Bài thuyết trình Thực trạng thị trường cổ phiếu tại Việt Nam

Ngày nay, thị trường chứng khoán và các mã cổ phiếu đã dần trở nên quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt Nam. Theo thời gian và sự phát triển của thị trường dẫn đến yêu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanh chứng khoán đối với các mã cổ phiếu. Vì vậy, việc nghiên cứu các thực trạng cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường thu hút nhà đầu tư, xây dựng một thị trường chứng khoán lành mạnh và phát triển tốt là một vấn đề có ý nghĩa cấp thiết và thực tiễn hiện nay

ppt57 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3310 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Thực trạng thị trường cổ phiếu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn học Thị trường tài chính Nhóm 1 - Ngày 05/03/2012 * Ngày nay, thị trường chứng khoán và các mã cổ phiếu đã dần trở nên quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt Nam. Theo thời gian và sự phát triển của thị trường dẫn đến yêu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanh chứng khoán đối với các mã cổ phiếu. Vì vậy, việc nghiên cứu các thực trạng cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường thu hút nhà đầu tư, xây dựng một thị trường chứng khoán lành mạnh và phát triển tốt là một vấn đề có ý nghĩa cấp thiết và thực tiễn hiện nay * Nghiên cứu thị trường cổ phiếu Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp để ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, phát triển mạnh hơn nữa các giao dịch về cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. * Mục tiêu nghiên cứu Nội dung chính Chương 1: Lý luận chung về thị trường cổ phiếu Chương 2: Thực trạng thị trường cổ phiếu tại Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường cổ phiếu ở Việt Nam * * CHƯƠNG 1 CỔ PHIẾU Khái niệm: Cổ phiếu là giấy chứng nhận cấp cho cổ đông để chứng nhận số cổ phần mà cổ đông đó đã mua ở một Công ty cổ phần, chứng thực về việc đóng góp vào Công ty cổ phần, đem lại cho người chủ của nó quyền chiếm hữu một phần lợi nhuận dưới hình thức lợi tức cổ phần và được quyền tham gia quản lý công ty. * Đặc điểm của cổ phiếu Cổ phiếu là chứng khoán vốn do đó không có kỳ hạn và không hoàn vốn. Cổ tức không được xác định trước mà phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (công ty có cổ phiếu niêm yết). Cổ phiếu có mối quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán * Đặc điểm của cổ phiếu Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sư. Cổ phiếu có giá trị như tiền. Cổ phiếu có tính rủi ro cao phụ thuộc vào thông tin và tình hình phát triển của Công ty cổ phần. * Phân loại cổ phiếu Cổ phiếu thường Cổ phiếu ưu đãi * Cổ phiếu thường Định nghĩa: Giấy chứng nhận cổ phần, thể hiện quyền lợi sở hữu của cổ đông trong công ty, quyền sở hữu được bỏ phiếu của công ty và những cổ phiếu này vĩnh viễn tồn tại cùng với những quãng đời hoạt động của công ty. * Cổ phiếu thường Đặc điểm: Không có kỳ hạn và không hoàn vốn. Cổ tức phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và chính sách chia cổ tức trong từng thời kỳ. Cổ đông thường là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý khi công ty phá sản. Giá cả biến động. * Cổ phiếu thường Các loại giá cổ phiếu: Mệnh giá (Par value). Thư giá (Book value). Giá trị nội tại (Intrinsic value). Thị giá (Market value). * Cổ phiếu ưu đãi Định nghĩa: Giấy chứng nhận cổ phần, thể hiện quyền lợi sở hữu trong một công ty, tuy nhiên những cổ đông nắm loại cổ phiếu này được hưởng một số ưu đãi hơn so với những cô đông thường. * Cổ phiếu ưu đãi Đặc điểm: Là chứng khoán vốn, không kỳ hạn, không hoàn vốn. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi cũng là cổ đông đồng sở hữu của công ty. Đặc điểm giống trái phiếu: Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được ấn định một tỷ lệ lãi cố định tính trên mệnh giá. * Cổ phiếu ưu đãi Các loại cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu ưu đãi có lũy kế lãi. Cổ phiếu ưu đãi không có lũy kế lãi. Cổ phiếu ưu đãi dự phần. Cổ phiếu ưu đãi không dự phần. * Phát hành cổ phiếu Khái niệm: Phát hành cổ phiếu là việc chào bán cổ phiếu lần đầu tiên của công ty cổ phần trên thị trường sơ cấp. * Phát hành cổ phiếu Các phương thức phát hành: Phát hành riêng lẻ: là việc công ty phát hành chào bán cổ phiếu của mình trong phạm vi một số người nhất định với những hạn chế chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng. Phát hành cổ phiếu ra công chúng: là việc phát hành trong đó cổ phiếu có thể chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn người đầu tư nhất định (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất định. * Thị trường cổ phiếu Khái niệm Thị trường cổ phiếu là thị trường mà hàng hóa được giao dịch trao đổi, mua bán tại đó là các cổ phiếu. * Thị trường cổ phiếu Vai trò của thị trường cổ phiếu: Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế. Thực hiện tái phân phối công bằng hơn thông qua việc buộc các công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng theo một tỷ lệ nhất định. Tạo điều kiện thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài. Công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh và là phong vũ biểu của nền kinh tế. * Thị trường cổ phiếu Tác động tiêu cực của thị trường cổ phiếu: Thị trường cổ phiếu luôn chứa đựng yếu tố đầu cơ. Hoạt động giao dịch nội gián thường xảy ra trên thị trường cổ phiếu. Thị trường cổ phiếu hoạt động trên cơ sở thông tin hoàn hảo. * * THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM CHƯƠNG 2 Thị trường sơ cấp Giai đoạn 2000 - 2002: Thị trường trong giai đoạn này hoạt động còn khá mờ nhạt. Nổi bật nhất là việc HAPACO phát hành một đợt cổ phiếu với số lượng 1 triệu cổ phiếu mới và REE là công ty thứ 2 được phép phát hành một đợt cổ phiếu bổ sung với số lượng 7,5 triệu cổ phiếu * Thị trường sơ cấp Giai đoạn 2002 - 2005: Môi trường thể chế và pháp lý còn nhiều bất cập là yếu tố cơ bản đang cản trở nỗ lực phát hành cổ phiếu. Việc thiếu sự quản lý nhà nước đối với hoạt động phát hành chứng khoán đang tạo ra hiện tượng thông tin sai lệch, xung đột lợi ích, thậm chí là lừa đảo trong hoạt động phát hành * Thị trường sơ cấp Giai đoạn 2005 – nay: xuất hiện 2 vấn đề nổi bật. Quyền lợi của các cổ đông nhỏ dưới “làn sóng” phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ cốt cán. “ Làn sóng ” mua lại quyền mua cổ phiếu của một số cán bộ nhân viên của các công ty chưa có quyết định cổ phần hoá * Thị trường thứ cấp * Chỉ số VN Index từ năm 2000 đến 2011 Giai đoạn 2000 – 2005: thị trường Việt Nam phát triển chậm Ngày 11-7-1998, Chính phủ ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngày 28/07/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM chính thức thực hiện phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã chứng khoán là REE (Công ty cổ phần cơ điện lạnh) và SAM (Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông) với số vốn là 270 tỷ đồng * Giai đoạn 2000 – 2005: thị trường Việt Nam phát triển chậm Trong 5 năm đầu tiên VN Index ở mức khá thấp ngoại trừ cơn sốt vào năm 2001, lúc này chỉ số VN Index cao nhất đạt 571,04 điểm. Bảng tổng hợp số liệu: * Giai đoạn 2006 – 2007: thị trường Việt Nam phát triển với tốc độ cao Năm 2006, thị trường Việt Nam bắt đầu khởi sắc và có bước tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng công ty niêm yết. Số lượng cổ phiếu tăng gấp 5 lần, đạt 193 loại cổ phiếu. VN-Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm và HASTC-Index chạm mốc 260 điểm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD, chiếm 22,7% GDP. * Giai đoạn 2006 – 2007: thị trường Việt Nam phát triển với tốc độ cao Năm 2007, VN-Index lập kỷ lục 1.170,67 điểm vào ngày 12-3-2007. Tổng số công ty niêm yết trên cả hai sàn là 233 công ty, tăng 31% so với năm 2006. Tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 500.000 tỉ đồng, hơn 43% GDP của cả năm 2007. * Giai đoạn 2008 – 2009: Bong bóng chứng khoán tan vỡ * Giai đoạn 2008 – 2009: Bong bóng chứng khoán tan vỡ * Ngày 24/02/2009, thị trường đã thiết lập mức đáy thấp nhất trong nhiều năm qua tại ngưỡng 235,50 điểm. Số lượng công ty niêm yết đạt 447 công ty. Mức vốn hóa toàn thị trường thị trường chứng khoán Việt Nam là 620 nghìn tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với năm 2008. Số lượng các nhà đầu tư tăng hơn 50% so với năm 2008, đạt 739.000 tài khoản. Giai đoạn 2010 – 2011: Thị trường trong thời gian điều chỉnh, chuẩn bị cho sự phát triển bền vững. * Giai đoạn 2010 – 2011: Thị trường trong thời gian điều chỉnh, chuẩn bị cho sự phát triển bền vững. * Chỉ số VN Index năm 2011 giảm hơn 25% so với cuối năm 2010. Giá trị vốn hóa của các công ty niêm yết trên sàn giảm 137 ngàn tỷ đồng, còn lại 537 ngàn tỷ đồng vào cuối năm 2011, bằng khoảng 20% GDP. Khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 34 triệu chứng khoán/phiên, giá trị giao dịch 650 tỷ đồng, giảm 29% về khối lượng và 57% về giá trị so với năm 2010 Giai đoạn 2010 – 2011: Thị trường trong thời gian điều chỉnh, chuẩn