Báo cáo Bước đầu nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

tỉnh có vùng ven biển và đầm phá ở nước ta. Sự phát triển mạnh ngành NTTS đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Song song với những lợi ích của các hoạt động NTTS mang đến, nó còn để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên và môi trường vùng ven biển, vùng biển. Việt Nam là nước có tiềm năng về thủy sản. Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nước ta có chiều dài đường bờ biển khá lớn 3200 km, cùng với các yếu tố nhiệt độ, môi trường, nguồn thức ăn. là điều kiện lý tưởng để đầu tư phát triển kinh tế thủy sản. Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh có đường bờ biển dài 126 km và hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với diện tích là 21.594 ha, là nơi có điều kiện khá lý tưởng cho sự sinh trưởng các loài thủy sản có giá trị cao, đặc biệt là tôm. Huyện Quảng Điền là huyện trọng điểm của vùng ven biển đầm phá TTH, có tiềm năng lớn về NTTS, chủ yếu là nuôi tôm. Trong đó, xã Quảng Công là một trong những xã có nghề nuôi tôm phát triển sớm nhất ở huyện Quảng Điền với nhiều hình thức nuôi tôm nhất ở huyện: QCCT, BTC, TC. Sự phát triển ngành nuôi tôm ở xã Quảng Công góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân địa phương. Các mô hình nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi tôm nói riêng đã phát triển rất nhanh cùng với quá trình phát triển của ngành. Phương thức nuôi trồng đã chuyển từ nuôi tự nhiên, quảng canh, nuôi phân tán với mật độ thấp. sang nuôi bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với mật độ cao, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản với mật độ cao, năng suất lớn, đã gây nên những tác động môi trường ngày càng nghiêm trọng, nếu không được xử lý triệt để có thể gây ra sự mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên và ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản. Để thực hiện Quyết định 1690/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính Phủ về Bảo tồn và Phát triển bền vững của các vùng đất ngập nước, chúng ta cần nghiên cứu đánh giá tính bền vững các hình thức NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng phù hợp với đặc tính sinh thái của từng địa phương. Đối với ngành Thủy sản, việc xây dựng Bộ chỉ thị đã được FAO thực hiện từ lâu với mục đích là hướng đến các vùng nuôi bền vững. Nhưng việc xây dựng Bộ chỉ thị để đánh giá các hình thức nuôi ở từng địa phương vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết. Dựa vào tính cấp thiết đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”

doc43 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Bước đầu nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ Khoa Tài nguyên Đất & Môi trường Nông nghiệp -----------o0o---------- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN ĐỀ TÀI: “Bước đầu nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Phương Anh Nhóm sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Thị Thanh Hải (Nhóm trưởng) 2. Nguyễn Thị Hải Hà 3. Lê Thị Hiệp 4. Ngô Đức Phong 5. Nguyễn Thị Ngọc Tú PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế truyền thống mũi nhọn, có thế mạnh của các tỉnh có vùng ven biển và đầm phá ở nước ta. Sự phát triển mạnh ngành NTTS đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Song song với những lợi ích của các hoạt động NTTS mang đến, nó còn để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên và môi trường vùng ven biển, vùng biển. Việt Nam là nước có tiềm năng về thủy sản. Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nước ta có chiều dài đường bờ biển khá lớn 3200 km, cùng với các yếu tố nhiệt độ, môi trường, nguồn thức ăn... là điều kiện lý tưởng để đầu tư phát triển kinh tế thủy sản. Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh có đường bờ biển dài 126 km và hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với diện tích là 21.594 ha, là nơi có điều kiện khá lý tưởng cho sự sinh trưởng các loài thủy sản có giá trị cao, đặc biệt là tôm. Huyện Quảng Điền là huyện trọng điểm của vùng ven biển đầm phá TTH, có tiềm năng lớn về NTTS, chủ yếu là nuôi tôm. Trong đó, xã Quảng Công là một trong những xã có nghề nuôi tôm phát triển sớm nhất ở huyện Quảng Điền với nhiều hình thức nuôi tôm nhất ở huyện: QCCT, BTC, TC. Sự phát triển ngành nuôi tôm ở xã Quảng Công góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân địa phương. Các mô hình nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi tôm nói riêng đã phát triển rất nhanh cùng với quá trình phát triển của ngành. Phương thức nuôi trồng đã chuyển từ nuôi tự nhiên, quảng canh, nuôi phân tán với mật độ thấp... sang nuôi bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với mật độ cao, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản với mật độ cao, năng suất lớn, đã gây nên những tác động môi trường ngày càng nghiêm trọng, nếu không được xử lý triệt để có thể gây ra sự mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên và ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản. Để thực hiện Quyết định 1690/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính Phủ về Bảo tồn và Phát triển bền vững của các vùng đất ngập nước, chúng ta cần nghiên cứu đánh giá tính bền vững các hình thức NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng phù hợp với đặc tính sinh thái của từng địa phương. Đối với ngành Thủy sản, việc xây dựng Bộ chỉ thị đã được FAO thực hiện từ lâu với mục đích là hướng đến các vùng nuôi bền vững. Nhưng việc xây dựng Bộ chỉ thị để đánh giá các hình thức nuôi ở từng địa phương vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết. Dựa vào tính cấp thiết đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” 1.2 Mục tiêu. 1.2.1 Mục tiêu chung Nhằm nâng cao nhận thức cho ngư dân và cộng đồng trong việc sử dụng các hình thức nuôi tôm hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ tốt hơn về vấn đề môi trường trong hiện tại cũng như trong tương lai. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Bước đầu xây dựng bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm. - Đánh giá các ảnh hưởng của các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công đến môi trường. - Lựa chọn mô hình và hình thức nuôi tôm phù hợp. - Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và quản lý để phát triển nghề nuôi tôm ở xã Quảng Công. PHẦN II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tập trung nghiên cứu các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với các hình thức nuôi: Thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi thời gian: từ ngày 1/12/2009 đến ngày 1/12/2010. 2.2. Nội dung nghiên cứu Chúng tôi tiến hành ngành nghiên cứu việc xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm của một số hộ dân ở thôn 1, 2, 4 ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành được đề tài này và đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: 2.3.1. Phương pháp điều tra 2.3.1.1. Thu thập số liệu: Các số liệu thu thập được từ những tác giả đi trước, cũng như việc thu thập các tài liệu, số liệu ở các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thủy sản Thừa Thiên Huế, Phòng thống kê của Cục thống kê thành phố Huế, Phòng Nông nghiệp huyện Quảng Điền,… của các đề tài, dự án, các trang web, các báo cáo, các quy định, chỉ thị, tạp chí, báo chí,… 2.3.1.2. Điều tra phỏng vấn và trả lời câu hỏi bằng phiếu điều tra Người trả lời câu hỏi sẽ trả lời vào phiếu điều tra về 4 lĩnh vực: về QMHN, LP-TC, MT-ST, KT-XH. Chúng tôi chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm 2 người đã trực tiếp điều tra ở 21 hộ nuôi tôm tại các thôn: 1, 2, 4. 