Như chúng ta đã biết, thuế là nguồn quan trọng đối với nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Bộ máy Nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có nguồn tài chính trang trài cho các chi phí hoạt động của nó và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà xã hội giao phó, để có được nguồn tài chính đó nguồn quan trọng nhất và chủ yếu là thu từ thuế. Hiện nay nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp mới được thành lập rất nhiều. Để đóng góp vào ngân sách Nhà nước các doanh nhiệp phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp được coi là nguồn thu lớn trong nguồn thu của thuế doanh thu. Thực trạng hiện nay, công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhà nước củng như việc chấp hành về luật thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp còn có nhiều bất cập. Vì thế nghiên cứu đề tài về thuế thu nhập doanh nghiệp là mong muốn của em nhằm hiểu thêm về thuế, tình hình quản lý và chấp hành thuế ở nước ta hiện nay như thế nào. Em mong sự giúp đỡ, góp ý của các cô, các thầy để em hoàn thành tốt đề án của mình. Em xin chân thành cảm ơn.
31 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 12241 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bàn về thuế thu nhập doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Đề tài: Bàn về thuế thu nhập doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, thuế là nguồn quan trọng đối với nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Bộ máy Nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có nguồn tài chính trang trài cho các chi phí hoạt động của nó và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà xã hội giao phó, để có được nguồn tài chính đó nguồn quan trọng nhất và chủ yếu là thu từ thuế. Hiện nay nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp mới được thành lập rất nhiều. Để đóng góp vào ngân sách Nhà nước các doanh nhiệp phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp được coi là nguồn thu lớn trong nguồn thu của thuế doanh thu. Thực trạng hiện nay, công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhà nước củng như việc chấp hành về luật thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp còn có nhiều bất cập. Vì thế nghiên cứu đề tài về thuế thu nhập doanh nghiệp là mong muốn của em nhằm hiểu thêm về thuế, tình hình quản lý và chấp hành thuế ở nước ta hiện nay như thế nào. Em mong sự giúp đỡ, góp ý của các cô, các thầy để em hoàn thành tốt đề án của mình. Em xin chân thành cảm ơn.
Phần 1: MỘT SỐ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo các nhà kinh tế cũ.
- Hai tác giả người Anh Chritopher Pass và Bryan Lower quan niệm về thuế cho rằng “thuế là một biện pháp của Chính phủ đánh trên thu nhập, của cải và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu về hàng hoá, dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản”
- Hai giáo sư ở Đại hội Texas cho rằng “Thuế là khoản chuyển giao bắt buộc phi hình sự nguồng của cải từ lĩnh vực tư nhân cho lĩnh vực công được đặt ra trên cơ sở những tiêu thức đã được xác định trước mà không cần phải xem xét đến khoản lợi ích cụ thể của người nộp thuế, nhằm thực hiện một số mục tiêu kinh tế, xã hội của quốc gia”
Cho dù về hình thức có nhiều cách nhìn nhận về thuế Nhà nước có khác nhau trong phong cách diễn đạt, song mọi cách nhìn nhận về thuế Nhà nước đề có những điểm chung nhất là:
+ Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính chất bắt buộc phi hình sự
+ Về nội dung vật chất của thuế là một bộ phận của cải từ khu vực tư chuyển vào khu vực công. Bộ phận của cải đó được dung cho việc nuôi sống bộ máy Nhà nước và trang trải các khoản chi phí công cộng
Với những nét chung đó, có thể nhận thức mmột cách toàn diện về thuế Nhà nước như sau:
Khái niệm chung về thuế.
Thuế là một biện pháp tài chính bắt buộc (phi hình sự) của Nhà nước nhằm động viên một bộ phận thu nhập từ lao động, của cải, vốn, từ việc chi tiêu hàng hoá, dịch vụ và từ việc lưu giữ, chuyển dịch tài sản của các thể nhân và pháp nhân nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Việc thu thuế bao giờ củng được thể chế bằng hệ thống pháp luật.
2> Những đặc điểm cơ bản của thuế.
