Bài thuyết trình thị trường tài chính

Khái niệm Luật chứng khoán số 70/2006/QH 11 quy định tại Khoản 5 Điều 6: “Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định.”

ppt70 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình thị trường tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: TS. Thân Thị Thu Thủy Nhóm thực hiện – Lớp Đêm NH6-K20 Nguyễn Lê Tuấn Nguyễn Dương Trí Nguyễn Trọng Nhân Lê Minh Phú Lê Anh Toản Lê Thanh Phương TP Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012 Khái niệm Luật chứng khoán số 70/2006/QH 11 quy định tại Khoản 5 Điều 6: “Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định.” Đặc điểm Giá chào bán thấp hơn mức giá hiện hành của cổ phiếu vào thời điểm quyền được phát hành. Mỗi cổ phần lưu hành đi kèm một quyền, số lượng quyền cần để mua một cổ phần tùy thuộc từng đợt phát hành. - Là đặc quyền ngắn hạn, qui định một thời hạn đăng ký mua nhất định. - Có giá trị tách biệt với cổ phiếu và có thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp trước khi quyền mua được thực hiện. Mục đích Giúp cổ đông duy trì tỷ lệ lợi ích trong công ty. Bù đắp được thiệt hại cho cổ đông khi công ty phát hành thêm cổ phiếu mới. Giúp công ty huy động vốn nhanh. Thực hiện quyền mua: Thực hiện quyền mua Bán quyền mua Không thực hiện quyền mua Trường hợp phân bổ quyền mua cho cổ đông hiện hữu Trường hợp phân bổ quyền mua cho bên thứ ba Ví dụ: Công ty A ở ví dụ trên chào bán quyền mua CP cho cổ đông, giá thị trường của cổ phiếu cũ là 40$. Giá thực hiện trên quyền mua là 25$. Tính giá trị của quyền mua CP? Theo VD trên, để mua 1 CP A với giá 25$ cần 5 quyền mua. Để có 5 quyền mua, nhà đầu tư cần bỏ ra số tiền 5 x 40 = 200$ và mua thêm được 1 CP với giá 25$.  Giá mới của 1 CP:  Giá của 1 quyền mua: 40 – 37.5 = 2.5$ Trong đó: Vr : giá trị của một quyền mua cổ phần P0 : giá thị trường của cổ phiếu (bao gồm cả cổ phiếu mới và cổ phiếu cũ) tại thời điểm công ty phát hành cổ phiếu mới Pn : giá thực hiện của cổ phiếu mới trên quyền mua r : số quyền cần có để mua một cổ phiếu mới Định giá quyền mua cổ phần m : số lượng cổ phiếu cũ n : số lượng cổ phiếu mới phát hành Ví dụ: Công ty A có 5 triệu CP đang lưu hành và muốn phát hành thêm 1 triệu CP nữa, khi đó mỗi một CP hiện hữu sẽ được trao 1 quyền, như vậy sẽ có 5 triệu quyền mua được phát hành. Những quyền này chỉ mang đến cho cổ đông 1 triệu CP mới  cứ có 5 quyền mua sẽ được mua 1 CP mới Cách tính Po: Po : giá trung bình của một cổ phiếu (sau khi tăng vốn) Pm : giá thị trường của cổ phiếu cũ  Lưu ý: Từ lúc quyền mua CP được công bố cho đến khi được phát hành thì quyền mua CP đó chỉ có giá trị trên lý thuyết. Giá trị này là số thu được của nhà đầu tư khi thực hiện quyền mua CP bổ sung với giá thấp hơn giá thị trường Áp dụng công thức định giá quyền mua CP: Trường hợp đặc biệt: - Công ty thưởng cho cổ đông bằng CP (Pn= 0): Cổ đông không có quyền mua CP/ Không thực hiện quyền mua CP: Vr = 0 Khái niệm Luật chứng khoán số 70/2006/QH 11 quy định tại Khoản 6 Điều 6: “Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định.” Đặc điểm Được phát hành nhằm tăng tính hấp dẫn của các chứng khoán khác. Các điều kiện được ghi rõ trên tờ chứng chỉ: Số lượng chứng quyền để mua một số cổ phiếu. Giá thực