Bàn về kế toán khấu hao tài sản cố định

Ngày nay, trong xu hướng “phẳng ra” của thế giới khiến các nước phải tự thích nghi để phát triển.Xu thế này không chỉ mang lại cho đất nước chúng ta những cơ hội mà nó cũng chứa đầy những thách thức khiến mỗi quốc gia phải không ngừng đổi mới,cập nhật và học hỏi từ các nước khác nhưng cũng cần xem xét kỹ điểm mạnh điểm yếu của riêng mỗi đất nước từ đó chọn lọc một cách phù hợp để quản lý và phát triển đất nước .Kinh tế hiện đang là lĩnh vực giành được mối quan tâm hàng đầu của Nhà Nước.Góp một phần trong công cuộc đổi mới kinh tế là việc hoàn thiện chế độ kế toán, nhằm giúp nhà nước quản lý tốt hơn tình hình tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp ,đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Việc phát triển kinh tế không thể thiếu việc đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật.Và trong một doanh nghiệp,đó chính là việc đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) - những nhân tố hết sức quan trọng ,tham gia trực tiếp, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp.Tuy nhiên theo thời gian và dưới tác động của các nhân tố bên ngoài,những tài sản này có xu hướng bị giảm giá trị và mất dần giá trị sử dụng Chính vì vậy , mọi tài sản trong Doanh nghiệp đều phải được theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao hợp lí, phù hợp với chế độ kế toán của doanh nghiệp .Muốn vậy doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp khấu hao một cách khoa học hợp lý và nhất quán đảm bảo có lợi cho doanh nghiêp vừa không gây biến động lớn về giá thành của sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. MỤC LỤC A - LỜI MỞ ĐẦU1 B - NỘI DUNG3 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN3 1.1. Khái niệm ,đặc điểm tài sản cố định3 1.1.1 Khái niệm TSCĐ3 1.1.2 Đặc điểm TSCĐ3 1.2. Khái niệm và phân loại hao mòn tài sản cố định3 1.2.1. Khái niệm3 1.2.2 Phân loại hao mòn4 1.2.2.1 Hao mòn hữu hình4 1.2.2.2 Hao mòn vô hình4 1.3 Khấu hao TSCĐ5 1.3.1 Khái niệm5 1.3.2 Phân biệt giữa khấu hao và hao mòn5 1.3.3. Tại sao phải khấu hao TSCĐ,khấu hao và ý nghĩa của nó với các đối tượng khác nhau6 CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO8 2.1 Phương pháp trích khấu hao cuả Việt Nam8 2.1.1 Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng8 2.1.1.1 Nội dung8 2.1.1.2 Các chú ý8 2.1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm9 2.1.2 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản xuất9 2.1.2.1 Nội dung9 2.1.2.2 Các chú ý9 2.1.2.3 Ưu điểm và nhược điểm10 2.1.3. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh10 2.1.3.1 Nội dung10 2.1.3.3 Ưu điểm ,nhược điểm11 2.2 Một số chú ý khi xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định11 2.1.2 Một số quy định về khấu hao TSCĐ12 2.2. Kế toán quốc tế về khấu hao TSCĐ12 2.2.1. Phương pháp khấu hao TSCĐ của Mỹ12 2.2.1.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng ( Straight - Line Depreciation Method)12 2.2.1.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng (Depreciation based on volume)13 2.2.1.3. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (Declining-Balance Method)13 2.2.1.4. Phương pháp khấu hao theo tổng của các số năm sử dụng (Sum-of-the years'-digits Method).13 2.2.1.5. Hạch toán khấu hao TSCĐ13 2.2.1.6 so sánh với kế toán Việt Nam13 2.2.2 Phương pháp khấu hao TSCĐ của Pháp14 CHƯƠNG 3. HẠCH TOÁN HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH15 3.1 Nguyên tắc tính khấu hao và sự khác nhau trong quan niệm giữa việt nam và thế giới15 3.1.1 Nguyên tắc tính khấu hao15 3.1.2. Quan niệm Việt Nam và các nước16 3.2. Tài khoản sử dụng17 3.3 Phương pháp hạch toán17 3.3.1. Trình tự hạch toán .23 3.3.2. Hạch toán chi tiết23 3.3.3. Hạch toán tổng hợp23 3.4 Một số tình huống khấu hao23 4.1.Thực trạng26 4.1.1 ưu điểm :26 4.1.2 Nhược điểm26 4.2. Kiến nghị27 4.2.1 Với DN:27 4.2.2 Với các cơ quan nhà nước28 C.KẾT LUẬN30 TÀI LIỆU THAM KHẢO31

