Bài thuyết trình Thành tựu đấu tranh sinh học

Theo một số tài liệu thống kê Quốc tế, hàng năm sâu bệnh gây thiệt hại đến tổng sản lượng cây trồng. Cụ thể: - ngũ cốc: 20% - khoa tây: 17% - đậu đỗ: 20% - lúa: 36% Thiệt hại ước tính khoảng 75 tỷ đô la Mỹ

ppt39 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2722 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Thành tựu đấu tranh sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÀNH TỰU ĐẤU TRANH SINH HỌC Nhóm 1: Phan Trung Hiếu Trần Lê Thiên Thư Lưu Huệ Nhàn Nội Dung Báo cáo Hậu quả của sâu bệnh hại cây trồng Thành tựu ĐTSH trên thế giới Thành tựu ĐTSH ở Việt Nam Hướng phát huy ĐTSH Theo một số tài liệu thống kê Quốc tế, hàng năm sâu bệnh gây thiệt hại đến tổng sản lượng cây trồng. Cụ thể: - ngũ cốc: 20% - khoa tây: 17% - đậu đỗ: 20% - lúa: 36% Thiệt hại ước tính khoảng 75 tỷ đô la Mỹ Theo số liệu thống kê ở Việt Nam nếu mỗi năm công tác phòng trừ dịch hại không tốt thì bị hao hụt từ 3 - 10 % số lượng nông sản dự trữ. Sâu tơ ăn rau cải Sâu tơ ăn rau cải làm giảm diện tích lá cây, lượng axit amin trong rau giảm Bệnh rầy nâu hại lúa Rầy nâu trích hút nhựa cây làm cho cây lúa không trổ bông được Bệnh vàng lùn ở lúa Ngừng sinh trưởng các bộ phận bên ngoài, giảm chiều cao của cây, lá thân bị biến dạng. Do Virut gây nên, làm cây lúa không trổ bông được. Biện pháp thủ công Biện pháp hóa học Biện pháp vật lý Biện pháp sinh học Thành tựu cơ bản của đấu tranh sinh học trên thế giới và ở Việt Nam Sử dụng ong mắt đỏ trừ sâu hại. Sử dụng Bacillus thringiensis trừ sâu hại (Bt) Các biện pháp trừ cỏ dại. ứng dụng các biện pháp sinh học trong hệ thống phòng trừ dịch hại tổng hợp dịch hại (IPM) II. Thành tựu trên thế giới - Nhập Bọ rùa châu úc R. Cardinalis vào California trừ rệp sáp bông Đây là thành tựu đầu tiên của đấu tranh sinh học theo hướng nhập nội thiên địch 1. Nhập nội thiên địch Sau khi thành công, bọ rùa đã đc nhập nội tới 29 nước khác trên thế giới, với tỉ lệ thành công rất cao Các loài thiên địch nhập nội chủ yếu thuộc bộ cánh màng, cánh cứng và hai cánh. Để thành công cao thiên địch nên thả thiên địch vào môi trường ổn định Nhập nội thiên địch đây chỉ là biện pháp bổ sung thiên địch vào QX nông nghiệp nhằm trừ sâu hại ngoại lai, đối với sâu hại bản xứ thì tiến hành nhân nuôi với số lượng lớn Sử dụng ong mắt đỏ trừ sâu hại: Ong mắt đỏ thuộc giống trichogramma. được nghiên cứu rộng rãi, dã biết hơn 100 loài. Tác dụng: trừ nhiều loại sâu hại thuộc bộ cánh vảy như: sâu đục thân ngô, mía, sâu róm thông, sâu xanh bướm trắng… Để có lượng ong mắt đỏ thả vào quần xã nông nghiệp ta tiến hành nhân nuôi ong mắt đỏ trên trứng ký chủ nuôi trong nhà: trứng ngài mạch, trứng ngài gạo, ngài bột mì… Ngày nay ở một số nước (TQ, Mỹ, Pháp) nhân nuôi trên các loại trứng nhân tạo để có một lượng Ong mắt đỏ đủ sức dập tắt dịch hại. + Ong mắt đỏ nhân tạo có kích thước to, có sức đẻ trứng cao, sức sống cao. + từ 1 trứng nhân tạo cho ra 30-60 cá thể ong trưởng thành Sử dụng