Bài thuyết trình Thực trạng hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam

Công thức định giá quyền chọn: ƒ = [ pƒu + (1 –p)ƒ d ]e –rT trong đó: u: tỷ lệ tăng giá chứng khoán d: tỷ lệ giảm giá chứng khoán f u : giá quyền chọn khi giá ck tăng tại thời điểm T f d : giá quyền chọn khi giá ck giảm tại thời điểm T p: xác suất tăng của giá chứng khoán 1-p: xác suất giảm của giá chứng khoán

pdf75 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4738 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Thực trạng hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LOGO THỰC TRẠNG HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN TẠI VIỆT NAM Nhóm 6 Lớp NH Đêm 2 K18 1 Danh sách nhóm 6:  Tạ Ngọc Luynh Đa  Đinh Thị Thúy Hằng  Nguyễn Thanh Hòa  Bùi Thị Minh Liên  Nguyễn Đỗ Thanh Tú  Hoàng Thị Ngọc Vy  Nguyễn Xuân Chung  Nguyễn Ngọc Bảo Linh  Nguyễn Thị Mỹ Tiên 2 www.themegallery.com NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH Phần I: Định giá quyền chọn 1. Mô hình cây nhị phân 2. Mô hình Black – Scholes Phần II: Thực trạng hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam 1. Option ngoại tệ tại các NH TMCP VN 2. Option vàng ACB 3. Định hướng thị trường quyền chọn ở VN 3 PHẦN I ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN 4 MÔ HÌNH CÂY NHỊ PHÂN (BINOMIAL)  MÔ HÌNH CÂY BINOMIAL MỘT BƯỚC: S0u ƒu S0 ƒ S0d ƒd 5 www.themegallery.com MÔ HÌNH BINOMIAL MỘT BƯỚC Công thức định giá quyền chọn: –rT ƒ = [ pƒu + (1 – p)ƒd ]e trong đó: u: tỷ lệ tăng giá chứng khoán d: tỷ lệ giảm giá chứng khoán fu: giá quyền chọn khi giá ck tăng tại thời điểm T fd: giá quyền chọn khi giá ck giảm tại thời điểm T p: xác suất tăng của giá chứng khoán 1-p: xác suất giảm của giá chứng khoán e rT  d p  u  d 6 www.themegallery.com MÔ HÌNH BINOMIAL MỘT BƯỚC Ví dụ: Giá chứng khoán (CK) hiện tại là $20 Sau 3 tháng giá CK sẽ là $22 hoặc $18 Nếu chúng ta dò giá Call Option trên thị trường Châu Âu để mua giá CK $21 thì: Giá CK = $22 Giá Option = $1 Giá CK = $20 Giá Option =? Giá CK = $18 Giá Option = $0 7 www.themegallery.com MÔ HÌNH BINOMIAL MỘT BƯỚC S0u = 22 ƒu = 1 S0 ƒ S0d = 18 ƒd = 0 Giá trị của Option là: e–0.120.25 (0.65231 + 0.34770) = 0.633 trong đó: e rT  d e 0.12 0.25  0.9 p    0.6523 u  d 1.1  0.9 1-p = 1 – 0.6523 = 0.3477 8 www.themegallery.com MÔ HÌNH CÂY BINOMIAL HAI BƯỚC Công thức định giá quyền chọn: 2 2 –2r∆T ƒ = [ p ƒuu + 2p(1 – p)ƒud + (1 – p) ƒdd ]e trong đó: fuu: giá quyền chọn sau 2 lần tăng giá fdd: giá quyền chọn sau 2 lần giảm giá fud: giá quyền chọn sau 1 lần tăng giá và 1 lần giảm giá ∆T: độ dải thời gian của mỗi bước 9 www.themegallery.com MÔ HÌNH CÂY BINOMIAL HAI BƯỚC Tt 24.2 vd1 22 20 19.8 18 16.2 Mỗi bước thời gian là 3 tháng Giá thực hiện = 21, lãi suất phi rủi ro r=12% 10 www.themegallery.com TÍNH GIÁ TRỊ CALL OPTION 24.2 D 3.2 22 B 20 2.0257 19.8 A E 1.2823 0.0 18 C 0.0 16.2 F 0.0 Giá trị tại nút B là: e–0.120.25(0.6523 3.2 + 0.34770) = 2.0257 Giá trị tại nút A là: e–0.120.25(0.6523 2.0257 + 0.34770) = 1.2823 11 www.themegallery.com 2. Mô hình Black-Scholes Giả định cơ sở của Black – Scholes 1. Động thái của giá chứng khoán tương thích với mô hình logarit chuẩn, với μ và σ không đổi. 2. Không có chi phí giao dịch hoặc thuế. Tất cả chứng khoán có thể phân chia được. 3. Không có cổ tức trên chứng khoán trong suốt vòng đời của option. 