Ngành trái cây Việt Nam có nhiều tiềm năng và đóng góp một phần quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải cạnh tranh với Thái
Lan trên thịtrường xuất khẩu đòi hỏi ngành rau quảphải có nhiều phát triển mới
đểcó khảnăng cạnh tranh toàn cầu. Rau quảViệt Nam cũng đang cạnh tranh
với rau quảThái Lan và Trung Quốc trên thịtrường nội địa.
Dựán này nhằm thu hẹp khoảng cách đó và làm giảm các mặt yếu kém cơbản
trong công nghệtrước và sau thu hoạch, mặt yếu trong chất lượng và tính ổn
định của sản phẩm, tạo các nhóm liên kết, qui hoạch và quản lý hệthống cung
ứng.
Dựán sẽcó những chương trình đào tạo huấn luyện chuyên môn thích hợp cho
các viên chức chính phủcũng nhưnhững người có liên quan. Dựán sẽtập trung
vào những điểm yếu quan trọng thông qua việc nhận diện được các thành viên
có liên quan khu vực nhà nước cũng nhưtrong lãnh vực ngành. Dựán cũng tăng
cường năng lực cho họbằng cách hướng họvào toàn bộmạng lưới, cung ứng
toàn diện và xác định lợi ích của từng thành viên. Dựán còn mang lại lợi ích cho
người nghèo ởnông thôn, cho phụnữcác nông trại và các dân tộc ít người
(Nùng, Khmer, Raglai tại một tỉnh miền Trung và 2 tỉnh đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL)).
Việc tạo thành các cụm, các nhóm sản xuất, bảo quản chếbiến, thu mua sẽ
mang lại thu nhập cao hơn cho các trang trại bằng cách làm giảm các khâu trung
gian, tăng thêm quyền quyết định giá cảcho nông dân hơn là các thương lái.
Nhưthếthu nhập của các trang trại sẽgia tăng. Thêm vào đó, hệthống quản lý
chất lượng cũng sẽ được thực hiện, tạo thêm công ăn việc làm cho phụnữnông
thôn.
Dựán này bao gồm cả5 chiến lược của CARD vềphát triển nông thôn, đặc biệt
là dựán giới thiệu chiến lược gia tăng sản xuất và tính cạnh tranh của hệthống
nông nghiệp, giảm nghèo khó ởnông thôn, gia tăng sựtham gia của những
người có liên quan đồng thời đảm bảo tính bền vững
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2271 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu họach, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ministry of Agriculture & Rural Development
Báo cáo mục tiêu 9
Cải thiện thị trường nội tiêu và
xuất khẩu trái cây Việt Nam thông
qua cải tiến quản lý chuỗi cung
ứng và công nghệ sau thu họach
Dự án CARD 050/04VIE
Tháng 7/2009
1
Mục lục
1 Thông tin về tổ chức.......................................................................................................... 2
2 Người liên hệ ..................................................................................................................... 3
3 Tóm tắt dự án .................................................................................................................... 4
4 Tóm tắt kết quả thực hiện ................................................................................................. 4
4.1 Giới thiệu và nền tảng ..................................................................................................... 7
4.2 Các kết quả chính ............................................................................................................. 8
4.3 Xây dựng năng lực và lợi ích nhóm nhỏ .................................................................. 16
4.4 Ấn bản................................................................................................................................17
4.5 Quản lý dự án................................................................................................................... 20
5 Báo cáo các vấn đề liên quan ......................................................................................... 21
5.1 Môi trường........................................................................................................................ 21
