Báo cáo Bài thảo cầm viên môn thực tập động vật có xương sống

Giới thiệu ngắn gọn về đối tượng nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu của đối tương đó Đà điểu Úc casuarius casuarius là 1 loài thuộc họ Struthionidae, Bộ đà điểu Úc Casuariifomes, trong tổng bộ chim chạy. Là loài chim đứng thứ hai về kích thước to nhất, cao tới 2 m và cân nặng khoảng 60 kg ,cánh không phát triển, chân sau khoẻ ít ngón, lông phủ kín toàn thân. Giống như đà điểu châu Phi, nó chạy nhanh, là loài chim đầy sức mạnh của đồng bằng và miền rừng. Đà điểu châu Úc phân bố ở các kiểu rừng nhiệt đới của quần đảo Indonesia, ở độ cao 500 mét ở New Guinea and miền đông nam Australia với độ cao 1100 mét. (4)

doc20 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2972 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Bài thảo cầm viên môn thực tập động vật có xương sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA SINH HỌC BÀI BÁO CÁO THẢO CẦM VIÊN MÔN THỰC TẬP ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG Đối tượng: ĐÀ ĐIỂU ÚC (Tên khoa học: Casuarius casuarius) NHÍM ĐUÔI NGẮN (Tên khoa học: Hystrix Brachyurus) GVHD: TRẦN THANH TÒNG NGUYỄN HOÀI BẢO NGUYỄN PHÚC BẢO HÒA NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG SVTH : Hồ Thị Kim Lan MSSV: 0515283 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2009 MỤC LỤC A. BÀI BÁO CÁO PHẦN CHIM Trang 3 Giới thiệu Trang 4 Phân loại Trang 7 Đặc điểm sinh học - sinh thái Trang 9 Ý nghĩa tiến hóa - ý nghĩa trong sinh thái - hiện trạng Trang 10 Tài liệu tham khảo Trang 11 B. BÀI BÁO CÁO PHẦN THÚ Trang 12 Giới thiệu Trang 13 Phân loại Trang 15 Đặc điểm sinh học - sinh thái Trang 16 Ý nghĩa tiến hóa - ý nghĩa trong sinh thái - hiện trạng Trang 18 Tài liệu tham khảo Trang 20 BÁO CÁO THẢO CẦM VIÊN MÔN TT ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG A. BÀI BÁO CÁO PHẦN CHIM Đối tượng: Đà điểu Úc - Tên khoa học: casuarius casuarius, tên thường gọi: Australian Cassowary, Southern Cassowary Tóm tắt: Có nguồn gốc từ lớp bò sát cổ Pseudosuchia tới loài chim cổ Archaeo pteryx, các loài chim đã tiến hóa theo 3 hướng , trong đó có tổng bộ chim chạy mà đại diện được nêu trong bài báo cáo này là Đà điểu Úc casuarius casuarius. (7). Với thân hình chắc khỏe, to lớn và sắc lông sặc sỡ, Đà điểu Úc casuarius casuarius có thể được xem là loài đẹp nhất, to nhất trong thế giới chim chạy. Các đặc điểm hình thái như mỏ nhọn, quắt; chân to khỏe, nanh vuốt sắc nhọn... đều là những hình thái thích nghi với lối sống chạy trên miền đồng bằng, sa mạc, rừng hoang và lối sống bị nhiều thú hoang dại ăn thịt đe dọa. Đà điểu đã thể hiện sự thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam, và sau một thời gian, số lượng Đà điểu đã được nhập về Việt Nam với số lượng lớn trong đó có Đà điểu Úc casuarius casuarius. Với giá trị kinh tế cao, sự tồn tại và phát triển của các loài động vật hiện đang bị đe dọa, trong đó có