2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp này nhằm mục đích kiểm nghiệm lại việc xây dựng các nhóm chỉ thị đã phù hợp chưa, nếu chưa thì chỉnh sửa hoàn thiện hơn để Bộ chỉ thị được xây dựng đảm bảo tính đại diện cho địa phương. 2.3.3. Phương pháp thống kê Các số liệu thu thập đều ở dạng rời rạc, do vậy, cần được chọn lọc, thống kê, xâu chuỗi thành một thể thống nhất ngắn gọn nhưng mà phản ánh đầy đủ các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chúng tôi đã sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 và phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu sau khi thu thập được. 2.3.4. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã trao đổi thông tin, hỏi ý kiến các cán bộ có trình độ chuyên môn về nuôi tôm, môi trường, cán bộ và người dân nuôi tôm ở xã Quảng Công, Phòng Nông nghiệp huyện Quảng Điền. Nhằm để xác định các nhóm chỉ thị, các tham số nào cần được xây dựng và xem xét tầm quan trọng của từng chỉ thị để cho điểm chính xác hơn. 2.3.5. Phương pháp so sánh Các chỉ thị sau khi được xây dựng xong, điều tra, cho điểm, tính điểm cần phải so sánh giữa kết quả lý thuyết với thực tế nhằm điều chỉnh lại các tham số, quy trình xây dựng. Sau đó, đánh giá hình thức nào là bền vững và ở địa phương nào nên áp dụng hình thức phù hợp để cho kết quả tốt. PHẦN III TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở lý luận 3.1.1. Theo tổ chức FAO Theo tổ chức FAO (Tổ chức Nông Lương Thế Giới), sự PTBV trong NTTS: “là sự quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và sự định hướng về những thay đổi công nghệ và thể chế theo hướng đảm bảo sự đáp ứng các nhu cầu cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Sự phát triển như vậy đòi hỏi phải bảo vệ đất, nước, các nguồn gen động vật và thực vật, không làm suy thoái môi trường, phải phù hợp về mặt kỹ thuật, vững chắc về mặt kinh tế và được chấp nhận về mặt xã hội ”. Để thực hiện những vấn đề trên, FAO đã đưa ra mục tiêu PTBV trong NTTS: Mục tiêu 1: Sử dụng đất và nước thích hợp trong NTTS bền vững. Mục tiêu 2: Bảo tồn các chức năng của các hệ sinh thái quan trọng và những môi trường nước nhạy cảm. Mục tiêu 3: Quản lý tốt các nguồn tài nguyên đất và cải tạo đất nhằm giảm thiểu các tác động có hại lên môi trường xung quanh. Mục tiêu 4: Giảm thiểu các tác động có hại lên các nguồn tài nguyên nước địa phương. Mục tiêu 5: Tránh việc để các loài nuôi ngoại lai và chuyển ghép gen xâm nhập vào môi trường xung quanh. Mục tiêu 6: Quản lý tốt việc sử dụng các loại hóa chất có hại cho sức khỏe con người và các hệ sinh thái. Mục tiêu 7: Gia tăng cao nhất hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên và giảm thiểu thấp nhất lượng chất thải được tạo ra. Mục tiêu 8: Giảm thiểu sự lệ thuộc vào các nguồn giống tự nhiên ở các trang trại. Mục tiêu 9: Thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh trong các trang trại (TT) và ngoài tự nhiên. Mục tiêu 10: Tối ưu hóa các lợi ích KT-XH cho cộng đồng và đất nước. Mục tiêu 11: Cải tiến các hoạt động ở TT nuôi nhằm giảm thiểu các tác động lên những đối tượng sản xuất xung quanh. Mục tiêu 12: Đảm bảo quyền và phúc lợi của nhân công làm việc ở các trung tâm. Trong Chương trình Nghị sự 21, tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) đã chỉ ra rằng, muốn xây dựng các chỉ thị PTBV cần tập trung vào các vấn đề: Kinh tế, xã hội, môi trường và năng lực thể chế. Đồng thời Uỷ ban LHQ còn kêu gọi mỗi ngành hãy xây cho mình Bộ chỉ thị riêng của ngành đó. Đối với ngành NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng là cần thiết bởi vì đây là ngành gây ra nhiều tác động không