4. Không có cơ hội arbitrage phi rủi ro. 5. Chứng khoán được giao dịch liên tục. 6. Nhà đầu tư có thể vay hoặc cho vay với cùng lãi suất phi rủi ro. 7. Lãi suất phi rủi ro ngắn hạn r không đổi. 12 2. Mô hình Black-Scholes Công thức Black-Scholes để định giá Call và Put option Châu Âu về chứng khoán không trả cổ tức là Trong đó, 13 2. Mô hình Black-Scholes c: giá quyền chọn mua theo kiểu Châu Âu p: giá quyền chọn bán theo kiểu Châu Âu S0: giá chứng khoán K: giá thực hiện r: lãi suất phi rủi ro σ: độ bất ổn của giá chứng khoán T: thời gian đáo hạn của quyền chọn N(x): hàm phân phối xác suất chuẩn 14 2. Mô hình Black-Scholes Bởi vì, giá call option kiểu Mỹ (C) bằng với giá call option kiểu Châu Âu (c) đối với chứng khoán không trả cổ tức, nên phương trình trên cũng được áp dụng cho giá call option kiểu Mỹ, nhưng lại không chính xác với giá put option kiểu Mỹ. Giá put option kiểu Mỹ có thể dùng mô hình cây Binomial để tính. 15 2. Mô hình Black-Scholes Ví dụ: Giá chứng khoán 6 tháng đến lúc đáo hạn của option là 42$, giá thực hiện là 40$, lãi suất phi rủi ro là 10%/năm, độ bất ổn là 20%/năm. 16 2. Mô hình Black-Scholes Vì vậy, nếu là Call option Châu Âu, giá trị c được tính như sau: c = 42N(0,7693) – 38,049N(0,6278) =4,76 Nếu là Put option Châu Âu, giá trị p được tính như sau: p = 38,049N(-0,6278) – 42N(-0,7693) = 0,81 17 2. Mô hình Black-Scholes Chúng ta đã giả định chứng khoán cơ sở của option thuộc loại không có cổ tức. Trên thực tế, trường hợp này không phải diễn ra thường xuyên. Bây giờ chúng ta mở rộng kết quả bằng cách giả định cổ tức (phải trả cho chứng khoán trong vòng đời của option) có thể được dự báo với con số xác định. Lúc này, công thức Black-Scholes có thể được sử dụng với điều kiện giá chứng khoán sẽ giảm một khoản bằng với hiện giá của tất cả cổ tức trong vòng đời của option. 18 2. Mô hình Black-Scholes Ví dụ: Xem xét một call option Châu Âu về chứng khoán với số ngày không trả cổ tức trong 2 tháng và 5 tháng. Cổ tức mong đợi của mỗi ngày không trả cổ tức là 0,5$. Giá cổ phiếu hiện hành là 40$ Giá thực hiện là 40$ Độ bất ổn của giá chứng khoán là 30%/năm Lãi suất phi rủi ro là 9%/năm Thời gian đáo hạn là 6 tháng. 19 2. Mô hình Black-Scholes - Hiện giá của cổ tức là: - Do đó, giá option có thể được tính từ công thức Black-Scholes với: 20 2. Mô hình Black-Scholes 21 2. Mô hình Black-Scholes Lúc này, ta có Và giá call option sẽ là: 22 Ước lượng độ bất ổn từ số liệu lịch sử - Báo cáo về mức biến động giá chứng khoán có thể để được sử dụng để ước tính độ bất ổn. - Giá chứng khoán thường được theo dõi với những khoảng thời gian cố định (VD: hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng…) - Chúng ta định nghĩa: n + 1: số mẫu quan sát Si: giá chứng khoán vào cuối khoảng thời gian thứ i (i = 0,1,…,n) : độ dài của một khoảng thời gian trong năm 23 Ước lượng độ bất ổn từ số liệu lịch sử và được biết Việc ước tính độ lệch chuẩn s của ui’s dựa theo công thức sau: hoặc 24 Ước lượng độ bất ổn từ số liệu lịch sử - Độ lệch chuẩn của ui’s là . Do đó , biến số s là một ước lượng của . Suy ra, tự σ có thể đước xác định bằng σ^, với: - Ví dụ: Cho dữ liệu để ước tính độ bất ổn theo bảng sau 25 Ước lượng độ bất ổn từ số liệu lịch sử 26 Ước lượng độ bất ổn từ số liệu lịch sử - Cho một loạt giá chứng khoán trong 21 ngày giao dịch liên tiếp. Trong trường hợp này: 2 ∑ui= 0,09531 ∑ui = 0,00326 - Và ước lượng độ lệch chuẩn của lợi nhuận hàng ngày là: Giả định rằng có 252 ngày giao dịch trong năm, = 1/252, và từ số liệu đã cho ước tính độ bất ổn hàng năm là hay bằng 19,3% 27 PHẦN II THỰC TRẠNG HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN TẠI VIỆT NAM 28 1. OPTION NGOẠI TỆ 1 Cơ sở pháp lý 2 Thực trạng 3 Những thuận lợi và khó khăn 4 Nguyên nhân của những khó khăn 29 1.1 Cơ sở pháp lý a. Cơ sở pháp lý về giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ: - 10/01/1998: quyết định 17/1998/QĐ- NHNN ban hành quy chế giao dịch hối đoái. => tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM, tạo công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất. Tuy nhiên, giao dịch ngoại hối chỉ mới được thực hiện thông qua các công cụ giao ngay kỳ hạn và hoán đổi. 30 1.1 Cơ sở pháp lý a. Cơ sở pháp lý về giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ: - 12/02/2003: công văn số 135/NHNN- QLNH về giao dịch quyền chọn ngoại tệ, trước tiên là quyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ chính thức ra đời. Eximbank là NHTM đầu tiên thực hiện thí điểm nghiệp vụ này. Trong đó, công văn này đã quy định cụ thể nhằm triển khai thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ ở các ngân hàng như về đối tượng tham gia, đồng tiền giao dịch, thời hạn giao dịch, giới hạn số dư… 31 1.1 Cơ sở pháp lý a. Cơ sở pháp lý về giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ: - 10/11/2004: quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịch hối đoái của các TCTD để thay thế và khắc phục những hạn chế của quyết định 17. Chính thức cho phép tất cả các TCTD được phép thực hiện các giao dịch hối đoái đều được quyền thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ mà không cần phải xin phép NHNN. Chấm dứt thời gian thí điểm nghiệp vụ này. Quy định kỳ hạn của giao dịch quyền chọn giữa các ngoại tệ với nhau do tổ chức tín dụng được phép và khách hàng tự thỏa thuận. Cho phép các cá nhân được phép tham gia ngoài các TCTD, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và NHNN. 32 1.1 Cơ sở pháp lý b. Cơ sở pháp lý về giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với VNĐ: - 18/4/2005: công văn số 326/NHNN-QLNH cho phép ACB triển khai thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ. Theo công văn này, NHNN đã đưa ra những quy định cụ thể về các loại ngoại tệ được giao dịch, cơ sở tính phí quyền chọn, thời hạn giao dịch, đối tượng giao dịch… - 29/8/2006: công văn số 7404/NHNN-KTTC có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết về nguyên tắc và nội dung kế toán đối với các nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ, nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, để giải quyết vấn đề hạch toán kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các NHTM. 33 1.2 Thực trạng về giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại các NHTM ở Việt Nam a. Tổng quan: Doanh số giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại VCB, ACB và EIB giai đoạn 2005 – 2008 Đvt: triệu USD Năm 2005 2006 2007 2008 VCB 9,19 11,31 14,43 18,76 ACB 4,27 10,58 30,28 198,54 EIB 24,19 38,12 128,12 148,96 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh 34 1.2 Thực trạng về giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại các NHTM ở Việt Nam a. Tổng quan: - Theo quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN thì các đối tượng được phép thực hiện giao dịch quyền chọn với ngân hàng là các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và cá nhân. Tuy nhiên, từ khi áp dụng loại hình giao dịch này cho đến nay, khách hàng thực hiện giao dịch quyền chọn là các doanh nghiệp với mục đích chính là phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Kiểu quyền chọn được các doanh nghiệp chọn mua là quyền chọn kiểu Mỹ, vì ngoài mục đích phòng ngừa rủi ro ngoại hối, các doanh nghiệp còn có thể khai thác chiều hướng biến động có lợi của tỷ giá để thực hiện quyền chọn thu lợi nhuận. 