùng nhau và làm cho chi tiêu chính phủ nội sinh, sau đó ngay lập tức
mang lại một tỷ lệ tăng trưởng nội sinh)2 .
Không giống như các mô hình tăng trưởng nội sinh, trong mô hình tăng trưởng tân cổ điển
tiêu chuẩn, tăng trưởng sản lượng trong dài hạn xác định bằng cách tăng cung ứng lao động, tích
lũy vật chất và nguồn lực con người, thay đổi công nghệ.
Hơn nữa, nếu tiết kiệm và đầu tư tăng lên là kết quả của các chính sách tài khóa hiệu quả, tỷ
lệ cân bằng giữa vốn-sản lượng sẽ thay đổi và sau đó tốc độ tăng trưởng sẽ giúp nền kinh tế đạt
được mức sản lượng bình quân đầu người cao hơn, nhưng trong dài hạn sẽ trở về mức ban đầu.
2.2 Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách
Tác động của chính sách tài khóa đối với tăng trưởng kinh tế là một chủ đề gây tranh cãi và
có từ lâu trong lý thuyết kinh tế, nghiên cứu thực nghiệm, và hoạch định chính sách kinh tế.
Chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách của họ bằng cách phát hành trái phiếu hoặc tăng thuế
suất hoặc cơ sở thuế hoặc thông qua in tiền. Một số tác nhân kinh tế có thể thấy rằng mức thâm
hụt cao hơn ở hiện tại ngụ ý việc đánh thuế cao hơn trong tương lai, và họ có thể tăng tiết kiệm
để có phương tiện trả những khoản thuế cao hơn. Tuy nhiên, một số tác nhân kinh tế có thể bị ảo
giác tài chính hoặc đơn giản là không quan tâm đến các loại thuế cao hơn trong tương lai.
Bernhein (1989) cung cấp một bản tóm tắt ngắn gọn về những tác động của thâm hụt ngân sách
được thực hiện bởi ba mô hình là tân cổ điển, Keynes và tương đương Ricardo. Theo các mô
hình tân cổ điển, các cá nhân có kế hoạch chi tiêu trong toàn bộ cuộc đời của họ. Bằng cách
chuyển các khoản thuế cho các thế hệ tương lai, thâm hụt ngân sách tăng do chi tiêu hiện tại.
Hơn nữa bằng cách giả định nguồn lực lao động là đầy đủ, việc tiêu thụ tăng lên hàm ý một sự
giảm sút trong tiết kiệm và lãi suất phải tăng lên để cân bằng trong thị trường vốn. Lãi suất cao
hơn, dẫn đến một sự suy giảm trong đầu tư tư nhân.
5
Trong khi đó những người theo trường phái Keynes cung cấp một lập luận thiên về hiệu ứng
đám đông bằng cách quan tâm đến các ảnh hưởng mở rộng của thâm hụt ngân sách. Keynes tin
rằng thâm hụt ngân sách dẫn đến sự gia tăng sản xuất trong nước, làm cho đầu tư tư nhân lạc
quan hơn trong tương lai của nền kinh tế dẫn đến họ đầu tư nhiều hơn (tức là hiệu ứng đám
đông).
Lập luận truyền thống của Keynes có thể khác so với quan niệm tân cổ điển tiêu chuẩn bởi
hai lý do chính. Thứ nhất, lực lượng lao động có thể bị thất nghiệp. Thứ hai, nó giả định sự tồn
tại của một số lượng lớn các cá nhân thanh khoản bị hạn chế. Giả định thứ hai đảm bảo rằng sự
tiêu thụ tổng hợp rất nhạy cảm với những thay đổi trong thu nhập khả dụng. Vì vậy, những người
theo quan điểm Keynes truyền thống cho rằng thâm hụt ngân sách không lấn át đầu tư tư nhân.
Theo mô hình tân cổ điển, ngay cả khi thâm hụt ngân sách có ảnh hưởng bất lợi đến tiết kiệm
quốc gia, nó không làm giảm tốc độ tăng trưởng sản lượng trong dài hạn, bởi vì trong các mô
hình tăng trưởng kinh tế dài hạn không xét đến sự tiến bộ kỹ thuật, mà giả định nó là yếu tố
ngoại sinh. Tuy nhiên, tiết kiệm thấp hơn sẽ dẫn tới một tỷ lệ giữa vốn trên lao động thấp hơn,
phụ thuộc vào sự giảm năng suất biên của vốn sẽ dẫn đến một tỷ lệ lãi suất thực tế cao hơn. Một
tỷ lệ vốn trên lao động thấp cũng sẽ dẫn đến giảm năng suất lao động và do đó cuối cùng đến
một tỷ lệ lương thực tế thấp hơn.