bị cho sự phát triển bền vững. * Dự thảo lần 2 Nghị định “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán”: Thị trường phi chính thức * Năm 2006, có 40 loại cổ phiếu được giao dịch thường xuyên trên OTC. Tổng giá trị vốn hóa của các thị trường này lên tới 3,9 tỷ USD, trong khi toàn thị trường niêm yết tổng giá trị vốn hóa chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD. Doanh số giao dịch trên thị trường OTC một ngày khoảng 7,5 đến 30 triệu USD, cao hơn từ 1,5 đến 6 lần doanh số giao dịch trên thị trường niêm yết Thị trường phi chính thức * Ngày 20/11/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 108/2008-QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc triển khai thị trường UPCoM (Thị trường giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết) Thị trường phi chính thức * THÀNH TỰU * Huy động vốn cho nền kinh tế. Hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh tổng hợp và chính xác, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, kich thích áp dụng công nghê mới, cải tiến sản phẩm Các chỉ báo của thị trường cổ phiếu đã phản ánh được động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. HẠN CHẾ * Luật Chứng khoán vẫn còn hẹp về phạm vi điều chỉnh. Hoạt động phát hành của các công ty đại chúng vẫn còn mang tính tự phát, không hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn Tính thanh khoản còn hạn chế. HẠN CHẾ * Hàng hóa chưa đa dạng, chất lượng chưa cao. Thị trường giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết mới được hình thành dưới hình thức hệ thống giao dịch Upcom, chưa phát huy được vai trò tạo lập thị trường theo kiểu thị trường phi tập trung. Thiếu một hệ thống báo cáo và công bố thông tin giao dịch minh bạch , vấn đề giá cả trở nên không rõ ràng. 10 SỰ KIỆN CHỨNG KHOÁN VN 2011 * 1. Thị trường chứng khoán với những kỷ lục buồn Ngày 15/12/2011: chỉ số HNX-Index rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử với 58,04 điểm. Vốn huy động qua phát hành thêm CP, đấu giá cổ phần hóa đạt 17,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 22% so với năm 2010, riêng vốn huy động qua trái phiếu Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh đạt 73,7 nghìn tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với năm 2010. 65 công ty chứng khoán thua lỗ và 71 công ty chứng khoán có lỗ lũy kế. Giá trị vốn hóa thị trường chỉ còn hơn 20% GDP. 10 SỰ KIỆN CHỨNG KHOÁN VN 2011 * 2. Chính thức khởi động đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán 3. Mạnh tay hơn với nhiều vi phạm Trong năm 2011, tổng số tiền xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là 9,1 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2010, trong đó nổi bật là quyết định xử phạt hành vi thao túng giá cổ phiếu AAA với số tiền 1,2 tỷ đồng. 10 SỰ KIỆN CHỨNG KHOÁN VN 2011 * 4. Nhiều thay đổi trong cơ chế giao dịch Giao dịch chứng khoán có 5 nội dung mới: Mua bán cùng phiên, Mở nhiều tài khoản, Cho vay ký quỹ, Tài khoản ủy quyền, Cho phép tổ chức niêm yết được mua lại cổ phiếu lô lẻ để làm cổ phiếu quỹ. 5. Chính thức có khung pháp lý cho quỹ mở 10 SỰ KIỆN CHỨNG KHOÁN VN 2011 * 6. Cty CP CK Kim Long (KLS) công bố phương án ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán, nhưng bất thành. 7. Cổ phiếu niêm yết đầu tiên có nguy cơ trở thành giấy lộn. 8. Cổ phiếu niêm yết đầu tiên có giá dưới 1.000 đồng và doanh nghiệp niêm yết "cố đấm ăn xôi" trong huy động vốn 9. Chính phủ quyết tâm IPO những "ông lớn”: PETROLIMEX, BIDV 10. Chỉ thị 01 và nút thắt tín dụng cho đầu tư CK * CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU Ở VN * GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ * Thứ nhất: Các công ty chứng khoán, các trung tâm giao dịch chứng khoán tăng cường giám sát các hoạt động giao dịch, các hành vi vi phạm trên thị trường để kịp thời xử lý: hoạt động mua bán nội gián, hoạt động làm lũng đoạn thị trường, hoạt động làm thiệt hại lợi ích nhà đầu tư, tung ra những thông tin sai sự thật... Thứ hai: Hoàn thiện khung pháp lý về việc xử lý các hành vi vi phạm. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ * Thứ ba Ban hành quy chuẩn nhằm kiểm soát tình trạng cầm cố chứng khoán trên thị trường. Tránh trường hợp cầm cố nhiều lần của các nhà đầu tư. Thứ tư Đưa ra những lời cảnh báo cho các nhà đầu tư về rủi ro, về tình trạng diễn biến thị trường, cung cấp thông tin đầy đủ, nhanh chóng đến các nhà đầu tư. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ * Thứ năm Chú trọng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán, đặc biệt là công tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giám sát hoạt động giao dịch. Thứ sáu Ban quản lý kinh doanh chứng khoán thuộc UBCK chịu trách nhiệm trực tiếp, chủ trì xây dựng và tổ chức: - Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ * Thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch dài hạn, hàng năm, đề án về tổ chức và hoạt động của các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán. Theo dõi, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán. Kiểm soát chặt chẽ quá trình thẩm định hồ sơ, trình chủ tịch Uỷ ban cấp hoặc thu hồi giấy phép hoạt động đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán, giấy phép thành lập quỹ đầu tư, chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc tổ chức, VPĐD của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại VN. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH TRÊN THỊ TRƯỜNG * Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường * Rà soát lại thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin và áp dụng thống nhất cho việc công bố thông tin trên thị trường. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm khắc việc công bố thông tin chậm, công bố thông tin không chính xác, để rò rỉ thông tin bất luận là tổ chức hay cá nhân. Xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức, DN sử dụng phương tiện truyền thông (báo, chí, trang tin…) đưa thông tin sai lệch, hoặc làm méo mó tin, hoặc thông tin bất lợi cho thị trường mà không rõ nguồn gốc. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường * Tiếp tục yêu cầu các cty đại chúng đăng ký trên thị trường UPCOM bằng các quy định và chế tài cụ thể (đ/v các cty chưa thực hiện đăng ký khi có đủ điều kiện). Về phía cơ quan quản lý nhà nước cần có thông điệp rõ ràng, minh bạch về việc điều hành các chính sách KT - tài chính cũng như các thông tin vĩ mô để mọi người dân biết, hiểu đúng và chấp hành nghiêm túc. Thu hẹp hoạt động của thị trường tự do bằng cách yêu cầu các cty đại chúng giao dịch trên thị trường tự do phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm toán, công bố thông tin, quản trị cty như các DN đã niêm yết. Hoàn thiện công tác kế toán – kiểm toán * Tạo ra và duy trì ổn định cho các chế độ kiểm toán được ban hành, không nên có hai hệ thống kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại. Bộ tài chính ban hành các nguyên tắc, chuẩn mực và sự hướng dẫn, giảm bớt những nội dung quản lý quá chi tiết. Bổ sung “Báo cáo vốn chủ sở hữu” vào danh mục các báo cáo cần phải có đối với các DN. Tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kế toán. Nâng cao chất lượng thông tin kế toán – kiểm toán trên thông tin chứng khoán * Tiếp tục ban hành đầy đủ hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán VN, rút ngắn khoảng cách giữa các chuẩn mực của VN so với các chuẩn mực quốc tế. Sớm ban hành những văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các văn bản PL có liên quan đến hoạt động kiểm toán – đặc biệt là các chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm. Xây dựng và ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản pháp quy về quản lý chặt chẽ việc minh bạch hóa các thông tin của các công ty niêm yết. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu để phân tích báo cáo tài chính trong chương trình đào tạo chứng chỉ hành nghề chứng khoán GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NGUỒN HÀNG CHO TTCK * Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá DNNN gắn với việc phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết trên thị trường. Từng bước đưa các DN lớn, Ngân hàng TMCP tham gia niêm yết trên TTCK, củng cố tính thanh khoản của TTCK, song song với việc phát triển tín dụng và hệ thống thanh toán. Nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường, các tổ chức phụ trợ thị trường và của TTCK Việt Nam. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán GIẢI PHÁP THU HÚT ĐÔNG ĐẢO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ * Tiếp tục khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân, khai thác cơ sở đầu tư nước ngoài, theo hướng tập trung khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu dài hạn. Cải thiện môi trường, cơ sở đầu tư chứng khoán, nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm giao dịch chứng khoán. Để thu hút đông đảo nhà đầu tư nước ngoài chúng ta cần ổn định chính sách đầu tư, hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán. *
Luận văn liên quan