chỉ cho môi trường mà còn trong lĩnh vực KT-XH. Trong Hội nghị bàn về các chỉ thị và chỉ tiêu đánh giá sự bền vững trong NTTS được tổ chức tại Roma-Ý từ ngày 28 đến 30 tháng 4, năm 1998, nhóm chuyên gia kỹ thuật của FAO cũng đã thống nhất đưa ra 4 nhóm chỉ thị cơ bản dựa trên 4 nhóm chỉ thị về PTBV được đề xuất bởi Ủy Ban * Nhóm chỉ thị về luật pháp thể chế Hội nghị đã thống nhất các chỉ thị về LP-TC là những chỉ thị về áp lực trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc động lực có tác động đến hệ thống tài nguyên. Ví dụ như số lượng giấy phép được phát hành để trang trại hoặc hộ nuôi hoạt động, hoặc là các chỉ thị về đáp ứng phản ánh những hành động của chính quyền (luật pháp và quy định) hay của ngành (các cam kết và tiêu chí) để giảm thiểu, loại bỏ hay đền bù về những thiệt hại do sự phát triển và quản lý việc NTTS gây ra. Nhóm chuyên gia kỹ thuật cũng đã xét đến các khía cạnh khác nhau của các chỉ thị thuộc nhóm này như: về quy hoạch, về quản lý trang trại,… * Nhóm chỉ thị về quy mô trang trại (QMTT) hoặc hộ nuôi Để xem xét đầy đủ các vấn đề liên quan đến QMTT hoặc QMHN là rất khó khăn bởi việc thu thập số liệu, các thông tin liên quan đến tài chính là khó thực hiện. Do vậy, Hội nghị đã thống nhất đưa ra những thông tin để mang lại hiệu quả nuôi cho trang trại hoặc hộ nuôi như: thời gian hoạt động, cơ sở hạ tầng,… * Nhóm chỉ thị về môi trường Đây là vấn đề nan giải bởi vì những tác động lên môi trường thường mang tính tiềm tàng. Khi xây dựng chỉ thị, ta nên hạn chế số lượng các chỉ thị và tập trung vào những chỉ thị cho thấy sự bền vững của quốc gia hoặc khu vực sinh thái. Tại Hội nghị đã xem xét và đưa ra các chỉ thị về PTBV trong NTTS liên quan đến MT-ST là: diện tích ao nuôi, sử dụng nguồn nước và chất lượng nước, sử dụng hóa chất, giống và thức ăn, dịch bệnh và xử lý dịch bệnh,… * Nhóm chỉ thị về kinh tế xã hội Nhóm chuyên gia kỹ thuật của FAO đưa ra chú ý khi xác định các tham số đặc trưng về nhóm chỉ thị KT-XH là phải đánh giá khả năng tồn tại về mặt kinh tế cũng như sự chấp nhận của xã hội đối với việc NTTS ở hiện tại và tương lai. Tóm lại, các nhóm chỉ thị trên chỉ nghiên cứu ở cấp độ quốc gia. Mỗi nhóm có thể phù hợp ở một phạm vi nhất định. Các chuyên gia kỹ thuật của FAO khuyến khích nên phát triển các chỉ thị ở cấp độ càng nhỏ thì sẽ dễ đánh giá hơn. 3.1.2. Các hình thức nuôi tôm hiện nay [8] 3.1.2.1. Nuôi quảng canh (Extensive culture) Là hình thức nuôi phụ thuộc vào tự nhiên là chính, thông qua việc lấy nước qua cửa cống và nhốt giữ trong một thời gian nhất định, ít đầu tư chăm sóc. Mật độ thả giống rất thấp, từ 1-3 con/m2. Năng suất bình quân đạt 180 kg/ha/vụ. Ở vùng đầm phá TTH, nuôi tôm cá CS được xem là nuôi QC. Hình thức này vốn đầu tư phù hợp với dân nghèo nhưng mức độ rủi ro lớn do bị ảnh hưởng trực tiếp của mưa lụt, nhất là lụt tiểu mãn. 3.1.2.2. Nuôi quảng canh cải tiến (Improve extensive) Là hình thức nuôi cao hơn của QC. Ở hình thức QCCT, tuy phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, lấy nước theo thủy triều nhưng được đầu tư chủ động giống, thức ăn ở mật độ nhất định đồng thời có đầu tư biện pháp cải tạo đầm, diệt trừ các đối tượng dịch hại để tăng tỷ lệ sống và năng suất. Quy mô DT dưới 2 ha. Mật độ giống thả từ 4-9 con/m2. NS đạt từ 300-900 kg/ha/vụ. Mực nước sâu 1-1,2 m. Ở vùng đầm phá, nuôi ao hạ triều được xem là nuôi QCCT. Hình thức này phù hợp với vùng có bãi triều rộng hoang hóa, nuôi có hiệu quả nhưng dễ ô nhiễm môi trường vì không xử lý triệt để đáy, nhất là nếu nâng cao mật độ thả giống 3.1.2.3. Nuôi bán thâm canh (Semi-intensive) Là hình thức nuôi bằng giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp là chủ yếu, đồng thời kết hợp một phần sử dụng thức ăn tự nhiên có trong đầm phá. Hệ thống ao đầm đã được đầu tư một số cơ sở hạ tầng nhất định (điện, cơ khí, thủy lợi,…) để chủ động nguồn nước, xử lý và khống chế môi trường như hệ thống máy bơm, máy sục khí. Diện tích ao từ 0,5-1,5 ha, mật độ thả giống từ 10-15 con/m2, mực nước từ 1,2-1,4 m. Năng suất đạt từ 1-2 tấn/ha/vụ 3.1.2.4. Nuôi thâm canh hay nuôi công nghiệp (Intensive) Là hình thức nuôi hoàn toàn bằng giống và thức ăn nhân tạo, được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ để có thể khống chế các yếu tố môi trường, chủ động được nguồn nước mặn và ngọt. Diện tích ao từ 0,5-1 ha, độ sâu mực nước từ 1,5-2,0 m. Mật độ giống thả từ 16-30 con/m2 và đạt năng suất từ 2-5 tấn/ha/vụ. Bảng 3.1: Chỉ tiêu các hình thức nuôi tôm Chỉ tiêu QC QCCT BTC TC Cở ao (ha) Không xác định 1 - 2 0,5 - 1,5 0,5 - 1,0 Mực nước tối thiểu (m) Phụ thuộc thủy triều 1,0 - 1,2 0,12 - 1,4 1,5 - 2,0 Mật độ thả giống (con/m2) 1 - 3 4 - 9 10 - 15 6 - 30 Quạt nước sụt khí Không Không Có Có Thức ăn Tự nhiên Có bổ sung Thức ăn công nghiệp, một phần thức ăn tự nhiên Thức ăn công nghiệp Cung cấp nước Lấy nước triều qua cống Lấy nước triều qua cống Theo yêu cầu kỹ thuật Theo yêu cầu kỹ thuật NS (tấn/ha/vụ) 0,05 - 0,3 0,31 - 0,9 1,00 - 2,00 2,00 - 5,00 ( Nguồn: Sở Thủy sản Thừa Thiên Huế, 12/2008) 3.1.3. Khái niệm về chỉ thị và việc sử dụng chỉ thị hiện nay [3] 3.1.3.1. Khái niệm chỉ thị Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCED) cho rằng chỉ thị là một sự đo lường phản ánh tình trạng các hệ thống xã hội, kinh tế và môi trường theo thời gian. Theo Uỷ Ban Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (UNCSD), chỉ thị là những đơn vị thông tin mô tả tình trạng của các hệ thống, là thước đo tổng hợp các thông tin liên quan đến một hiện tượng nhất định. Chỉ thị là dụng cụ, đơn vị đo lường được sử dụng để đánh giá, quan trắc những kết quả đạt được trong suốt quá trình. Mục đích của nó cho thấy được hoạt động của một hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội đang diễn ra theo chiều hướng như thế nào, tốt hay xấu. Vì vậy, chỉ thị là rất có ích trong việc đánh giá một vấn đề, nó chỉ phù hợp khi xét trong mối tương quan với các mục đích cụ thể, ví dụ mục đích là chỉ thị môi trường. Nó nhằm: * Cung cấp thông tin cho sự đánh giá Nó cung cấp thông tin đến các nhà hoach định chính sách và công chúng, đối với mỗi nhóm đối tượng thì chỉ thị sẽ cung cấp sẽ khác nhau. Đối với các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý môi trường, chỉ thị cung cấp thông tin về hiện trạng môi trường đang diễn ra và nhận định hiện trạng đó dựa trên xây dựng chỉ thị về môi trường đất, không khí, nước,… rồi đánh giá xem nó đang ở mức độ ô nhiễm nào, hay suy thoái. Tiếp đến, dự báo những diễn biến có thể xảy ra ở mức nào nếu ta tiếp tục gây ra tác động, hoặc hạn chế gây tác động. Sau đó, họ sẽ đưa ra những biện pháp, chính sách trước mắt và lâu dài để làm giảm những vấn đề môi trường và dự đoán những kết quả đạt được khi thực hiện việc giải quyết các vấn đề cụ thể. Rồi so sánh các chiến lược, chính sách với các địa phương tốt hơn để rút ra bài học kinh nghiệm. Để đạt mục tiêu, ta phải đưa ra những chỉ thị đơn giản, phù hợp với thực tế từng địa phương. * Phục vụ hoạch định chính sách Đó là việc đặt ra mục tiêu và chỉ tiêu nhằm phục vụ việc xây dựng chiến lược thực hiện và đánh giá chính sách. Trong giai đoạn này, các chỉ thị được xây dựng cần được lựa chọn sao cho thực thi và đánh giá tốt các chính sách đã đề ra. * Đối với cộng đồng Các chỉ thị đưa ra nhằm mục đích là thông tin môi trường dựa vào các chiến dịch, nhờ đó mà thay đổi nhận thức của con người và sự tham gia nhiệt tình trong việc BVMT tốt hơn. Đó là các chỉ thị liên quan đến sức khỏe người dân, việc gây suy thoái môi trường làm cho họ mất đi kế sinh nhai,… 3.1.3.2. Các tiêu chí dùng để chọn lựa các chỉ thị [3] Để nhằm mang lại hiệu quả cho việc chọn lựa các chỉ thị, Anderson (1991) và Lê Thạc Cán (2005) đã đưa ra các tiêu chí như sau: 1.Tính phù hợp với chính sách: được kiểm nghiệm qua việc xem xét tham khảo các văn bản chính sách, các kế hoạch, luật định ... 