doc33 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 4792 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bàn về kế toán khấu hao tài sản cố định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, trong xu hướng “phẳng ra” của thế giới khiến các nước phải tự thích nghi để phát triển.Xu thế này không chỉ mang lại cho đất nước chúng ta những cơ hội mà nó cũng chứa đầy những thách thức khiến mỗi quốc gia phải không ngừng đổi mới,cập nhật và học hỏi từ các nước khác nhưng cũng cần xem xét kỹ điểm mạnh điểm yếu của riêng mỗi đất nước từ đó chọn lọc một cách phù hợp để quản lý và phát triển đất nước .Kinh tế hiện đang là lĩnh vực giành được mối quan tâm hàng đầu của Nhà Nước.Góp một phần trong công cuộc đổi mới kinh tế là việc hoàn thiện chế độ kế toán, nhằm giúp nhà nước quản lý tốt hơn tình hình tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp ,đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Việc phát triển kinh tế không thể thiếu việc đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật.Và trong một doanh nghiệp,đó chính là việc đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) - những nhân tố hết sức quan trọng ,tham gia trực tiếp, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp.Tuy nhiên theo thời gian và dưới tác động của các nhân tố bên ngoài,những tài sản này có xu hướng bị giảm giá trị và mất dần giá trị sử dụng Chính vì vậy , mọi tài sản trong Doanh nghiệp đều phải được theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao hợp lí, phù hợp với chế độ kế toán của doanh nghiệp .Muốn vậy doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp khấu hao một cách khoa học hợp lý và nhất quán đảm bảo có lợi cho doanh nghiêp vừa không gây biến động lớn về giá thành của sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Là một sinh viên kế toán ,nhận thức được tầm quan trọng đó em momg muốn đóng góp một phần ý kiến của mình trong đề tài : " Bàn về kế toán khấu hao tài sản cố định ". Nhằm mục đích hiếu sâu sắc vể vấn đề nghiên cứu để có thể ứng dụng một cách hiệu quả trong công việc sau này. Mặc dù có nhiều cố gắng song do thời gian nghiên cứu và khả năng có hạn nên bài viết này không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đến vấn đề này . Em xin chân thành cảm ơn sự góp ý tận tình và hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp em hoàn thành đề án này. B - NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN .Khái niệm ,đặc điểm tài sản cố định 1.1.1 Khái niệm TSCĐ Các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh phải có các nguồn lực. Trong đó tài sản là nguồn lực không thể thiếu, là một trong những điều kiện ban đầu để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. - Theo kế toán Mỹ: TSCĐ bao gồm đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác được sử dụng trên 1 năm để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho doanh nghiệp. - Theo kế toán Việt Nam: TSCĐ là những tài sản có gí trị lớn và dự tính đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. 