Casuarius casuarius ở mức độ sắp nguy cấp - VU theo sách đỏ IUCN. Giới thiệu Hình 1: Mô tả hình dạng Đà điểu casuarius casuarius Giới thiệu ngắn gọn về đối tượng nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu của đối tương đó Đà điểu Úc casuarius casuarius là 1 loài thuộc họ Struthionidae, Bộ đà điểu Úc Casuariifomes, trong tổng bộ chim chạy. Là loài chim đứng thứ hai về kích thước to nhất, cao tới 2 m và cân nặng khoảng 60 kg ,cánh không phát triển, chân sau khoẻ ít ngón, lông phủ kín toàn thân. Giống như đà điểu châu Phi, nó chạy nhanh, là loài chim đầy sức mạnh của đồng bằng và miền rừng. Đà điểu châu Úc phân bố ở các kiểu rừng nhiệt đới của quần đảo Indonesia, ở độ cao 500 mét ở New Guinea and miền đông nam Australia với độ cao 1100 mét. (4) Hình 2: Sự phân bố của Đà điểu trong địa phận nước Úc Hình 3: Sự phân bố của Đà điểu ở vùng nhiệt đới ẩm Lịch sử nghiên cứu đối tượng Trên thế giới việc nghiên cứu mang tính điều tra phân loại, miêu tả ngoại hình, tập tính và một số đặc điểm sinh học khác, như đời sống tình dục, nguồn thức ăn… Ngoài ra, còn có các thí nghiệm nhiều trong điều kiện nhân tạo, nuôi dưỡng.  Riêng ở Việt Nam hiện nay ở nước ta Casuarius casuarius được nuôi chủ yếu ở một số vùng có điều kiện nghiên cứu khoa học. Casuarius casuarius ít sống tập trung, nên việc nuôi nhốt và nghiên cứu tren đối tượng này có phần phức tạp hơn, và chỉ đang dừng ở mức độ. + Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học của Casuarius casuarius. + Khả năng sinh sản của Casuarius casuarius. + Khả năng sinh trưởng và phát triển. + Khả năng sử dụng một số loại thức ăn củ quả và côn trùng. Phân loại chi tiết Domain - lĩnh giới: Eukaryota - Whittaker & Margulis,1978 - eukaryotes Kingdom - giới: Animalia - Linnaeus, 1758 - animals Subkingdom - phân giới: Bilateria - (Hatschek, 1888) Cavalier-Smith, 1983 Branch - chi: Deuterostomia - Grobben, 1908 Infrakingdom - cận giới: Chordonia - (Haeckel, 1874) Cavalier-Smith, 1998 Phylum - ngành: Chordata - Bateson, 1885 - Chordates Subphylum phân ngành: Vertebrata - Cuvier, 1812 - Vertebrates Infraphylum cận ngành: Gnathostomata - Auct. - Jawed Vertebrates Superclass - tổng lớp: Tetrapoda - Goodrich, 1930 Carl Linnaeus (23/5/1707 - 10/01/1778) Class - lớp: Aves - Linnaeus, 1758 - Birds Subclass - phân lớp: Neornithes - Gadow, 1893 Infraclass - cận lớp: Eoaves Order - bộ: Struthioniformes - Latham, 1790 - Ostriches Suborder - phân bộ: Struthioni Infraorder - cận bộ: Struthionides Family - họ: Struthionidae - Vigors, 1825 Tribe - tông: Casuariini Genus - giống: Casuarius - Brisson 1760 Scientific name - tên khoa học: - Casuarius casuarius (Linnaeus) 1758 Như vậy, năm 1758, Linnaeus đã đặt danh pháp khoa học của Đà điểu châu Úc là Casuarius casuarius (1) Hình 5: Mô tả chân Đà điểu Casuarius casuarius Đặc điểm sinh học – sinh thái học Là loai động vật rắn chắc, chân có 3 ngón to khỏe, rắn chắc, được trang bị với 3 