Dầu bôi trơn là những sản phẩm thu được từ VGO hoặc từ cặn khí quyển ít nhiều đã loại chất nhựa đường và các hydrocacbon thơm, chủ yếu gồm từ các parafin, isoparafin, naphten được gọi là dầu bôi trơn khi chúng dùng để bôi trơn. Những sản phẩm đó cũng được dùn như chất lỏng truyền động, cách điện.
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5611 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Tìm hiểu về dầu mỡ bôi trơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 6/14/2014 ‹#› Click to edit Master title style TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA KHOA Ô TÔ MÔN HỌC: THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ NHIÊN LIỆU, DẦU, MỠ BÀI : DẦU NHỚT BÔI TRƠN NHÓM : 8 LỚP : 123511 NĂM HỌC: 2013 - 2014 GV:THƯỢNG ÚY, KS:TRẦN ANH TUẤN DANH SÁCH NHÓM Bùi Trọng Khiêm Nguyễn Châu Thanh Nguyễn Phước Chung Ngô Văn Ngoan Chủ đề: Tìm hiểu về dầu mỡ bôi trơn Nội dung báo cáo : 1.Sơ Lược Về Dầu Mỡ Bôi Trơn 2.Mỡ Bôi Trơn Vòng Bi Ổ Đỡ 3.Dầu Nhớt Bôi Trơn Trong Động Cơ Diesel 4.Dầu Nhớt Bôi Trơn Trong Động Cơ Xăng 1. Sơ lược về dầu mỡ bôi trơn Dầu bôi trơn là những sản phẩm thu được từ VGO hoặc từ cặn khí quyển ít nhiều đã loại chất nhựa đường và các hydrocacbon thơm, chủ yếu gồm từ các parafin, isoparafin, naphten được gọi là dầu bôi trơn khi chúng dùng để bôi trơn. Những sản phẩm đó cũng được dùn như chất lỏng truyền động, cách điện.. Cách tạo ra dầu nhờn 2. Phân loại Theo cấp chất lượng API (American Petroleum Institute) : - Dầu nhờn dùng cho động cơ xăng được phân loại theo cấp chất lượng API cho đến thời điểm hiện nay được chia làm 9 loại: SA, SB, SC, SD, SE, SF, SG, SH, SJ (cấp chất lượng sau cao hơn cấp trước). - Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay đã cấm sử dụng loại SA, SB do không đạt yêu cầu chất lượng đối với các loại xe đang lưu hành. Xu hướng hiện nay đa số xe xăng đời mới đều khuyến cáo sử dụng dầu phẩm cấp API từ SG hoặc SH trở lên. - Riêng dầu nhờn dùng cho động cơ diesel phân loại theo API thành 7 loại: CA, CB, CC, CD, CDII, CE, CF. Các xe diesel nên sử dụng loại dầu có cấp phẩm chất CD trở lên. - Tuy vậy, nhiều hãng sản xuất dầu nhờn đều đã sản xuất loại dầu lưỡng dựng dùng chung cho cả động cơ xăng và diesel. Loại dầu này đều ghi rõ cấp phẩm chất chung như: SE/CD. SF/CE… Theo tiêu chuẩn độ nhớt SAE (Society of Automotive Engineer). Độ nhớt của dầu được đo bằng centisstock ở 1000C là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến tổn hao ma sát. Phân loại theo tiêu chuẩn độ nhớt SAE, dầu nhờn được phân loại làm 11 loại (OW, 5W, 10W, 15W, 20W, 25W, 20, 30, 40, 50, 60). Loại dùng cho mùa đông có ký hiệu W, còn lại là loại dùng cho mùa hè. Dầu đa cấp là dầu thoả mãn cả hai cấp độ nhớt dành cho mùa đông và mùa hè và có nhiệt độ ít thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Ở Việt Nam cấp độ nhớt thích