1.1.2 Đặc điểm TSCĐ TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, do vậy nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần vào chi phí hoạt động kinh doanh dưới hình thức khấu hao để thu hồi vốn đầu tư. Khác với những đối tượng lao động khác, TSCĐ hầu như giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. Khái niệm và phân loại hao mòn tài sản cố định 1.2.1. Khái niệm Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật…trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Hao mòn là một hiện tượng khách quan, làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ cho đến khi TSCĐ bị lạc hậu, lỗi thời không thể sử dụng được nữa 1.2.2 Phân loại hao mòn 1.2.2.1 Hao mòn hữu hình Là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ xát, bị ăn mòn, bị hư hỏng.. Hao mòn hữu hình thể hiện dưới hai dạng: - Thứ nhất: Hao mòn hữu hình dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng - Thứ hai: Hao mòn do tác động của thiên nhiên (độ ẩm hơi nước, không khí...) không phụ thuộc vào việc sử dụng Do có sự hao mòn hữu hình nên TSCĐ mất dần giá trị và gía trị sử dụng lúc ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một TSCĐ khác 1.2.2.2 Hao mòn vô hình Là sự giảm giá trị TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm TSCĐ của doanh nghiệp trở nên lạc hậu. Trong thực tế TSCĐ có thể bị mất giá do nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân cơ bản có thể là: - Thứ nhất: TSCĐ cũ có thể bị mất giá do TSCĐ mới được sản xuất ra với giá cả như cũ nhưng có năng lực sản xuất cao hơn - Thứ hai : TSCĐ cũ bị mất giá do TSCĐ mới được sản xuất ra có công suất bằng TSCĐ cũ nhưng giá lại rẻ hơn - Thứ ba: TSCĐ cũ có thể bị mất giá do sản phẩm của chúng sản xuất ra không còn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thông thường đối với những TSCĐ có hình thái vật chất thì bị cả hai loại hao mòn: hao mòn hữu hình và vô hình. Còn đối với TSCĐ không có hình thái vật chất thì chỉ bị hao mòn vô hình như: Thị quyền bị giảm giá do mất uy tín kinh doanh; đất đai bị giảm giá do môi trường kinh doanh thay đổi; các bản quyền, phát minh bị mất giá do bị lạc hậu. 1.3 Khấu hao TSCĐ 1.3.1 Khái niệm Khấu hao TSCĐ là quá trình tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của TSCĐ. Khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã bị hao mòn. 1.3.2 Phân biệt giữa khấu hao và hao mòn Chỉ tiêu  Khấu hao TSCĐ  Hao mòn TSCĐ   Khái niệm  Là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ  Là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật…trong quá trình hoạt động của TSCĐ   Về mặt tài chính  Khấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã hao mòn    Về mặt kinh tế  Biện pháp chủ quan, trích dần giá trị TSCĐ vào chi phí kinh doanh nhằm thu hồi vốn đầu tư hay các chi phí đã đầu tư vào TSCĐ để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hỏng bị lạc hậu  Hiện tượng khách quan làm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản bị giảm dần và cuối cùng bị loại bỏ   Về mặt thuế khóa  Khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào lợi nhuận chịu thuế, tức là được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ.  Hao mòn không được ghi nhận vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.   Về mặt kế toán  Khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá TSCĐ  Hao mòn TSCĐ không được ghi nhận.   1.3.3. Tại sao phải khấu hao TSCĐ,khấu hao và ý nghĩa của nó với các đối tượng khác nhau a. Khấu hao tài sản cố đinh trên góc độ nhà đầu tư,người quản lý doanh nghiệp Đối với nhà đầu tư,hơn ai hết họ hiểu được tầm quan trọng của khấu hao + Nó được coi là 1 khoản thu dưới góc độ đầu tư bởi vì ban đầu DN phải bỏ ra 1 lượng tiền lớn để đầu tư vào công ty để tạo những TSCĐ ban đầu,hàng năm trích khấu hao chính là việc thu hồi dần khoản đầu tư ban đầu này đến khi thu lại được hoàn số vốn ban đầu bỏ ra.Mặt khác trong quá trình sản xuất kinh doanh lại tạo ra dòng thu hàng năm tạo lên lợi nhuận của dn .Do đó khấu hao tài sản cố đinh chính là khoản thu về dưới góc độ đầu tư Là nhà đầu tư đương nhiên quan tâm đến chuyện khi nào thì thu hồi lại vốn đã bỏ ra.Vốn cố định sẽ được thu hồi dĩ nhiên là từ tiền thu về bán hàng. Và ta cũng thấy khấu hao TSCĐ được tính vào