Trái ngược với lập luận của mô hình tân cổ điển cho những ảnh hưởng của thâm hụt tài
chính, mô hình tăng trưởng nội sinh giả định tiến bộ kỹ thuật như biến nội sinh cho sự phát triển
(Barro và Sala-iMartin, 1995). Những mô hình này dựa trên một định nghĩa rộng hơn về vốn, các
ngoại tác tích cực kết hợp của việc tích lũy vốn( VD: tiến bộ kỹ thuật do công nghệ hàm chứa
trong vốn mới). Kết quả, trong nhiều mô hình tăng trưởng nội sinh, giả định giảm năng suất biên
của vốn được thay thế bằng giả định năng suất biên không đổi. Điều này cho phép thay đổi trong
tốc độ tăng trưởng được thúc đẩy bởi những thay đổi trong tiết kiệm quốc gia tồn tại trong dài
hạn.
2.3 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây
Tác động của chính sách tài chính đối với tăng trưởng kinh tế là một chủ đề gây tranh cãi và
có từ lâu trong lý thuyết kinh tế, nghiên cứu thực nghiệm, và hoạch định chính sách kinh tế. Lý
thuyết truyền thống cho rằng, khi các điều kiện khác không đổi, giảm tiết kiệm của chính phủ
gây ra lãi suất tăng, đầu tư giảm, và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Có một số bằng chứng thực
6
nghiệm từ dữ liệu bảng và dữ liệu chuỗi thời gian đã phân tích những tác động của thâm hụt
ngân sách đến tăng trưởng kinh tế và tiết kiệm. Tác hại của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng
kinh tế đã được kiểm chứng thực nghiệm trong một số nghiên cứu, chẳng hạn như Rubin và các
cộng sự (2004), Gale và Orszag (2002), Fischer (1993), Easterly và Rebelo (1993), Easterly và
cộng sự., (1994), Bleaney và cộng sự (2001). AndBorcherding et al., (2004). Roy và Berg (2009)
không tìm thấy kết quả rõ ràng về mối liên hệ trên.
Fischer (1993) đã kết luận nghiên cứu của ông bằng cách cho rằng, thâm hụt ngân sách lớn
và tăng trưởng là tương quan ngược chiều. Vì lạm phát và thị trường ngoại hối bị bóp méo, điều
đó xảy ra như một kết quả của thâm hụt ngân sách, sẽ ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế. Gale và
Orszag (2002) kết luận rằng, thâm hụt ngân sách vẫn còn có khả năng làm chậm tăng trưởng
kinh tế vì "dòng vốn đại diện cho một sự sụt giảm đầu tư nước ngoài ròng và do đó việc giảm
nguồn vốn thuộc sở hữu của quốc gia và giảm thu nhập quốc gia trong tương lai”.
Borcherding và cộng sự (2004) đã tìm thấy một hiệu ứng tăng trưởng âm ở các chính phủ 20
nước OECD trong giai đoạn 1970-1997. Easterly và Rebelo (1992) cũng tìm thấy một mối quan
hệ ngược chiều phù hợp giữa tăng trưởng và thâm hụt ngân sách trong nghiên cứu của họ. Hơn
nữa, Rubin và cộng sự (2004) cung cấp điều tra bổ sung về tăng trưởng âm do sự gia tăng thâm
hụt ngân sách chính phủ bằng giảm giá tài sản, giảm tài sản quốc gia, mối lo ngại lạm phát, giảm
tính linh hoạt tài chính để đối phó với những cú sốc kinh tế vĩ mô và suy giảm niềm tin của nhà
đầu tư.
Ghosh và Hendrik (2009) đã tìm thấy kết quả ngược lại bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời
gian từ 1973-2004 của nền kinh tế Mỹ. Kết quả của họ chỉ ra rằng, khi các điều kiện khác không
đổi, một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách làm chậm tăng trưởng. Tuy nhiên, thâm hụt tài
khoản vãng lai "kép", có xu hướng đi cùng thâm hụt ngân sách sẽ làm tăng trưởng kinh tế. Do
đó, mối quan hệ tổng thể giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế là không rõ ràng.
3. MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CỦA THÂM HỤT TÀI CHÍNH, TIẾT KIỆM VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ
Như chúng ta đã thảo luận ở trên trong lý thuyết tăng trưởng nội sinh, chính sách tài khóa có
tác động đáng kể cả mức độ và tốc độ tăng trưởng của sản lượng bình quân đầu người. Để liên
kết các khung lý thuyết với phương pháp luận của nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích cách
ngân sách không cân bằng cụ thể là thâm hụt ngân sách sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm quốc gia và
7
tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế như thế nào. Tác giả sử dụng các hàm phổ biến và thuận
tiện của chức năng sản xuất, Cobb Douglas như Barro (1990) và Barro và Sala-i-Martin (1992,
1995) thảo luận trong nghiên cứu của họ.
