Báo cáo Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái lên tài chính - Chuẩn mực kế toán số 10
Mục lục Trang Lời nói đầu1 Nội dung2 I.Lí luận chung về ngoại tệ, tỷ giá hối đoái và các vấn đề liên quan2 1.Khái niệm2 2.Lịch sử ra đời Chuẩn mực kế toán số 10 - VAS 102 2.1.Trước khi có VAS 102 2.2.VAS 10 ra đời:3 3 .Chênh lệch tỷ giá hối đoái4 3.1. Các trường hợp PS chênh lệch tỷ giá4 3.2. Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính5 3.3. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái6 II.Nội dung kế toán chênh lệch tỷ giá8 1.TK sử dụng8 1.1. TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái8 1.2. TK 242: Chi phí trả trước dài hạn.12 1.3. TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện.12 1.4. TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính.13 1.5. TK 635: Chi phí tài chính.13 2.Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu14 2.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái PS trong kỳ14 2.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm16 3.Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi BCTC của hoạt động ở nước ngoài17 3.1. Trường hợp hoạt động nước ngoài không tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo: được hạch toán như trên17 3.2. Trường hợp cơ sở nước ngoài hoạt động độc lập17 III. Thành tựu và thiếu sót của kế toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá hối đoái:18 1. Chuẩn mực kế toán quốc tế về chênh lệch tỷ giá hối đoái:18 2. Ưu điểm của chuẩn mực VAS 10 so với thông tư hướng dẫn 44/TC-TCDN và tiếp thu những thành tựu của chuẩn mực IAS 21:20 2.1. Những hạn chế của thông tư 44/TC-TCDN:20 2.2. VAS 10- giải pháp khắc phục nhược điểm của thông tư 44/TC-TCDN21 3. So sánh VAS 10 và IAS 2122 4.Những vướng mắc còn tồn tại và kiến nghị hoàn thiện kế toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá hối đoái:24 4.1.Một số vướng mắc cần bàn luận trong chuẩn mực mới VAS 10:24 4.2.Kiến nghị hoàn thiện kế toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá hối đoái:26 Kết luận28 Nội dung I.Lí luận chung về ngoại tệ, tỷ giá hối đoái và các vấn đề liên quan 1.Khái niệm Đơn vị tiền tệ kế toán: là đơn vị tiền tệ được sử dụng chính thức trong việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. ở Việt Nam, đơn vị tiền tệ kế toán là Đồng Việt Nam Ngoại tệ: Là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của một doanh nghiệp, như là USD, EURO,. Tỷ giá hối đoái: là tỷ giá trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ Chênh lệch tỷ giá hối đoái: là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các tỷ giá hối đoái khác nhau. 2.Lịch sử ra đời Chuẩn mực kế toán số 10 - VAS 10 2.1.Trước khi có VAS 10 Trước khi có VAS 10, việc hạch toán chênh lệch tỷ giá phát sinh tại Việt Nam được hướng dẫn theo các văn bản pháp quy như Thông tư 44, thông tư 77… Những hướng dẫn trong các văn bản này chưa theo kịp những quy định hiện hành và thông lệ quốc tế trong việc hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh. Trong đó, các khoản chênh lệch tỷ giá thực sự phát sinh trong các dao dịch thanh toán công nợ có gốc ngoại tệ, mua bán ngoại tệ được ghi nhận như là một khoản doanh thu trên chi phí tài chính trong kỳ hoạt động. Trong khi đó, các khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực sự phát sinh như chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tài sản tiền tệ có gốc ngoại tệ, các khoản công nợ có gốc ngoại tệ được hạch toán luỹ kế trên bảng cân đối kế toán ( TK 413 ). Hơn nữa, trong thực tế xảy ra một số trường hợp đặc thù như một số doanh nghiệp còn xin cơ chế cho phép họ hạch toán treo một số khoản chênh lệch tỷ giá đ• thực sự phát sinh trên bảng cân đối kế toán và thực hiện phân bổ dần vào l•i lỗ kinh doanh. Xảy ra tình trạng này là do các l•i lỗ chênh lệch tỷ giá làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của họ trong kỳ hoạt động. Những trường hợp này làm giảm tính nhất quán trong việc hạch toán chênh lệch tỷ giá trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, theo đó làm giảm khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp do áp dụng các chính sách hạch toán khác nhau. 2.2.VAS 10 ra đời: VAS 10 ra đời và thông tư hướng dẫn được ban hành đ• tạo ra khung pháp lý hướng dẫn hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh cho hầu hết tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế quốc dân và đ• theo kịp với các quy định của Chuẩn mực kế toán quốc tế. Theo VAS 10, Chênh lệch tỷ giá phát sinh được chia thành 2 loại: + Chênh lệch tỷ giá đ• thực hiện là khoản chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi của cùng một số lượng đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái này thường phát sinh trong các dao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ; hoặc thanh toán nợ phải trả, hay ứng trước để mua hàng; hoặc vay hay cho vay,…bằng đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán. + Chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện: là các khoản chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lậo bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính. Khoản chênh lệch tỷ giá này phát sinh nhằm đảm bảo tính trung thực của báo cáo tài chính, mà cụ thể là BCĐKT của doanh nghiệp tại một thời điểm. Theo thông tư 105 hướng dẫn VAS 10, tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá để được ghi nhận vào doanh thu, chi phí tài chính trong kỳ phát sinh ngoại trừ hai trường hợp được phép hạch toán luỹ kế trên BCĐKT : Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định (giai đoạn trước hoạt động); và chênh lệch tỷ gía do hợp nhất báo cáo tài chính với cơ sở kinh doanh hoạt động tại nước ngoài. Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định được phân bổ vào doanh thu/ chi phí tài chính trong vòng 3 năm kể từ khi chính thức đi vào hoạt động. * Thực hiện nguyên tắc bù trừ Bù trừ là nguyên tắc cơ bản khi lập báo cáo tài chính, nó cho phép bù trừ các nghiệp vụ có tính chất tương tự nhau. Thông tư 105 có hướng dẫn áp dụng nguyên tắc bù trừ khi hạch toán chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Cụ thể, các khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện được tập hợp trên tài khoản 413 và thực hiện bù trừ giữa bên Nợ/ Có. Số dư còn lại của TK413 mới được kết chuyển sang doanh thu/ chi phí tài chính trong kỳ kinh doanh. 3 .Chênh lệch tỷ giá hối đoái 3.1. Các trường hợp PS chênh lệch tỷ giá Trường hợp các doanh nghiệp phát sinh các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán và lập báo cáo tài chính, thì khi quy đổi từ đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp : a. Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ bằng ngoại tệ trong kỳ ( Chênh lệch tỷ giá hối đoái đ• thực hiện) là khoản chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái này thường phát sinh trong các dao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ; hoặc thanh toán nợ phải trả, hay ứng trước để mua hàng; hoặc vay, cho vay,.bằng đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán. Trong các trường hợp trên, tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán sẽ được ghi theo tỷ giá hối đoái ngày dao dịch. Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ ở doanh nghiệp bao gồm: Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định và chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả của hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa có hoạt động đầu tư xây dựng. b. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính