Báo cáo Bài 4: Kỹ thuật an toàn về điện

Khi một mạng điện đang làm việc,các dây pha mang điện áp và các thiết bị điện làm việc được cách điện với vỏ trái đất. • Cơ thể con người có thể xem như một điện trở.

pdf71 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5426 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Bài 4: Kỹ thuật an toàn về điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4:KỸ THUẬT AN TOÀN VỀ ĐIỆN  Nhóm 3: Nguyễn Thị Hồng An Nguyễn Trường An Nguyễn Thị Phước Lộc  GVHD: Nguyễn Thế Thanh Trúc 1./Khái niệm chung về an toàn điện 2./Nguyên nhân xảy ra tai nạn về điện 3./Các yếu tố cơ bản tác dụng vào cơ thể 4./Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện 5./Cấp cứu nạn nhân khi bị điện giật 1./Khái niệm chung về an toàn điện • Khi một mạng điện đang làm việc,các dây pha mang điện áp và các thiết bị điện làm việc được cách điện với vỏ trái đất. • Cơ thể con người có thể xem như một điện trở. • Có 2 loại chạm điện nguy hiểm: - Chạm trực tiếp: xảy ra khi người tiếp xúc với dây dẫn trần mang điện trong tình trạng bình thường. + Do vô tình,không phải do công việc yêu cầu tiếp xúc. + Do công việc yêu cầu tiếp xúc với dây dẫn. + Đóng điện lúc đang tiến hành sửa chữa, kiểm tra. - Chạm gián tiếp vào bộ phận kim loại của thiết bị bị chạm vỏ + Lúc thiết bị không được nối đất + Lúc thiết bị có nối đất 2 ./Nguyên nhân xảy ra tai nạn điện Phần lớn các trường hợp bị điện giật là do chạm phải vật dẫn điện hoặc vật có điện áp xuất hiện bất ngờ và thường xảy ra đối với người không có chuyên môn về điện. Nguyên nhân xảy ra tai nạn về điện: ● Do trình độ tổ chức,quản ly công tác lắp đặt,xây dựng,sửa chữa.  Do vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn điện,đóng điện khi có người đang sửa chữa (quên đóng cầu dao tiếp đất an toàn),thao tác vận hành thiết bị điện không đúng quy trình.  Sửa chữa điện không cắt nguồn điện ,không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.  Sử dụng các đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ (vỏ kim loại)  Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện 3./CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC DỤNG VÀO CƠ THỂ • Khi người tác dụng vào mạng điện thì sẽ có dòng điện chạy qua người,dòng điện qua người có 2 tác dụng: • - Tác dụng kích thích. • - Tác dụng gây chấn thương. 3.1./Tác dụng kích thích - Khi người tiếp xúc vào điện,vì điện trở người còn lớn,dòng điện qua người còn bé,tác dụng của nó làm bắp thịt tay,ngón tay co quắp lại. - Nếu nạn nhân không rời khỏi vật mang điện được thì điện trở của người dần dần giảm xuống và dòng điện tăng lên,hiện tượng co quắp càng tăng lên. - Thời gian tiếp xúc với vật mang điện càng lâu càng nguy hiểm vì người không còn khả năng tách rời khỏi vật mang điện đưa đến tê liệt tuần hoàn và hô hấp dẫn đến chết người(không gây thương tích) 3.2./Tác dụng gây chấn thương • Thường xảy ra do người tiếp xúc với điện áp cao. Khi người đến gần với vật mang điện. Tuy chưa chạm phải điện nhưng vì điện áp cao sinh hồ quang điện chạy dòng điện qua người tương đối lớn. • Tóm lại tai nạn về điện chủ yếu là do dòng điện qua người gây nên chứ không phải do điện áp. 4. Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện 4.1. Biện pháp tổ chức: * Yêu cầu đối với nhân viên làm việc trực tiếp với các thiết bị điện: Tuổi: ≥ 18 tuổi Sức khỏe: Phải qua kiểm tra đủ sức khỏe, không bị tim, mắt nhìn rõ. Phải có hiểu biết về điện, hiểu rõ sơ đồ điện, có khả năng ứng dụng các quy phạm kỹ thuật an toàn điện, cấp cứu người khi bị điện giật. Ví dụ: Công nhân điện bậc thợ và bậc an toàn cao mới có quyền thao tác một mình (hoặc bậc thợ tương đương trình độ hiểu biết về sơ đồ, thiết bị, bậc an toàn về an toàn điện). * Tổ chức nơi làm việc: Người công nhân phải được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Người theo dõi chỉ chuyên trách về các nguyên tắc kỹ thuật an toàn. 4.2. Các biện pháp kỹ thuật: 4.2.1 Chống tiếp xúc trực tiếp vào điện. * Bảo vệ chính: Đảm bảo mức cách điện cần thiết. Các dụng cụ sửa chữa điện được bọc bằng giấy cách điện, nhựa PVC. Đề phòng tiếp xúc vào các bộ phận mang điện. Sử dụng rào chắn các phần mang điện, đặt chúng ở vị trí không với tới, đặt trong tủ kín. Những nơi nguy hiểm phải có rào chắn và ghi biển báo… Ví dụ: dây dẫn trần treo cao có sứ cách điện, tủ chỉ được mở bằng chìa khóa đặc biệt sau khi cắt nguồn. Bảo vệ bằng cách sử dụng điện áp cực thấp (24V,12V,6V). Trang bị bảo hộ lao động an toàn khi làm nhiệm vụ như: găng tay, ủng, thảm cách điện… Giày cao su cách điện Găng tay cách điện Thảm cách điện Bút thử điện Sào cách điện Kìm, vít có chuôi cách điện Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện * Bảo vệ phụ: Đôi khi có thể xảy ra tai nạn chạm điện trực tiếp do sai sót, nhầm lẫn (ví dụ: hư hỏng lớp bọc cách điện do tác dụng cơ, nhiệt..). Trong những trường hợp này người ta sử dụng thêm bảo vệ phụ bằng cách đặt các thiết bị chống rò. 4.2. Các biện pháp kỹ thuật: 4.2.2. Chống tiếp xúc gián tiếp vào điện. Xét mạng hạ áp U< -1KV, tiếp xúc gián tiếp vào điện xảy ra khi người sờ vào vật mang điện áp do bị chọc thủng cách điện (chạm pha, chạm vỏ) hoặc người đi trong vùng đất bị nhiễm điện. Trong các xí nghiệp sản xuất, công nhân có nhiều nguy cơ tiếp xúc gián tiếp vào điện do sự cố chạm vỏ. * Biện pháp bảo vệ an toàn: Thực hiện hình thức nối vỏ (nối đất) thích hợp. Sử dụng thiết bị bảo vệ cắt nguồn thích hợp với thời gian giới hạn cho phép. Thời gian thiết bị bảo vệ cắt nguồn khi chạm vỏ phụ thuộc trị số Utx (điện áp tiếp xúc) và loại nguồn điện như trong bảng sau: Utx Thời gian cho phép tồn tại (s) (V) Điện AC Điện AC <50 5,00 5,0 50 5,00 5,0 75 0,60 5,0 90 0,45 5,0 120 0,34 5,0 150 0,27 1,0 220 0,17 0,4 280 0,12 0,3 350 0,08 0,2 500 0,04 0,1 Bảng trị số thời gian cắt nguồn max (thời gian cho phép tồn tại Utx tương ứng) Ucpmax = 50V Utx Thời gian cho phép tồn tại (s) (V) Điện AC Điện AC 25 5,00 5,00 50 0,48 5,00 75 0,30 2,00 90 0,25 0,80 110 0,18 0,50 150 0,12 0,25 230 0,05 0,06 280 0,02 0,02 Bảng trị số thời gian cắt nguồn max (thời gian cho phép tồn tại Utx tương ứng) Ucpmax = 25V 5. Cấp