ong kí sinh Encarsia formosa để trừ bọ phấn Nhiều nước đã sử dụng ong Encarisia formosa : Canada, Mỹ, Australia, Anh, Mỹ… Đây là loài kí sinh chuyên tính của họ phấn Trialeurodes vaporariorum, bemisia tabaci. trừ bọ phấn hại cà chua trong nhà kính thuộc giống Chrysopa, họ Chysopidae đây là loài BMAT đối với sâu hại như: rệp muội, rệp sáp, nhện đỏ, sâu xanh… Nhân thả bọ mắt vàng Nhân thả nhện nhỏ ăn thịt Thuộc họ phytoseiulus phòng trừ nhện nhỏ hại cây và côn trùng nhỏ (bọ trĩ) được sử dụng rộng rãi ở các nước Tây Âu ( diện tích dùng để trừ sâu hại lên đến 2900 ha) Sử dụng Bacillus thuringiensis trừ sâu hại (Bt) Được nghiên cứu sử dụng rộng rãi nhất. Sporein Chế phẩm đầu tiên sản xuất ở nước pháp (trước 1938). Chế phẩm này sử dụng trên nhiều loại cây trồng để trừ nhiều loài sâu khác nhau: sâu tơ, sâu xanh, sâu đo giả, sâu róm… Các chế phẩm sinh học được sử dụng rộng rãi 2. Thành tựu của BPSH trừ bệnh hại cây Sử dụng VSV đối kháng để trừ bệnh hại cây: - Các loài nấm thuộc giống Trichoderma có tính đối kháng với nhiều loại nấm gây bệnh cho cây có trong đất. Được nghiên cứu sử dụng rộng rãi ở Anh, Pháp, Mỹ… và Nga là nước thu được hiệu quả cao nhất. Ví dụ: chế phẩm Trichodemin (từ nấm Trichoderma lignorum) trên bông bị héo (do nấm Verticillium) làm tăng năng suất lên 3,9 tạ bông/ha Vi khuẩn Agrobacterium radiobacter dòng K84 Chúng tạo thành chất kháng sinh Bacteriocin (Agrocin84). Chất KS này độc với tất cả vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens Dung dịch K84 xử lý hạt, cây con và rễ cây con trước khi gieo trồng sẽ làm giảm bệnh do VK A. tumefaciens Sử dụng chất kháng sinh để trừ bệnh cây ở Nhật Bản sử dụng Streptomycin để chống bệnh cho cây ăn quả và cây rau Chất Blasticidin-S để trừ vi khuẩn và nấm gây bệnh cây (bệnh đạo ôn). Hiện nay chất kháng sinh Validamycin đặc hiệu trừ nhóm nấm Rhizoctonia đang được sử dụng rộng rãi 3. Thành tựu BPSH trừ cỏ dại Được nghiên cứu theo 2 hướng chính: + nhập nội các loại thức ăn TV chuyên tính (cỏ dại) để trừ cỏ dại nhập nội. + sử dụng các loại nấm kí sinh chuyên tính cao để trừ cỏ dại. Trừ xương rồng Opuntia 1925 diện tích bị nhiễm xương rồng Opuntia lên tới 24 triệu ha, hàng năm tăng thêm 400.000 ha. Nhờ loài bướm Cactoblastis cactorum (gđ sâu non) Sử dụng nấm chuyên tính diệt trừ cỏ dại Năm 1963 Trung Quốc tạo ra chế phẩm Lu-bao No1 và Lu-bao No2, được tìm ra từ dòng nấm chuyên tính Colletotrichum gloeosporioides. Mỹ nghiên cứu ra 2 chế phẩm: Devin và Collego Khó khăn - vì: thuốc diệt cỏ bằng nấm rất chuyên tính , phổ tác dụng chỉ 1 loài cỏ dại mà cây trồng NN bị nhiễm nhiều loại cỏ dại. III.Thành tựu đấu tranh sinh học ở Việt Nam 1. Nghiên cứu khu hệ thiên địch của dịch hại Điều tra thành phần thiên địch của sâu hại ở VN phát hiện 332 loài thiên địch trên đồng ruộng thuộc 13 bộ, 52 họ, 201 giống. Nhiều họ côn trùng gồm nhiều thiên địch được nghiên cứu đầy đủ: Nhện Lưới Tên khoa học: Argiope catenulata Họ: Araneidae Bộ: Araneae Nhện chân dài có thân