Bao bì thực phẩm thủy sản - In ống đồng và in lụa

I) IN ỐNG ĐỒNG( FLEXO) I.1) Giới thiệu: I.2) Thiết bị in I.3) Quy trình in I.4) Ứng dụng II) IN LỤA II.1) Giới thiệu II.2) Phương pháp in lụa II.3) Thiết bị và vật liệu in II.4) Quy trình kĩ thuật II.5) Ứng dụng

pdf32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2708 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bao bì thực phẩm thủy sản - In ống đồng và in lụa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
08/12/2012 1 GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Linh NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA THỦY SẢN Bài báo cáo: BAO BÌ THỰC PHẨM THỦY SẢN MỤC LỤC I) IN ỐNG ĐỒNG( FLEXO) I.1) Giới thiệu: I.2) Thiết bị in I.3) Quy trình in I.4) Ứng dụng II) IN LỤA II.1) Giới thiệu II.2) Phương pháp in lụa II.3) Thiết bị và vật liệu in II.4) Quy trình kĩ thuật II.5) Ứng dụng 08/12/2012 2 I.1) GIỚI THIỆU VỀ IN ỐNG ĐỒNG • In ống đồng về nguyên lý nó là phương pháp in lõm • Được gọi là in ống đồng vì trục in được mạ một lớp đồng dày khoảng 100 microns, là lớp nhận hình ảnh. • Nó còn được gọi là in lõm vì các phần tử in được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in, phần tử không in nằm trên bề mặt trục in I.1) GIỚI THIỆU VỀ IN ỐNG ĐỒNG 08/12/2012 3 I.1) GIỚI THIỆU VỀ IN ỐNG ĐỒNG • Ở phương pháp in ống đồng trên khuôn các phần tử in khắc sâu hơn các phần tử để trắng. • Độ sâu của các phần tử in phụ thuộc vào tầng thứ của bìa mẫu. • Trên khuôn in những bộ phận tối của bìa mẫu ứng với những phần tử in có độ sâu lớn hơn còn những bộ phận sáng của bìa mẫu có độ sâu nhỏ hơn. I.1) GIỚI THIỆU VỀ IN ỐNG ĐỒNG 08/12/2012 4 Ƣu điểm: • Cấu hình đơn vị in đơn giản nhất. • Tạo lớp mực có độ dày mỏng khác nhau, do đó tái tạo hình ảnh có chiều sâu và trung thực hơn. • Độ bền khuôn in cao. • Cho phép phục chế hình ảnh chất lượng rất cao. I.1) GIỚI THIỆU VỀ IN ỐNG ĐỒNG Nhƣợc điểm: • Việc chế tạo khuôn in không thân thiện với môi trường. • Khuôn in nặng, mỗi lần lên xuống máy khá nặng nhọc. • Khó tái tạo đường biên chữ, tạo ra đường thẳng không trơn nét. • Thời gian chế tạo khuôn in lâu. I.1) GIỚI THIỆU VỀ IN ỐNG ĐỒNG 08/12/2012 5 I.2) THIẾT BỊ IN Công cụ: bao gồm các công cụ sau • Máy in • Trục in ống đồng Vật liệu in: • Mực in • Vật liệu: vải, gỗ, giấy... I.2) MÁY IN ỐNG ĐỒNG Cấu hình máy in ống đồng thông thường: 1.Cơ chế truyền tải chính 2.Thiết bị lắp bản không trục 3.Dao gạt mực 4.Thiết bị nâng ống ép in 5.Hệ thống tiến hành bon chồng màu 6.Thiết bị thu nhận và đặt nguyên liệu 7.Thiết bị làm mát và sấy khô 08/12/2012 6 I.2) MÁY IN ỐNG ĐỒNG I.2) TRỤC IN ỐNG ĐỒNG Chế tạo khuôn in ống đồng •phương pháp quang hóa •phương pháp khắc điện tử. Trục in (khuôn in) ống đồng 08/12/2012 7 I.2) CHẾ TẠO KHUÔN IN Phƣơng pháp quang hoá: dựa trên cơ sở các quá trình ảnh, quá trình hoá– lý, quá trình cơ học và điện phân • Quá trình chế tạo bằng phương pháp quang hóa gồm các công đoạn chính: a. Chế tạo phim dương bản và bình bản b. Chuẩn bị vật liệu làm khuôn in c. Truyền hình ảnh sang khuôn in d. Ăn mòn và gia công khuôn in I.2) CHẾ TẠO KHUÔN IN 1. Chế tạo phim dƣơng bản và bình bản Để chế tạo khuôn in ta có thể dùng các bài mẫu( ảnh chụp, ảnh vẽ nét…) Với dương bản tầng thứ( chụp từ các ảnh..) điểm khác với offset là không chụp qua tram( không dùng tram ở công đoạn này). Trước hết, từ các bản mẫu tầng