35 1.2 Thực trạng về giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại các NHTM ở Việt Nam a. Tổng quan: - Theo báo cáo tại hội thảo khoa học về “giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam” năm 2007: Doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường giữa các ngân hàng với khách hàng ngày càng tăng lên: Năm 2004 tăng 30%, từ năm 2005-2007 trung bình tăng khoảng 20%/năm. Trong đó, các giao dịch giao ngay chiếm từ 90-95%, các giao dịch quyền chọn ngoại tệ chỉ chiếm từ 1-5%, một tỉ trọng rất nhỏ. 36 1.2 Thực trạng về giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại các NHTM ở Việt Nam b. Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ:  Về phía ngân hàng tham gia: - Trong giai đoạn thí điểm, các NHTM muốn thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ: + Là ngân hàng đã được phép kinh doanh ngoại hối + Có vốn tự có tối thiểu là 200 tỷ VNĐ + Kinh doanh ngoại tệ có lãi trong ít nhất 5 năm gần nhất + Doanh số mua bán ngoại tệ của năm trước tối thiểu là 1 tỷ USD + NHTM phải lập ra quy trình nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ và trình cho thống đốc NHNN chấp thuận bằng văn bản cho thực hiện thí điểm. 37 1.2 Thực trạng về giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại các NHTM ở Việt Nam b. Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ:  Về phía ngân hàng tham gia: - Theo công văn số 135/NHNN-QLNH, cho phép Eximbank là ngân hàng đầu tiên trong cả nước được thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. Sau Eximbank, NHNN cũng cho phép 7 ngân hàng khác thực hiện thí điểm nghiệp vụ này, gồm có hai ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là Citibank, HSBC chi nhánh TPHCM và 5 ngân hàng trong nước là BIDV, ACB, Vietcombank, ICB, và Argribank. 38 1.2 Thực trạng về giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại các NHTM ở Việt Nam b. Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ:  Đặc điểm giao dịch - Nguyên tắc chính của loại quyền chọn này là các doanh nghiệp và cá nhân được quyền đặt mua hay đặt bán USD với VNĐ thông qua một tỷ giá do khách hàng tự chọn, được gọi là tỷ giá thực hiện. Đặc biệt, quyền chọn USD và VNĐ đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu, trong đó: + Người mua quyền chọn: các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. + Người bán quyền chọn: các NHTM. + Đồng tiền giao dịch: giao dịch bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. + Kiểu quyền chọn: kiểu Mỹ hoặc Châu Âu. 39 1.2 Thực trạng về giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại các NHTM ở Việt Nam b. Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ:  Về doanh số giao dịch - Tính đến tháng 6/2004, số lượng hợp đồng được ký kết chỉ dừng lại con số 50 hợp đồng quyền chọn với doanh số thực hiện hơn 50 triệu USD của Eximbank ký với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian thí điểm nghiệp vụ quyền chọn, còn 6 ngân hàng còn lại không ký được hợp đồng nào. - Từ 2004 đến 2007, mặc dù không còn giới hạn về số lượng NHTM tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ nhưng thực tế cho thấy các hoạt động mua bán này chưa thực sự sôi động, chỉ tập trung vào chi nhánh các ngân hàng nước ngoài như HSBC hay Citibank và một số ít NHTM Việt Nam như Eximbank, Techcombank, còn lại các ngân hàng vẫn không có giao dịch. 40 1.2 Thực trạng về giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại các NHTM ở Việt Nam c. Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VNĐ) :  Về phía ngân hàng tham gia giao dịch - Tháng 4/2005 NHNN Việt Nam đã bắt đầu cho triển khai thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với VNĐ. ACB là ngân hàng đầu tiên được thí điểm nghiệp vụ này, với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000 USD (quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn giao dịch giữa các ngoại tệ khác và VNĐ). 41 1.2 Thực trạng về giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại các NHTM ở Việt Nam c. Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VNĐ) :  Về phía ngân hàng tham gia giao dịch - Tiếp theo ACB là ngân hàng Techcombank với giá trị hợp đồng là 8 triệu USD-100.000 USD và chỉ được thực hiện với quyền chọn Châu Âu. BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005 và kể từ đây không còn quy định giới hạn cho giá trị hợp đồng quyền chọn. Ngoài ra, còn có các ngân hàng như Eximbank, GPbank cũng tham gia nghiệp vụ này. Như vậy, tính đến tháng 5/2008, đã có 7 ngân hàng được phép thực hiện giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ. 42 1.2 Thực trạng về giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại các NHTM ở Việt Nam c. Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VNĐ) :  Đặc điểm giao dịch Cũng giống với giao dịch giữa quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ với VNĐ yêu cầu các NHTM muốn thực hiện nghiệp vụ này phải có đề án chi tiết quy trình nghiệp vụ, phương án phòng ngừa rủi ro, và được NHNN chấp nhận bằng văn bản. Quy định về tỉ giá thực hiện như sau: - Đối với hợp đồng quyền chọn USD/VNĐ: tỷ giá này không vượt quá tỷ giá kỳ hạn USD/VNĐ cùng thời hạn. - Đối với hợp đồng quyền chọn giữa ngoại tệ khác với VNĐ: tỷ giá do ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận. 43 1.2 Thực trạng về giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại các NHTM ở Việt Nam c. Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VNĐ) : - Mặc dù được triển khai từ năm 2005, nhưng doanh số mua bán thực tế của các NHTM không đáng kể, hầu hết các giao dịch đều được tiến hành theo kiểu Mỹ vì điều kiện thanh toán linh hoạt hơn. - Các ngân hàng như ACB, Techcombank, BIDV, VIB dù là những ngân hàng tham gia các nghiệp vụ này từ rất sớm nhưng họ chỉ mới thực hiện được một số hợp đồng với doanh số không đáng kể. - Riêng Vietcombank và Eximbank được xem là hai ngân hàng mạnh về lĩnh vực này nhưng doanh số hoạt động cũng không cao. => giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ chưa phát triển. Văn bản số 1820/NHNN-QLNH do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 18/3/2008 yêu cầu các NHTM dừng thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn tiền đồng kể từ ngày 23/03/2009. 