5.2 Các vấn đề giới và xã hội.............................................................................................. 23
6 Các vấn đề thực hiện và tính bền vững.......................................................................... 23
6.1 Các vấn đề và tồn tại...................................................................................................... 23
6.2 Phương án lựa chọn ...................................................................................................... 24
6.3 Tính bền vững.................................................................................................................. 25
7 Các bước chính tiếp theo ................................................................................................ 26
8 Kết luận............................................................................................................................ 26
1
1 Thông tin về tổ chức
Tên dự án Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất
khẩu trái cây Việt Nam thông qua
cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và
công nghệ sau thu họach
Đối tác phía Việt Nam Phân Viện Cơ Điện Nông Nghiệp
và Công Nghệ Sau Thu Họach
(SIAEP)
Trưởng nhóm dự án phía Việt Nam ThS. Nguyễn Duy Đức
Đối tác phía Australian Bộ Công Nghiệp Cơ Bản và Thủy
Sản bang Queensland (DPI & F)
Những người thực hiện phía Australian Ông Robert Nissen
TS. Peter Hofman
Ông Brett Tucker
Ông Roland Holmes
Ngày bắt đầu Tháng 9/2006
Ngày kết thúc (kế họach ban đầu) Tháng 5/2008
Ngày kết thúc (điều chỉnh lại) Tháng 9/2008
Kỳ báo cáo Mục tiêu 9
2
2 Người liên hệ
Tại Australia: Trưởng nhóm
Tên Ông Robert Nissen Telephone: +61 07 54449631
Chức vụ Giám đôc dự án Fax: +61 07 54412235
Tố chức Bộ Công Nghiệp Cơ Email: bob.nissen@dpi.qld.gov.au
Bản và Thủy sản bang
Queensland (DPI & F)
Tại Australia: về hành chính
Tên: Michelle Robbins Telephone: +61 07 3346 2711
Chức vụ: Nhân viên kế họach Fax: +61 07 3346 2727
cao cấp (Công nghệ
nổi bật)
Tố chức Bộ Công Nghiệp Cơ Email: michelle.robbins@dpi.qld.g
Bản và Thủy sản ov.au
bang Queensland
(DPI & F)
Tại Việt Nam
Tên: Ông Nguyễn Duy Đức Telephone: +84 (8) 8481151
Chức vụ: Giám đốc SIAEP Fax: +84 (8) 8438842
Tổ chức: Phân Viện Cơ Điện Nông Email: siaep@hcm.vnn.vn
Nghiệp và Công Nghệ Sau
Thu Họach (SIAEP)
3
3 Tóm tắt dự án
Ngành trái cây Việt Nam có nhiều tiềm năng và đóng góp một phần quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải cạnh tranh với Thái
Lan trên thị trường xuất khẩu đòi hỏi ngành rau quả phải có nhiều phát triển mới
để có khả năng cạnh tranh toàn cầu. Rau quả Việt Nam cũng đang cạnh tranh
với rau quả Thái Lan và Trung Quốc trên thị trường nội địa.
Dự án này nhằm thu hẹp khoảng cách đó và làm giảm các mặt yếu kém cơ bản
trong công nghệ trước và sau thu hoạch, mặt yếu trong chất lượng và tính ổn
định của sản phẩm, tạo các nhóm liên kết, qui hoạch và quản lý hệ thống cung
ứng.
Dự án sẽ có những chương trình đào tạo huấn luyện chuyên môn thích hợp cho
các viên chức chính phủ cũng như những người có liên quan. Dự án sẽ tập trung
vào những điểm yếu quan trọng thông qua việc nhận diện được các thành viên
có liên quan khu vực nhà nước cũng như trong lãnh vực ngành. Dự án cũng tăng
cường năng lực cho họ bằng cách hướng họ vào toàn bộ mạng lưới, cung ứng
toàn diện và xác định lợi ích của từng thành viên. Dự án còn mang lại lợi ích cho
người nghèo ở nông thôn, cho phụ nữ các nông trại và các dân tộc ít người
(Nùng, Khmer, Raglai tại một tỉnh miền Trung và 2 tỉnh đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL)).
Việc tạo thành các cụm, các nhóm sản xuất, bảo quản chế biến, thu mua sẽ
mang lại thu nhập cao hơn cho các trang trại bằng cách làm giảm các khâu trung
gian, tăng thêm quyền quyết định giá cả cho nông dân hơn là các thương lái.