Thuế là khoản thu không mang tính hoàn trả trực tiếp
Việc động viên qua thuế không gắn liền với lợi ích cụ thể mà người trả thuế thụ hưởng đối với việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng của Nhà nước. Thuế mang tính nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước, thuế không phải là một khoản đối giá, người công dân không có quyền đòi hỏi ở Nhà nước cung cấp cho họ một lượng giá trị hàng hoá, dịch vụ tương ứng với số họ đã nộp.
Đặc điểm này giúp ta phân biệt rõ thuế và các khoản phí, lệ phí khác. Khác với thuế, lệ phí là một số khoản thu của Nhà nước có tính đối giá và mang tính tự nguyện tương đối.
Thuế là một hình thức phân phối lại, vừa chứa đựng yếu tố kinh tế và xã hội
Đặc điểm này cho ta một quan niệm rõ ràng rằng việc đánh thuế của Chính phủ không thể thoát ly yếu tố kinh tế, xã hội, bởi vì nguồn thu nhập của thuế chính là kết quả của quá trình hoạt động kinh tế. Không có hoạt động kinh tế hoặc hoạt động kinh tế kém hiệu quả không thế tạo ra được nguồn thu của thuế. Ngược lại, việc đánh thuế của Chính phủ tất yếu sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh tế- xã hội. Chính mối quan hệ này đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý thuế sự cân nhắc cần thiết khi thực hiện hành vi đánh thuế.
Thuế là một khoản động viên bắt buộc phi hình sự gắn liền với quyền lực Nhà nước, tính chất bắt buộc của thuế là một yếu tố khách quan nó xuất phát từ tính chất cung cấp hàng hoá công cộng và đặc điểm sử dụng hàng hoá công cộng. Trong việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ của Nhà nước xuất hiện một vấn đề mà trong kinh tế học gọi là “người ăn không” . Chính vì vậy mà Nhà nước đặt ra sự đóng góp mang tính chất bắt buộc. Tuy nhiên tính chất bắt buộc này lại phi hình sự. Nó khác với các khoản phạt là khoản áp dụng đối với người thực hiện một số hang vi cụ thể mà được coi là gây cản trở đối với xã hội. Thuế thì ngược lại, không có mục đính cụ thể nào, nhưng nó thường ảnh hưởng tới những vấn đề chung nhất. Hành vi mà thuế tác động không phải là hành vi được coi là cản trở xã hội, nói cách khác, người nộp thuế cho Nhà nước không phải là khoản phạt của Nhà nước đối với người nộp thuế.
3> Vai trò của thuế.
- Thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của ngân sách Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước có thể huy động bằng nhiều cách khác nhau như đi vay, bán tài nguyên hay tài sản quốc doanh, nhận viện trợ in tiền… nhưng không có nguồn thu nào mang tính chất bền vững và cơ bản như thuế. Nếu Nhà nước tài trợ các khoản chi tiêu của mình bằng cách in tiền thì có nguy cơ lạm phát vì nguy cơ của Chính phủ sẽ cộng thêm với chi tiêu của các hộ gia đình cà các khu vực doanh nghiệp, khiến cho tổng chi tiêu sẽ vượt quá giá trị sản lượng sản xuất ra tại mức giá ổn định.
- Thuế là một công cụ tác động vào sự phân bổ nguồn lực trong xã hội
Xét về mặt tiêu dùng , thuế đã phân bổ lại các nguồn lực từ cách sử dụng tư nhân sang cách sử dụng công cộng theo hai con đường: Thứ nhất, nó có thể làm giảm thu nhập mà cá nhân có thể sử dụng để mua sắm hàng hoá, dịch vụ , tức là giảm khả năng đòi hỏi sử dụng các nguồn lực của họ. Thứ hai, doanh thu thuế mà Chính phủ thu được lại được dùng để cung cấp hàng hoá, dịch vụ mà thông thường thị trường không cung cấp được một cách hiệu quả. Xét về mặt sản xuất, thuế có thể biến động quyết định đầu tư vào sản xuất của các hãng chú trọng hơn đến các ngành đang phải chịu thuế cao. Như vậy bằng công cụ đánh thuế, Chính phủ có thể biến động cơ chế khuyến khích đối với các hãng nhờ đó có thể điều chỉnh được cơ cấu kinh tế theo định hướng của mình.
