Báo cáo 7 công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng

Xác định mối quan hệ giữa các tham số của biểu đồ kiểm soát với biểu đồ kiểm soát R. Đây được gọi là mô hình phép tính xấp xỉ năng lực (power approximation). Mô hình này dựa trên 3 biểu thức hồi quy để ước lượng kích thước mẫu và những giới hạn kiểm soát của biểu đồ và biểu đồ R. Sau đó, đánh giá và kiểm tra khả năng của mô hình bằng cách sử dụng một bộ các nghiệm đã nghiên cứu trước trong những bài báo khoa học khác nhau, kết hợp với một bộ dữ liệu đặc trưng từ một nghiên cứu đã được công bố trước đây.

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3359 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo 7 công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP --o0o-- MÔN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI: 7 CÔNG CỤ CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GVHD: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN LỚP: 2 – THỨ 3 NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2 Tp. HCM, ngày 16/04/2013 Ứng dụng 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản Danh sách nhóm 2 Họ Tên MSHV 1/ Nguyễn Việt Ba 12170849 2/ Phan Trần Bình 12170852 3/ Nguyễn Thanh Đức 12170867 4/ Tống Thị Thu Hằng 12170876 5/ Trần Thị Thu Hiền 12170884 6/ Trương Thị Ngọc Hương 12170897 7/ Trần Đỗ Đăng Khoa 12170905 8/ Nguyễn Thái Sơn 12170944 9/ Trần Trung Thành 12170956 10/ Nguyễn Thị Minh Trang 12801045 Nhóm 2 – Lớp thứ 3 Ứng dụng 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản MỤC LỤC PHẦN 1: TỔNG HỢP CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ ...................................................... 1 1.1 Bài báo số 1 ............................................................................................................................. 1 1.2 Bài báo số 2 ............................................................................................................................. 3 1.3 Bài báo số 3 ............................................................................................................................. 5 1.4 Bài báo số 4 ............................................................................................................................. 6 1.5 Bài báo số 5 ............................................................................................................................. 8 TỔNG HỢP CÁC BÀI BÁO ................................................................................................................... 9 PHẦN II: BA ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ......................................... 10 2.1 Định hướng 1 ........................................................................................................................ 10 2.2 Định hướng 2 ........................................................................................................................ 11 2.3 Định hướng 3 ........................................................................................................................ 12 PHẦN III: ỨNG DỤNG ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU SỐ 3 ............................................................. 15 3.1 Giới thiệu về phòng kinh doanh công ty Thành Công .............................................................. 15 3.2 Quy trình làm việc với khách hàng ........................................................................................... 