Việt Nam kết thúc năm 2010 chứng kiến mức tăng trưởng 6.78% của tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) dưới sự phục hồi của các hoạt động phi nông nghiệp. So với
năm 2009, những ngành dẫn đầu trong mức tăng trưởng bao gồm công nghiệp &
xây dựng (tăng 7.7%), dịch vụ (tăng 7.52%). Nền kinh tế đang trên đà phục hồi, giá
trị sản xuất công nghiệp tăng 14% lên VND 794.2 nghìn tỷ ( tính trên mức giá năm
1994) được đóng góp phần lớn bởi khối doanh nghiệp tư nhân, chiếm khoảng
36% (tăng 14.7%) và khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng
42% (tăng 17.2%). Về tình hình tiêu dùng, khối bán lẻ đạt VND 1.56 nghìn tỷ ( tính
theo giá tại thời điểm 2010), tăng 24.5% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá
thì mức tăng này là 14% với giá trị tuyệt đối từ giao dịch thương nghiệp ( với mức
tăng 25%). Phần còn lại được đóng góp bởi dịch vụ khách sạn (VND 172 nghìn tỷ,
tăng 21.8%) và du lịch (VND 15.3 nghìn tỷ, tăng 28.5%)
9 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Cập nhật tình hình vĩ mô - Năm 2010 kết thúc nhẹ nhàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 | C ậ p n h ậ t v ĩ m ô h à n g t h á n g
Báo cáo vĩ mô cập nhật
Việt NamNăm 2010
Báo cáo cập nhật tình hình vĩ mô tháng Ngày 7 tháng 1 2011
Năm 2010 kết thúc nhẹ nhàng
Tiêu điểm tháng 11-12
Nền kinh tế đang trên đà phục hồi
Việt Nam kết thúc năm 2010 chứng kiến mức tăng trưởng 6.78% của tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) dưới sự phục hồi của các hoạt động phi nông nghiệp. So với
năm 2009, những ngành dẫn đầu trong mức tăng trưởng bao gồm công nghiệp &
xây dựng (tăng 7.7%), dịch vụ (tăng 7.52%). Nền kinh tế đang trên đà phục hồi, giá
trị sản xuất công nghiệp tăng 14% lên VND 794.2 nghìn tỷ ( tính trên mức giá năm
1994) được đóng góp phần lớn bởi khối doanh nghiệp tư nhân, chiếm khoảng
36% (tăng 14.7%) và khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng
42% (tăng 17.2%). Về tình hình tiêu dùng, khối bán lẻ đạt VND 1.56 nghìn tỷ ( tính
theo giá tại thời điểm 2010), tăng 24.5% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá
thì mức tăng này là 14% với giá trị tuyệt đối từ giao dịch thương nghiệp ( với mức
tăng 25%). Phần còn lại được đóng góp bởi dịch vụ khách sạn (VND 172 nghìn tỷ,
tăng 21.8%) và du lịch (VND 15.3 nghìn tỷ, tăng 28.5%)
… và thâm hụt đang được thu hẹp
Cả thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại đang được cải thiện trong năm
nay. Thâm hụt ngân sách năm 2010 được ước tính 0.4% thấp hơn dự kiến
(khoảng VND 119.7 nghìn tỷ đồng), tương đương với 6.2% GDP được đưa ra vào
cuối năm 2009, là sự kết hợp giữa việc vượt mức kế hoạch của thu ngân sách
(109%) và giảm chi tiêu (98.4%). Quốc hội đã thông qua ngân sách quốc gia năm
2011 vào trung tuần tháng 11 với mức thâm hụt khoảng VND 120.6 nghìn tỷ, cao
hơn 1.3% so với mức thâm hụt VND 119 nghìn tỷ đồng (6.2% GDP) trong năm nay.