- Thuế còn là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội
Thông qua thuế thu nhập, Chính phủ sẽ khấu trừ thu nhập của các cá nhân theo những tỷ lệ khác nhau. Sau đó doanh thu thế lại được sử dụng một phần cho các chương trình thanh toán chuyển nhượng nhằm trợ giúp cho người nghèo. Bằng cách này Chính phủ có thể phần nào giảm bớt những bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội.
- Thuế là công cụ để kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông qua công tác quản lý thuế, cơ quan thuế sẽ nắm được số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hang mà cơ sở đó sản xuất ra.
4> Các tính chất cơ bản của một hệ thống thuế
- Tính hiệu quả kinh tế.
+ Bảo đảm cho hệ thống thuế không can thiệp vào phân bổ, thuế tác động đến hành vi của cá nhân và tổ chức kinh tế
+ Thuế tác động đến cân bằng chung của nền kinh tế (thuế can thiệp vào vốn, đất đai, lao động…)
- Tính linh hoạt của hệ thống thuế.
Phản ánh mức độ thay đổi của hệ thống thuế khi hoàn cảnh kinh tế thay đổi.
-Tính đơn giản về mặt hành chính
Chi phí hành chính của thuế gồm:
+ Chi phí trực tiếp: Là chi phí để duy trì hoạt động của bộ máy nghành thuế, chi phí trực tiếp do ngân sách Nhà nước chi, nó sẽ lớn nếu bộ máy nghành thuế cồng kềnh kém hiệu quả. Chi phí trực tiếp gồm:
Chi trả lương
Chi đào tạo
Chi cho việc lưu giữ sổ sách hoá đơn chứng từ
Chi liên quan đến việc phát hiện các hành vi trốn thuế, tránh thuế và chuyển thuế
+ Chi phí gián tiếp: Là chi phí cho hệ thống kế toán của đối tượng nộp thuế để tính vào thực hiện nộp thuế cho Nhà nước
Tính công bằng:
+Tính công bằng ngang: các cá nhân tổ chức có khả năng về kinh tế như nhau thì nộp thuế giống nhau (thuế gián thu)
+Tính công bằng dọc: các cá nhân tổ chức có năng lực kinh tế khác nhau phải nộp thuế khác nhau để giảm bớt những khác biệt có sẵn (thuế trực thu)
Tính có thể dự đoán trước được: tính chắc chắn trong hệ thống thuế là một đòi hỏi chính đáng từ phía người nộp thuế
5> Yếu tố kỷ thuật của một sắc thuế
Đối tượng nộp thuế:
Đối tượng nộp thuế chỉ rõ sắc thuế đó điều chỉnh hoật động kinh tế đó của ai?
Đối tượng nộp thuế theo luật định có thể là cá nhân và pháp nhân
Trong thực itễm đối tượng nộp thuế theo luật định và đối tượng trả thuế là hai khái niệm không bao giờ cùng đồng nhất. Đối tượng trả thuế là người cuối cùng gánh chịu gánh nặng của thuế.
Đối tượng chịu thuế.
Đối tượng chịu thuế chỉ rõ sắc thuế đó điều chỉnh vào các hoạt động kinh tế nào, vào cơ sở kinh tế nào. Đối tượng chịu thuế có theer được xác định trên mmột đơn vị vật lý (cái, chiếc, kg…) hoặc trên một đơn vị giá trị.
Tuỳ theo từng sắc thuế đối tượng chị thuế có thể làm thu nhập, giá trị của hàng hoá, dịch vụ, tài sản. Mỗi sắc thuế có đối tượng chịu thuế riêng
Thuế suất và biểu thuế
Thuế suất chỉ rõ mức động viên của sắc thuế đó trên đơn vị của một đối tượng chịu thuế. Thuế suất là linh hồn của một sắc thuế, nó thể hiện quan điểm động viên của Nhà nước đối với từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo từng luật thuế mà người ta có thể áp dụng các dạng thuế suất khác nhau. Trong thực tế có nhiều dạng thuế suất khác nhau.
