Thịtrường chứngkhoánlà nơi
diễnra cáchoạtđộngtrao đổi,
muabán, chuyển nhượng các
loại chứngkhoán,quađóthay
đổi chủ thể nắm giữ chứng
khoán
59 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5332 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
Nhóm 15- NH Đêm 2 K16
1. Phạm Thị Tú Quyên
2.Phan Thị Thanh Thùy
3.Võ Thị Thủy Tiên
4.Phạm Ngọc Nguyện Tuyền
5.Huỳnh Thị Mai Trinh
1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Thị trường chứng khoán là nơi
diễn ra các hoạt động trao đổi,
mua bán, chuyển nhượng các
loại chứng khoán, qua đó thay
đổi chủ thể nắm giữ chứng
khoán.
2
Chức năng cơ bản của thị trường
chứng khoán
Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Cung cấp môi trường đầu tư cho công
chúng
Tạo tính thanh khoản cho các chứng
khoán
Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Tạo môi trường giúp Chính phủ thực
hiện các chính sách vĩ mô
3
Các chủ thể tham gia thị trường
chứng khoán
Nhà phát hành
Nhà đầu tư
Các tổ chức kinh doanh trên thị
trường chứng khoán
Các tổ chức có liên quan đến thị
trường chứng khoán
4
Các nguyên tắc hoạt động cơ bản
của TT chứng khoán
Thị trường chứng khoán hoạt
động theo các nguyên tắc cơ
bản sau:
Nguyên tắc công khai
Nguyên tắc trung gian
Nguyên tắc đấu giá
5
Cấu trúc và phân loại cơ bản của
thị trường chứng khoán
a) Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn
vốn
Thị trường sơ cấp
Thị trường thứ cấp
b) Căn cứ vào phương thức hoạt động của
thị trường
Thị trường chứng khoán được phân
thành thị trường tập trung (Sở giao dịch
chứng khoán) và phi tập trung (thị
trường OTC).
6
Phương pháp tính chỉ số giá
chứng khoán
Hiện nay các nước trên thế giới dùng 5
phương pháp để tính chỉ số giá cổ phiếu,
đó là:
Phương pháp Passcher
Phương pháp Laspeyres
Chỉ số giá bình quân Fisher
Phương pháp số bình quân giản đơn
Phương pháp bình quân nhân giản đơn
7
Cấu trúc và phân loại cơ bản của
thị trường chứng khoán
c) Căn cứ vào hàng hoá trên thị
trường
Thị trường cổ phiếu
Thị trường trái phiếu
Thị trường các công cụ chứng
khoán phái sinh
8
Phát hành chứng khoán
Việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán
mới gọi là phát hành chứng khoán.
Phương thức phát hành chứng khoán
Có 2 phương thức phát hành chứng
khoán trên thị trường sơ cấp.
Đó là:
a) Phát hành riêng lẻ (Private Placement)
b) Phát hành chứng khoán ra công chúng
9
Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo
lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện
các thủ tục trước khi chào bán chứng
khoán, tổ chức việc phân phối chứng
khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán
trong giai đoạn đầu sau khi phát hành.
Trên thế giới, các ngân hàng đầu tư
thường là những tổ chức đứng ra làm
bảo lãnh phát hành.
10
Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Các phương thức bảo lãnh phát hành
Bảo lãnh với cam kết chắc chắn
Bảo lãnh theo phương thức dự phòng
Bảo lãnh với cố gắng cao
Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả
hoặc không
Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối
đa
11
Niêm yết chứng khoán
Là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu
chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị
trường giao dịch tập trung (Trung tâm Giao
dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng
khoán). Hay nói cách khác, để có thể được
niêm yết tại một Sở giao dịch chứng khoán
nào đó thì công ty xin niêm yết phải đáp
ứng đủ các tiêu chuẩn do Sở đó đặt ra. Mỗi
Sở giao dịch chứng khoán có những điều
kiện đặt ra khác nhau để đảm bảo cho sự
hoạt động an toàn đồng thời phù hợp với
mục đích hoạt động của Sở giao dịch đó.
12
Đăng ký chứng khoán
Để chứng khoán niêm yết hay đăng ký giao
dịch được giao dịch trên TTCK, chúng cần
phải được lưu ký tập trung tại một nơi, nơi
đó chính là TTLKCK. Các thông tin đăng
ký bao gồm:
- Đăng ký thông tin về chứng khoán chẳng hạn
như: tên chứng khoán, loại chứng khoán,
mẫu mã chứng khoán, số lượng đang lưu
hành....