Như thế thu nhập của các trang trại sẽ gia tăng. Thêm vào đó, hệ thống quản lý
chất lượng cũng sẽ được thực hiện, tạo thêm công ăn việc làm cho phụ nữ nông
thôn.
Dự án này bao gồm cả 5 chiến lược của CARD về phát triển nông thôn, đặc biệt
là dự án giới thiệu chiến lược gia tăng sản xuất và tính cạnh tranh của hệ thống
nông nghiệp, giảm nghèo khó ở nông thôn, gia tăng sự tham gia của những
người có liên quan đồng thời đảm bảo tính bền vững.
4 Tóm tắt kết quả thực hiện
Tỷ lệ nghèo đã giảm đáng kể nhờ thực hiện chính sách “đổi mới” và giảm nghèo
của chính phủ Việt Nam. Tỷ lệ nghèo ở ĐBSCL vẫn còn ở mức 13,3% với hơn
20% hộ sống chỉ vừa trên mức nghèo khổ. Có thể thấy sự suy thóai kinh tế hiện
tại làm thay đổi tỷ lệ nghèo khi thấy người dân định cư ở các thành phố quay trở
về với gia đình ở nông thôn do giảm cơ hội việc làm.
Những nông dân có trình độ học vấn cao hơn có thể hiểu và áp dụng các kỹ
thuật mới các vấn đề phát sinh trong sản xuất, trong khi đó các nông dân có trình
độ học vấn thấp chỉ áp dụng các kỹ thuật truyền thống và trông chờ người khác
giải quyết hộ các khó khăn gặp phải.
4
Khỏang 40% diện tích ĐBSCL bị chua phèn (ASS). Sự xáo trộn ASS thông qua
khai hoang, tưới tiêu, làm đất và đắp bờ, đập có thể làm nước phèn chảy vào
sông hồ và biển, làm chết cá và giảm mật độ thủy sản. Đất mặn cũng gây khó
khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp ở các vùng ven biển. Xây dựng mới
hoặc xây dựng lại các vườn cây ăn trái sẽ cần phải di chuyển hoặc xáo xới đất, và
cần có kế họach để hạn chế nước phèn và dinh dưỡng chảy vào môi trường.
Sử dụng quá nhiều hoặc không đúng các hóa chất sẽ có ảnh hưởng lớn đến
GAP và hệ thống đảm bảo chất lượng xòai và bưởi của ĐBSCL đối với thị trường
nội tiêu và xuất khẩu.
Các vấn đề môi trường tư vấn cho nông dân trong các đợt tập huấn của dự án
CARD gồm:
• Ô nhiễm nước tưới (nước mặn, nước thải)
• Nước thải và rác thải làm ô nhiễm nguồn nước
• Phương pháp sử dụng hóa chất nông nghiệp
• Lọai và số lượng phân bón, cách sử dụng để giảm ô nhiễm môi trường
• Phương pháp xen canh và thực tế canh tác (xen canh cây trồng và thực
tế chăn nuôi)
Ở Việt Nam, rất cần thiết phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ.
Các lĩnh vực cần thiết phát triển doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ là:
1. Marketing và phát triển thương mại
• Đào tạo về chuỗi cung ứng/giá trị: Họ cần biết được tất cả các thành
viên của chuỗi cung ứng và vai trò các thành viên trong chuỗi cung
ứng (nội tiêu và xuất khẩu)
• Đào tạo cách phát triển và thành lập chuỗi cung ứng/giá trị: họ biết
được quy trình xây dựng chuỗi cung ứng, sau đó tự xây dựng chuỗi
cung ứng của mình nhằm cải thiện giá trị cho tất cả các thành viên của
chuỗi.
• Phân tích và xây dựng thị trường: hiểu thị thị trường và phân khúc thị
trường của mình; điều chỉnh sản phẩm thích hợp với phân khúc thị
trường chủ yếu; phát triển sản phẩm mới.