và chân dài, thường nằm trên lá lúa. Nhện chân dài thích ở vùng ẩm, chúng ẩn ở thân cây lúa lúc giữa trưa và rình mồi ở lưới vào buổi sáng. Nhện chân dài chăng lưới loại hình tròn nhưng rất yếu. Nhện Chân dài Tên khoa học: Atypena Formosana Họ: Linyphiidae Bộ: Araneae Có màu sặc sỡ và chăn màng hình tròn dưới tán cây lúa. Con cái có các vạch vàng và xám trắng ở bụng. Con đực nhỏ hơn và có màu nâu đỏ. Ban ngày trời nóng con đực, con cái tìm chỗ trú dưới lá bên cạnh lưới. Khi trời có mây che phủ con cái chờ mồi ở giữa lá và con đực chờ gần đấy.  Bọ xít mù xanh Tên khoa học: Crytohinus lividipennis Họ: Miridae Bộ: Hemiptera - Bọ xít mù xanh là một loài thuộc nhóm ăn thực vật, thứ yếu mới là thiên địch, thích ăn trứng và sâu non của các loài rầy. Con trưởng thành màu xanh và đen, sâu non có thể xuất hiện nhiều trên ruộng có bọ rầy phá hại, cả trên ruộng nước lẫn ruộng khô.  Ong kén nhỏ ký sinh sâu đục thân Tên khoa học: Phanerotoma sp. Họ: Braconidae Bộ: Hymenoptera Sâu non sâu đục thân bị ks nhiều cách khác nhau. đẻ trứng vào bên trong cơ thể sâu non sâu đục thân ,Trứng phát tiển bên trong sâu đục thân và tùy theo loài ong, trứng sẽ nở ra ong ở giai đoạn sâu non hoặc nhộng của sâu đục thân. Sự PT của ong bên trong cơ thể sâu đục thân và sự nở ra ong trưởng thành sẽ diệt con sâu non sâu đục thân. Ong kí sinh trứng rầy - Ong lùng kiếm trứng do rầy đẻ trên cây lúa. Khi đã tìm thầy trứng rầy, ong đẻ trứng của nó vào bên trong trứng của rầy. Sự phát triển của ong đã tiêu diệt trứng rầy. Tên khoa học: Gonatocerus spp. Họ: Mymaridae Bộ: Hymenoptera Nấm hại bọ rầy, bọ xít, bọ rùa. Bào tử nấm rơi trên cơ thể côn trùng, khi độ ẩm cao kéo dài, bào tử nấm nẩy mầm và mọc trong cơ thể côn trùng. Nấm phát triển bên trong côn trùng ăn chất bổ của côn trùng Khi côn trùng chết Nấm Metarhizium thuốc trừ sâu không độc hại Sử dụng vi khuẩn BT trừ sâu - Nhóm nghiên cứu thuộc Viện BVTV đã hoàn thiện công nghệ sản xuất 7 chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học đa chức năng để phòng trừ dịch hại trên một số cây trồng nông-lâm nghiệp, có khả năng thay thế các loại thuốc hóa học độc hại - chế phẩm Bacillus thuringienis (Bt) phòng trừ các loại sâu keo, sâu tơ, sâu khoang đạt hiệu quả sau 5-7 ngày phun thuốc - chế phẩm Bt sản xuất theo phương pháp lên men phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Sản phẩm Bt trên thị trường Thuốc trừ sâu Xentari 35 WDG (Sản phẩm của Công ty Valent BioSciences – Hoa Kỳ) - Hoạt chất của thuốc là vi khuẩn Bacillus thuringiensis, subsp. aizaiwai - Thuốc an toàn đối với người sử dụng, môi trường và quần thể thiên địch, không độc với cá và ong, độc với tằm. - Thời gian cách ly: 5 ngày - Thuốc có tính chọn lọc cao, diệt trừ rất hữu hiệu hơn 60 loài sâu hại thuộc bộ cánh phấn (Lepidoptera) như sâu tơ, sâu xanh da láng, sâu ăn tạp, sâu đo, sâu loang, sâu hồng, sâu đục bông, sâu đục trái…, trên rau cải, cà chua, dưa leo, đậu, hành tỏi, thuốc lá, bông vải, nho . Thuốc trừ sâu từ nấm