MỤC LỤC
MỞ ĐẦU1
I. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VỀ CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG2
I.1. Tính tất yếu khách quan của việc hạch toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp2
I.1.1. Dự phòng và tích hợp dự phòng là gì?2
II.1.2 Ý nghĩa thực tiễn của việc lập dự phòng3
II.2 Nội dung cơ bản của chế độ kế toán về trích lập, sử dụng và hạch toán các khoản dự phòng tại doanh nghiệp4
I.2.1. Những vấn đề chung4
II.2.2 Nội dung chế độ kế toán của kế toán các khoản dự phòng hiện hành5
II.2.2.1 Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho6
II.2.2.2. Hạch toán dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính8
II.2.2.3. Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi12
II. 2.2 4. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp15
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN Dự PHÒNG TRONG DOANH NGHIỆP16
II.1 Đánh giá chung về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới các khoản hạch toán dự phòng16
II.1.1 Những ưu điểm của hệ thống quy phạm mới17
III.1.2 Những hạn chế cần khắc phục của hệ thống văn bản quy phạm mới19
II.2 Kiến nghị21
II.2.1 Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành những văn bản quy phạm pháp luật trên21
II.2.2 Một số kiến nghị với doanh nghiệp trong quá trình vận dụng các văn bản pháp quy nêu trên23
KẾT LUẬN26
TÀI LIỆU THAM KHẢO27
I. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VỀ CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG
I.1. Tính tất yếu khách quan của việc hạch toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp
I.1.1. Dự phòng và tích hợp dự phòng là gì?
Dự phòng là sự xác nhận về phương diện kế toán một khoản giảm giá trị tài sản hay lợi ích kinh tế của doanh nghiệp do những nguyên nhân mà hậu quả của chúng chưa thực chắc chắn.
Việc trích lập và hoàn nhập dự phòng được tiến hành vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính và phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản.
Thứ nhất, doanh nghiệp phải trích lập các khoản dự phòng tại thời điểm cuối kỳ kế toán nếu: giá gốc ghi sổ kế toán của hàng tồn kho, của các loại chứng khoán lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được; các khoản vốn đầu tư vào tổ chức kinh tế bị tổn thất kinh tế do tổ chức kinh tế bị lỗ; các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi;…
Thứ hai, việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật tư, hàng hóa, từng loại chứng khoán bị giảm giá, từng khoản nợ phải thu khó đòi. Sau đó, kế toán phải tổng hợp toàn bộ các khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết dự phòng cho từng loại. Từ đó, tiến hành đối chiếu, so sánh với số dự phòng trích lập cuối kỳ kế toán trước còn lại chưa sử dụng hết để xác định số dự phòng phải trích lập bổ sung hay hoàn nhập.
Thứ ba, nếu số dự phòng trích lập cho kỳ kế toán mới bằng số dư khoản dự phòng còn lại chưa sử dụng, doanh nghiệp không phải trích lập bổ sung dự phòng. Nếu số dự phòng phải trích lập cho kỳ kế toán tới cao hơn số dư khoản dự phòng còn lại chưa sử dụng, doanh nghiệp phải trích lập bổ sung số dự phòng còn thiếu. Ngược lại, nếu số dự phòng phải trích lập cho kỳ kế toán tới thấp hơn số dự phòng giảm giá còn lại chưa sử dụng, doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch dự phòng không sử dụng đến.
Thứ tư, doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định. Riêng việc trích lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp thì thực hiện theo hợp đồng hay cam kết với khách hàng.
.
28 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3437 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bàn về chế độ hạch toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đang bước sang một giai đoạn phát triển mới đầy cơ hội và thách thức, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Theo như cam kết gia nhập, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã có những điều chỉnh, tạo nên tính thống nhất cao, tính ứng dụng thật phù hợp với điều kiện của mọi loại hình doanh nghiệp.
Trong công tác hạch toán các khoản dự phòng của doanh nghiệp, đã có hai văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, phù hợp với tình hình mới. Đó là quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp”, thông tư số 13/2006/TT – BTC hướng dẫn “chế độ trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp ”. Một điều rất quan trọng là các văn bản này đã quy định thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, hai văn bản trên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót gây khó khăn trong quá trình hạch toán của doanh nghiệp. Vì vậy, em xin chọn đề tài “Bàn về chế độ hạch toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp ” để làm rõ vấn đề trên và từ đó đưa ra một số kiến nghị phù hợp.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thày giáo hướng dẫn. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ hạn chế, đề án môn học không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy cô và các bạn đóng góp những ý kiến quý báu để đề tài hoàn thiện hơn.
I. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VỀ CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG
I.1. Tính tất yếu khách quan của việc hạch toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp
I.1.1. Dự phòng và tích hợp dự phòng là gì?
Dự phòng là sự xác nhận về phương diện kế toán một khoản giảm giá trị tài sản hay lợi ích kinh tế của doanh nghiệp do những nguyên nhân mà hậu quả của chúng chưa thực chắc chắn.
Việc trích lập và hoàn nhập dự phòng được tiến hành vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính và phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản.
Thứ nhất, doanh nghiệp phải trích lập các khoản dự phòng tại thời điểm cuối kỳ kế toán nếu: giá gốc ghi sổ kế toán của hàng tồn kho, của các loại chứng khoán lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được; các khoản vốn đầu tư vào tổ chức kinh tế bị tổn thất kinh tế do tổ chức kinh tế bị lỗ; các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi;…
Thứ hai, việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật tư, hàng hóa, từng loại chứng khoán bị giảm giá, từng khoản nợ phải thu khó đòi. Sau đó, kế toán phải tổng hợp toàn bộ các khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết dự phòng cho từng loại. Từ đó, tiến hành đối chiếu, so sánh với số dự phòng trích lập cuối kỳ kế toán trước còn lại chưa sử dụng hết để xác định số dự phòng phải trích lập bổ sung hay hoàn nhập.
Thứ ba, nếu số dự phòng trích lập cho kỳ kế toán mới bằng số dư khoản dự phòng còn lại chưa sử dụng, doanh nghiệp không phải trích lập bổ sung dự phòng. Nếu số dự phòng phải trích lập cho kỳ kế toán tới cao hơn số dư khoản dự phòng còn lại chưa sử dụng, doanh nghiệp phải trích lập bổ sung số dự phòng còn thiếu. Ngược lại, nếu số dự phòng phải trích lập cho kỳ kế toán tới thấp hơn số dự phòng giảm giá còn lại chưa sử dụng, doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch dự phòng không sử dụng đến.
Thứ tư, doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định. Riêng việc trích lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp thì thực hiện theo hợp đồng hay cam kết với khách hàng.
II.1.2 Ý nghĩa thực tiễn của việc lập dự phòng
Dự phòng thực chất là việc ghi trước một khoản chi phí thực tế chưa thực chi vào chi phí kinh doanh, chi phí đầu tư tài chính của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ sau. Dự phòng làm tăng tổng chi phí nên nó đồng nghĩa với sự tạm thời giảm thu nhập ròng của niên độ báo cáo – niên độ lập dự phòng.
Thực chất, lập dự phòng của các niên độ kế toán trong doanh nghiệp không làm thay đổi lợi nhuận trong dài hạn, mà chỉ là quá trình chuyển lợi nhuận từ kỳ kế toán này sang kỳ kế toán khác. Như vậy, lợi nhuận trong các năm sẽ ổn định, tránh những ảnh hưởng lớn gây “sốc” tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua các giai đoạn, trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam như hiện nay, cùng với những cơ hội phát triển kinh doanh, không tránh khỏi những rủi ro kinh tế. Những rủi ro này có thể do những nguyên nhân khách quan (thiên tai, địch họa…) hay do những nguyên nhân chủ quan (thị trường tài chính biến động, giá nguyên vật liệu trong nước và thế giới thay đổi, con nợ phá sản…).
Vì vậy, để hạn chế tác hại của những rủi ro kinh tế, việc trích lập dự phòng là một yêu cầu bắt buộc của doanh nghiệp. Nó sẽ tạo ra một sự ổn định cho doanh nghiệp kể cả khi doanh nghiệp rơi vào tình huống khó khăn, giúp cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, tránh trường hợp phá sản do mất khả năng thanh toán,…
Việc trích lập dự phòng thường diễn ra đối với các khoản mục tài sản, phải thu chịu tác động rất lớn từ những yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp. Ví dụ như các khoản mục sau:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính
Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại
doanh nghiệp
Việc trích lập và sử dụng, hạch toán các khoản dự phòng đã được quy định tại thông tư số 13/2006/TT – BTC ngày 27/02/2006 và quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006.