15 3.3 Nguyên nhân của việc phản hồi khách hàng chậm ................................................................... 18 3.4 Tần số các lỗi xảy ra trong quá trình làm việc .......................................................................... 20 3.5 Mục tiêu và giải pháp cải tiến quá trình làm việc của phòng kinh doanh ................................ 21 PHỤ LỤC ............................................................................................................................................. 23 MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 24 Nhóm 2 – Lớp thứ 3 Ứng dụng 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản PHẦN 1: TỔNG HỢP CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ 1.1 Bài báo số 1 Mô hình phép tính xấp xỉ năng lực để xác định mối liên quan giữa các tham số của biểu đồ kiểm soát và R Mục tiêu nghiên cứu Xác định mối quan hệ giữa các tham số của biểu đồ kiểm soát với biểu đồ kiểm soát R. Đây được gọi là mô hình phép tính xấp xỉ năng lực (power approximation). Mô hình này dựa trên 3 biểu thức hồi quy để ước lượng kích thước mẫu và những giới hạn kiểm soát của biểu đồ và biểu đồ R. Sau đó, đánh giá và kiểm tra khả năng của mô hình bằng cách sử dụng một bộ các nghiệm đã nghiên cứu trước trong những bài báo khoa học khác nhau, kết hợp với một bộ dữ liệu đặc trưng từ một nghiên cứu đã được công bố trước đây. Mô hình nghiên cứu Giả sử đặc điểm của chất lượng có thể đo được bằng phân phối chuẩn có giá trị trung bình là µ0 và độ lệch chuẩn . Khi một nguyên nhân gây ra lỗi xuất hiện thì giá trị trung bình của quá trình thay đổi từ µ0 đến µ1 = µ0 + . Độ lệch chuẩn thay đổi từ đến ( , trong đó là độ rộng của sự thay đổi giá trị trung bình quá trình. Việc xuất hiện nguyên nhân lỗi cũng có thể được xây dựng theo mô hình quá trình Poisson với trị trung bình là λ (1/ λ là khoảng trung bình giữa các nguyên nhân và phân phối theo hàm mũ). Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một công thức toán học cho mối quan hệ giữa các tham số của biểu đồ kiểm soát và R. Hàm tổn thất chi phí: Trong đó, W= Kr + Vo r , U = Vo – V1 và V = Ks + Vo r Các tham số thiết kế tối ưu cho biểu thức trên với giá trị nghiệm tương ứng là h( ), bằng cách cho dE[L] / dh( ) = 0. Nhóm 2 – Lớp thứ 3 1 Ứng dụng 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản Các giả thiết chính và những đặc tính của mô hình này là:  Khi nguyên nhân lỗi được phát hiện bởi một trong số các biểu đồ kiểm soát thì quá trình được dừng lại. Các thông số trong mô hình luôn ổn định trong suốt quá trình.  Đặc tính chất lượng được đo đạt tuân theo phân phối chuẩn và phải luôn được giám sát.  Ở trạng thái bắt đầu (S0), quá trình tiếp tục hoạt động mà không xuất hiện nguyên nhân gây lỗi. Nhưng khi xuất hiện nguyên nhân lỗi (S1) thì quá trình không thể quay trở lại trạng thái S0. Phương pháp nghiên cứu Mô hình phép tính xấp xỉ năng lực là một cách tiếp cận được sử dụng thành công trong việc kiểm kiểm soát tồn kho bởi 2 tác giả là Ehrhardt và Mosier . Trong lĩnh vực kiểm soát quá trình thống kê, Tagaras sử dụng phương pháp giống như giá trị tối ưu P (xác suất trung bình mẫu bị lệch ra ngoài các giới hạn kiểm soát) cho biểu đồ với một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra, và giả sử là quá trình không dừng lại và không hiệu chỉnh trong suốt quá trình, cũng như không có sự thay đổi về độ lệch chuẩn. Tagaras không đưa ra một cách tính rõ ràng nào về giới hạn kiểm soát