cứu nạn nhân khi bị điện giật. 5.1. Khái quát chung: Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc rất nhiều vào thời gian dòng điện chạy qua cơ thể nạn nhân, vì vậy việc cứu chữa phải được tiến hành khẩn trương và thận trọng. * Tỷ lệ nạn nhân cứu sống phụ thuộc vào thời gian sơ cứu theo số liệu thống kê sau: Thời gian 1 2 3 4 5 6 (phút) Tỷ lệ 98 90 70 50 25 10 cứu sống _Số liệu ở bảng trên cho thấy thời gian sơ cứu có ý nghĩa sống còn đối với các nạn nhân. _Để có thể tiến hành sơ cứu có hiệu quả, trước hết cần phải luôn ở trạng thái sẵn sàng. Tất cả mọi người, không trừ một ai đều phải nắm vững các thao thác sơ cứu cơ bản. _Nơi làm việc phải có đầy đủ dụng cụ, phương tiện cứu chữa, tủ thuốc và các phương tiện khác như bảng biểu, tranh ảnh, áp phích…về vấn đề sơ cứu nạn nhân. 5.2. Phương pháp tách nạn nhân ra khỏi mạng điện 5.2.1. Những vấn đề cần lưu ý _Thao tác đầu tiên để cứu nạn nhân là giải phóng họ ra khỏi mạng điện. _Người cứu chữa phải tách nạn nhân bằng các vật dụng cách điện, không được chạm trực tiếp vào nạn nhân. _Nếu nạn nhân ở trên cao thì phải có biện pháp đỡ. _Trường hợp tối phải có nguồn sáng dự phòng. 5.2.2. Giải phóng nạn nhân khỏi mạng điện áp • Trường hợp có thể cắt mạch điện bằng các thiết bị điều khiển đóng cắt: cần nhanh chóng cắt mạch điện bằng cầu dao hoặc aptomat gần nhất. ● Trường hợp không thể sử dụng thiết bị đóng cắt cần: - Sử dụng các phương tiện an toàn cá nhân như: ủng cách điện, găng tay cách điện, đứng trên thảm cách điện hoặc ván khô. - Dùng sào cách điện hoặc tre, gỗ khô gạt dây điện ra khỏi nạn nhân, có thể dùng rìu cán gỗ chặt đứt dây dẫn điện, hoặc túm tóc, quần áo khô của nạn nhân để lôi ra. 5.2.3. Giải phóng nạn nhân ra khỏi mạng điện cao áp - Việc tiến hành cần các phương tiện an toàn như sào, găng tay cách điện,… - Có thể dùng các thiết bị ngắt mạch nhân tạo để cắt đầu nguồn bằng cách ném lên đường dây một đoạn dây dẫn nhưng nhất thiết nối trước một đầu. 5.3. Sơ cứu nạn nhân 5.3.1. Các thao tác ban đầu • Đặt nạn nhân ở chỗ khô ráo, thoáng mát nhưng tránh gió, nhanh chóng cởi hết quần áo, thắt lưng. • Để nạn nhân nằm ngửa và kiểm tra nhịp tim, cơ quan hô hấp, đồng tử mắt, đồng thời nhanh chóng gọi cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế. • Trường hợp nạn nhân chưa mất tri giác, tim còn đập, còn thở: Để nạn nhân nằm yên tĩnh, nới rộng quần áo và cho ngửi amoniac. • Nếu nạn nhân bất tỉnh nhân sự, tim ngừng đập, toàn thân co giật: Đưa nạn nhân đến chỗ thoáng mát, nới lỏng quần áo, moi miệng xem có gì vướng không, nhanh chóng tiến hành các thao tác hà hơi thổi ngạt, kết hợp ấn lồng ngực cho đến khi có nhân viên y tế đến. Chỉ có nhân viên y tế mới có thể khẳng định nạn nhân đã chết hay còn sống 5.3.2. Hô hấp nhân tạo 3 phương pháp được coi là hiệu quả nhất là: - Phương pháp miệng vào miệng. - Phương pháp miệng vào mũi. - Phương pháp miệng vào miệng và mũi. Các phương pháp này có hiệu quả như nhau, nó cho phép cung cấp lượng oxy cần thiết cho nạn nhân bằng thổi ngạt. _Trước hết cần đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng. _Mở