hợp thường là loại dầu SAE 30, SAE 40, hoặc dầu đa cấp SAE 15W - 30, SAE 15W - 40, có độ nhớt nằm trong phạm vi 9,3 đến 16,3 cSt. Dầu bôi trơn hộp số,hệ truyền động:Sử dụng dầu hộp số (Dầu truyền động)Các xe ôtô dùng hộp số cơ (số tay) ở nước ta nên dùng loại dầu hộp số và dầu cầu có cấp phẩm chất API GL4 và GL5, SAE90, SAE70W-80, SAE 80W-90… Các xe dùng hộp số tự động dùng dầu hộp số có thương hiệu riêng như dầu Shell Dexron II. Thời gian thay dầu hộp số thường từ 20.000 đến 40.000km lăn bánh. Tuy vậy, thời gian thay dầu cầu xe thường kéo dài gấp hai lần thời gian thay dầu hộp số. Một số loại xe du lịch cao cấp như Ford Escape, Mondeo, Toyota Camry, Mercedes-Benz E240… đều quy định thời gian thay dầu hộp số tự động là 20.000km còn dầu cầu xe trong trường hợp vận hành ở điều kiện xấu thì cũng chạy đến 50.000km mới phải thay. Chỉ tiêu kỹ thuật Dầu hộp số(dầu truyền động GL4, LG5) SAE 90 SAE 140 Khối lượng riêng o 15°C, kg/l 0,8905 0,9030 Độ nhớt động học ở 100°C, cSt 16,5 30,0 Chỉ số độ nhớt (VI) 98 90 Nhiệt độ chop chay coc ho (°C) 230 240 Nhiệt độ đông đặc(°C) - 9 - 9 Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của đầu hộp số Nói đến dầu bôi trơn, người ta thường hay nghĩ ngay đến dầu nhờn dùng cho động cơ, ít khi nghĩ đến dầu bôi trơn dùng cho hệ truyền động, dù rằng loại dầu bôi trơn này cũng có nhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi tính năng đa dạng có lúc còn cao hơn cả dầu bôi trơn dùng cho động cơ. Vì vậy, dầu dùng để bôi trơn hệ truyền lực như dầu hộp số, dầu cầu xe, dầu hộp trợ lực tay lái… thực chất là các loại dầu bôi trơn bánh răng. So với dầu bôi trơn động cơ, ngoài những chức năng quen thuộc như bôi trơn, làm mát ra, dầu bôi trơn bánh răng của hộp số hoặc cầu xe còn có những tính năng riêng biệt như: -Có khả năng tạo màng dầu trị được áp suất tiếp xúc cao, bảo vệ bề mặt răng khi ăn khớp. -Có độ bám dính rất chắc trên bề mặt kim loại có tác dụng làm giảm tiếng ồn, giảm va đập khi làm việc (khi thay đổi tỷ số truyền hoặc thay đổi mô-men). -Giảm ma sát khi truyền lực khiến hiệu suất truyền lực cao. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là dầu bôi trơn bánh răng không có mối quan hệ tương đồng với các loại dầu bôi trơn động cơ. Vì vậy, dù dầu bánh răng và dầu động cơ có cùng một độ nhớt SAE như nhau nhưng tính năng lại khác biệt rất lớn. Đó là do nguồn gốc dầu pha chế và chất phụ gia dùng để pha chế dầu truyền động (dầu bánh răng) khác hẳn với các chất phụ gia dùng để pha chế dầu bôi trơn động cơ. Dầu bôi trơn bánh răng cần phải có các tính năng cơ bản sau đây:- Có chỉ số độ nhớt VI cao. Độ nhớt ổn định trong môi trường nhiệt độ thay đổi lớn.-Chịu được áp suất tiếp xúc cao (khả năng chịu cực áp lớn). Khi bánh răng ăn khớp truyền lực, màng dầu trên mặt bảo vệ mặt răng không gây dính kết kim loại.- Có độ bám dính tốt, độ bền nhiệt cao, ít bị ôxy hóa.