cho biểu đồ R và công thức toán học Fibonnaci về việc tính toán khoảng lấy mẫu, giới hạn kiểm soát cho biểu đồ và hàm tổn thất chi phí. Mô hình xấp xỉ năng lực được đề xuất trong bài báo này có những đặc điểm kèm theo như sau: đầu tiên, xác định các giá trị tương ứng với các giá trị , , theo từng bước tính toán đơn giản; thứ hai, tìm ra các xác suất tương ứng như và P; thứ ba, tính toán các giá trị tương ứng và các xác suất và P, khoảng lấy mẫu tương. ; Trong đó, v1= , v3 = U, v8 = b, v9 = c, và v11 = . Và ; Trong đó, , , , được được xuất phát từ hàm mật độ xác suất phân bố chuẩn. Kết quả nghiên cứu Nhóm 2 – Lớp thứ 3 2 Ứng dụng 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản Việc sử dụng , , , , , P và giá trị L của hàm chi phí tổn thất được tính theo biểu thứ E[L] và được so sánh với giá trị tối ưu L*. Xét 1000 ngẫu nhiên được thử nghiệm trong mô hình đã chỉ ra khả năng xấp xỉ với giá trị tốt ưu khá tốt. Tỉ số L/L* = 1.022 với độ lệch chuẩn là 0.0211. Mô hình phép tính xấp xỉ năng lực là phương tiện thuận tiện để tìm ra giải pháp tin cậy cho việc thiết kế mối quan hệ giữa các biểu đồ và R, dựa trên cơ sở các chi phí thực và các đặc tính hoạt động của một quá trình. Việc thiết kế mối quan hệ này chỉ dựa trên 4 phép tính hồi quy ( và ) và sau đó thêm một vài phép tính nữa như , P và L thì có thể đối sánh dễ dàng giữa kết quả của mô hình với kết quả của việc sử dụng thiết kế biểu đồ kiểm soát 3- truyền thống, với kích thước mẫu bất kỳ, khoảng lấy mẫu độc lập với biểu đồ và R. Đề xuất nghiên cứu Tìm kiếm những trường hợp khác để phân tích xem mô hình này có còn bền vững hay không. 1.2 Bài báo số 2 Quality Robustness – Hệ thống chất lượng vững chãi Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng và duy trì nội dung về các khái niệm hiện tại của quá trình sản xuất bền vững và làm thế nào để áp dụng trong nhiều ngành sản xuất khác nhau, tuy nhiên, báo cáo tập trung áp dụng các nguyên tắc về quy trình sản xuất bền vững trong sản xuất thuốc viên. Mô hình nghiên cứu Xác định mối quan hệ giữa các thông số quá trình then chốt CPPs (Critical Process Parameters) và các thuộc tính chất lượng then chốt CQAs (Critical Quality Attributes) và dung sai giới hạn của các yếu tố này. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng nhiều công cụ phân tích và kiểm soát đề cập xung quanh đến phát triển sản phẩm mới và sản xuất thương mại, trong điều kiện lý tưởng, quy trình sản xuất bền vững bắt đầu ở giai đoạn đầu của quá trình thiết kế và tiếp tục trong suốt vòng đời của sản phẩm, thể hiện tính khoa học về quản lý sản xuất và công nghệ. Kết quả nghiên cứu Nhóm 2 – Lớp thứ 3 3 Ứng dụng 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản Xây dựng quy trình sản xuất chất lượng bền vững mang lại lợi ích cho nhà sản xuất thông qua cải tiến chất lượng và giảm chi phí. Bảng 1 tóm tắt các yếu tố để có chất lượng bền vững trong suốt vòng đời sản phẩm cùng với các công cụ hữu ích cho mỗi giai đoạn. Hệ thống chất lượng bền vững bắt đầu từ giai đoạn R&D, đây là giai đoạn mang lại hiệu quả cao nhất trong đảm bảo chất lượng bền vững. Khả năng quy trình sản xuất đáp ứng được những biến động về nguyên vật liệu, thiết bị, điều kiện vận hành, môi trường và yếu tố con người thường được xem là quy trình bền vững. R&D Tăng trưởng Trưởng thành Suy thoái Thiết lập những công Thiết lập các thông số Duy trì điều kiện sản Đánh giá chính xác độ thức, quy trình và thiết kỹ thuật áp dụng trong xuất lý tưởng