- Đăng ký thông tin về người sở hữu chứng
khoán như: tên, địa chỉ, điện thoại của
người sở hữu, số lượng sở hữu...
13
Lưu ký chứng khoán
Lưu ký chứng khoán thực chất là
việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán
của khách hàng cả chứng khoán vật
chất và chứng khoán ghi sổ. Đồng
thời đối với các chứng chỉ vật chất,
TTLK còn phải thực hiện cả việc
quản lý nhập, xuất và bảo quản an
toàn chứng chỉ chứng khoán tại kho
chứng chỉ chứng khoán
14
Bù trừ chứng khoán và tiền
Nếu đăng ký và lưu ký chứng khoán là khâu
hỗ trợ trước giao dịch chứng khoán, thì bù
trừ chứng khoán và tiền là khâu hỗ trợ sau
giao dịch chứng khoán.
Hoạt động bù trừ trên TTCK về cơ bản
cũng tương tự như hoạt động bù trừ của các
NHTM, đặc biệt là liên quan đến mảng bù
trừ tiền. Kết quả bù trừ tiền luôn thể hiện
nghĩa vụ thanh toán một chiều đối với một
thành viên lưu ký: hoặc được nhận tiền, nếu
tổng số tiền phải trả nhỏ hơn tổng số tiền
được nhận; hoặc phải trả tiền nếu tổng số
tiền phải trả lớn hơn tổng số tiền được nhận.
15
Bù trừ chứng khoán và tiền
Điểm khác nhau so với bù trừ cho giao
dịch của các NHTM là bù trừ cho các
giao dịch chứng khoán không chỉ liên
quan đến mảng tiền mà còn liên quan
đến mảng chứng khoán nữa. Việc bù trừ
chứng khoán cũng mang đặc thù riêng là
phải được thực hiện theo từng loại chứng
khoán do không thể bù trừ các loại
chứng khoán khác nhau với nhau.
16
Thanh toán chứng khoán và
tiền
Thanh toán chứng khoán và tiền cũng là
dịch vụ hỗ trợ sau giao dịch chứng
khoán, là hoạt động cuối cùng để hoàn
tất các giao dịch chứng khoán, theo đó
các bên tham gia giao dịch sẽ thực hiện
nghĩa vụ của mình: bên phải trả chứng
khoán thực hiện giao chứng khoán, bên
phải trả tiền thực hiện việc chuyển tiền,
lần lượt trên cơ sở kết quả bù trừ chứng
khoán và tiền được đưa ra ở trên.
17
Những vấn đề cơ bản về giao
dịch chứng khoán
Thời gian giao dịch:
- Ngày GD trong tuần: các ngày làm
việc ( nghỉ thứ bảy, chủ nhật, lễ,
nghỉ bù)
- Phiên GD trong ngày: Sáng-chiều
- Giờ GD: theo quy định của các sở
GDCK
18
Những vấn đề cơ bản về giao
dịch chứng khoán
Các loại lệnh:
- Lệnh thị trường
- Lệnh giới hạn
- Lệnh dừng
- Lệnh dùng giới hạn
- Lệnh hủy bỏ
- Lệnh sửa đổi
- Lệnh ATO
- Lệnh mở
19
Những vấn đề cơ bản về giao
dịch chứng khoán
Nguyên tắc khớp lệnh:
- Ưu tiên về giá (giá tốt nhất)
- Ưu tiên về thời gian (lệnh đến
trước)
- Ưu tiên đối với khách hàng (ưu tiên
cá nhân trước)
- Ưu tiên về số lượng chứng khoán
giao dịch
20
THỰC TRẠNG CỦA TTCK
VIỆT NAM:
Thị trường chứng khoán (TTCK)
nước ta mới chính thức hoạt động
từ năm 2000
Kể từ khi ra đời Trung tâm giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh ngày 28-7-2000. Khi đó
mới có một vài cổ phiếu được giao
dịch với tổng số vốn 27 tỉ đồng và 6
công ty chứng khoán thành viên.
21
THỰC TRẠNG CỦA TTCK
VIỆT NAM:
Hơn 6 năm đầu, mức vốn hoá của thị
trường mới chỉ tăng lên 0,5 tỉ USD.