+ Thuế suất cố định, lúc thu được ấn định bằng một con số tuyệt đối. Ví dụ như thuế môn bài
+ Thuế suất tỷ lệ: mức thu thuế được quy định bằng tỷ lệ phần trăm trên cơ sở thuế và không thay đổi theo quy mô của cơ sở thuế. Ví dụ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Thuế suất luỹ tiến: mức thu được quy định bằng tỷ lệ phần trăm trên cơ sở thuế và tăng dần theo sự tăng quy mô của cơ sở thuế. Có hai loại:
Thuế suất luỹ tiến toàn phần có mức thuế suất biên tăng dần tương ứng với từng phần tăng lên của giá trị cơ sở thuế
Thuế suất luỹ tiến toàn phần: Mức thuế suất biên tăng dần nhưng toàn bộ gía trị cơ sở thuế phải áp dụng mmột mức thuế suất chung tương ứng
+ Thuế suất luỹ thoái: mức thuế suất biên giảm dần tương ứng với sự tăng lên của giá trị cơ sở thuế.
II. TÌM HIỂU VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thuế TNDN là thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập những người có vốn góp vào công ty, có tính chất điều tiết sản suất kinh doanh
Thuế TNDN tác động tới sự phân bố thu nhập, tác động tới sự lựa chọn giữa vốn cổ phần và vốn vay trong khu vực công ty, tác động tới cả người sản xuất, công nhân,cổ đông và người tiêu dung. Trong nền kinh tế mở, thuế TNDN có tác động tới vị trí của các tổ chức kinh doanh đa quốc gia.
Thuế TNDN đánh vào phần thu nhập có lãi sau khi đã trừ đi chi phí liên quan để tạo ra thu nhập đó.
Nội dung của chính sách thuế TNDN ở Việt Nam
a, Đối tượng nộp thuế TNDN: là tổ chức, cá nhân sản suất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN, trừ đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN
+ Tổ chức sản suất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan hành chính sự nghiệp có sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
+ Cá nhân sản suất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm: hộ cá thể và nhóm kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, cá nhân kinh doanh, cá nhân hành nghề độc lập, cá nhân có tài sản cho thuê, cá nhân nước ngoaig kinh doanh có thu nhập phát sinh tại Việt Nam
b, Nghĩa vụ trách nhiệm nộp thuế TNDN.
+ cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng hạn
+ Cơ quan thuế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của luật ban hành
+ Các cơ quan Nhà nước tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát phối hợp với cơ quan thuế trong việc thi hành luật thuế TNDN
+ Công dân Việt Nam có trách nhiệm giúp cơ quan thuế, cán bộ thuế trong việc thi hành luật thuế TNDN.
c, Căn cứ tính thuế TNDN: đó là thu nhập chịu thuế và thuế suất
c1. Thu nhập chịu thuế: bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài
Cách xác định thu nhập chịu thuế:
Thu nhập Doanh thu chi phí thu nhập
= để tính thu - + chịu thuế
chịu thuế nhập chịu thuế hợp lý khác
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế.
Thời điểm để xác định doanh thu là thời điểm chịu chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc xuất hoá đơn bán hang
Việc xác định doanh thu không căn cứ vào việc nhận được tiền hàng hay chưa.
Các trường hợp liên quan đến doanh thu.
Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu không có thuế giá trị gia tăng đầu ra
Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp 3: Nếu doanh nghiệp nộp thuế tiêu thụ đặc biệt thì doanh thu bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt.
Chi phí hợp lý.