nanh vuốt nhọn chết người, dài tới 12 xentimet. (2) Hình 4: Mô tả 2 yếm thịt và lông của Đà điểu Casuarius casuarius Đầu cổ màu xanh, 2 yếm thịt màu đỏ treo ở dưới cổ họng của nó. Đó là nguyên nhân chúng còn được gọi với cái tên là “Two-wattled Cassowary” và “Double-wattled Cassowary”. Bộ lông rất đẹp, con cái có phần trội hôn với bộ lông dài, đẹp và sáng sủa với những ánh màu hơn. Những con non thì có bộ lồng màu nâu và đơn giản hơn. Loài này là loài to nhất trong họ Đà điểu và là loài chim lớn thứ nặng thứ 2 trong lớp chim. Ước lượng lớn nhất về trọng lượng có thể lên tới 85 kylogam và chiều cao 190 xentimet. Thông thường các loài có chiều cao dao động từ 127 tới 170 centimet, trọng lượng con cái khoảng 58 kylogam, con đực khoảng từ 29 - 34 kylogam. Nó là loài chim châu Á lớn nhất sau sự tuyệt chủng của loài Đà điểu A - rập và là loài chim châu Úc lớn nhất mặc loài Đà điểu sa mạc Úc có thể cao hơn. Cấu tạo hình thái trên thích nghi với môi trường sống của loài này và với cuộc sống di chuyển và chạy nhanh của Đà điểu Úc casuarius casuarius. Đặc biệt là đôi chân to, chắc khỏe, móng vuốt nhọn, bàn chân chai sạn thích nghi với lối sống trong khu vực rừng với nhiều mối đe dọa từ các động vật hoang dã ăn thịt khác luôn rình rập xung quanh. Đà điểu là loài sống riêng lẻ, ít khi thấy chúng tập trung thành bầy đàn, việc trang bị cho mình cơ thể to lớn, đoi chân rắn chắc và nanh vuốt sắc nhọn là những vũ khí phòng thân rất đặc hiệu. Hình dạng và cấu tạo của mỏ tạo thuận lợi cho lối sống ăn trái cây rừng, vỏ cây, hạt trái cây, cây bụi và một số thực vật thuộc họ quế, cây mía và cây cọ... Loài này không làm tổ mà đẻ ngay trên mặt đất. (4) Ý nghĩa của đối tượng đối với hệ sinh thái, ý nghĩa tiến hoá và hiện trạng của chúng hiện nay ở môi trường tự nhiên. Chim có nguồn gốc từ bò sát. Hiện nay đa số tác giả đều cho rằng tổ tiên của chim thuộc nhóm bò sát Pseudosuchia cùng gốc với thằn lằn khổng lồ. Người ta đã tìm được nhiều di tích chim cổ nhất là Archaeo pteryx mang nhiều đặc điểm của chim như lông vũ, chi trước biến thành cánh... nhưng vẫn có một số đặc điểm của Bò sát như có răng, chưa có mỏ, đốt sống lõm hai mặt... Sang đầu kỷ Đệ Tam, có nhiều giống chim hoàn toàn như chim ngày nay, hàm không có răng, chỉ có mỏ sừng. Chim hiện đại tiến hoá theo ba hướng chính, trong đó có hướng tiến hóa trở thành Chim chạy mà đại diện là các loài Đà điểu - cổ nhất, tách khỏi các chim khác từ kỷ Bạch phấn trong số đó có Đà điểu casuarius casuarius. Trong quá trình tiến hóa, cũng như các loài động vạt khác, sự tiến hóa của casuarius casuarius gắn liền với các thay đổi của môi trường và sự tác động qua lại giữa các sinh vật và giữa sinh vật với môi trường. Đà điểu casuarius casuarius là một thành phần trong chuỗi thức ăn, vì thế ảnh hưởng đến sự cân bằng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn, kể cả sinh vật sản xuất (thực vật) và sinh vật tiêu thụ cấp 1 (côn trùng) và