hiện mua cổ phiếu thường cao hơn mức giá hiện hành của cổ phiếu vào thời điểm quyền được phát hành (thường là 15%). - Thời hạn của chứng quyền dài từ 5-10 năm, có khi là vĩnh viễn. - Là công cụ dài hạn có thể chuyển nhượng, được giao dịch tự do tách rời với trái phiếu hay cổ phiếu mà nó đi kèm. - Không có bán khống. Phân loại chứng quyền Truyền thống (traditional) Chứng quyền không có Trái phiếu đi kèm - Chứng quyền do Chính phủ phát hành Mục đích của chứng quyền Chào bán lần đầu trái phiếu và CP ưu đãi được hấp dẫn hơn; Bảo vệ danh mục đầu tư; Hưởng chi phí thấp; Cân bằng nợ. Định giá chứng quyền Chủ chứng quyền sẽ chỉ thực hiện chứng quyền nếu thị giá lý thuyết của cổ phiếu sau khi thực hiện quyền lớn hơn giá thực hiện Trong đó: Wt : giá trị của chứng quyền Po : thị giá lý thuyết của cổ phiếu sau khi thực hiện chứng quyền X : giá thực hiện trên chứng quyền r : số chứng quyền để mua 1 CP Với m : số cổ phiếu lưu hành trước khi thực hiện chứng quyền n : số cổ phiếu phát hành thêm để thực hiện chứng quyền Y : giá thị trường của cổ phiếu lưu hành trước khi thực hiện chứng quyền  Giá trị của chứng quyền: - Với Y > X, người mua có thể thực hiện chứng quyền. - Với Y 120$/CP Nhà đầu tư sẽ thực hiện chứng quyền  Giá trị của chứng quyền: Xác định mức lời, lỗ: Mức hòa vốn: - Chứng quyền mua: W * r + X - Chứng quyền bán: X – W * r Mức lỗ tối đa: W * N Mức lời/lỗ: Ví dụ: Cổ phiếu công ty X có các thông tin sau: - Giá hiện hành Y = 80.000 VND - Giá thực hiện X = 90.000 VND - Hệ số chuyển đổi r = 20/1 - Phí chứng quyền W = 500 VND - Số lượng chứng quyền N = 1.000 - Thời gian hiệu lực 2 năm  Mức hòa vốn: (500*20) + 90.000 = 100.000 - Nếu giá CP ≥ 100.000 Giả sử giá CP vào ngày đáo hạn là 110.000 VND thì thực hiện quyền mua CP X và lời: Nếu 90.000 ≤ giá CP X 90.000 thì tổn thất tối đa là phí mua 1000 CQ nghĩa là bị lỗ: Chứng quyền bán vào ngày đáo hạn So sánh Warrants và Options SO SÁNH RIGHTS & WARRANTS Cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân - Là bệnh viện công lập đầu tiên của ngành y tế TP.HCM và cũng là đơn vị y tế công lập đầu tiên trên cả nước được chọn là cơ sở đi tiên phong trong việc cổ phần hóa ở lĩnh vực khám chữa bệnh. - Nhằm mục đích chức năng của một bệnh viện đúng nghĩa, có năng lực khám chữa bệnh thật tốt, nâng chất cho bệnh viện công Tiến trình và thực trạng cổ phần hóa Tháng 7.2004, xây dựng đề án thí điểm CPH. 1.7.2005, gửi Công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiến hành thí điểm CPH BV Bình Dân Cơ cấu vốn cổ phần khi cổ phần hóa: 150 tỷ đồng, trong đó Nhà nước giữ 60%, cán bộ công nhân viên 12.22%, cổ đông chiến lược 7.78%, cổ đông bên ngoài 20%. Sau khi có thông tin về việc cổ phần hóa, nhiều người đã đổ xô mua quyền mua CP của BV Bình Dân. Vì họ nghĩ rằng đối với những đơn vị Nhà nước làm ăn tốt, có tiềm năng, và sau khi mua người ta có thể bán lại quyền này cho người khác để kiếm lời. Theo quy định chuyển từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần: - CBCNV được mua tối đa 100 CP cho mỗi năm thực tế làm việc. - Giá mua CP của CBCNV chỉ cao hơn mệnh giá chút ít. - Nếu áp dụng theo quy định của Nhà nước thì cũng chỉ trả 60% giá đấu bình quân. Ngoài ra người mua cổ phiếu ưu đãi cũng được hưởng nhiều quyền lợi