- Ít tạo bọt khi dầu vung té hoặc bị khuấy trộn. Phân loại dầu bôi trơn bánh răng Dầu bôi trơn bánh răng (dầu hộp số hay dầu truyền động) phân loại theo tiêu chuẩn SAE.J300: phân loại theo độ nhớt centiStock ở 100°C thành 6 loại như bảng Loại dầu Độ nhớt cSt ở 100°C Min Max 75W 4,2 - 80W 7,0 - 85W 11,0 - 90W 13,5 <24,1 140W 24,0 <41,0 250W 41,0 - Dầu truyền động (dầu bánh răng) còn phân loại theo cấp phẩm chất API thành 6 nhóm theo điều kiện sử dụng cụ thể : Pham vi sử dụng Cấp phẩm chất GL1 Dùng cho hệ thống truyền động bánh răng hình trụ, trục vít, bánh răng côn xoắn, tải trọng nhỏ. GL2 Dùng cho hệ thống truyền động như nhóm 1 nhưng trụ tải trọng lớn và nhiệt độ cao. GL3 Dùng cho hệ truyền động bánh răng trụ xoắn, bánh răng côn xoắn chịu tải trọng lớn và nhiệt độ cao. GL4 Dùng cho hệ thống truyền động bánh răng hypoit làm việc với tốc độ cao và mô-men lớn. GL5 Dùng cho hệ thống truyền động bánh răng hypoit có tải trọng va đập lớn, tốc độ cao, mô-men lớn. GL6 Dùng cho hệ truyền động bánh răng hypoit có tải trọng va đập lớn, tốc độ quay và di chuyển dọc trụ lớn, truyền mô-men lớn và tải trọng va đập mạnh. Tuy phân loại và phân cấp như trên nhưng các hãng sản xuất dầu bôi trơn còn thuờng dùng các thương hiệu riêng của hãng mình như Shell Advance, Shell Dentax, BP Gear oil, Mobil Mobilube, Caltex Thuban, Castrol Deusol Gear, APP.EP để giới thiệu loại dầu truyền động. Các loại dầu trên thuờng có hai loại độ nhớt 90 và 140 cSt ở 100°C và cấp phẩm chất GL4 hoặc GL5. Một số công dụng của dầu bôi trơn: -Bôi trơn các bề mặt có chuyển động trượt giữa các chi tiết nhằm giảm ma sát do đó giảm mài mòn, tăng tuổi thọ của chi tiết. Do vậy tổn thất cơ giới trong động cơ giảm, và hiệu suất sẽ tăng tức là tăng tính kinh tế của động cơ. -Rửa sạch bề mặt ma sát của các chi tiết. Trên bề mặt ma sát, trong quá trình làm việc thường có các vẩy rắn tróc ra khỏi bề mặt. Dầu bôi trơn sẽ cuốn trôi các vảy tróc sau đó được giữ lại ở các phần tử lọc của hệ thống bôi trơn, tránh cho bề mặt làm việc bị cào xước. -Vì vậy, khi động cơ chạy rà sau khi lắp ráp, sửa chữa, khi đó còn rất nhiệu mạt kim loại còn sót lại trong quá trình lắp ráp và nhiều vẩy rắn bị tróc ra khi chạy rà, do vậy phải dùng dầu bôi trơn có độ nhớt nhỏ để tăng khả năng rửa trôi các mạt bẩn trên bề mặt. -Làm mát một số chi tiết. Do ma sát tại các bề mặt làm việc như Piston - xi lanh, trục khuỷu - bạc lót... sinh nhiệt. Mặt khác, một số chi tiết như Piston, vòi phun... còn nhận nhiệt của khí cháy truyền đến. Do đó nhiệt độ một số chi tiết rất cao, có thể phá hỏng điều kiện làm việc bình thường của động cơ như bị gãy, bị kẹt, giảm độ bền của các chi tiết. Nhằm làm nhiệt độ của các chi tiết này, dầu từ hệ thống bôi trơn có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chi tiết được dẫn đến các chi tiết có nhiệt độ cao để tải (mang) nhiệt đi. -Bao kín khe hở giữa các chi tiết như cặp Piston - xi lanh - xecment, vì vậy khi lắp ráp cụm chi tiết này phải bôi dầu vào rãnh xecment và bề mặt xi lanh.