2. Các lĩnh vực công nghệ về cây trồng và trang thiết bị
• Thông tin công nghệ mới
• Ứng dụng công nghệ mới
• Tiếp cận thiết bị công nghệ mới để tạo ra giá trị cộng thêm
• Hiệu suất sử dụng thiết bị (giảm thời gian không sử dụng)
3. Phát triển kinh doanh
• Thiết lập các hiệp hội: nòng cốt thực hiện, nguyên tắc và thành viên
• Xây dựng mô hình kinh doanh: thành lập doanh nghiệp; cấu trúc
doanh nghiệp; kế họach kinh doanh gồm kế họach marketing, kế
họach tài chính …
• Đào tạo và xây dựng kỹ năng doanh nghiệp
5
Những nông dân vẫn sử dụng hệ thống các chuỗi cung ứng truyền thống đối với
trái xòai với giá thực khỏang 6.514 đ/kg (0,45 A$/kg). Những nông dân áp dụng
hệ thống GAP và xây dựng thị trường mới với giá thực khỏang 15.423 đ/kg (1,07
A$/kg). Những nông dân tham gia vào hợp tác xã và áp dụng GAP và có kỹ
thuật tốt nhất, cộng thêm với phát triển được thị trường mới có thể bán được
xòai với giá 21.793 đ/kg (1,51 A$/kg). Tham gia hợp tác xã, nông dân có thể
chắc chắn giảm chi phí áp dụng hệ thống GAP và phát triển thị trường mới tại
thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Ở ĐBSCL, làm vườn có thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lúa. Ví dụ: nông
dân trồng 2 vụ lúa/năm, năng suất 4,8 tấn/ha, giá lúa 3.652 đ/kg (Berg 2002,
pp.100 và 102). Bởi vậy, nông dân trồng xòai Cát Hòa Lộc có thu nhập cao gấp
7 lần so với nông dân trồng lúa ở ĐBSCL.
Bao trái xòai làm tăng chất lượng, giảm tổn thất do sâu bệnh gây ra và tăng thu
nhập khi bán tại vườn. Nhà vườn được tăng lợi nhuận 645.000 đ/cây xòai 10
năm tuổi nếu sử dụng biện pháp bao trái ở vụ nghịch.
Biện pháp tỉa cành, tạo tán (quản lý tán cây) cho cây xòai Cát Hòa Lộc làm tăng
năng suất, tăng chất lượng thương phẩm của trái và giảm chi phí canh tác như
giảm hóa chất, số lần phun hóa chất và chi phí công lao động. Ở vụ nghịch, tỉa
cành, tạo tán cho lợi nhuận 10.420,016 đ/1.000m2 hay 3,4 lần so với cách quản
lý tán cây truyền thống.
Sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất bưởi Năm Roi thu được năng suất, chất
lượng cao hơn và giảm chi phí về phân bón. Sức khỏe cây được cải thiện và
thời gian cho trái của cây cũng tăng hơn. Những nông dân sử dụng phân hữu cơ
thu lợi nhuận 22.390.000 đ/1.000 m2 hay 1,7 lần cao hơn phương pháp sử dụng
phân vô cơ.
Thị trường bán lẻ, đặc biệt ở TP.HCM, đang có những thay đổi bắt đầu có lợi
cho người tiêu dùng cuối cùng. Những người bán lẻ ở TP.HCM bày tỏ rằng,
người tiêu dùng trở nên khó tính hơn khi lựa chọn trái cây. Các siêu thị và cửa
hàng bách hóa mọc lên nhiều, nhiều dịch vụ hiện đại và sản phẩm nhằm hỗ trợ
bán hàng và cạnh tranh.