2. Khả năng giám sát tiến độ so với mục tiêu đề ra: được kiểm nghiệm thông qua các thông tin trong các văn bản chính sách. 3. Mức độ bao phủ về mặt không gian và thời gian: nhất quán về không gian và xem xét đến địa phương phù hợp đối với một vấn đề môi trường nhất định. Chỉ thị bao phủ một khoảng thời gian đủ để có thể cho thấy xu hướng theo thời gian. 4. Mức độ phù hợp với cấp sử dụng chỉ thị (quốc gia/tỉnh) và mang tính đại diện cho các địa phương nhằm hỗ trợ việc so sánh. 5. Phù hợp với việc so sánh: ví dụ như so sánh giữa các huyện trong một tỉnh. Khi so sánh nếu một huyện vượt trội huyện khác về điểm số thì chứng tỏ có thể học được một số điều từ huyện này. 6. Đơn giản và dễ hiểu nhờ: định nghĩa về các chỉ thị phải rõ ràng và thống nhất và trình bày chỉ thị một cách hợp lý. Không nên có những nội dung mâu thuẫn giữa các chỉ thị với nhau. 7. Phải có cơ sở về mặt khái niệm cũng như phương pháp luận: điều này phải được thể hiện trong các mô tả về phương pháp luận và công thức sử dụng, các tham khảo khoa học cho phương pháp luận và công thức đó. Tất cả những mô tả này cần được đưa vào phần tài liệu hoá của chỉ thị. 8. Được tài liệu hoá đầy đủ và quản lý được chất lượng: điều này được đánh giá bằng cách thực hiện kiểm tra công tác tài liệu hoá đối với chỉ thị và mức độ đều đặn các tài liệu này được cập nhật. Hệ thống quản lý chỉ thị sẽ hỗ trợ các công việc này, hệ thống này sẽ đem lại tính minh bạch và là cơ sở để có thể quản lý tốt hơn quy trình xây dựng và công bố chỉ thị. 9. Tính sẵn có của dữ liệu: các dữ liệu thu thập phục vụ cho chỉ thị phải đảm bảo tính khả thi cả về mặt chuyên môn cũng như tài chính. Các chỉ thị đó phải được xem xét ở các mức độ quan trọng của chỉ thị đem lại phù hợp với chi phí thu thập dữ liệu để phục vụ cho việc lựa chọn chỉ thị trong thời gian dài hoặc ngắn. 3.1.3.3. Một số chỉ thị thông dụng hiện đang được sử dụng [1,3] Chỉ số phát triển con người: được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 1 là một tập hợp của 3 chỉ thị: tuổi thọ bình quân, tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ người biết chữ và thời gian trung bình đến trường. Chỉ số Daly-Cobb: là một chỉ thị toàn diện hơn về sự phát triển kinh tế bền vững. Chỉ số này không chỉ phản ảnh mức tiêu thụ trung bình mà còn cho thấy sự công bằng trong phân phối sản phẩm và sự suy thoái môi trường. Chỉ số tiêu thụ lương thực đầu người: (Per Capital Grain Index) là một thước đo hữu hiệu về kinh tế ở các nước có thu nhập thấp. Chỉ thị này phản ảnh sự thoả mãn của nhu cầu cơ bản con người bởi con người không thể tồn tại nếu mức tiêu thụ lương thực hàng năm dưới 180 kg. Chỉ số thịnh vượng quốc gia (Wealth of Nations Index, WNI) Chỉ số thịnh vượng quốc gia do nhóm chuyên gia kinh tế của World Paper và Viện Nghiên cứu các vấn đề tiền tệ Mỹ công bố hằng năm. WNI được tính dựa trên 3 nhóm chỉ tiêu là kinh tế, xã hội và trao đổi thông tin. Mỗi nhóm chỉ tiêu gồm 21 thông số, các tham số này có trọng số như nhau. Đối với mỗi nhóm chỉ số, các số liệu thô được chuyển đổi thành các chỉ số thay đổi từ thấp nhất 0 điểm đến cao nhất là 100 điểm. Tổng số điểm của mỗi nhóm tham số là 800 điểm, điểm tổng cộng tối đa của WNI là 2.400 điểm. Về chỉ tiêu kinh tế, Việt Nam đạt 494 điểm, bằng 62% mức cao nhất các nước đang phát triển; về chỉ tiêu xã hội, chúng ta đạt 507 điểm bằng 63,4% mức cao nhất các nước đang phát triển và nhóm chỉ tiêu về trao đổi thông tin chúng ta c
Luận văn liên quan