-Chống ôxy hóa (kết gỉ) bề mặt chi tiết nhờ những chất phụ gia trong dầu. 2.Mỡ bôi trơn vòng bi ổ đỡ - Khái niệm về mỡ bôi trơn:mỡ bôi trơn là một loại vật liệu bôi trơn, thể đặc nhuyễn , nặng hơn dầu nhờn, nó có khả năng làm giảm hệ số ma sát xuống nhiều lần ( nhưng so với dầu nhờn thì giảm hệ số ma sát này vẫn kém hơn), tỉ trọng của mỡ bôi trơn thường được tính bằng 1,00 -Thành phần của mỡ bôi trơn: mỡ là chất bôi trơn được sản xuất từ hai thành phần chính là dầu khoáng và chất làm đặc, ngoài ra còn có các chất phụ gia khác. Phân loại: -Các nhà sản xuất thường phân loại mỡ bằng độ lún kim NLGI (National Lubricating Grease Institute), theo tiêu chuẩn này mỡ có 9 loại: 000; 00; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6. Trong đó, số ký hiệu càng lớn thì độ lún kim càng nhỏ. Loại 6 là mỡ rắn nhất với NLGI là 85-115 (gần như đất sét), loại 000 là loãng nhất (gần như dầu) với chỉ số lún kim lớn nhất 445-475. Ký hiệu mỡ hoặc độ lún kim thường được ghi ngay trên bao gói, nhãn hàng hóa, ví dụ: Energrease LS2, LC2; mỡ PLC grease L2, L3 hoặc G310, G354... -Những điều kiện làm việc của bề mặt cần bôi trơn chính là tiêu chuẩn để chọn loại mỡ tương ứng, đó là: tải trọng, nhiệt độ, mức bao kín, độ ẩm vùng làm việc, tình trạng tiếp xúc với nước... 3 loại mỡ ký hiệu 1-2-3 với độ lún kim khoảng 310-250 thường dùng cho ôtô, xe máy.- Các gối đỡ giảm xóc, các-đăng có vú bơm mỡ nên chọn loại số 0 hoặc số 1 (đủ nhão để bơm được), trục bánh xe máy, cổ phuốc, rô-tuyn tay lái thường dùng mỡ số 2, trục láp ôtô số 2 hoặc 3. Khác biệt căn bản của mỡ với dầu bôi trơn là thời gian hoạt động của chúng rất dài, chỉ cần tiến hành thay hoặc bơm thêm mỡ vào các định kỳ bảo dưỡng. Ví dụ, xe máy cần được thay hoặc thêm mỡ khi chạy được 12.000-15.000 km, ôtô sau 100.000-150.000 km. 3.Dầu nhớt bôi trơn trong động cơ Diezenl: Dầu nhớt động cơ diesel, tải trọng năng, được pha chế đặc biệt để bôi trơn các loại động cơ diesel có tuốc-bô tăng áp hoặc nạp khí tự nhiên yêu cầu loại nhớt đạt cấp hiệu năng API CD tại các thị trường nhạy cảm về giá hoặc ở các điều kiện vận hành yêu cầu phải thay nhớt thường xuyên. Phân loại: -Nhớt động cơ diesel được phân thành các cấp API từ CA cho đến CD (API CA, API CB, API CC, API CD. Thời kỳ đầu, dầu nhớt có chức năng chủ yếu là bảo vệ và kéo dài tuổi thọ động cơ. -Về sau nhớt còn đảm đương thêm nhiều chức năng khác như giúp động cơ giảm tiêu hao nhiên liệu và hiện nay thì góp phần làm giảm thiểu khí xả độc hại để động cơ đạt các tiêu chuẩn khí xả như Euro 3, 4 hoặc 5. ỨNG DỤNG - Động cơ diesel ( cao tốc bốn thì, nạp khí tự nhiên hoặc có tuốc bô tăng áp ) - Xe vận tải - Các loại xe thi công cơ giới - Máy kéo