các sinh vật tiêu thụ cấp cao hơn (sinh vật ăn thịt). Theo chọn lọc tự nhiên, casuarius casuarius duy trì ở một mức độ cân bằng thích hợp, từ đó cũng duy trì mức độ cân bằng của các thành phần khác trong hệ sinh thái (3) Hiện trạng: Theo sách đỏ của IUCN, Đà điểu Úc casuarius casuarius đang ở mức VU - Vulnerable - sắp nguy cấp. Hiện trạng là bị săn bắt và mua bán nhiều trong thiên nhiên. Do loài này mang nhiều giá trị kinh tế hấp dẫn. Ví dụ một bộ gia đà điểu giá khoảng 400USD, xếp trên cả da cá sấu. Thịt đà điểu giá 30USD/kg. Lông của đà điểu rất có giá trị, nó dùng làm chổi quét bụi sử dụng trong các ngành công nghiệp chính xác vì có khả năng cách điện. Mỡ đà điểu được sử dụng trong ngành mỹ phẩm. Ngoài ra vỏ trứng, lông được sử dụng làm các sản phẩm mỹ nghệ.... Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo tồn các động vật nói chung và loài casuarius casuarius để có thể ngăn ngừa nguy cơ tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của loài động vật này. (5) Tài liệu tham khảo (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) TS. Trần Tố - ThS. Đỗ Quyết Thắng, Giáo trình Động vật, Nhà xuất bản Hà Nội, 2006. B. BÀI BÁO CÁO PHẦN THÚ Đối tượng: Nhím đuôi ngắn Hystrix Brachyurus (Tên thường gọi: Malayan porcupine) (1) Tóm tắt: Nhím Mã lai - Hystrix Brachyurus là một trong những loài thú điển hình thuộc bộ gặm nhấm Rodentia. Với ngoại hình bé nhỏ những rắn chắc, được che chở bởi một bộ lông cứng - gai đặc trưng của loài Nhím, những đặc điểm hình thái về cơ thể, lông - gai, răng... là các đặc điểm thích nghi tương ứng với lối sống hoạt động về đêm, thức ăn là hạt, thực vật mà Hystrix brachyura có được trong quá trình tiến hóa, đặc biệt là bộ lông gai cứng nhọn làm một vũ khí tự vệ trước kẻ thù. Với giá trị kinh tế cao, sự tồn tại và phát triển của các loài động vật hiện đang bị đe họa, trong đó có Hystrix Brachyurus ở mức độ sắp nguy cấp - VU theo sách đỏ IUCN. Các nghiên cứu hiện tại về loài nhím Hystrix Brachyurus mới chỉ dừng lại ở các mục đích: nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học, khả năng sinh sản , khả năng sử dụng một số loại thức ăn củ và  quả của đàn nhím. Cần đi sâu nghiên cứu để làm rõ mối quan hệ tác động giữa nhím Hystrix Brachyurus với các sinh vật khác, với môi trường và với chủ thể con người, để có biện pháp bảo tồn tính đa dạng của loài nhím Hystrix Brachyurus đang ở hiện trạng sắp nguy cấp. Giới thiệu Hình 1: Hình thái Nhím đuôi ngắn Hystrix Brachyurus Nhím Mã lai - Hystrix Brachyurus là một loài động vật thuộc Bộ gặm nhấm, họ Hystricidae. Hiện nay còn 3 phân loài còn tồn tại ở miền nam và đông nam châu Á. Loài Hystrix Brachyurus là động vật ưa hoạt động về đêm, ngày ẩn trong các hang hốc ở bãi cỏ hoặc rừng rậm ở dốc núi, đến đêm bò ra kiếm ăn; có lúc đi thành đàn nhỏ vài con để hoạt động. Mỗi năm nhím đẻ một lần, mỗi lần đẻ 2 - 4 con, gai trên thân của nhím mới đẻ rất mềm, song rất nhanh cứng