và đánh vững chãi của quá trình kế cơ bản sản xuất giá độ vững chãi của quy trình Nắm bắt được mối liên Tạo ra khả năng sản Theo dõi và kiểm soát Hiểu được năng lực của hệ giữa các thông số xuất các sản phẩm với quá trình quá trình và hiệu chỉnh quá trình quan trọng và chất lượng và chi phí quá trình nếu cần thiết các thuộc tính chất được dự đoán trước để tăng độ ổn định lượng Xác định vùng thử Xác nhận mối quan hệ Xác nhận mối quả hệ nghiệm để cho ra kết giữa CPP và CQA giữa CPP và CQA trong quả tốt nhất về độ ỗn sản xuất định, hiệu suất và chi phí. Các công cụ: lưu đồ, Các công cụ: lưu đồ, Các công cụ: SPC, Các công cụ: lưu đồ, biểu đồ nhân quả, biểu đồ nhân quả, phân tích xu hướng, biểu đồ nhân quả, FMEA, QFD, KT, gage FMEA, QFD, KT, gage gage R&R, chỉ số năng FMEA, QFD, trend R&R, phân tích hồi R&R, phân tích hồi lực quá trình Cp, Cpk chart/run chart, KT, quy, PAT quy, PAT, phân tích gage R&R, phân tích hồi biến động quy, PAT Bảng 1: Tóm tắt các yếu tố tác động sản xu ất bền vững Nhóm 2 – Lớp thứ 3 4 Ứng dụng 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản Đề xuất hướng nghiên cứu Phân tích đa chiều phương thức áp dụng quy trình sản xuất chất lượng bền vững cho các ngành dịch vụ. 1.3 Bài báo số 3 Ứng dụng biểu đồ Pareto trong việc tìm ra nguyên nhân và giải quyết tình trạng tai nạn của các sự cố hàng hải Mục tiêu nghiên cứu Áp dụng phương pháp phân tích Pareto (biểu đồ Pareto) trong việc tìm ra nguyên nhân và giải quyết tình trạng tai nạn sự cố trong hàng hải (vận tải trên biển). Mô hình nghiên cứu Sử dụng Pareto để: Tập trung vào các nguyên nhân có khả năng xảy ra lớn nhất để, cho biết tần số hoặc kích cỡ tương đối của chúng theo một thứ tự ưu tiên giảm dần để cải thiện. Nó giúp tập trung vào một nhóm nguyên nhân mà sẽ có tác động lớn nhất để khắc phục. Pareto ngăn chặn việc giải quyết một số các nguyên nhân mà việc giải quyết nó không mang lại hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến việc giải quyết các nguyên nhân khác. Cần xác định vấn đề và thu thập nhiều thông tin hơn về chúng, thực hiện và tìm ra một số nguyên nhân ở trên, sau đó xếp hạng vấn đề dựa trên tần số xuất hiện. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát thu thập dữ liệu về số sự cố trong hàng hải và các nguyên nhân gây ra chúng. Xác định các nguyên nhân chính và nguyên nhân liên quan đến việc tạo ra các sự cố này. Liệt kê chúng theo tần xuất xuất hiện giảm dần. Vẽ biểu đồ Pareto, xác định nhóm nguyên nhân chính dẫn đến các sự cố từ đó phân tích các nguyên nhân tạo ra các yêu tố này đề phương án giải quyết Kết quả nghiên cứu Tìm ra các nhóm nguyên nhân chính theo tỉ lê sau: A: Sử dụng các thiết bị dẫn đường 28% B: Truyền thông 24% C: Hư hỏng thiết bị (bao gồm cả động cơ) 16% D: Lẫn lộn do tiêu chuẩn và quy định 12% E: Không đủ tiêu chuẩn / các ứng dụng của bên thứ ba 8% Nhóm 2 – Lớp thứ 3 5 Ứng dụng 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản F: Các nguyên nhân khác 12% Từ nghiên cứu đưa ra kết luận rằng phần lớn (80%) tai nạn trên biển có nguyên nhân từ con người, tai nạn, sự cố xảy ra thường không phải vì quy định bị lỗi, thiếu hoặc không đầy đủ mà bởi vì các quy định và tiêu chuẩn tồn tại nhưng đã bị bỏ qua. Nhận định nguyên nhân sâu xa nằm trong việc giáo dục, huấn luyện thuyền viên làm việc trên tàu. Từ đó xem xét lại các chương trình hiện có trên các nước đối tác của IMO sử dụng các bảng tham khảo chéo cung cấp một phương tiện để so sánh chương trình ở các