Năm gần đây mức vốn hóa của thị
trường chứng khoán Việt Nam đã tăng
đột biến, tháng 12-2006 đạt 13,8 tỉ USD
(chiếm 22,7% GDP) và đến cuối tháng
4- 2007, đạt 24,4 tỉ USD (chiếm 38%
GDP), tăng hơn 1400 lần so với năm
2000, và nếu tính cả trái phiếu thì đạt
mức 46% GDP.
22
THỰC TRẠNG CỦA TTCK
VIỆT NAM:
Số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng 704% so
với năm 2000. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
(FDI) đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam
tính đến nay khoảng 4 tỉ USD.
Theo dự tính, quy mô của thị trường còn tiếp
tục được mở rộng do các doanh nghiệp nhà
nước đã cổ phần hoá sẽ tiếp tục niêm yết vào
năm 2007-2008 trong đó có Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương
Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển,
Ngân hàng NNo và PTNT Việt Nam với số vốn
lên tới hàng ngàn tỉ đồng.
23
THỰC TRẠNG CỦA TTCK
VIỆT NAM:
Chỉ số VN-Index cũng đã chứng minh sự
tăng trưởng nhanh chóng của thị trường.
Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày
28-7- 2000, VN-Index ở mức 100 điểm
thì tháng 3 - 2007, chỉ số này đã đạt ở
mức kỷ lục trên 1.170 điểm và sau một
vài tháng giảm sút.
Hiện nay VN-Index đang dao động xung
quanh ngưỡng 1.000 điểm (đến giữa
tháng 5-2007 đã lên 1.060 điểm), tăng
hơn 10 lần so với năm 2000.
24
THỰC TRẠNG CỦA TTCK
VIỆT NAM:
Số lượng các nhà đầu tư mới tham gia
thị trường ngày càng đông, tính đến cuối
tháng 12- 2006, có trên 120.000 tài
khoản giao dịch chứng khoán được mở,
trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu
tư nước ngoài. Số lượng các nhà đầu tư
có tổ chức cũng tăng lên đáng kể, hiện
có 35 quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt
Nam, trong đó 23 quỹ đầu tư nước ngoài
và 12 quỹ đầu tư trong nước. Ngoài ra,
còn có gần 50 tổ chức đầu tư theo hình
thức uỷ thác qua công ty chứng khoán.
25
THỰC TRẠNG CỦA TTCK
VIỆT NAM:
Hệ thống các tổ chức trung gian trên
TTCK đã hình thành và phát triển nhanh
chóng. Tính đến nay, trên thị trường có
55 công ty chứng khoán, tăng mạnh
hàng năm, vốn điều lệ bình quân đạt 77
tỉ đồng/công ty. Ngoài ra, còn có sự
tham gia của 18 công ty quản lý quỹ, 41
tổ chức tham gia hoạt động lưu ký chứng
khoán, 6 ngân hàng lưu ký.
26
THỰC TRẠNG CỦA TTCK
VIỆT NAM:
Sự ra đời của Luật Chứng khoán
(có hiệu lực từ ngày 01-01-2007)
đã tạo khung pháp lý cao cho
TTCK phát triển góp phần thúc đẩy
khả năng hội nhập vào thị trường
tài chính quốc tế của TTCK Việt
Nam.
27
THỰC TRẠNG CỦA TTCK
VIỆT NAM:
Những vấn đề liên quan đến TTCK,
trong đó những quy định về đăng ký, lưu
ký, công khai và minh bạch, giám sát và
kiểm tra của các cơ quan chức năng quản
lý hoạt động của TTCK từng bước được
hoàn thiện. Đáng chú ý là Chính phủ đã
chỉ đạo việc phối hợp giữa Bộ Tài chính,
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Ngân
hàng Nhà nước trong việc tăng cường
kiểm soát TTCK ở nước ta, do đó thị
trường này vẫn đang ổn định và phát
triển khá mạnh.
28
THỰC TRẠNG CỦA TTCK
VIỆT NAM:
Tình hình, thực trạng hoạt động của thị
trường chứng khoán Việt Nam được thể
hiện rõ nét ở 2 trung tâm chính tại Hà
Nội và TPHCM
Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ
đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-
CP về Chứng khoán và Thị trường
chứng khoán cùng với Quyết định số
127/1998/QÐ-TTG thành lập hai (02)
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
(TTGDCK) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh
29
TẠI HÀ NỘI
Ngày 05/8/2003 Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt chiến lược phát
triển TTCK Việt Nam đến 2010.