thứ nhận được âm bản, Sau đó từ âm bản này lại công tắc ra dương bản.. Sau khi có phim dương bản việc tiếp theo là bình bản. 08/12/2012 8 I.2) CHẾ TẠO KHUÔN IN 2. Chuẩn bị vật liệu làm khuôn. khuôn in được chế tạo bằng những tấm thép hình trụ. Khi chế tạo khuôn in ống thép này được gia công kỹ trên máy tiện và rửa sạch bằng dung dịch kiềm hoặc axít, sau đó phủ một lớp niken mỏng( 0.005-0.01mm). Sau đó chuyển sang phần mạ đồng. Trước tiên phủ lớp đế đồng với độ dày 0.1- 0.15mm rồi đến một lớp bạc thật mỏng cuối cùng là lớp áo đồng. I.2) CHẾ TẠO KHUÔN IN 3. Truyền hình ảnh sang khuôn in. Để có thể nhận đựơc những phần tử in có độ nông – sâu khác nhau trong quá trình ăn mòn, nhất thiết phải tạo ra đựơc những “nét” hình ảnh cao thấp khác nhau. Hình ảnh như vậy không thể nhận được bằng phương pháp truyền trực tiếp hình ảnh từ dương bản sang bề mặt ống đồng mà phải dùng giấy pigment. 08/12/2012 9 I.2) CHẾ TẠO KHUÔN IN I.2) CHẾ TẠO KHUÔN IN 4 .Ănmòn và gia công khuôn in: dùng dung dịch sắt clorua. Đặc điểm của quá trình là: quá trình ăn mòn kim loại xãy ra dưới lớp pigment đã bắt hình. Dung dịch sau khi thấm qua lớp pigment bắt hình sẽ hoà tan đồng ở các phần tử in, độ sâu trong khi ăn mòn đồng phụ thuộc không những vào độ dày của lớp bắt hình, mà còn phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ của sắt clorua, thời gian ăn mòn, độ ẩm,nhiệt độ không khí... 08/12/2012 10 I.2) CHẾ TẠO KHUÔN IN phương pháp khắc điện tử sử dụng máy khắc điện tử tự động. Các phần tử cần in sau khi hoàn thiện bản in trên máy vi tính sẽ được truyền thẳng sang máy khắc trục ống đồng , máy khắc điện tử sẽ sử dụng một đầu khắc tia Lase bắn thẳng vào trục ống đồng qua đó sẽ khắc lên trục những phần tử cần in . I.2) CHẾ TẠO KHUÔN IN Ở nước ta hiện nay hầu hết đều được tạo bằng phương pháp này do có nhiều ưu điểm như: Bảo đảm độ chính xác của phần tử in, quá trình thực hiện nhanh chóng và bỏ qua được nhiều công đoạn trong quá trình chế tạo khuôn in ống đồng, giảm bớt sự tác động của các yếu tố trong công đoạn chế tạo khuôn in so với phương pháp chế tạo khuôn in bằng phương pháp quang hoá 08/12/2012 11 Trục in đang đượcmạ đồng Trục in đang được tiện để làm phẳng bềmặt Máy khắc trục đang hoạt động I.2) MỰC IN Mực in ống đồng thuộc dạng mực in sử dụng dung môi (loại dung môi thì tùy thuộc vào dạng ấn phẩm). Thành phần chính gồm có: - Chất tạo màu (Farbmittel) - Chất kết dính (bindemittel) -Chất phụ gia Vì mực in ống đồng có độ nhớt thấp (khoảng 0,1 Pa.s), nên sau mỗi đơn vị in đều có đơn vị sấy. 08/12/2012 12 I.2) MỰC IN Chất kết dính gồm 2 thành phần: Nhựa : bao gồm dạng nhựa thiên nhiên có trong các cây thực vật như Kolophium, Dammar, Schellack... nhựa bán tổng hợp như Nitrocellulose, Ethylcellulose... và nhựa tổng hợp trong phòng thí nghiệm. I.2) MỰC IN Dung môi : đóng vai trò quan trọng trong cơ chế khô mực, tạo sự dễ dàng cho việc phủ mực lên vật liệu in. Có tác động lớn đến môi trường làm việc (ô nhiễm, độc hại..), độ bay hơi (của dung môi khi mực khô), độ tan chảy mực in, điểm cháy...và..giá thành của mực in. 08/12/2012 13 I.2) MỰC IN Chất phụ gia : tác động vào các hoạt tính của mực in như : + Tăng độ bóng, độ sáng của mực in + Gia tốc hoặc giảm tốc cho quá trình khô của mực in, bay hơi của dung môi + Điều chỉnh quá trình thấm hút mực của vật liệu in + Tạo sự kết dính lên vật liệu in tốt hơn + Tối ưu hóa khả năng chịu chà xát, mài mòn. + Giảm hiện tượng xủi bọt khi dùngmực in gốc nước I.2) MỰC IN Mực In Ống Đồng Bề Mặt Không Xử Lý (SGA) Mực sử dụng cho các máy in ống đồng với tốc độ khác nhau từ 20m/phút đến 150m/phút và chiều sâu của trục in từ 10 micrôn đến 50 micrôn. 