lại. Nhím ăn thức ăn có tính thực vật, các loại nông sản như quả dưa, rau xanh, ngô, lạc, củ cải và khoai (2) và thậm chí cả xác chết thối rửa của côn trùng (3) Phân Bố Địa Lý Nhím Mã Lai có phân bố trong khoảng từ Nê -pan băng qua vùng Đông - Nam Ấn Độ ( bao gồm các vùng: Arunachal Pradesh, Sikkim, West Bengal, Manipur, Mizoram, Meghalaya and Nagaland), tới cùng trung tâm và miền Nam Trung Quốc (Thượng Hải, Quảng Đông, Hồng Koong...), cho đến các nước Myanmar, Thailand, Lao, Cambodia and Vietnam, xuyên qua bán đảoMalaysia, tới Singapore, Sumatra (Indonesia) and kể cả khắp vùquaần đảo (Indonesia, Malaysia, Sarawak và Brunei). Hystrix Brachyurus được tìm thấy ở khu vực Biển có độ sâu 1300 mét và ở tất cả các rừng có độ cao 1500 mét. Lịch sử nghiên cứu nhím Hystrix Brachyurus Hiện nay, các nghiên cứu về loại Hystrix Brachyurus ở Trên thế giới cụ thể là các nước vùng Bắc Mỹ và Nam phi mới dừng lại ở việc nghiên cứu mang tính điều tra phân loại, miêu tả ngoại hình, tập tính và một số đặc điểm sinh học khác, như đời sống tình dục, nguồn thức ăn… Chưa có các thí nghiệm nhiều trong điều kiện nhân tạo, nuôi dưỡng.  Riêng ở Việt Nam hiện nay ở nước ta Hystrix Brachyurus được nuôi chủ yếu ở một số vùng có điều kiện nghiên cứu khoa học và các nông hộ nuôi nhím để tăng cường sức sản xuất tính hướng thịt của chúng Mực độ nghiên cứu ở Việt Nam dừng ở: + Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học của đàn nhím. + Khả năng sinh sản của đàn nhím. + Khả năng sinh trưởng và phát triển. + Khả năng sử dụng một số loại thức ăn củ và  quả. Bước đầu đã thu được kết quả: - Nhím là loại động vật hoang dã dễ nuôi cho hiệu quả kinh tế cao. - Nhím là loài động vật ít bệnh tật. - Nhím là loại động vật sinh sản quanh năm không theo mùa vụ. - Thời gian mang thai từ 90 - 120 ngày. Nhím có thể sinh sản từ 2 - 3 lứa trên 1 năm, mỗi lứa đẻ từ 2 - 3 con. - Nhím thích ăn loại thức ăn rắn và không thích ăn các loại thức ăn dạng bột. Phân loại chi tiết Domain - lĩnh giới - Whittaker & Margulis,1978 - eukaryotes Kingdom - giới: Animalia- Linnaeus, 1758 - animals Subkingdom - phân giới: Bilateria - (Hatschek, 1888) Cavalier-Smith, 1983 Branch - chi: Deuterostomia- Grobben, 1908 Infrakingdom -cận giới: Chordonia - (Haeckel, 1874) Cavalier-Smith, 1998 Phylum - ngành: Chordata - Bateson, 1885 - Chordates Subphylum - phân ngành: Vertebrata - Cuvier, 1812 - Vertebrates Infraphylum - cận ngành: Gnathostomata - Auct. - Jawed Vertebrates Superclass - tổng lớp: Tetrapoda - Goodrich, 1930 Class lớp - lớp: Mammalia - C. Linnaeus, 1758 - Mammals Subclass phân lớp: Theriiformes - (Rowe, 1988) M.c. Mckenna & S.k. Bell, 1997 Infraclass - cận lớp: Holotheria - (Wible Et Al., 1995) M.c. Mckenna & S.k. Bell, 1997 Order - bộ: Rodentia - Bowdich, 1821 - Rodents Suborder - phân bộ: Hystricognatha - Woods, 1976 Hình 2: Tác giả Carl Linnaeus (23/5/1707 - 10/01/1778) Infraorder - cận bộ: Hystricognathi - Tullberg, 1899 Family - họ: Hystricidae - (Fischer De Waldheim, 1817) Gray, 1821:304 Subfamily - phân họ: Hystricinae Genus giống: Hystrix - Linnaeus, 1758 Specific name tên khoa học: Hystrix - Linnaeus, 1758 Như vậy, năm 1758, Linnaeus đã đặt danh pháp khoa học của Nhím đuôi ngắn là Hystrix Brachyurus Đặc điểm sinh học – sinh thái học Hình 3: Phân biệt chi trước (F) và chi sau (H) của nhím Hystrix brachyura Hystrix Brachyurus có một cơ thể rắn chắc và được che chở bởi lớp lông dày, nhọn và cứng chắc. Loại lông cứng này, hay nói chính xác hơn là gai, là loại biến dạng từ loại lông bình mềm thường. Trên lưng lông biến thành gai cứng, nhọn nhất là nửa lưng phía sau (có 2 loại lông cứng: 1 loại dài nhỏ và 1 loại dài to, ngắn), lông biến thành những tiêm tròn cứng dài từ 10 - 30cm và nhọn có khúc trắng, khúc đen, khúc vàng, mọc thành chùm từ 3 - 4 cái. Lông mềm ban đầu trở nên cứng hơn và thành gai khi con vật trưởng thành. Hystrix Brachyurus có 4 chi ngắn, rắn chắc và được bao bọc bởi lớp lông mềm màu nâu, mỗi chi trước có các nanh sắc nhọn số lượng là 4 với mỗi chi trước và 5 ở mỗi chi sau. Cả 4 chi đều có bàn chân rất nhẵn và bóng. Chiều dài thân khoảng 63-72.5 cm, chiều dài đuôi từ 6-11 cm, trọng lượng từ 0.760 kg-2.414 kg (3) Như đã đề cập ở trên, nhím thuộc bộ gặm nhấm, là loại động vật hoang dã, sống trong rừng, thành từng đàn 3-4 con, tự đào hang để ở. Thường ngủ ngày, ăn đêm. Trong đàn chỉ có một con đực trưởng thành. Nhím đực tấn công đối phương để bảo vệ đàn, không cho bất cứ nhím đực nào xâm phạm lãnh thổ và đàn cái do nó kiểm soát. Nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, dưới háng có hai dịch hoàn và nhô ra phía trước bụng, cách lỗ hậu môn khoảng 4-5cm. Nhím đực tính tình hung dữ hơn, hay sừng lông, đạp chân , vừa cắn vừa đánh lông tấn công đối phương. Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân hình quả trám, đuôi ngắn và mập hơn con đực, dưới bụng lộ rõ 6 vú ở hai bên, dưới háng có lỗ sinh dục cái, cách lỗ hậu môn khoảng 3cm. Nhím cái tính tình hiền lành hơn, chỉ hung dữ lúc đẻ. (5) Thời kỳ thai nghén của nhím cái là 90-120 ngày, đẻ một năm khoảng 2-3 lứa, 1 lứa 2-3 con. Tuổi thọ cao nhất của loài Hystrix Brachyurus là khoảng 27 năm tuổi. (3) Hình 4: Bộ răng điển hình của nhím Hystrix brachyura Đặc điểm hình thái vừa đề cập thích ứng với cách thích nghi với môi trường sống, cách kiếm ăn, bắt mồi và đặc điểm sinh thái làm tổ của loài Hystrix Brachyurus . Nhím có bộ răng 1.0.1.3/1.0.1.3 = 20 chiếc. Được cấu tạo đặc trưng thích nghi với kiểu sống nguồn thức ăn phong phú của nhím. (6) Lông gai cứng trên phần nửa lưng sau giúp Nhím phòng thủ và tấn công kẻ thù đặc biệt phát huy tác dụng tự vệ rất hữu ích trước những kẻ địch to khỏe. Đặc trưng này do đó được di truyền cho đời sau, dần dần tăng lên.. Ở vùng bụng lông nhím biến thành sợi cứng có màu đen. Sau gáy có một dải lông trắng dựng ngược như cái mào, xung quanh cổ viền