Cả liên kết dọc và ngang trong các chuỗi cung ứng đều phải có nếu các chuỗi
họat động hiệu quả. Đôi khi tất cả các thành viên liên quan quy trình phát triển
chuỗi chiến lược đều dễ dàng phân tích chuỗi hiện hữu và phát triển chuỗi mới,
điều cơ bản là nguyên tắc phát huy tính trung thực, liên kết mở hiệu quả và các
dòng thông tin rất khó đạt được do văn hóa kinh doanh trong nền kinh tế quá độ.
6
4.1 Giới thiệu và nền tảng
Ford và các cộng sự (2003) đã phân tích các nhược điểm về khả năng cạnh
tranh của trái cây Việt Nam và đã xác định:
• Chất lượng sản phẩm kém và không ổn định
• Chưa có các tiêu chuẩn chất lượng
• Công nghệ sau thu hoạch yếu kém
• Thực hành trước thu hoạch kém
• Thiếu nhóm hợp tác tiếp thị sản phẩm
• Thiếu thông tin về chuỗi cung ứng, giá cả và nhu cầu khách hàng.
Kết quả phân tích chủ vườn/lợi ích cây ăn trái ở ĐBSCL cho thấy, cả xoài và
bưởi (với diện tích lần lượt là 33.000 ha và 9.000 ha) đều là những trái cây rất
quan trọng ở miền Nam, Việt Nam. Mục tiêu của dự án CARD 050/04 VIE là:
• Cải tiến công nghệ trước thu hoạch để nâng cao chất lượng trái cây
(quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý mùa màng (ICM), kiểm soát
ruồi đục quả, chỉ số thu hoạch, giảm dư lượng thuốc BVTV, nâng cao
sức khoẻ con người và thân thiện môi trường).
• Cải tiến công nghệ sau thu hoạch cho xoài và bưởi (quản lí nhiệt độ
kho, đóng gói, xử lý nhiệt, xông khí etylen, bao trái, đánh bóng, đảm bảo
chất lượng (QA)).
• Cải tiến tiêu chuẩn chất lượng và chương trình đảm bảo chất lượng áp
dụng cho xoài và bưởi. Cách tiếp cận và phương pháp cho các cây
trồng của dự án có thể áp dụng cho những loại sản phẩm khác.
• Nhận dạng hệ thống cung ứng hiện nay đối với thị trường nội địa và
xuất khẩu, trong đó đặc biệt quan tâm đến nhu cầu khách hàng. Các
thông tin này sẽ được thông báo lại cho nông dân.
• Giúp hiểu biết tốt hơn và khả năng cải tiến hệ thống cung ứng xoài và
bưởi của Việt Nam
Dự án này sẽ bổ sung những khâu còn yếu chủ yếu trong công nghệ trước và
sau thu hoạch vốn đang ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tính ổn định,
quản lý chuỗi cung ứng và lập kế hoạch. Các khóa đào tạo đặc biệt cần thiết và
các nghiên cứu phù hợp đã góp phần hoàn thành mục tiêu 7 của dự án CARD
050/04 VIE.
Mục tiêu 9 của dự án CARD:- Cải thiện chuỗi cung ứng cho một số trái cây. Mục
tiêu 9 góp phần:
• Cung cấp tài liệu cải thiện chất lượng, số lượng và giá trị cho một số
nhóm rải rác, bao gồm cả tài liệu về giảm tổn thất sau thu họach.
• Phân tích lợi ích kinh tế-xã hội và kết quả bền vững của dự án, bao gồm
các dòng thu nhập, sử dụng vật liệu đóng gói và lao động làng xã phù
hợp.