nông nghiệp - Động cơ diesel nhỏ trong vận tải thuỷ ( thuyền đánh cá, vận tải sông ...) - Máy phát điện. ƯU ĐIỂM - Bảo vệ động cơ tốt - Hệ phụ gia chống mài mòn gốc kim loại-hữu cơ tạo nên màng bảo vệ trên các bề mặt tiếp xúc để chống mài mòn. Phụ gia chống ăn mòn hữu hiệu giúp bảo vệ ổ bi và các bộ phận của động cơ không bị rỉ và ăn mòn. - Độ nhớt đa cấp (cấp SAE 20W-50) làm gia tăng tính năng bảo vệ chống mài mòn do bảo đảm sự lưu thông dầu nhanh chóng khi khởi động và duy trì độ dày màng dầu ở nhiệt độ cao tại vùng xéc-măng. - Duy trì hiệu năng của động cơ -Sự phối hợp giữa phụ gia tẩy rửa và hụ gia phân tán giúp duy trì công suất và hiệu năng của động cơ bằng cách hạn chế cặn bám pít-tông và xéc-măng ở điều kiện nhiệt độ cao. - Kéo dài thời gian giữa các lần đại tu. - Tính năng ổn định oxy hoá tốt giúp chống lại sự xuống cấp và hạn chế hiện tượng hoá đặc của dầu để giữ cho đường dầu và phin lọc dầu không bị tác. Các đặc tính chính của dầu nhớt Cấp độ nhớt SAE 40 20W-50 Mã sản phẩm 500388 500380 Chỉ số kiềm D2896 mg KOH/g D4739 mg KOH/g 6,0 5,5 6,0 5,5 Tro sun-phát , % KL 0,79 0,79 Độ nhớt mm2/s ở 400C mm 2/s ở 100oC 145 14,4 174 19,1 Chỉ số độ nhớt 97 125 Kẽm, % KL 0,05 0,05 Một số loại dầu nhớt bôi trơn động cơ Diezenl trên thị trường hiên nay dành cho ô tô:--Dầu nhớt Castrol.--Dầu nhớt total.--Dầu nhớt Agip.--Dầu nhớt Shell.--Và một số sản phảm khác. 4.Dầu nhớt bôi trơn động cơ xăng: Dầu nhớt cho động cơ diesel chiếm 40% và 60% dành cho động cơ xăng (một đặc thù của Việt nam là thị trường với hơn 30 triệu động cơ xe mô tô và gắn máy sử dụng xăng) nhưng thị trường cho xe ô tô sử dụng xăng rất thu hẹp về số lượng (1 triệu đơn vị/90 triệu dân). Các tính năng: -Được pha chế bằng công nghệ chứa phụ gia làm sạch Giúp ngăn chặn bụi bẩn & sự hình thành cặn bùn và do đó có thể bảo vệ và kéo dài tuổi thọ động cơ. -Chống oxi hóa. Chống phân hủy dầu trong suốt chu kỳ thay dầu yêu cầu. -Độ nhớt đa cấp. Khởi động lạnh dễ hơn so với các loại dầu đơn cấp. Cấp chất lượng của nhớt động cơ xăng được ký hiệu là API SA, SB, SC… đến cấp mới nhất hiện nay là API SN. -Trong đó chữ cái cuối dùng để phân biệt các cấp và được xếp theo bảng chữ cái, chữ cái càng đứng sau thì biểu thị cho phẩm cấp càng cao hơn. Ví dụ phẩm cấp API SN thì cao hơn SM ; SM cao hơn SL. Các chỉ tiêu đối với dầu nhớt cho động cơ xăng: -Duy trì được độ nhớt để bôi trơn liên tục. -Chống gỉ, chống ăn mòn hoá học.-Đặc biệt là có tính phân tán cao (thông thường là cá phân tử lưỡng cực giữ cho các cặn, nước, acid hữu cơ, bùn,..lơ lửng trong dầu - không bám dính trên thành kim loại). Một số loai dầu nhớt dành cho động cơ xăng: -Dầu nhớt của Shell.-Dầu nhớt của Castrol.-Dầu nhớt của Niko.-Và của một số hãng khác. NỘI DUNG BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT.NHÓM 8 Xin chân thành cảm ơn các bạn và thầy đã theo dõi. . .