Theo đó, xây dựng thị trường giao
dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị
điều kiện để sau 2010 chuyển thành
Thị trường giao dịch chứng khoán
phi tập trung (OTC).
30
TẠI HÀ NỘI
Tháng 6/2004, Bộ tài chính ra Thông
báo số 136/TB/BTC nêu kết luận của
Lãnh đạo Bộ về mô hình tổ chức và xây
dựng thị trường giao dịch chứng khoán
Việt Nam. Trong đó, định hướng xây
dựng Trung tâm GDCK Hà Nội thành
một thị trường giao dịch phi tập trung
(OTC) đơn giản, gọn nhẹ, theo đó,
Trung tâm GDCK Hà Nội sẽ phát triển
theo hai giai đoạn:
31
TẠI HÀ NỘI
- Giai đoạn đầu, từ 2005 đến 2007 –
thực hiện đấu giá cổ phiếu doanh nghiệp
nhà nước cổ phần hoá và đấu thầu trái
phiếu chính phủ đồng thời tổ chức giao
dịch chứng khoán chưa niêm yết theo cơ
chế đăng ký giao dịch.
- Giai đoạn sau 2007 – Phát triển
TTGDCKHN thành thị trường phi tập
trung phù hợp với quy mô phát triển của
thị trường chứng khoán Việt Nam.
32
TẠI HÀ NỘI
Mô hình hoạt động của TTGDCK Hà
Nội đã từng bước được cụ thể hoá. Gần
đây, Bộ Tài chính đã ra Quyết định số
244/2004/QÐ-BTC ban hành Quy chế
tạm thời tổ chức giao dịch chứng khoán
tại TTGDCK Hà Nội. Như vậy, có thể
nói cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động
của TTGDCK Hà Nội đã được thiết lập.
Ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính
thức khai trương hoạt động, đánh dấu
một bước phát triển mới của thị trường
chứng khoán Việt Nam.
33
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH:
Ngày 20/07/2000 , TTGDCK
Tp.HCM đã chính thức khai trương
đi vào vận hành, và thực hiện phiên
giao dịch đầu tiên vào ngày
28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu
niêm yết.
34
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH:
Qua 7 năm với sự tăng trưởng của
thị trường và hội nhập với TTCK
thế giới, Trung tâm giao dịch chứng
khoán Tp.HCM đã chính thức được
Chính phủ ký Quyết định
số:599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007
chuyển đổi thành Sở giao dịch
Chứng khoán Tp.HCM. Ngày
08/08/2007, SGDCK TP.HCM đã
chính thức được khai trương
35
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH:
Cho đến nay, SGDCK TP.HCM đã đạt
những thành quả rất đáng khích lệ.Tính
đến ngày: 31/10/2007,toàn thị trường đã
có 481 loại chứng khoán được niêm yết,
trong đó có 121 cổ phiếu với tổng giá trị
vốn hóa đạt 313 ngàn tỷ đồng, đặc biệt
có 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tham gia niêm yết 02 chứng chỉ
quỹ đầu tư với khối lượng 150 triệu đơn
vị và 358 trái phiếu các loại.
36
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH:
Trước sự tăng trưởng của TTCK, số lượng công
ty chứng khoán thành viên của SGDCK
TP.HCM cũng không ngừng tăng về số lượng,
quy mô và chất lượng dịch vụ. Tính đến hết
ngày 31/10/2007, toàn thị trường đã có 59 công
ty chứng khoán đăng ký làm thành viên của Sở
với tổng số vốn đăng ký là 8.602 tỷ đồng. Các
thành viên hầu hết được cấp giấy phép hoạt
động kinh doanh với các nghiệp vụ gồm môi
giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn
đầu tư.
37
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH:
Đến cuối năm 2006, số lượng tài
khoản của nhà đầu tư mở tại các
công ty chứng khoán thành viên lên
tới trên 106 ngàn tài khoản, thì cho
đến hết quý 3/2007 số lượng tài
khoản của nhà đầu tư mở tại các
CTCK đã lên tới trên 273 ngàn tài
khoản trong đó có trên 7 ngàn tài
khoản của nhà đầu tư nước ngoài.