rộng đường hô hấp bằng cách ngửa đầu nạn nhân về phía sau: Tỳ một tay lên trán, tay kia hất cằm nạn nhân lên. _Sau khi đường thở được mở, kiểm tra hơi thở của nạn nhân (xem xét, lắng nghe) * ”Cằm chỉ thiên” sẽ làm cho đường khí quản không bị gấp khúc tạo cho công việc cấp cứu được dễ dàng. Phương pháp hô hấp nhân tạo: miệng vào miệng • Quỳ bên cạnh nạn nhân, cúi sát vào mặt. • Dùng tay tỳ trán và bịt mũi bằng hai ngón tay cái và ngón tay trỏ để ngăn không cho không khí thoát ra đằng mũi. • Tay kia kéo nạn nhân nhẹ mở miệng ra, luôn giữ cho lưỡi được kéo ra, nếu hàm bị co cứng thì cần sử dụng vật gì nhẵn như thìa, đũa cả, thanh gỗ,… để cạy ra sao cho không khí có thể tràn vào dễ dàng. • Người cứu hít một hơi dài, áp sát miệng mình vào miệng nạn nhân sao cho thật kín rồi thổi mạnh. Lượng không khí thổi vào phải đủ để ngực nạn nhân phồng lên sau khi thổi. • Lặp lại nhiều lần theo chu kỳ khoảng 12 lần/phút (đối với trẻ con thì khoảng 20 lần/phút) cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh. Phương pháp hô hấp nhân tạo: miệng vào mũi • Quỳ bên cạnh nạn nhân cúi sát vào mặt. • Dùng tay tỳ lên trán, ấn nhẹ đầu nạn nhân ngửa về phía sau. • Tay kia đặt dưới cằm nạn nhân giữ cho miệng nạn nhân khép kín, áp ngón tay cái vào môi dưới khép nó dính chặt vào môi trên để ngăn không cho khí thoát ra đằng miệng. • Người cứu hít một hơi dài, áp chặt miệng mình vào mũi nạn nhân. • Thổi mạnh vào mũi trong khoảng hai giây sao cho ngực nạn nhân phồng lên. • Lặp lại nhiều lần theo chu kỳ khoảng 12 lần/phút (đối với trẻ con thì khoảng 20 lần/phút) cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh. Phương pháp hô hấp nhân tạo: miệng vào miệng và mũi • Phương pháp này được áp dụng cho trẻ con. Người thực hiện hô hấp nhân tạo thổi đồng thời vào cả miệng và mũi nạn nhân.Tần số nhanh hơn, còn khối lượng khí thì ít hơn so với người lớn. 5.3.3 Hô hấp nhân tạo kết hợp ấn tim ngoài lồng ngực Nếu có 2 người cấp cứu thì một người thổi ngạt, còn người kia thực hiện ấn tim. Người ấn tim chồng tay lên nhau theo hướng vuông góc tại vị trí 1/3 dưới xương ức của nạn nhân. Ấn mạnh tỳ xuống vùng ức để lồng ngực ép xuống sau đó giữ trong khoảng 1/3 giây rồi nới tay ra để lồng ngực trở về vị trí cũ. Lặp lại với tần suất mỗi giây một lần. Cứ 5-6 lần thì thổi ngạt một lần. Nếu có một người thực hiện cấp cứu thì tiến hành lần lượt các thao tác vừa thổi ngạt vừa ấn tim Nếu có 2 người thì mỗi người làm nhiệm vụ. • Tóm lại, việc sơ cứu nạn nhân phải được tiến hành hết sức khẩn trương và liên tục ngay cả khi nạn nhân không còn dấu hiệu của sự sống. • Người cấp cứu phải thật bình tĩnh và kiên trì, linh hoạt xử lí các tình huống. • Chỉ có bác sĩ mới quyết định được tình trạng sống còn hay đã chết của nạn nhân • Sau khi nạn nhân có dấu hiệu sống, cần nhanh chóng chuyển đến bệnh viện gần nhất, trong quá trình vận chuyển vẫn tiếp tục thực hiện các thao tác sơ cứu. _ Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi bài báo cáo của nhóm _ Chúc các bạn có một buổi học vui vẻ Hẹn gặp lại