lông trắng, đuôi ngắn có những sợi lông phía đầu phình ra thành hình cốc rỗng ruột màu trắng. Khi cần thiết gặp kẻ thù thì nhím rung đuôi, những lông chuông này tạo thành một tiếng kêu “lách cách”, “lè xè” để doạ nạt kẻ thù và thông báo với những con vật cùng đàn những tín hiệu để lẩn tránh kẻ thù. (7) Ý nghĩa của đối tượng đối với hệ sinh thái, ý nghĩa tiến hoá và hiện trạng của chúng hiện nay ở môi trường tự nhiên. Trong quá trình tiến hóa, cũng như các loài động vạt khác, sự tiến hóa của Hystrix brachyura gắn liền với các thay đổi của môi trường và sự tác động qua lại giữa các sinh vật và giữa sinh vật với môi trường. Nhím Hystrix brachyura là một thành phần trong chuỗi thức ăn, vì thế ảnh hưởng đến sự cân bằng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn, kể cả sinh vật sản xuất (thực vật) và sinh vật tiêu thụ cấp 1 (côn trùng) và các sinh vật tiêu thụ cấp cao hơn (sinh vật ăn thịt). Theo chọn lọc tự nhiên, Hystrix brachyura duy trì ở một mức độ cân bằng thích hợp, từ đó cũng duy trì mức độ cân bằng của các thành phần khác trong hệ sinh thái. Các mẫu hóa thạch của các động vật có vú tương tự như động vật gặm nhấm đã xuất hiện rất nhanh sau khi khủng long bị tuyệt chủng, khoảng 65 triệu năm trước (Ma), vào khoảng thế Paleocen. Tuy nhiên, một số dữ liệu đồng hồ phân tử lại cho rằng các động vật gặm nhấm hiện đại (các thành viên của bộ Rodentia) đã xuất hiện vào cuối kỷ Phấn Trắng, mặc dù các ước tính phân nhánh phân tử khác lại phù hợp với các mẫu hóa thạch. Khởi đầu từ Laurasia, một lục địa trước đây là sự nối liền của Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á. Một vài loài đã xâm chiếm châu Phi, tạo ra sự xuất hiện của những loài nhím lông (Hystricognathi) sớm nhất. Tuy nhiên, một số nhỏ các nhà khoa học chỉ ra rằng Hystricognathi có thể thuộc về nhánh tiến hóa khác và vì thế thuộc về bộ khác. Từ đây nhóm Hystricognathi xâm chiếm Nam Mỹ, một lục địa cô lập trong thế Oligocen và thế Miocen. Vào thời gian của thế Miocen, châu Phi va chạm với châu Á, cho phép các động vật gặm nhấm như nhím lông phổ biến sang đại lục Á-Âu. (8) + (9) Hystrix Brachyurus và mối quan hệ gần của nó được cho rằng có sự khởi đầu từ khu vực miền Nam châu Á. Điều này dựa trên phân bố hiện tại của loài Hystrix Brachyurus . Nguồn gốc này có thể sai lầm từ nguồn gốc tổ tiên bắt nguồn từ thế Pleistocene (Thời kỳ địa chất cách đây khoảng từ 2 triệu năm đến 10000 năm. Là một phân vị của kỷ Đệ tam.) khi mà Sumatra, Borneo and Palawan là một phần của Sundaland (pp. 266-267). Arizona: Saunders College Publishing. (3) Hiện trạng: Theo Sách đỏ IUCN, Hystrix Brachyurus đang ở mức VU - Vulnerable - sắp nguy cấp). Hiện được mua bán nhiều, lông - gai của Hystrix Brachyurus được sử dụng làm trang sức, và chúng còn bị săn bắn nhiều vì mục đích lấy thịt. (3) Tài liệu thao khảo TS. Trần Tố - ThS. Đỗ Quyết Thắng, Giáo trình Động vật, Nhà xuất bản Hà Nội, 2006.
Luận văn liên quan