7
4.2 Các kết quả chính
Để hòan thành yêu cầu mục tiêu 9 về cung cấp tài liệu số lượng, chất lượng trái
cây và giá trị thông qua các cuộc điều tra nhóm chuỗi cung ứng xòai và bưởi
đang họat động và phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội ở ĐBSCL. Các kết quả đã
được thể hiện trong 10 báo cáo sau:
1. Báo cáo điều tra chuỗi cung ứng xòai ở ĐBSCL, Việt Nam giai đọan 2005-
2007
2. Khảo sát chuỗi cung ứng bưởi ở ĐBSCL, Việt Nam
3. So sánh chất lượng trái xòai Cát Hòa Lộc ở 3 chuỗi cung ứng tại miền
Nam Việt Nam
4. Duy trì chất lượng và tăng thời gian bảo quản trái bưởi ở ĐBSCL Việt
Nam
5. Nghiên cứu kinh tế và kinh tế-xã hội của hợp tác xã và trang trại nhỏ trồng
xòai ở ĐBSCL Việt Nam
6. Đánh giá hiệu quả tỉa cành tạo tán trong sản xuất xòai Cát Hòa Lộc
7. Đánh giá hiệu quả kinh tế của bao trái trong sản xuất xòai Cát Hòa Lộc
8. Đánh giá hiệu quả kinh tế của bón phân hữu cơ trong sản xuất bưởi Năm
Roi
9. Xây dựng kế họach chiến lược cho ngành xòai của các thành viên dự án
ở ĐBSCL Việt Nam
10. Xây dựng kế họach chiến lược cho ngành bưởi của các thành viên dự án
ở ĐBSCL Việt Nam
Các báo cáo 1, 2, 9 và 10 cho thấy sự đánh giá và tổng quan về các chuỗi cung
ứng xòai và bưởi ở miền Nam Việt Nam. Các báo cáo 3 và 4 là kết quả giảm tốn
thất sau thu họach và tăng chất lượng trái cây. Báo cáo 5 nghiên cứu về lợi ích
kinh tế-xã hội và kinh tế của các nhóm xòai Cát Hòa Lộc ở ĐBSCL thông qua áp
dụng các hệ thống trước và sau thu họach. Các báo cáo 6, 7 và 8 đánh giá các
thay đổi trước thu họach để tăng chất lượng, số lượng và giá trị của nông dân
ĐBSCL, Việt Nam.
Khảo sát chuỗi cung ứng xòai
Tình hình bán lẻ, đặc biệt tại TP.HCM, đang có những thay đổi lớn bắt đầu có lợi
cho người tiêu dùng cuối cùng. Những người bán lẻ ở TP.HCM bày tỏ rằng
người tiêu dùng trở nên khó tính hơn trong lựa chọn trái cây. Siêu thị và cửa
hàng bách hóa mọc lên rất nhiều với nhiều dịch vụ hiện đại và sản phẩm hỗ trợ
bán hàng và cạnh tranh.
Xòai Cát Hòa Lộc là giống phổ biến nhất và được bán mọi nơi, mọi lúc với giá cả
phải chăng, kể cả cho những người nghèo. Các số liệu điều tra năm 2005-2006
cho thấy giá cả không có biến động lớn qua các mùa.
Hầu hết người tiêu dùng chọn trái cây dựa vào màu sắc và hình thức bên ngòai,
độ chín không đều và chất lượng trái trở thành điều quan tâm lớn nhất đối với
8
người tiêu dùng. Người tiêu dùng ưa thích trái xòai ngọt hơn, hạt nhỏ, thơm hơn
và bảo quản được lâu hơn.
Những người bán lẻ xòai Cát Hòa Lộc với giá cao hơn giá mua vào 50% ở chính
vụ và 140% ở trái vụ.
Hình thức mua bán và thỏa thuận bằng miệng với người thu gom và nông dân
cần được nhanh chóng xem xét lại và cần được thay thế bằng hệ thống mới để
bảo vệ người bán sỉ, thu gom và nông dân. Ngay cả khi chuỗi này xuất hiện như
một chuỗi hiện đại và hiệu quả, các nhà bán sỉ và xuất khẩu cũng chưa thể đáp
ứng được yêu cầu về giá và chất lượng. Ví dụ một nhà thu gom/bán sỉ/xuất khẩu
nợ tới 49.000.000 đ sau khi xuất khẩu xòai. Lựa chọn của họ là hạn chế trả tiền
cho các nhà cung cấp trái cây. Nhiều nhà thu gom, bán sỉ, thương lái, vận
chuyển và trung gian khác làm theo kiểu cơ hội để hạn chế cơ hội rủi ro làm cho
chuỗi cung ứng họat động không được như mong muốn. Điểm yếu của hệ thống
luật pháp Việt Nam là không có địa chỉ rõ ràng, thực hiện thiếu minh bạch, làm
giảm khả năng họat động của chuỗi cung ứng ở miền Nam Việt Nam.