08/12/2012 14 I.3) QUY TRÌNH IN Khi in sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu. I.3) QUY TRÌNH IN NHÚNG KHUÔN IN GẠT MỰC ÉP IN HONG KHÔ 08/12/2012 15 I.3) QUY TRÌNH IN I.4) Ứng dụng In ống đồng được ứng dụng trong ngành in bao bì nhựa như: 1. Bao bì thực phẩm (Bánh kẹo, túi trà, Café) 2. Bao bì dược phẩm (túi thuốc) 3. Bao bì thuốc bảo vệ thực Vật (Thuốc trừ sâu, phân bón, túi đựng hạt giống) 4. Túi đựng thủy sản đông lạnh PA,PE, màng quấn vỏ ruột xe, màng kem, khăn kạnh, túi bột giặt,… 08/12/2012 16 I.4) Ứng dụng Ngoài ra còn được ứng dụng trong ngành in bao bì màng nhựa, đơn cử như bao đựng OMO, Viso, bánh kẹo Bibica, hay cà phê Trung Nguyên... Tất cả đều được in bằng phương pháp in ống đồng. 08/12/2012 17 II.1) GIỚI THIỆU IN LỤA In lụa còn là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Khi mà bản lưới lụa được làm bằng các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại thì gọi là in lưới. Để họa tiết cần in có độ tinh xảo cao hơn, lưới được dùng là loại vải lụa nên còn được gọi là in lụa. 08/12/2012 18 II.1) GIỚI THIỆU IN LỤA II.1) GIỚI THIỆU IN LỤA Mô phỏng nguyên lí in lụa là thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng. 08/12/2012 19 II.2) PHƢƠNG PHÁP IN LỤA Phƣơng pháp thủ công Những dụng cụ được dùng bao gồm: •Một khung gỗ trên đó căng (rất căng) một tấm lụa mỏng. •Một tấm gỗ hoặc nhựa dẻo không thấm mực dùng để kéo lụa gọi là "dao” •Một số hóa chất đặt biệt và mực in chuyên dùng. •Một dàn đèn chiếu dùng để sấy phim. II.2) PHƢƠNG PHÁP IN LỤA 08/12/2012 20 II.2) PHƢƠNG PHÁP IN LỤA • Ưu điểm: chi phí thấp, in số lượng ít, có thể in trên nhiều loại chất liệu khác nhau, chủ động về màu sắc. • Khuyết điểm: bản in chấp nhận được, độ nét tạm, tốn thời gian. II.2) PHƢƠNG PHÁP IN LỤA Những bản in được họa sĩ vẽ mẫu thiết kế hoặc thiết kế bằng kỹ thuật số rồi in ra trên film sau đó được truyền tải lên tấm lụa. Thao tác đó gọi là chụp bản. Tùy theo nhu cầu, film được chia ra 2 loại âm bản và dương bản. Bản là tấm lụa được căng trên giá, phủ keo bắt sáng. 08/12/2012 21 II.2) PHƢƠNG PHÁP IN LỤA Phƣơng pháp bằng máy Bản in tương tự nhưng máy sẽ thao tác kéo lụa thay người. •Ưu điểm: nhanh chóng, độ chính xác cao hơn,màu sắc đều hơn . •Khuyết điểm: Phải đầu tư máy móc tốn kém trong khi in lụa chủ yếu là những đơn hàng nhỏ. II.2) PHƢƠNG PHÁP IN LỤA 08/12/2012 22 II.2) PHƢƠNG PHÁP IN LỤA II.3) THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU IN Thiết bị in bao gồm: •Khung lụa •Bàn In Lụa •Dao gạt mực •Bàn chụp bản lụa Vật liệu in: • Lụa • Dung dịch cảm quang (keo chụp bản) 08/12/2012 23 II.3) THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU IN Khung lụa: Khung để căn lụa làm chế bản lụa và in lụa gọi là khung lụa. Khung lụa rất quan trọng, vì sự tốt hay xấu có nó có liên quan trực tiếp đến khâu "Chế Bản Lụa" và sau đó sẽ có ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng in ấn. II.3) THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU IN Lụa: Lụa là một trong những vật liệu cần thiết để làm ra các sản phẩm in ấn bằng kỹ thuật