Họ cho rằng chính phủ cung cấp hàng hóa và dịch vụ (g) như một đầu vào để hiển thị tác
động tích cực của chi tiêu chính phủ và các tác dụng phụ liên quan đến thuế bóp méo
(distortionary tax). Khả năng sản xuất, trong mỗi giai đoạn vốn, có thể được đưa ra như là:
Với [0,1] và y là sản lượng bình quân đầu người, A là năng suất, k là vốn tự có trên tổng
vốn và g là hàng hóa và dịch vụ được cung cấp bởi chính phủ. Bây giờ chúng ta có thể có hai giả
định liên quan đến chức năng sản xuất trên nghiên cứu của tác giả. Đầu tiên, ngân sách nhà nước
được cân bằng là kết quả của chính sách thuế không bóp méo tại một tỷ lệ nhất định () và tổng
thuế tính gộp là (L) sau đó hạn chế ngân sách sẽ trở thành:
Trong đó số lượng các nhà sản xuất trong nền kinh tế là n trong khi C là chi tiêu chính phủ,
được giả định không hiệu quả. Mặc dù về mặt lý thuyết, thuế đánh trên sản lượng đến khuyến
khích đầu tư tư nhân, còn tổng thuế tính gộp thì không (Barro, 1990). Theo Barro (1990) và
Barro và Sala-i-Martin (1992) thể hiện được một tỷ lệ tăng trưởng dài hạn () dựa trên một chức
năng tiện ích rõ ràng và mô hình được thể hiện như:
Với λ và μ đại diện thông số mà tác giả giả định trong các chức năng tiện ích. Phương trình
(3) được chứng minh rằng tỷ lệ thuế bóp méo () làm giảm tốc độ tăng trưởng () và một công
cụ tăng chi tiêu chính phủ cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ (g). Trong phương trình (3) chi tiêu
chính phủ phi sản xuất (C) và các loại thuế không bóp méo (L) được giả định và không có vai trò
quan trọng.
Thứ hai, giả định ngân sách cân bằng ngân sách theo thứ tự bao gồm các thâm hụt ngân sách
và phân tích ảnh hưởng của thâm hụt lên tăng trưởng kinh tế. Phương trình (4) tạo ra từ phương
8
trình (2) bao gồm thâm hụt ngân sách sau khi nghiên cứu thực nghiệm của Kneller và cộng sự
(1999) và Bleaney và cộng sự., (2000) và trở thành:
Trong đó d là viết tắt của thâm hụt ngân sách. Cả Amanja và Morrisey (2005) và Matthew
(2009) đều ước lượng tăng trưởng trong nghiên cứu của họ dựa trên nghiên cứu của Kneller và
cộng sự (1999) và phương trình thể hiện như sau:
Với yt là tốc độ tăng trưởng sản lượng, X là một vector của các biến tài chính, Z vector của
các biến phi tài chính và jt sai số. Về lý thuyết, nếu giới hạn ngân sách được quy định đầy đủ và
tất cả các yếu tố được thể hiện hết, trong trường hợp đó chúng ta có một ngân sách cân bằng và
vector của biến tài chính bằng không.
Nhưng, nếu một phần tử của X bỏ qua (ví dụ xm), thì đa cộng tuyến hoàn hảo (xem Kneller
và cộng sự, 1999) sẽ không tồn tại và kết quả là chi phí sẽ không cân bằng với doanh thu. Sau
khi bỏ qua yếu tố phương trình (5) sẽ trở thành:
Cả Amanja và Morrisey (2005) và Matthew (2009) đã kiểm định giả thuyết Ho (γj-γm)=0
thay vì giả thuyết thông thường là γj=0. Theo đó, hệ số của biến tài chính giải thích là "ảnh
hưởng của sự thay đổi đơn vị trong các biến có liên quan được bù đắp bởi một đơn vị thay đổi
trong thành phần bỏ đi từ hồi quy "(xem Kneller và cộng sự, 1999: 175).
4. MÔ TẢ DỮ LIỆU
Các dữ liệu được sử dụng cho phần hồi quy bắt đầu từ 1990-2008, trong đó tác giả đã sử
dụng dữ liệu từ năm 1988 đến năm 2008. Ngoại trừ một số biến, đa số các biến ấy từ cơ sở dữ
iệu của các báo cáo tổng quan nền kinh tế thế giới (Wor d Economic Outlook). Mô tả như sau:
9
− GR: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và được sử dụng như một đại diện
của tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm tính bằng
cách chia GDP dân số giữa năm. Nguồn là Ngân hàng Thế giới.
− FD: đại diện cho thâm hụt ( và thặng dư) là chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi tiêu
của chính phủ.
− TAX: thuế doanh thu theo % GDP được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của thâm hụt tài
chính lên tăng trưởng kinh tế cũng như tiết kiệm trong nước.Nguồn từ World Bank.
− FDEV: Phát triển tài chính và tín dụng đối với khu vực tư nhân, đại diện là % GDP.
− TO: hội nhập thương mại là [(xuất khẩu + nhập khẩu) / GDP] được sử dụng như một đại
diện cho thương mại mở cửa , nguồn từ World Bank.
− D: đại diện cho tổng số nợ quốc gia, lấy từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, World Economic
Outlook.
− INV: Tổng hình thành vốn cố định (trong nước) và lấy từ Ngân hàng Thế giới.
− EXP : chi tiêu Chính phủ . Lấy từ Quỹ tiền tệ quốc tế, World Economic Outlook.