khác. Giá của quyền mua CP BV Bình Dân được giới đầu tư đẩy lên 70.000 – 80.000 đ. Phương thức mua bán chủ yếu là bằng miệng và giấy viết tay. - Theo dự đoán của các chuyên gia, số tiền giao dịch từ những vụ mua bán này có thể lên đến gần 100 tỷ đồng. - Tuy nhiên, đến sáng 21/6, UBND TPHCM đã chính thức thông báo việc dừng hẳn dự án thí điểm CPH Bệnh viện Bình Dân do chưa có tiền lệ, chưa có một quy định pháp luật để điều chỉnh và nhận thấy dư luận còn nhiều ý kiến khác nhau lo ngại về tính khả thi và mục tiêu… - UBND TP xin ý kiến được tiếp tục nghiên cứu, chọn một đơn vị, cơ sở y tế khác có quy mô phù hợp hơn và xây dựng đề án thí điểm. Vấn đề dư luận đang quan tâm hiện nay: số cổ phần mà trước đây nhiều nhà đầu tư đã lỡ mua sẽ được xử lý như thế nào??? Cả những người nắm giữ quyền mua cổ phiếu và CB CNV đã lỡ bán quyền mua của mình cũng ngồi không yên, đã xảy ra nhiều xáo trộn trong đời sống nội bộ của cán bộ ở đây. - Đây là hậu quả của việc mua bán quyền mua cổ phần khi chưa có thông tin chắc chắn về cổ phần hóa. Nguyên nhân ngừng đề án CPH BV Bình Dân: - Ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân. Ngay cả các nước tiên tiến cũng không cổ phần hóa bệnh viện công, vì đây là nơi thể hiện vai trò của chính phủ trong việc điều tiết các lợi ích xã hội mà toàn dân được hưởng. - Nếu Bệnh viện Bình Dân được cổ phần hóa sẽ thất thoát rất nhiều tài sản của Nhà nước. Đó là chưa tính tới những tài sản vô hình là đội ngũ y bác sĩ tại đây cũng như giá trị thương hiệu Nguyên nhân từ phía nhà đầu tư: Vừa mới có thông báo cổ phần hóa bệnh viện, mọi người đã đổ xô mua quyền mua cổ phần ưu đãi. Quyền mua cổ phiếu được bán rộng rãi bằng nhiều kênh với lượng cung và cầu rất lớn với giá khoảng 70.000 – 80.000 đ/CP với tổng giá trị buôn bán ước tính lên đến gần 100 tỉ đồng. Hình thức mua bán rất mạo hiểm, chỉ qua giấy viết tay. - Nếu như BV Bình Dân được cổ phần hóa thì đây cũng là một hình thức đầu tư mạo hiểm vì ta chưa biết được giá trúng thầu là bao nhiêu? - Cổ phần hóa BV Bình Dân bị phá sản đã làm cho các nhà đầu tư đã trót mua quyền mua cổ phần mất trắng, vì không có hành lang pháp lý bảo vệ họ. - Thiếu thông tin về thị trường hoặc là thông tin sai lệch. - Do NĐT thiếu kiến thức về các chứng khoán phái sinh nên chưa thể xây dựng được chiến lược cho mình. - Xuất phát điểm nền kinh tế lạc hậu chưa cho phép áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại. - Là Ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). - Là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty 90, 91. - Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào 02/6/2008. 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. - Là ngân hàng thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam. - Là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 Ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Tiến trình, thực trạng cổ phần hóa: 20/3/2007, Tổng giám đốc Vietcombank (VCB) Vũ Viết Ngoạn nói sẽ bán cổ phiếu chậm nhất vào tháng 8/2007 thì sáng 21/3 đã xuất hiện rao vặt chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu VCB Sau khi có thông tin CPH VCB cuối năm 2007, nhà đầu tư vẫn lao vào mua thâm niên công tác của CBCNV VCB với giá từ 60 – 65 triệu/ năm công - 26/9/2007, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án CPH Vietcombank. 