giá thành như là 1 khoản chi phí. Nhưng thực tế chi phí lúc đó - lúc sản xuất sản phẩm - DN không phải bỏ ra nữa. Như vậy nó đã nằm trong giá bán như là 1 khoản thu hồi đầu tư ban đầu chứ không phải là 1 khoản chi phí. + Khấu hao là chi phí kinh doanh, do đó, nó làm giảm trách nhiệm pháp lý của người kinh doanh bằng cách giảm thuế thu nhập của họ. đồng thời vì là một khoản chi phí,nó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu lợi nhuận,thu nhập chịu thuế và từ đó ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Điều này có ý nghĩa rất quan trọng với người kinh doanh và nhà đầu tư , nhất là trong các công ty cổ phần,các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán + Khấu hao không chỉ thể hiện sự hao mòn của TS mà còn đại diện cho sự lỗi thời của TS đó,vì vậy tính chi phí khấu hao cũng giúp nhắc nhở các doanh nghiệp cần phải xem xét việc thay thế tài sản theo định kỳ khi họ mang ra hoặc trở nên lỗi thời để có sản xuất kinh daonh có lãi trong tương lai + Khấu hao làm giảm giá trị thực của một tài sản nhưng lại làm tăng giá trị một tài sản khác tương ứng,nói cách khác,khấu hao là một phương tiện tài trợ cho doanh nghiệp,giúp doanh nghiệp hình thành quỹ tái tạo TSCĐ b. Khấu hao TSCĐ trên góc độ quản lý Nhà Nước Đối với nhà nước ,khấu hao tài sản cố định cũng không kém phần quan trọng + Khấu hao được ban hành thành luật,được áp dụng để nhà nước quản lý việc trích và sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp.Tùy từng thời kỳ,phù hợp với chính sách kinh tế và tình hình chung ,qua những quy định về khấu hao ,nhà nước có thể hỗ trợ,khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ làm ăn hiệu quả.thúc đâỷ kinh tế phát triển hay han chế những nnghành phát triển quá nóng... + Nhà nước cũng là một nhà đầu tư trên bình diện cả nền kinh tế.Vì vậy mục tiêu hoàn vốn đầu tư và tăng lợi nhuận cũng là những mối quan tâm hàng đầu.Việc hoàn vốn đầu tư của “ nhà đầu tư Nhà Nước “ thể hiện trong việc tính khấu hao những tài sản cố định trong các công ty nhà nước cũng như các công ty cổ phần có vốn đầu tư cảu Nhà nước.Hiện nay nhà nước khuyến khích cổ phần hóa toàn phần các doanh nghiệp,để bảo toàn vốn của nhà nước trong các công ty này,dĩ nhiên nhà nước cũng áp dụng khấu hao.đặc biệt trong điều kiện của một nước có tỷ lệ lạm phát khá cao + Khấu hao cũng là một khoản chi phí,được tính trực tiếp vào thu nhâp chịu thuế của doanh nghiệp.Khấu hao phát sinh cũng làm giảm thu nhập chịu thuế,từ đó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thuế cũng như tác động đến các nguồn thu từ thuế CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO 2.1 Phương pháp trích khấu hao cuả Việt Nam Doanh nghiệp được chọn phương pháp khấu hao phù hợp. Phương pháp khấu hao được lựa chọn nên là phương pháp cho phép doanh thu và chi phí phù hợp. Nếu doanh thu được tạo bởi chính một tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu dụng không thay đổi thì phương pháp khấu hao nên chọn là khấu hao theo đường thẳng, ngược lại nếu doanh thu hoặc thấp hơn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ thì phương pháp nên áp dụng là phương pháp khấu hao giảm dần theo thời gian. Việc chọn phương pháp khấu hao như thế nào là quyền của doanh nghiệp nhưng phải phù hợp với quy định của Nhà nước, pháp luật Việt Nam quy định; Hiện nay các doanh nghiệp được phép áp dụng 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ là phương pháp đường thẳng, phương pháp khấu hao theo sản lượng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. 