nước khác. Kết quả là đã nhận ra có sự khác biệt nghiêm trọng trong các tiêu chuẩn được áp dụng, ngay cả trong những cách thức được lựa chọn để đáp ứng các yêu cầu của cơ quan trao bằng. Giải pháp: Thống nhất các yếu tố và các giáo trình giảng dạy của IMO là cơ sở để giải quyết vấn đề. Các nước đối tác của chương trình đã tích hợp các giáo trình với mức độ phức tạp khác nhau vào chương trình quốc gia của họ để hài hoà và cải thiện các tiêu chuẩn. Kết quả đã được chứng minh tại HND (Thổ Nhĩ Kì) Đề xuất nghiên cứu Bài báo không đề cập đến việc đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 1.4 Bài báo số 4 Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của Maquiladoras Mexico Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng khu vực mậu dịch tự do trong khu vực Tijuana của Mexico. Mô hình nghiên cứu Nhóm 2 – Lớp thứ 3 6 Ứng dụng 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản Khảo sát việc cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, thu thập dữ liệu và phân tích, quản lý chất lượng toàn diện (TQM) và thực hiện kiểm soát quá trình thống kê (SPC), làm việc theo nhóm, giao tiếp và phương pháp đào tạo, cũng như yêu cầu các nhà cung cấp chứng nhận trong khu vực mậu dịch tự do. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế bảng câu hỏi và gửi đến 100 công ty trong khu vực mậu dịch tự do thuộc khu vực Tijuana. Khảo sát được thực hiện tại các công ty từ các vùng khác nhau, chẳng hạn như Pacific Rim, Châu Âu, Hoa Kỳ và Mexico. Ngoài ra, từ các ngành sản xuất khác nhau, chẳng hạn như ô tô, lắp ráp điện tử, kim loại làm việc…Các công ty được khảo sát đã lựa chọn ngẫu nhiên trong mỗi nhóm và câu hỏi đã được gửi qua mail, fax, hoặc được tiến hành qua điện thoại. Bảng câu hỏi được chia thành tám phần với tổng số là 35 câu hỏi. Những phần này bao gồm các câu hỏi liên quan đến nền của công ty, ISO hoặc QS cấp giấy chứng nhận, TQM thực hiện. Làm việc theo nhóm phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề, quá trình thu thập dữ liệu và phân tích, SPC, truyền thông và đào tạo. Kết quả nghiên cứu Các hệ thống quản lý chất lượng của khu vực mậu dịch tự do có vẻ như được cảm nhận tốt từ các chính trị gia và các chuyên gia. Phân tích các kết quả điều tra cho thấy đa số các công ty trong khu vực mậu dịch tự do đều đáp ứng và phù hợp với hệ thông quản lý. - 22% đã được yêu cầu để có chứng chỉ hệ thống chất lượng, 61% đã có chứng chỉ hệ thống chất lượng chẳng hạn như hệ thống ISO hoặc QS. Tất cả các công ty liên quan tới lĩnh vực ô tô đã có chứng chỉ và hơn 50% nhà cung ứng của họ đều đã được cấp chứng chỉ. - Tổng số 70% đã dùng các khái niệm TQM. Tất các công ty liên quan đến lĩnh vực ô tô đều đã dùng các khái niệm TQM. - Sử dụng làm việc nhóm và biểu đồ SPC (61%) để giải quyết vấn đề (63%). Các biểu đồ phổ biến hiện nay là Pareto, X-bar, R-charts, và các biểu đồ dòng xếp hạng. - Cung cấp bằng chứng của một hệ thống chất lượng khuôn phép trong khu vực mậu dịch tự do trên nền nguyên tắc TQM và SPC, sử dụng làm việc nhóm để giải quyết vấn đề, cung cấp đào tạo nhân viên, làm việc với nhà cung ứng và phấn đấu cho các Nhóm 2 – Lớp thứ 3 7 Ứng dụng 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản chứng chỉ chất lượng. -> khu vực mậu dịch tự do được chuẩn bị để dẫn dắt Mexico đi đầu trong sản xuất thông minh và tạo ra các sản phẩm chất lượng cao. - Ngoài ra, nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng hỗ trợ của kịch bản về tương lai tươi sáng của ngành công nghiệp khu vực mậu dịch tự do và tham vọng về nhà máy sản xuất xuất sắc hàng đầu thế giới. - Ngành công nghiệp các khu mậu dịch tự do có phản ứng tích cực trong sản xuất và chất lượng của Mexico. Do đó, có những lý do để tin rằng Mexioco sẽ không còn được xem là nhà cung cấp giá rẻ, và sẽ là lợi thế về vị trí đối với các nhà sản xuất tìm kiếm sự xuất sắc trong sản xuất và cam kết trong chất lượng. 