4/12/2007, Sở giao dịch chứng khoán TPHCM chính thức thông báo đấu giá cổ phần phát hành lần đầu ra công chúng. Bất chấp các thông tin và lời khuyên của nhiều nhà chuyên gia, họ vẫn tìm mua quyền mua cổ phiếu với giá 60 - 65 triệu đồng/năm công tác.  giá khoảng 600.000 – 650.000đ/quyền mua 1 CP . - Tuy nhiên, theo nhận định chuyên gia, giá trúng thầu của Vietcombank chỉ xoay quanh mức khởi điểm 100.000 đồng.  - Sau đó, nhiều nhà đầu tư đã rao bán lại quyền đấu giá cổ phiếu của mình - 19/12, danh sách chốt có trên 7.000 nhà đầu tư tham gia. Số lượng cổ phần đăng ký cao hơn khoảng 10% so với lượng cổ phần chào bán Sau đợt IPO của VCB ngày 26/12/2007: - Giá trúng thầu bình quân CP VCB là 107.860 đ/CP - Người sở hữu quyền mua CP VCB sau đợt IPO sẽ được mua với giá là: 107.860 x 0.6 = 64.716 đ/CP - Với giá trúng thầu như trên, thì giá của quyền mua CP sẽ là: 107.860 – 64.716 = 43.114 đ/CP  nhà đầu tư sẽ lỗ: 650.000 – 43.114 = 606.886 đ/CP Qua việc mua “cổ phiếu quyền” của VCB ta có những nhận xét sau: Về phía Vietcombank: - Phương án cổ phần hoá chưa được duyệt chính thức nên cũng chưa xác định được lịch trình phát hành tiếp cổ phiếu trong những năm tiếp theo. - Thời điểm chốt danh sách cán bộ nhân viên VCB vẫn chưa có mốc chính thức chưa thể có số năm thâm niên chính xác cho mỗi cán bộ nhân viên VCB. - VCB không đứng ra xác nhận cho việc mua bán quyền mua cổ phiếu. Họ cũng đã có công văn nội bộ gửi toàn hệ thống lưu ý về hiện tượng giao dịch này. Về phía Nhà đầu tư: - Giá của quyền mua đã bị đẩy lên rất cao, gấp 15 lần so với giá trị thực của nó, gấp hơn 60 lần mệnh giá. - Người mua quyền không biết được người bán quyền cho mình chỉ bán cho 1 người hay cùng lúc bán cho nhiều người.  Như vậy, các nhà đầu tư đã lạc quan bởi những tin đồn, những thông tin không rõ ràng dẫn đến rủi ro khi thực hiện việc mua này là vô cùng lớn. FPT Tiến độ phát hành trái phiếu kèm chứng quyền: - 18/09/2009, CTCP FPT công bố về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. - FPT dự kiến phát hành không quá 1.800 trái phiếu FPT năm 2009 với kỳ hạn 3 năm, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. - Trái phiếu có kèm chứng quyền và được phát hành dưới hình thức ghi sổ. Giá phát hành bằng 100% mệnh giá. Lãi suất trái phiếu dự kiến từ 5%-7%/năm. Tiền lãi sẽ được thanh toán định kỳ hàng năm một lần vào ngày phát hành bắt đầu sau 1 năm kể từ ngày phát hành. Tiền gốc sẽ được thanh toán 1 lần vào ngày đáo hạn trái phiếu. - Cứ 1 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu sẽ được kèm theo không quá 1.500 chứng quyền. Mỗi chứng quyền sở hữu sẽ được quyền mua 10 cổ phần FPT với giá mua cổ phần theo chứng quyền. - Thời hạn hiệu lực của quyền đặt mua cổ phần theo chứng quyền là từ ngày tròn năm thứ 2 kể từ ngày phát hành đến năm thứ 4 kể từ ngày phát hành. - Trái phiếu sẽ được phát hành vào ngày 01/10/2009. Số tiền thu được sẽ sử dụng để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tài trợ cho việc đầu tư dự án phát triển hạ tầng. Kết quả đợt phát hành trái phiếu năm 2009 - 09/10/2009, FPT phát hành 1,800 trái phiếu doanh nghiệp mệnh giá 1 tỷ đồng, tổng giá trị trái phiếu phát hành là 1,800 