đối kháng an toàn sinh học Qua gần 8 năm nghiên cứu và chọn lọc, TS. Nguyễn Thị Lộc, trưởng Bộ môn phòng trừ sinh học, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long và cộng sự đã nghiên cứu và ứng dụng thành công hai chủng nấm (Nấm xanh và Nấm trắng) phòng trừ sâu hại cho cây trồng và rầy nâu hại lúa hai chế phẩm sinh học là Ometar (nấm xanh) và Biovip (nấm trắng) ứng dụng rộng rãi trừ sâu, rầy hại lúa Vi-ĐK là chế phẩm sinh học có tác dụng đối kháng với các nấm gây bệnh cho cây trồng Chế phẩm trừ sâu từ virut Hiện nay đã phát hiện hơn 250 bệnh virus ở 200 loài sâu bọ. Ở giai đoạn sâu non, sâu bọ dễ bị nhiễm virus nhất . Khi mắc bệnh , cơ thể sâu bọ bị mềm nhũn do các cơ bị tan rã . Màu sắc và độ căng của cơ thể bị biến đổi. Để sản xuất ra chế phẩm virus trừ sâu, người ta gây nhiễm virus nhân đa diện (NPV) trên sâu non (Vật chủ). Nghiền nát sâu non đã bị nhiễm virus và pha với nước theo tỉ lệ nhất định, lọc lấy nước dịch thu virus đậm đặc. Từ dịch này sản xuất ra chế phẩm thuốc trừ sâu N.P.V (Nuclear polyhedrin vius) - NPV là chế phẩm trừ sâu hoạt lực cao, gồm 2 loại V- Ha và V- S1. - Thuốc chuyên dùng để diệt trừ sâu xanh, sâu khoang, sâu xanh đốm trắng, sâu tơ trên các loại cây rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả với hiệu quả rất cao Chế phẩm tuyến trùng trừ sâu xám hại thuốc lá, đặc biệt là mía đạt hiệu quả khá cao. Tuyến trùng ký sinh cào cào: Mermis nigrescens. Tuyến trùng ký sinh muỗi: Tuyến trùng   Romanomermis culicivorax  Diệt sùng bọ rầy (họ Scarabaeidae) bằng tuyến trùng Diệt côn trùng họ Curculionidae trên cam quýt Diệt trừ dế chủi Thuốc vi khuẩn trừ chuột Tên sản phẩm: BIORAT sản xuất từ vi khuẩn: Salmonella enteridis - Loại thuốc diệt chuột vô hại đối với con người, các loại súc vật và không gây ô nhiễm môi trường. 98,7% thành phần của BIORAT là lúa, cùng với một loại vi khuẩn mà khi ăn, chuột sẽ bị "sốt thương hàn" và chết 3 ngày sau đó. Sự diệt vong đạt 100% đối với những con ăn bả và 40% đối với những con khỏe tiếp xúc với những con bệnh. Vi khuẩn Dạ dày, ruột non ngấm qua thành ruột hệ tuần hoàn máu bạch cầu lách thận gan Làm xuất huyết vi mạch (từng chấm đỏ nhỏ li ti) đến xuất huyết toàn phần ở màng (màng da và màng thành các cơ quan nội tạng) của dạ dày và ruột. Cơ chế tác động của thuốc đến chuột IV. Hướng phát huy đấu tranh sinh học Xây dựng nhiều viện nghiên cứu ,trung tâm nghiên cứu ,các nhà máy sản xuất chế phẩm sinh học. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại vào việc sản xuất chế phẩm sinh học. Tạo các điều kiện thuận lợi để làm cho các thiên địch ,chế phẩm sinh học tồn tại ,phát triển và hoạt động tốt trong môi trường sống . Phải có sự kết hợp chặt chẽ của nhà khoa học với nông dân nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc tiêu giệt sau và dịch bệnh Giá thành rẻ giúp mở rộng được việc sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học đến từng hộ nông dân. IV. Hướng phát huy đấu tranh sinh học
Luận văn liên quan