38
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH:
Đối với hoạt động giao dịch, SGDCK
TP.HCM đã thực hiện giao dịch khớp
lệnh liên tục từ ngày 30/07/2007 và từng
bước triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa
để đáp ứng với tình hình thị trường đang
phát triển. Tính đến ngày
15/10/2007,SGDCK TP.HCM đã thực
hiện được 1657 phiên giao dịch với khối
lượng 3.789 triệu chứng khoán và gía trị
khoảng 340.722 tỷ đồng.
39
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH:
Trong thời gian gần đây từ cuối tháng
9/2007, giá trị giao dịch của toàn thị
trường đạt trên 1000 tỷ đồng mỗi phiên.
Biến động giá cổ phiếu được phản ánh rõ
nét qua biến động chỉ số VN INDEX. Từ
mức 307,5 điểm vào cuối năm 2005, VN
INDEX tăng và đạt mức kỷ lục 1.170,67
điểm trong phiên 12/03/2007. Hiện nay,
chỉ số Vnindex dao động ở mức 1100
điểm.
40
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH:
Trong hoạt động đối ngoại, SGDCK
TP.HCM đã thực hiện ký kết nhiều Biên
bản hợp tác với các SGDCK các nước
trên thế giới như SGDCK Luân đôn,
Thái Lan, New York(Mỹ), Malaysia,
Singapore, CH Czech, Warsaw (Ba Lan),
Tokyo (Nhật bản) trong các lĩnh vực về
hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cán bộ cho
SGDCK TP.HCM, trao đổi thông tin
giữa các SGDCK, đồng thời tạo điều kiện
thực hiện niêm yết chéo giữa các Sở
trong tương lai.
41
THỐNG KÊ QUY MÔ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN ĐẾN
14/12/2007
Toàn thị Cổ phiếu Chứng Trái phiếu
trường chỉ
Số CK niêm 544 135 2 407
yết
Tỷ trọng (%) 100 24,82 0,37 74,82
KL niêm yết 3.525.275 2.877.028 100.000 548246
(ngàn CK)
Tỷ trọng (%) 100 81,61 2,84 15,55
KL niêm yết 84.297.970 28.770.283 1.000.000 54.527.687
triệu đồng)
Tỷ trọng (%) 100 34,13 1,19 64,68
42
Một số đặc điểm đáng chú ý
của TTCK VN thời gian qua
1. Cùng với sự phát triển của các nhà
đầu tư là doanh nghiệp thì sự phát triển
của các nhà đầu tư cá nhân rất đông
(chiếm hơn 60% số nhà đầu tư) và nhà
đầu tư nước ngoài cũng quan tâm đầu tư
vào TTCK nước ta ngày càng nhiều (ước
tính vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam hiện đã lên
đến 4 tỉ USD và còn tiếp tục tăng thêm
trong thời gian tới).
43
Một số đặc điểm đáng chú ý
của TTCK VN thời gian qua
2. Trong khoảng từ giữa đến cuối năm
2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở
nước ta mang tâm lý “đám đông”, qua đó
đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”
Tình hình sôi động của TTCK thời gian
qua phản ánh hiện tượng kinh tế tốt lành
là:
- Nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng
trưởng và có xu hướng tiếp tục tăng
trưởng;
- Huy động vốn qua kênh TTCK vẫn còn
điều kiện phát triển
44
Một số đặc điểm đáng chú ý
của TTCK VN thời gian qua
Tuy nhiên, việc phát triển “nóng” của
TTCK cũng sẽ phát sinh 2 vấn đề
cần phải quan tâm:
- Các nhà đầu tư nước ngoài có điều
kiện thao túng, dễ gây rủi ro cho
TTCK trong nước;
- Tác động khá mạnh đến thị trường
bất động sản, đẩy giá nhà, đất lên
cao.
45
Một số đặc điểm đáng chú ý
của TTCK VN thời gian qua
3.Các ngân hàng thương mại cổ
phần sau quá trình tái cơ cấu đã làm
ăn tốt, đang ổn định và phát triển,
tiếp tục tái cơ cấu để tăng cường
năng lực cạnh tranh và hội nhập
theo các cam kết của WTO, trong
đó có việc phát hành thêm cổ phiếu
để tăng vốn.