tỷ đồng. - Kỳ hạn của trái phiếu này là 3 năm với thời gian đáo hạn là ngày 09/10/2012. Lãi suất trái phiếu chỉ ở mức 7%/năm. Tiền lãi sẽ được thanh toán định kỳ hàng năm một lần vào các ngày 09/10/2010, 09/10/2011 và 09/10/2012. Tiền gốc sẽ được thanh toán theo mệnh giá một lần vào ngày 09/10/2012. - Cứ 1 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu sẽ được kèm theo 1.158 chứng quyền, mỗi chứng quyền sở hữu sẽ được quyền mua 10 cổ phần FPT với giá mua cổ phần theo chứng quyền tại thời điểm đó là 92.025 đồng/cp. FPT cam kết tỷ lệ pha loãng không quá 15% vốn điều lệ tại ngày phát hành. - Ngày thực hiện chứng quyền là ngày 9/10/2011, 9/10/2012, 9/10/2013. với thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc. Nếu tính theo tỷ lệ điều chỉnh, với thời hạn thực hiện chứng quyền là ngày 19/10/2011, mỗi Chứng Quyền cho phép người nắm giữ được mua 13,324 cổ phiếu phổ thông với giá điều chỉnh là 69.067 đ/cp. Giá cổ phiếu FPT ngày 18/10/2011 đóng cửa ở mức 49,000 đồng, thấp hơn gần 30% so với giá thực hiện trong chứng quyền. - Ngoài rủi ro giá cổ phiếu FPT giảm sâu, lãi suất của trái phiếu khá thấp. Nếu so sánh lãi suất trái phiếu chỉ ở 7% so với mức phổ biến khoảng 18% thì người mua trái phiếu đã bị thiệt hại chi phí cơ hội lên đến gần 200 tỷ đồng/năm.  Câu hỏi đặt ra là nhà đầu tư nào đã “hào phóng” mua trái phiếu kèm chứng quyền này của FPT? - Với mệnh giá lên đến 1 tỷ đồng và khối lượng phát hành lớn, rất có thể người mua chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức như ngân hàng, quỹ đầu tư, các doanh nghiệp có nguồn tiền mặt cực kỳ lớn… và không loại trừ là các pháp nhân có (lợi ích) liên quan. Thông tin thêm về trái phiếu kèm chứng quyền của FPT 02/11/2011, FPTđã thông qua phương án mua lại không quá 1,000 trái phiếu kèm chứng quyền nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn vốn hiện có của công ty. - 14/04/2012, FPT cho biết do chưa tìm được nhà đầu tư muốn chuyển nhượng nên vẫn chưa thực hiện được việc mua lại này. - Việc có tiếp tục thực hiện việc mua lại hay không sẽ do HĐQT mới của FPT quyết định dựa trên lợi ích cổ đông. Nguyên nhân: Hầu hết các công cụ phái sinh đều chưa được áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sự hiểu biết về các công cụ phái sinh còn thiếu. Các nhà đầu tư cá nhân chưa có kiến thức về chứng khoán phái sinh. Tâm lý số đông, không có chiến lược cụ thể. - Nguồn thông tin thiếu minh bạch, không chính xác. Sự quản lý thông tin còn yếu kém. Chưa có 1 bộ luật về chứng khoán phái sinh. GIẢI PHÁP Đối với nhà đầu tư: - Các nhà đầu tư cần phải nắm rõ thông tin trên thị trường trước khi có quyết định đầu tư. - Nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư về chức năng phòng ngừa rủi ro, tìm hiểu chứng khoán phái sinh trên thị trường. Đối với cơ quan chức năng, UBCKNN - Quản lý, minh bạch hóa các thông tin trên thị trường, phòng tránh các hoạt động đầu cơ trên thị trường. Kết hợp với các tổ chức tài chính giới thiệu những sản phẩm phái sinh; đồng thời cung cấp thông tin đến thị trường một cách nhanh và chính xác nhất. Hoàn thiện quy định tài chính kế toán liên quan, nâng cao tính thanh khoản của sản phẩm phái sinh. - Mở cửa thị trường các công cụ tài chính phái sinh.
Luận văn liên quan