II.2 Nội dung cơ bản của chế độ kế toán về trích lập, sử dụng và hạch toán các khoản dự phòng tại doanh nghiệp
I.2.1. Những vấn đề chung
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn tạo lập cơ chế thị trường. Hệ thống chế độ kế toán ban hành cho các doanh nghiệp cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Vì vậy, chế độ trích lập, sử dụng và hạch toán các khoản dự phòng cũng liên tục được bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.
Lần đầu tiên, chế độ kế toán Việt Nam được ban hành. Đó là Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995. Chế độ kế toán đã quy định những vấn đề cơ bản về trích lập, sử dụng và hạch toán các khoản dự phòng. Tiếp theo, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 33/1988/TT –BTC ngày 17/03/1998 “Hướng dẫn hạch toán trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp Nhà nước”, Thông tư số 107/2001/TT – BTC ngày 31/12/2001 “Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ khó đòi tại doanh nghiệp”.
Tuy nhiên, do quá trình phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, việc điều chỉnh chế độ kế toán nói chung, chế độ kế toán về các khoản dự phòng nói riêng là rất cần thiết. Đặc biệt là việc phải thống nhất các văn bản, tạo nên sự thống nhất của việc hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế. Khi chúng ta gia nhập WTO, sẽ không còn sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, năm 2006, Bộ Tài chính đã ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp mới, theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/ 2006. Và ngày 27/02/2006, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 13/2006/TT – BTC “Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tốn kho, tổn thất của khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp”.
Đây thực sự là một cột mốc quan trọng của việc trích lập và hạch toán các khoản dự phòng. Ngoài việc bổ sung thêm các vấn đề kinh tế phát sinh, thông tư mới này đã đem tới cho doanh nghiệp Việt Nam một định hướng hạch toán thống nhất. Cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan Thuế cũng dễ dàng quản lý các khoản thu chi hơn nữa, tránh trường hợp trốn thuế của doanh nghiệp.
II.2.2 Nội dung chế độ kế toán của kế toán các khoản dự phòng hiện hành
Theo Thông tư số 13/2006/TT – BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 27/02/2006, những khoản dự phòng cơ bản và quan trọng của doanh nghiệp Việt Nam là:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính
Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp
II.2.2.1 Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
* Đối tượng lập dự phòng: Bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển…), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện hay đảm bảo thực hiện:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng bán tồn kho.
- Là những vật tư, hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Nếu doanh nghiệp có nguyên vật liệu mà giá trị thuần có thể thực hiện thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giá nguyên vật liệu tồn kho đó.
* Mức lập dự phòng tính theo công thức
Lập dự phòng tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp vào toàn bộ bảng kê chi tiết. Bảng kê là cơ sở hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành sản phẩm tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.
* Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Tài khoản sử dụng: TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
+ Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không dùng đến.
+ Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có
- Cuối kỳ kế toán, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho kỳ trước còn lại lớn hơn số dự phòng cần trích lập cho kỳ này, kế toán hoàn nhập số chênh lệch thừa:
Nợ TK 159 (Chi tiết từng loại): Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không dùng đến
Có TK 632 : Giảm giá vốn hàng bán trong kỳ
- Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho kỳ trước còn lại nhỏ hơn số dự phòng cần trích lập cho kỳ này, kế toán bổ sung vào giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: Tăng giá vốn hàng bán trong kỳ
Có TK 159 (Chi tiết từng loại): Trích lập bổ sung dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Trong kỳ kế toán tiếp theo, nếu các loại hàng tồn kho được sử dụng hay tiêu thụ, khoản dự phòng trên phải được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán.
+ Bút toán 1:
Nợ TK 632: Ghi tăng giá vốn hàng bán (nếu tiêu thụ)
Nợ TK 621, 627, 641, 642…: Ghi tăng chi phi (nếu dùng cho sản xuất)
Có TK 151, 152, 153, 155, 156…: Gía gốc của hàng tồn kho
+ Bút toán 2:
Nợ TK 159 (Chi tiết từng loại): hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632: Ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ
Sơ đồ 1:
II.2.2.2. Hạch toán dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính
* Đối tượng: là các khoản chứng khoán, khoản vốn của doanh nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế khác có đủ các điều kiện sau:
- Nếu là các khoản đầu tư chứng khoán:
+ Các khoản chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu công ty …được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
+ Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán.