44 1.2 Thực trạng về giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại các NHTM ở Việt Nam d. Phí quyền chọn - Các ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian hưởng hoa hồng giữa khách hàng mua quyền chọn và phía ngân hàng nước ngoài bán quyền chọn. Khoản hoa hồng đó được cộng trực tiếp vào phí quyền chọn mà ngân hàng nước ngoài đưa ra nên làm cho phí này cao lên. Phí quyền chọn cao => làm cho loại hình giao dịch này chưa phát triển mạnh. 45 1.2 Thực trạng về giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại các NHTM ở Việt Nam d. Phí quyền chọn - Ví dụ: một hợp đồng quyền chọn với các chi tiết như sau: + ACB bán EUR mua USD + Số lượng: 100.000 EUR + Kỳ hạn: 1 tháng + Kiểu: Mỹ + Giá thực hiện: 1,265 + Phí: 1.200USD. Giao dịch trên được bắt đầu khi khách hàng đề nghị mua quyền chọn mua 100.000 EUR và bán USD cho ACB. Để đưa ra mức phí, ACB liên hệ với ngân hàng nước ngoài và cũng yêu cầu ngân hàng nước ngoài bán cho mình quyền chọn mua 100.000 EUR thanh toán bằng USD kỳ hạn 1 tháng, khi được chào giá, ACB sẽ báo giá cho khách hàng cùng với một khoản phí đã được cộng vào phí quyền chọn. 46 1.2 Thực trạng về giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại các NHTM ở Việt Nam d. Phí quyền chọn - Tại sao các doanh nghiệp không trực tiếp mua quyền chọn từ ngân hàng nước ngoài để giảm chi phí? Vì nhu cầu của mỗi doanh nghiệp thường không lớn, nếu tự liên hệ với ngân hàng nước ngoài sẽ rất tốn kém, và các ngân hàng nước ngoài cũng không sẵn sàng thực hiện những hợp đồng nhỏ lẻ với khách hàng nước ngoài. Nên các ngân hàng tạm thời giữ vai trò đầu mối tập trung các giao dịch quyền chọn nhỏ lẻ để giao dịch lại với ngân hàng nước ngoài trong lúc chưa tự doanh được. Tuy nhiên, lý do chính yếu nhất là các ngân hàng nước ngoài không thực hiện quyền chọn thanh toán bằng VND, mà chỉ sử dụng các loại ngoại tệ mạnh để thanh toán, trong khi đó các doanh nghiệp không có đủ khả năng ngoại tệ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn phải thực hiện giao dịch quyền chọn với các NHTM trong nước. 47 1.3 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện quyền chọn ngoại tệ tại các NHTM ở VN a. Thuận lợi  Về phía ngân hàng - Theo kết quả khảo sát của NHNN Việt Nam - chi nhánh TP HCM năm 2006 thì 100% các ngân hàng đều thừa nhận rằng hiện tại họ rất quan tâm đến vấn đề rủi ro tỷ giá. => các ngân hàng ngày càng chú trọng đến sự phát triển cung cấp các giao dịch ngoại hối mặc dù NHNN vẫn can thiệp và giữ tỷ giá tương đối ổn định. - Việc phát triển các nghiệp vụ này có ý nghĩa: + Giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn và áp dụng các công cụ quyền chọn để quản lý rủi ro + Là cơ hội cạnh tranh cho các NHTM đa dạng hóa sản phẩm cung cấp, đồng thời đón trước được nhu cầu cấp thiết trong việc sử dụng các công cụ này trong thời gian tới của doanh nghiệp. 48 1.3 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện quyền chọn ngoại tệ tại các NHTM ở VN a. Thuận lợi  Về phía doanh nghiệp - Báo cáo tại hội thảo khoa học 2007 về “Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam” cũng đã chỉ ra rằng: + Có đến gần 80% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ chưa hoặc ít tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ. + Tỷ lệ doanh nghiệp có biết đến và sử dụng hợp đồng quyền chọn ngoại tệ thường xuyên cũng vào khoảng 21%. => các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian trước đây còn ỷ lại vào sự che chở của cơ quan nhà nước, do vậy các doanh nghiệp đã không quan tâm đến vấn đề rủi ro tỷ giá đúng mức. Nhưng trong thời gian gần đây với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái và những rủi ro trong quá trình hội nhập đã buộc các doanh nghiệp phải chú trọng quan tâm đến các công cụ phòng ngừa rủi ro như quyền chọn để tự bảo vệ mình. 49 1.3 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện quyền chọn ngoại tệ tại các NHTM ở VN b. Khó khăn  Về
Luận văn liên quan