Nguyên tắc xác định chi phí hợp lý:
Chi phí đó phải liên qua đến việc tạo ra doanh thu trong kỳ tính thuế
Chi phí đó phải có hoá đơn chứng từ hợp lệ
Chi phí đó phải đúng định mức do Nhà nước quy định
Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hang hoá thực tế sử dụng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ, được tính theo mức stiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho
Chú ý: - Thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào không được xem là chi phí hợp lý khi doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Thuế GTGT đầu vào được coi là chi phí hợp lý khi doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc khi doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhưng không đủ điều kiện để khấu trừ đầu vào, kê khai quá chậm hoặc khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công theo chế độ quy định, trừ tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể sản xuất, kinh doanh dịch vụ và thu nhập của sáng lập viên công ty mà họ không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật, TSCĐ phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, phải tạo ra doanh thu,trích khấu hao phải đúng theo quy định của pháp luật.
Chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ của ngân hang, của các tổ chức tín dụng theo lãi suất thực tế, chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế, nhưng tối đa không quá tỷ lệ lãi suất trần do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho các tổ chức tính dụng.
Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ , sang kiến, cải tiến, tài trợ cho giáo dục, y tế, đào tạo lao động theo chế đọ quy định.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện,nước, điện thoại, sữa chữa TSCĐ, tiền thuê TSCĐ, kiểm toán, bảo hiểm tài sản, chi trả tiền sử dụng các tài liệu kỷ thuật bằng sang chế, giấy phép công nghệ không thuộc TSCĐ , các dịch vụ kỹ thuật
Chi tiêu thụ sản phẩm
Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, lương của giáo viên nhà trẻ mẫu giáo mà doanh nghiệp mở ra để dạy con em trong doanh nghiệp.
Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 10% tổng các khoản chi kể trên
Đối với hoạt động thương nghiệp, tổng số chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua vào của hàng hoá bán ra.
Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ được tính vào chi phí.
Các khoản không được tính vào chi phí hợp lý.
Các khoản tính trước vào chi phí mà thực tế khhông chi
Các khoản tiền phạt, các khoản chi không liên quan đến doanh thu tính thuế và thu nhập chịu thuế.
Các khoản chi do các nguồn vốn khác đài thọ.
Thu nhập chịu thuế khác: bao gồm thu nhập từ chênh lệch mua bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, lãi về chuyể nhượng. cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ, kết dư cuối năm các khoản dự phòng, các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xoá sổ nay đòi được, thu từ các khoản nợ phải trả không xác định được chủ, các khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới được phát hiện ra và các khoản thu nhập khác.
c2. Thuế suất
Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 28%. Hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết nộp thuế TNDN theo thuế suất 28%, phần thu nhập còn lại phải nộp vào ngân sách Nhà nướcsau khi trừ đi số tiền được trích, lập vào các quỹ theo quy định của Bộ Tài chính.
Thuế suất áp dụng đối với từng cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 28% đến 50% phù hợp với từng dự án đầu tư, từng cơ sở kinh doanh.
Cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác, dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác phải gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để Bộ Tài chính xem xét, tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án.
Thuế suất áp dụng đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đấtlà 28%. Sau khi tính thuế TNDN theo mức thuế suất 28%, phần thu nhập còn lại phải tính thuế thu nhập bổ sung theo biểu luỹ tiến từng phần. Đối với thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất, doanh nghiệp không được hưởng thuế suất ưu đãi hay không được miễn thuế, giảm thuế thu nhập.
Mức thuế suất ưu đãi và thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể như sau:
£. Thuế suất ưu đãi:
Thuế suất 20% áp dụng đối với: hợp tác xã được thành lập tại các địa bàn không thuộc địa bàn B và địa bàn C; cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A.
Thuế suất 20% áp dụng đối với: cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dư án đầu tư tại địa bàn B; cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp.
Thuế suất 15% áp dụng đối với: hợp tác xã được thành lập tại địa bàn B; cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện địa bàn B.
Thuế suất 15% áp dụng đối với: cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư tại địa bàn C; cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong khu chế xuất; cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp; cơ sở kinh doanh phát triển hạ tầng mới thành lập từ dự án đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất mới thành lập trong lĩnh vực sản xuất không phân biệt trong hay ngoài Khu chế xuất; cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư; cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập.
Thuế suất 10% áp dụng đối với: hợp tác xã được thành lập tại địa bàn C; cơ sở kinh doanh mới thành lập thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn C. Đối với cơ sở ki