46
Một số đặc điểm đáng chú ý
của TTCK VN thời gian qua
4.Có sự chuyển dịch đáng kể vốn từ ngân hàng
thương mại sang đầu tư chứng khoán theo 2
hướng:
- Các nhà đầu tư cá nhân rút tiền gửi tiết kiệm để
đầu tư chứng khoán.
- Những người khác (bao gồm cả công ty chứng
khoán của ngân hàng lại vay tiền của ngân hàng
thương mại để kinh doanh chứng khoán (theo
báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ các
ngân hàng thương mại cho các công ty chứng
khoán ngân hàng vay để kinh doanh chứng
khoán tại thời điểm cuối năm 2006 là 2,6%).
47
Hai thuận lợi cơ bản của sự
phát triển TTCK VN
Thứ nhất, là tăng trưởng chu
chuyển vốn, trong đó đầu tư nước
ngoài tăng đáng kể (riêng lĩnh vực
đầu tư trên TTCK của các nhà đầu
tư nước ngoài như đã nêu trên đã
lên đến 4 tỉ USD). Đây là một trong
những vấn đề quan trọng thúc đẩy
cho việc tăng trưởng kinh tế ở nước
ta.
48
Hai thuận lợi cơ bản của sự
phát triển TTCK VN
Thứ hai, TTCK phát triển, nhất là
thị trường sơ cấp (IPO – Intial
Public Offering) trong đó có việc
cổ phần hoá các Công ty có yếu tố
vốn nước ngoài sẽ có điều kiện tăng
huy động nguồn vốn dài hạn để đầu
tư vào phát triển sản xuất kinh
doanh trong nước, và đương nhiên
tác động tích cực trở lại cho sự phát
triển của TTCK.
49
Bốn thách thức lớn đối với
sự phát triển TTCK VN
Thứ nhất, cơ chế chính sách chưa hoàn
thiện
- Tính minh bạch của thị trường không cao,
vẫn còn đó những giao dịch bị nghi ngờ
là nội gián, những lợi ích thu được từ
nguồn thông tin bất cân xứng.
- Nhà đầu tư (NĐT) phải chấp nhận rủi ro
hệ thống. Rủi ro hệ thống bao gồm sự
thay đổi về chính sách pháp luật, chính
sách quản lý TTCK, quản lý dòng vốn
gián tiếp nước ngoài đầu tư vào TTCK,
sự thay đổi tỉ giá hối đoái...
50
Bốn thách thức lớn đối với
sự phát triển TTCK VN
Thứ hai, quy mô vượt trội
Trong năm 2006, TTCK là kênh đầu tư đem
lại lợi nhuận cao nên đã thu hút mạnh nguồn vốn
đầu tư từ các lĩnh vực khác đổ vào mà rõ nhất là
tiền gửi, bất động sản. Năm 2007 hứa hẹn quy mô
thị trường CP sẽ tăng gấp nhiều lần năm 2006.
thách thức đối với Nhà Đầu tư "nội" là rất lớn, thể
hiện trên những khía cạnh chính: nhiều cơ hội lựa
chọn đầu tư; dòng vốn rất lớn sẽ chuyển sang các
Doanh Nghiệp mới cổ phần hoá ; tiêu chí đầu tư
đa dạng; xuất hiện các hình thức đầu tư, các
nghiệp vụ đầu tư mới như hoán đổi, mua khống,
bán khống...
51
Bốn thách thức lớn đối với
sự phát triển TTCK VN
Thứ ba, "Chơi" cùng các "ông lớn"
Khi VN mở cửa TTCK, nhà đầu tư trong
nước cần ý thức được sự kiện nhà đầu tư
nước ngoài sẽ tiếp tục đổ vốn lớn vào thị
trường cùng kinh nghiệm hàng trăm năm
tại TTCK quốc tế. Chấp nhận cạnh tranh
bình đẳng với các nhà đầu tư quốc tế là
thách thức thực tế phải đối mặt.
52
Bốn thách thức lớn đối với
sự phát triển TTCK VN
Thứ tư, chất lượng nhà đầu tư "nội"
- Điểm yếu nhất hiện tại là hiện tượng đầu tư,
đầu cơ của các nhà đầu tư cá nhân theo phong
trào trong khi chưa trang bị cho mình những
kiến thức cần thiết. Thị trường vẫn thiếu lực
lượng nhà đầu tư chuyên