Ra đời vào tháng 01/ 1956 với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45 Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956.
Giai đoạn 1976 - 1980 khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan, Philipine, Malaysia và Singapore.
Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO)
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3939 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình Vietnam Airlines - Linh hoạt để cạnh tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vietnam Airlines - Linh hoạt để cạnh tranh Thành viên: Lê Thị Hiền Lê Ngọc Thế Trương Thị Hồng Nguyệt Giới thiệu sơ lược về Vietnam Airlines Ra đời vào tháng 01/ 1956 với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956. Giai đoạn 1976 - 1980 khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan, Philipine, Malaysia và Singapore. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) Giới thiệu sơ lược về Vietnam Airlines Tháng 4 năm 1993 Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1996, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt. Hãng hàng không đẳng cấp thế giới Trong vòng 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/ năm (trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng không có uy tín trong khu vực châu Á nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt tại Đông Dương. Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thường lệ, ngày nay mạng đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng đến 20 tỉnh, thành phố trên cả nước và 40 điểm đến quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á. Tóm tắt nội dung của bài đọc Case study cho biết: Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) trong năm qua đạt mức tăng trưởng ấn tượng nhờ nhiều yếu tố thuận lợi. Du lịch phát triển tốt Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong môi trường an ninh, Chính trị ổn định. Hàng loạt sự kiện kinh tế mang tính toàn cầu diễn ra, như gia nhập WTO, tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC đã tác động tích cực đến thị trường vận tải hàng không nói chung và của Vietnam Airlines nói riêng. Tuy nhiên, hãng đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ khi nhiều hãng hàng không quốc tế lớn, đặc biệt là hàng không giá rẻ, vào Việt Nam. Tóm tắt nội dung của bài đọc Những thách thưc lớn: Giá xăng dầu tăng cao. Thị trường thuê mua máy bay khan hiếm. Cạnh tranh giữa các hãng hàng không trên đường bay quốc tế trở nên gay gắt. Trước tình hình như trên: Vietnam Airlines đã kiên trì thực hiện: Định hướng chiến lược dài hạn. Kết hợp với chính sách điều hành linh hoạt. Chủ động nhằm đa dạng hoá sản phẩm. Những dấu mốc quan trọng Năm 2006 cũng đánh dấu năm thứ 10 liên tiếp Vietnam Airlines đảm bảo an toàn bay tuyệt đối Ngày 7/7/2006, Vietnam Airlines đạt được chứng chỉ về an toàn khai thác bay của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), Ngày 5/12/2006, IATA đã chính thức kết nạp Vietnam Airlines là thành viên của tổ chức này. Trả lời câu hỏi: VietNam airlines đã làm gì để thể hiện sự linh hoạt trong cạnh tranh.? Thể hiện qua các chiến lược sau: 1. Cạnh tranh trên từng đường bay 2. Chủ động hội nhập khi nhiều hãng hàng không chuẩn bị “cất cánh” 3. Linh hoạt, chủ động đa dạng hoá sản phẩm cũng như các mức giá vé để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả khai thác. 4. Phát triển đường bay, mạng bay và nâng cao hiệu quả từng đường bay 5. Bán vé điện tử Trả lời câu hỏi thứ 2:Những hoạt động marketing quốc tế nào mà Vietnam airlines phải thực hiện để phát triển thương hiệu cũng như mở rộng phạm vi kinh doanh của mình ra toàn cầu? Tăng ngân sách đầu tư marketing cho quảng cáo, truyền thông và quảng bá doanh nghiệp Hợp tác với các DN nước ngoài, sử dụng thương hiệu toàn cầu của họ để mở rộng thị trường, tiếp thu công nghệ tiên tiến và xây dựng những lợi thế cạnh tranh của VNA. Kết hợp Chính phủ VN để cùng tham gia các diễn đàn KT nước ngoài thông qua đó tìm đối tác chiến lược. Kết hợp các chương trình quảng bá ‘”Đất nước và con người Việt Nam” của chính phủ VN như là một kênh quảng cáo hiệu quả với ngân sách hợp lý cũng như xây dựng VNA đẹp, thân thiện như con người Việt Nam. Mở rộng chương trình thẻ VIP Bông Sen Vàng ra thị trường nước ngoài bằng hình thức kết hợp với các khách sạn 5 sao, Trung Tâm Thương Mại Lớn, Khu Du Lịch… Luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng thông qua phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện và luôn tạo sự đột phá với những điều lý thú, hấp dẫn hành khách khi sử dụng các chuyến bay VNA như: Qùa tặng lưu niệm, món ăn độc đáo, cung cấp những tiện nghi như phục vụ truyện tranh cho thiếu nhi, phim ảnh, ca nhạc, giới thiểu điểm đến, camera quan sát trên hệ thống màn hình LCD... Nhằm tạo nên chuyến bay như một hành trình du lịch trên không. Hoạt động mang nặng tính trách nhiệm XH tạo niềm tin và hình ảnh đẹp nơi khách hàng như các chuyến bay vận tải cứu trợ… Tăng cường các dịch vụ giá rẻ nhưng đảm bảo chất lượng và an toàn bay. THAY MẶT VNA XIN CHÚC CÁC BẠN MỘT NGÀY 8-3 VUI VẺ VÀ HẠNH PHÚC. CHÂN THÀNH CẢM ƠN!