1.5 Bài báo số 5 Ứng dụng biểu đồ kiểm soát thống kê SPC Bài báo này tổng hợp lại các ứng dụng phi chuẩn ( non- standard) của các biểu đồ kiểm soát SPC trong các báo cáo khoa học từ năm 1989 đến năm 2000. Các ứng dụng phi chuẩn được phân tích tương ứng với lĩnh vực ứng dụng, các nguồn dữ liệu sử dụng và các kỹ thuật biểu đồ sử dụng. Các ứng dụng được phân thành 05 nhóm theo loại vấn đề mà các kỹ thuật biểu đồ kiểm soát được áp dụng để phân tích: giám sát quá trình phi sản xuất ( non – manufacturing) sử dụng biểu đồ Shewhart hay các biểu đồ kiểm soát tiên tiến hơn, xây dựng các kế hoạch và thời gian biều thích hợp, đánh giá sự thỏa mãn khách hàng , phát triển khác mô hình dự báo. Ở mỗi nhóm, đặc tính của các ứng dụng được miêu tả cùng với mục tiêu, đặc tính dữ liệu, nguồn dữ liệu và các biểu đồ kiểm soát được sử dụng. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài báo là nhận dạng các loại vấn đề khi áp dụng biểu đồ kiểm soát SPC vào các ngành phi chuẩn, nhấn mạnh các vấn đề nảy sinh và cung cấp một vài hướng dẫn tới người dùng biểu đồ SPC. Phương pháp nghiên cứu -Tổng hợp các bài báo nghiên cứu khoa học ( 46 bài) đã được đăng tải từ năm 1989 đến năm 2000 có nội dung phù hợp với ứng dụng phi chuẩn của các biểu đồ SPC. Nhóm 2 – Lớp thứ 3 8 Ứng dụng 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản - Kế đến phân tích và tóm tắt nội dung của các bài báo theo 3 khía cạnh: miền ứng dụng (ứng dụng trong môi trường/công nghiệp/kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ), nguồn dữ liệu sử dụng ( mô phỏng/mô hình, khảo sát/bảng câu hỏi, quá trình thực tế), loại kỹ thuật biểu đồ được sử dụng ( kỹ thuật biểu đồ Shewhard, các kỹ thuật tiên tiến hơn). - Sau đó phân nhóm các bài báo dựa trên mục tiêu chính ( Mục đích giám sát, lập kế hoạch, đánh giá, dự báo) và thảo luận chi tiết đặc điểm của từng nhóm. - Kết luận cuối cùng. Kết quả nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu không cho thấy một sự thay đổi mô hình các nhóm ứng dụng biểu đồ kiểm soát SPC, mà chỉ cho thấy rằng biên giới ứng dụng đã được mở rộng đáng kể, vượt ra ngoài sản xuất, và dãy vấn đề mà các kỹ thuật biểu đồ SPC có thể áp dụng rộng hơn rất nhiều. Bài báo đã nêu bật những vấn đề kỹ thuật và nền tảng cần phải giải quyết với các ứng dụng SPC phi chuẩn. Những vấn đề quản lý rộng hơn, quan trọng đến việc thực hiện thành công cũng được thảo luận trong các ứng dụng phi chuẩn của biểu đồ SPC Đề xuất hướng nghiên cứu - Nghiên cứu rộng hơn các vùng ứng dụng mới cho kỹ thuật biểu đồ kiểm soát SPC TỔNG HỢP CÁC BÀI BÁO Phương pháp nghiên cứu Bài báo Bài báo Bài báo Bài báo Bài báo số 1 số 2 số 3 số 4 số 5 Khảo sát thu thập dữ liệu x x Bảng câu hỏi x Lấy kết quả từ tổng hợp báo cáo x x khoa học Phân tích thống kê x x Kiểm soát SPC x x Ứng dụng bảy công cụ QLCL x x x x x cơ bản Nghiên cứu ứng dụng TQM x Nhóm 2 – Lớp thứ 3 9 Ứng dụng 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản PHẦN II: BA ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ 2.1 Định hướng 1 Sử
Luận văn liên quan