in lụa. Lụa có những chủng loại sau: - Nylon đơn sợi (Nylon monofil) - Polyester đơn sợi (Polyester monofil) - Polyester đa sợi (Polyester multifil) - Thiên nhiên đa sợi (Soie naturellemultifil) 08/12/2012 24 II.3) THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU IN Lụa có rất nhiều màu.Mỗi khi in một sản phẩm đòi hỏi chất lượng kỹ thuật cao, giới in lụa chuyên nghiệp luôn luôn sử dụng “Lụa màu”. Chụp chế bản bằng lụa màu có độ sắc nét cao hơn “Lụa trắng” Lụa là linh hồn, là một vật tư chuyên dùng hàng đầu của ngành in lụa, chất lượng in ấn tốt hay xấu phần lớn do lụa định đoạt. II.3) THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU IN Bàn In Lụa: Bàn in lụa có 2 loại: Loại thường làm bằng gỗ, mặt bằng kiếng 8 ly. Loại đa năng khung làm bằng sắt,có hệ thống lò xo điều chỉnh cao thấp để in vật liệu dày mỏng khác nhau. 08/12/2012 25 II.3) THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU IN Dao gạt mực: Dao gạt mực có 2 loại: loại cán bằng gỗ và loại cán bằng nhôm. Lưỡi dao làm bằng cao su dẻo. Độ dài của dao phải phù hợp với nội dung chi tiết cần in. II.3) THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU IN Máng tráng keo: Mua loại máng tráng keo chuyên dùng, làm bằng nhôm. Kích thước chiều dài của máng phải phù hợp với chiều ngang của khung lụa. Nếu dài hơn khung lụa sẽ không kéo tráng không được. Ngược lại nếu ngắn hơn khung lụa nhiều quá, khi kéo keo không tráng hết bền mặt khung lụa. 08/12/2012 26 II.3) THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU IN Dung dịch cảm quang (keo chụp bản) : Dung dịch cảm quang(DDCQ) còn gọi là keo chụp bản.Keo chụp bản lụa có 3 loại: II.3) THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU IN Bàn chụp bản lụa: Tùy theo kích thước nội dung cần chụp, người thợ in lụa chọn mua hoặc tự đóng bàn chụp bản cho phù hợp. 08/12/2012 27 II.4) QUY TRÌNH KỸ THUẬT IN LỤA II.4) QUY TRÌNH KỸ THUẬT IN LỤA Kỹ Thuật Tráng Dung Dịch Cảm Quang: Khâu chế bản lụa là khâu quan trọng nhất trong in lụa, quyết định chất lượng việc in ấn đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật Chụp chế bản lụa có thành công hay không phần lớn do kỹ thuật tráng DDCQ lên khung lụa. 08/12/2012 28 II.3) QUY TRÌNH KỸ THUẬT IN LỤA Sấy khô: Sấy khô khung lụa đã tráng DDCQ xong, nhiệt độ máy sấy từ 40-50 độ và khoảng cách giữa máy sấy và mặt khung lụa khoảng 30cm. Chụp Bản Lụa: Sau khi sấy khô, đưa lên bàn chụp bản tiến hành chụp bản lụa theo hình mô phỏng dưới đây: II.4) QUY TRÌNH KỸ THUẬT IN LỤA 08/12/2012 29 II.4) QUY TRÌNH KỸ THUẬT IN LỤA Xịt nƣớc: Sau khi chụp xong tiến hành xịt nước. Mục đích của việc xịt nước là tẩy bỏ phần keo bị mền ra chổ nội dung cần in. Dùng bình xịt sâu loại 15 lít hoặc vòi nước máy cho đủ mạnh, xịt thẳng vào chổ nội dung cần in, thời gian xịt khoảng 2-3 phút sau đó ta đưa lên ánh đèn xem chổ nội dung cần in trốc hết keo chưa. Nếu keo trốc hết đường nét nội dung cần in trong suốt là OK. Đem khung lụa đi phơi nắng cho thật khô... II.4) QUY TRÌNH KỸ THUẬT IN LỤA 08/12/2012 30 II.5) Ứng dụng Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, kim loại, gỗ, giấy... hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men Trong ngành in, vải silk thường ít được sử dụng do giá thành cao hơn, in khó hơn và không tiện dụng bằng bạt hiflex. II.5) Ứng dụng 08/12/2012 31 08/12/2012 32
Luận văn liên quan