Vì vậy, chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường sẽ không được lập dự phòng giảm giá.
- Nếu là khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp vào tổ chức kinh tế là đơn vị thành viên, các loại hình công ty khác nhau theo quy định thì phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã xác định theo phương án kinh doanh trước khi đầu tư).
* Phương án lập dự phòng
- Các loại chứng khoán đầu tư
+ Mức lập dự phòng tính theo công thức:
+ Phải trích lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính được tập hợp lại vào bảng kê, là căn cứ hạch toán chi phí tài chính của doanh nghiệp.
- Các khoản đầu tư tài chính dài dạn
+ Công thức tính lập mức dự phòng
+ Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư tài chính và được tổng hợp lại vào bảng kê. Đây là căn cứ hạch toán chi phí tài chính của doanh nghiệp.
* Phương pháp hạch toán
- Tài khoản sử dụng
+ Tài khoản 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn”
+ Bên nợ: Số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn đã sử dụng trong kỳ. Hoàn nhập số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn không dùng tới
Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn không dùng tới
+ Bên có: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn hiện còn
+ Tài khoản 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn”
+ Bên nợ: Số dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn đã sử dụng trong kỳ.
Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn cho kỳ tới
+ Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn không dùng tới
+ Dư có: Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn hiện còn
- Cuối kỳ kế toán, nếu dự phòng đã trích cuối kỳ còn lại lớn hơn số dự phòng cần trích cho kỳ tới, kế toán ghi:
Nợ TK 129(chi tiết cho từng loại): Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn không dùng đến
Nợ TK 229 (chi tiết cho từng loại): Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn không dùng đến
Có TK 635: Ghi giảm chi phí hoạt động tài chính
- Ngược lại, cuối kỳ kế toán, nếu dự phòng đã trích cuối kỳ còn lại nhỏ hơn số dự phòng cần trích cho kỳ tới, kế toán ghi:
Nợ TK 635: Ghi tăng chi phí tài chính
Có TK 129 (chi tiết từng loại): trích dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Có TK 229 (chi tiết từng loại): trích dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
- Trong kỳ kế toán tiếp theo, nếu đối tượng đã trích lập dự phòng giảm giá từ cuối kỳ trước đã bán hay thu hồi, không thu hồi được, thu hồi không đủ,…kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 111, 112,…: Số đã thu (nếu có)
Nợ TK 129 (chi tiết từng loại): Số thiệt hại trừ vào dự phòng đã lập
Nợ TK229 (chi tiết từng loại): Số thiệt hại trừ vào dự phòng đã lập
Nợ TK 635: Số thiệt hại vượt mức dự phòng đã lập được ghi tăng chi phí tài chính
Có TK liên quan (121, 128, 222, 223,228): Giá gốc ghi sổ của khoản đầu tư
- Nếu dự phòng giảm giá đã nhập không dùng hay không dùng hết, hoàn nhập lại như sau:
Nợ TK 111, 112,…: Số thu hồi
Nợ TK 129, 229 (chi tiết từng loại): số thiệt hại trừ vào dự phòng đã lập
Có TK liên quan (121, 128, 222, 223, 228):
- Hoàn nhập số dự phòng giảm giá đầu tư còn lại của chứng khoán đã thu hồi
Nợ TK 129, 229 (chi tiết từng loại): hoàn nhập dự phòng còn lại
Có TK 635: ghi giảm chi phí tài chính
Sơ đồ 2:
Sơ đồ 3:
II.2.2.3. Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi
* Đối tượng lập dự phòng
Các khoản nợ phải thu đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền nợ, gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ
- Có đủ căn cứ xác minh là nợ khó đòi
+ Quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng, khế ước vay nợ, cam kết nợ
+ Chưa tới thời kỳ thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã phá sản, giải thể, cá nhân mất tích, bỏ trốn, bị chết,…
* Phương pháp lập dự phòng
Doanh nghiệp dự kiến tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ để lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập như sau:
+ 30% giá trị khoản nợ quá hạn 3 tháng tới 1 năm
+ 50% giá trị khoản nợ quá hạn 1 năm tới 2 năm
+ 70% giá trị khoản nợ quá hạn 2 năm tới 3 năm
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức hay cá nhân không còn khả năng thanh toán, doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất để lập dự phòng,.
- Doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
* Phương pháp hạch toán
- Tài khoản sử dụng: TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”
Bên nợ: Phản ánh số dự phòng phải thu khó đòi đã sử dụng trong kỳ.
Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi không dùng đến nữa
Bên có: Trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho kỳ kế toán tới
Dư có: Dự phòng phải thu khó đòi hiện còn
- Cuối kỳ kế toán, nếu số dự phòng phải thu khó đòi còn lại lớn hơn số dự phòng phải trích lập cho kỳ tới, kế toán phải hoàn nhập chênh lệch thừa:
Nợ TK 139 (chi tiết từng khoản): Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi không dùng đến
Có TK 642 (6426): Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ
Ngược lại, kế toán ghi:
Nợ TK 642 (6426): Ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ
Có TK 139 (chi tiết từng khoản): Trích bổ sung dự phòng phải thu khó đòi
- Kỳ tới, nếu đã thu hồi lại, không thu hồi được, đã xử lý xóa sổ,…kế toán ghi:
+ Trường hợp thiệt hại lớn hơn dự phòng đã lập:
Nợ TK 111, 112, …: Số tiền đã thu hồi (nếu có)
Nợ TK 139 (chi tiết cho từng khoản): Số tiền không thu hồi được hay đã xóa sổ
Nợ TK 642 (6426): Ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, số thiệt hại không thu hồi được hay xóa sổ
Có TK 131, 138, 331,…: Tổng số các khoản phải thu đã thu hay xóa sổ
+Trường hợp thiệt hại nhỏ hơn dự phòng đã lập: Nợ TK 111, 112: Số tiền đã thu hồi
Nợ TK 139 (chi tiết từng khoản): Số tiền không thu hồi được hay đã xóa sổ
Có TK 131, 138, 331,…: Số các khoản phải thu đã thu hay xử lý xóa sổ
- Hoàn nhập dự phòng
Nợ TK 139 (chi tiết cho từng khoản): Hoàn nhập số dự phòng phải thu hồi khó đòi còn lại chưa dùng đến
Có TK 642 (6426): Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Sơ đồ 4:
Sơ đồ hạch toán
II. 2.2 4. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp
* Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng và văn bản quy định khác.
* Phương pháp lập dự phòng
- Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất và tiến hành lập dự phòng cho từng sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp cam kết bảo hành.
- Tổng mức lập dự phòng đã cam kết với khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ.
- Sau khi lập dự phòng, tổng hợp chi tiết vào bảng kê, làm căn cứ chi phí hạch toán bán hàng.
* Phương pháp hạch toán
- Trích trước chi phí bảo hành sản phẩm
Nợ TK 641 (6415): Chi phí bảo hành
Có TK 352: Dự phòng phải trả
- Phát sinh chi phí bảo hành
Nợ TK 621, 622, 627:
Có TK 111, 112, 152, 214,334,…
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí bảo hành thực tế
Nợ TK 154: Chi phí dở dang
Có Tk 621, 622, 627:
- Khi bảo hành xong bàn giao khách hàng
Nợ TK 352: Dự phòng phải trả
Có TK 154: Chi phí dở dang
- Nếu khoản trích trước chi phí bảo hành lớn hơn chi phí thực phát sinh hoàn nhập dự phòng
Nợ TK 352: Dự phòng phải trả
Có TK 641: Chi phí bán hàng
Sơ dồ 5:
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN Dự PHÒNG TRONG DOANH NGHIỆP
II.1 Đánh giá chung về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới các khoản hạch toán dự phòng
Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời kỳ đổi mới. Hệ thống các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần nền kinh tế tăng trưởng liên tục. Hiện nay cả nước đã có 230 000 doanh nghiệp và sẽ có khoảng 500 000 trong thời gian không lâu.
Yêu cầu hạch toán kế toán trong doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu, và quá trình trích lập, hạch toán dự phòng trong doanh nghiệp cũng như vậy. Cột mốc quan trọng nhất chính là quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp ”. Lần đầu tiên, phương pháp hạch toán các khoản dự phòng được đề cập và quy định thống nhất tại một văn bản pháp quy.
Tiếp theo, Bộ Tài chính đã ban hành một loạt các thông tư hướng dẫn việc trích lập, sử dụng, hạch toán các khoản dự phòng như thông tư số 33/1998/TT –BTC, thông tư số 107/2001/TT – BTC.
Năm 2006 thực sự là dấ