Tổn thất trái cây trong chuỗi cung ứng còn cao do chưa áp dụng các biện pháp
sau thu họach thích hợp, như lọai bỏ các trái hư chẳng hạn. Trái được phân lọai
liên tục trong chuỗi làm giảm đáng kể hiệu quả và tác dụng của chuỗi cung ứng.
Việc này cũng tác động lớn đến giá thành cung cấp trái cây có chất lượng tới
người tiêu dùng.
Ủ chín xòai bằng đất đèn có thể nguy hại đến sức khỏe con người. Trái cây bị
nhiễm bẩn khi tiếp xúc với đất đèn được sử dụng quá nhiều. Đất đèn có thể tạo
ra hợp chất carcinogenic và có thể chứa nhiều hợp chất khác như asen hoặc
hydrides phốt pho rất nguy hiểm cho sức khỏe. Ethrel là hóa chất an tòan hơn và
ethylene có tác dụng cao để ủ chín xòai.
Trước khi vẽ sơ đồ phát triển chuỗi cung ứng xòai và bưởi cho nông dân
ĐBSCL, nhiều thành viên cảm thấy sản phẩm của mình là tuyệt vời, nhưng các
số liệu thu thập được từ các chuỗi cho thấy tổn thất tới 40% đối với xòai và 30%
đối với bưởi. Điều này cho thấy tổn thất do quy trình sau thu họach không đúng,
không sử dụng chuỗi lạnh, đóng gói kém, vận chuyển và xếp hàng không phù
hợp. Vấn đề là thiếu và yếu về cơ sở hạ tầng, kiến thức, và kỹ năng của chuỗi
cung ứng.
Cả liên kết dọc và ngang trong các chuỗi cung ứng đều phải có nếu các chuỗi
họat động hiệu quả. Đôi khi tất cả các thành viên liên quan quy trình phát triển
chuỗi chiến lược đều dễ dàng phân tích chuỗi hiện hữu và phát triển chuỗi mới,
điều cơ bản là nguyên tắc phát huy tính trung thực, liên kết mở hiệu quả và các
dòng thông tin rất khó đạt được do văn hóa kinh doanh trong nền kinh tế quá độ.
9
Khảo sát chuỗi cung ứng bưởi
Nhiều nông dân nay đã nhận ra bưởi cũng là trái cây dễ hư hỏng và phải thay
đổi chuỗi truyền thống. Nông dân, nhà bán sỉ và nhà thu gom ở cấp huyện bắt
đầu bán trực tiếp cho siêu thị và cửa hàng bán lẻ chất lượng cao ở TP.HCM.
Nhiều chuỗi cung ứng không có tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn phân lọai.
Kinh doanh kiểu cơ hội của nhà thu gom và bán sỉ là có thật (Quinn et al., 2006).
Sự thỏa thuận miệng của các thành viên trong chuỗi không có ràng buộc chặt
chẽ do hệ thống pháp luật chưa đầy đủ. Các tồn tại của chuỗi cung ứng truyền
thống là không có hoặc có tiêu chuẩn sản phẩm quá thấp, cung cấp hàng không
đồng nhất, giá dao động lớn và thiếu hoặc không rõ ràng các thông tin thị
trường.
Mặc dù diện tích trồng bưởi tăng đáng kể từ năm 2004, tiêu thụ trong nước cũng
tăng và tiêu thụ hết sản lượng tăng này. Hệ thống canh tác hỗn hợp và nhỏ lẻ
làm cho năng suất và chất lượng trái cây