2.1.1 Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng 2.1.1.1 Nội dung Mức trích khấu hao Nguyên giá của TSCĐ trung bình hàng năm = –––––––––––––––––––––––––– của TSCĐ Thời gian sử dụng Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng  =  Khấu hao phải trích cả năm     12   2.1.1.2 Các chú ý + Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ giá trị còn lại trên sổ kế toán   thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ.   + Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó. + Trong trường hợp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. 2.1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm - Ưu điểm : đơn giản, dễ tính toán, phân bổ đều chi phí khấu hao cho các kỳ. khi nâng cao năng suất của TSCĐ sẽ làm cho chi phí khấu hao trong 1 đơn vị sản phẩm giảm ,tăng hiệu quả kinh tế. - Nhược điểm: không đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí do mức độ hoạt động khác nhau trong các thời kỳ 2.1.2 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản xuất 2.1.2.1 Nội dung Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ  =  Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng  X  Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm   Trong đó: Mức trích khấu hao Nguyên giá của TSCĐ bình quân tính cho = –––––––––––––––––––––––––– một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế 2.1.2.2 Các chú ý -Trường hợp công suất hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải tính lại mức trích khấu hao của TSCĐ. - Điều kiện áp dụng phương pháp + Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm; + Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định; + Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế 2.1.2.3 Ưu điểm và nhược điểm - Ưu điểm: Khi tiến hành sử dụng TSCĐ thì mới trích khấu hao. Mức trích khấu hao tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm sản xuất vì vậy có tác dụng thúc đẩy khả năng tăng năng suất trong sản xuất. Phương pháp này có sự phân bổ chi phí hợp lý theo số lượng sản phẩm sản xuất, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa các kỳ sản xuất - Nhược điểm: Chỉ ứng dụng được với những TSCĐ trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.Và sự giả định mang tính chủ quan về số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ 2.1.3. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh 2.1.3.1 Nội dung Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ  =  Giá trị còn lại của TSCĐ  X  Tỷ lệ khấu hao nhanh   Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu khao nhanh (%)  =  Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng  X  Hệ số điều chỉnh   Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây: Thời gian sử dụng của tài sản cố định  Hệ số điều chỉnh (lần)   Đến 4 năm ( t ( 4 năm)  1,5   Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ( 6 năm)  2,0   Trên 6 năm (t > 6 năm)  2,5   Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ 2.1.3.2 Các chú ý - chỉ áp dụng với TS mới 100% - chỉ áp dụng với sản phẩm ứng dụng cồng nghệ cao cần nhanh chóng đổi mới 2.1.3.3 Ưu điểm ,nhược điểm - ưu điểm :Thu hồi vốn nhanh, hạn chế được sự mất giá do hao mòn vô hình gây ra. Có thể hoãn chi phí thuế thu nhập DN trong những năm đàu sp - nhược điểm: Đối với những sản phẩm hoặc loại hình kinh doanh mà tiêu thụ chậm sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy TSCĐ hoạt động phải đạt năng suất cao. 2.2 Một số chú ý khi xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định a) TSCĐ hữu hình -Trường hợp kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của TSCĐ phải xác định lại thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh,đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng. b) TSCĐ vô hình -Doanh nghiệp tự xác định nhưng tối đa không quá 20 năm. -Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định. 2.1.2 Một số quy định về khấu hao TSCĐ - Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao, hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. - Không trích khấu hao với TSCD dùng cho hoat động phúc lợi - DN có thể rút ngắn thời gian khấu hao so với khung thời gian quy định với điều kiện không quá 2 lần so với thời gian tối thiểuvà DN không có lãi - TSCD tăng hoặc giảm vào ngày nào thì sẽ trích hoặc thôi trích từ ngày đó(nguyên tắc tính khấu hao theo ngày) - Đối với quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được tính khấu hao. Số KHTSCĐ phải trích trong tháng  =  Số KHTSCĐ đã trích trong tháng + Số KHTSCĐ tăng trong tháng - Số KHTSCĐ giảm trong tháng   2.2. Kế toán quốc tế về khấu hao TSCĐ 2.2.1. Phương pháp khấu hao TSCĐ của Mỹ - việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính khấu hao này cho báo cáo tài chính và phương pháp tính khấu hao khác cho các bản khai thuế đối với cùng một TSCĐ khá phổ biến. -Lý do của việc phải tính khấu hao TSCĐ là thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ có hạn (vì lý do này nên không tính khấu hao đối với đất đai). 2.2.1.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng ( Straight - Line Depreciation Method)   Chú ý: Nếu TSCĐ hình thành hoặc giảm vào thời điểm từ ngày 15 tháng n trở lại đầu tháng thì coi là trọn tháng n, còn từ ngày 16/n đến cuối tháng thì bắt đầu tính từ tháng (n+1). 2.2.1.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng (Depreciation based on volume)  2.2.1.3. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (Declining-Balance Method) Có nhiều phương pháp khấu hao giảm dần có thể áp dụng, tuy nhiên có hai phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay đó là: khấu hao giảm dần với tỷ suất giảm dần và khấu hao giảm dần với tỷ suất không đổi 2.2.1.4. Phương pháp khấu hao theo tổng của các số năm sử dụng (Sum-of-the years'-digits Method) Trong trường hợp thời gian sử dụng dài thì có thể xác định tổng số của các năm sử dụng theo công thức: n((n+1)/2) trong đó n là số năm sử dụng. -Ngoài ra còn có các phương pháp khấu hao theo nhóm hoặc đa hợp. Đặc biệt gần đây sử dụng các gói kích thích kinh tế năm 2008,để khuyến khích đầu tư kinh doanh ,Mỹ cho phép tăng tốc khấu hao lên đến 80% và các mức tiền thưởng khấu hao cho hơn 179 loại tài sản,áp dụng khấu hao MACRS 2.2.1.5. Hạch toán khấu hao TSCĐ           Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ                    Có TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ 2.2.1.6 so sánh với kế toán Việt Nam - Sự khác biệt lớn nhất của kế toán khấu hao TSCĐ ở Mỹ so với Việt Nam đó là Mỹ sử dụng giá trị thu hồi TSCĐ trong công thức tính khấu hao. Phản ánh được chính xác giá trị hao mòn của TSCĐ, qua đó xác định chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý hơn. - Ở Mỹ phương pháp khấu hao nhanh được các doanh nghiệp sử dụng một cách phổ biến. Đây là phương pháp khấu hao ưu việt, nó cho phép doanh nghiệp thu hối vốn đầu tư nhanh để đầu tư, đổi mới công nghệ...ở Việt Nam phương pháp này mới đang được thí điểm ở một số doanh nghiệp thuộc ngành công nghệ cao - Mỹ không bắt buộc việc thực hiện nhất quán một phương pháp khấu hao nào.Trong khi ở việt Nam đó lại là nguyên tắc đầu tiên trong việc tính khấu hao 2.2.2 Phương pháp khấu hao TSCĐ của Pháp Tương tự như việt nam,kế toán Pháp sử dụng chủ yếu là 2 Phương pháp sau : a. Phương pháp khấu hao đều b. Phương pháp khấu hao giảm dần tuy nhiên kế toán Pháp cũng có những đặc điểm riêng khác với kế toán Việt Nam như : - Theo quy định của chế độ kế toán Pháp, đất đai được xếp vào nhóm thuộc TSCĐ hữu hình, và nó thuộc sở hữu của doanh nghiệp một cách lâu dài. Song tại Việt Nam, doanh nghiệp không có quyền sở hữu “đất đai” mà chỉ sở hữu “quyền sử dụng đất” có thời hạn. Quyền sử dụng đất được xếp vào nhóm thuộc TSC