Chính phủ cũng dự trù sẽ chi tiêu VND 725.6 nghìn tỷ vào Như vậy, chi ngân sách
bình quân trong giai đoạn 2002-2011 đã tăng bình quân 17.21%/năm, cao hơn so
với mức tăng bình quân của thu ngân sách trong cùng thời kz. Thâm hụt thương
mại cũng cho thấy sự sụt giảm nhẹ, đạt US$11.9 tỷ, giảm 0.8% so với năm 2009.
Nhưng như thường lệ, lạm phát lại tăng mạnh
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 11.75% so với năm ngoái và hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi
giá lương thực thực phẩm. Chỉ số giá lương thực và thực phẩm tăng 16.18% so
với năm ngoái và do tỷ trọng cao, 39.93% trong rổ tính CPI, nên đã đóng góp đến
6.46% vào lạm phát năm. Chúng tôi dự đoán áp lực lạm phát sẽ vẫn duy trì ở mức
Mục lục
Trang 1-2 – Tiêu điểm
Trang 3-4 – Tăng trưởng GDP được dẫn
dắt bởi nhóm hàng phi nông nghiệp
Trang 4-5 – Giá lương thực & thực phẩm
tăng mạnh là l{ do chính đẩy lạm phát
cao.
Trang 5-6–Lãi suất VND khó hạ nhiệt
Trang 6-8– Thâm hụt thương mại vẫn
Dai dẳng trước tin đồn điều chỉnh tỷ giá
Liên hệ
Lê Bá Hoàng Quang (Mr), MBA
Kinh tế trưởng
quang.lbh@sbsc.com.vn
Nguyễn Thị Tuyết (Ms), ACCA
Giám đốc Khối
tuyet.nt@sbsc.com.vn
và Nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô
Sacombank - SBS
2 | C ậ p n h ậ t v ĩ m ô h à n g t h á n g
Báo cáo vĩ mô cập nhật
Việt NamNăm 2010
độ khá cao trong năm 2011 ở Việt Nam do cả yếu tố tác động bên trong lẫn bên
ngoài nhưng hai yếu tố chính vẫn là: (i) giá cả các mặt hàng trọng điểm trên thế
giới (thực phẩm, dầu thô và nguyên liệu) đang trên xu hướng tăng giữa những
những kz vọng về tỷ giá USDVND tiếp tục tăng sẽ có thể dẫn đến giá đầu vào tăng
(ii) lãi suất VND tiếp tục ở mức cao trong năm 2011
Các hoạt động trở nên trầm lắng dõi theo Đại hội Đảng vào tháng 1/2011
Những người đã theo dõi tình hình chính trị của Việt Nam đang cố gắng phỏng
đoán ai sẽ là nhà lãnh đạo mới của Việt Nam trong nhiệm kz tiếp theo. Chúng tôi
nhận thấy trong các cuộc trao đổi ngoài lề, tâm lý chung của các nhà đầu tư hay
của các nhà phân tích đều là “chờ xem ai là nhà lãnh đạo trong nhiệm kz mới”.
Trong tháng 12 năm 2010, tờ Ashi Shimbun của Nhật Bản đã đăng tải một bài viết
cho rằng họ có thông tin về các nhà lãnh đạo mới trong đó Thủ tướng Chính phủ
sẽ vẫn tiếp tục nhiệm mới trong 5 năm tiếp theo, thường trực ban Bí thư của Việt
Nam (ĐCSVN) sẽ thay thế Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội sẽ là người kế vị
Tổng Bí thư do cả hai vị đều sẽ nghỉ hưu. Các vị trí được công bố sau cuộc họp bắt
đầu từ ngày 11 Tháng Một, 2011. Liệu nội các chính phủ mới sẽ thiết lập các quy
định mới như thế nào sẽ là đề tài được quan tâm nhiều nhất trong thời gian sắp
tới.
3 | C ậ p n h ậ t v ĩ m ô h à n g t h á n g
Báo cáo vĩ mô cập nhật
Việt NamNăm 2010
GDP Việt Nam 2010 tăng 6,78% so với cùng kz năm ngoái với dự hồi phục của của các ngành
phi nông nghiệp. Phía cung có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các ngành công nghiệp & công
trình xây dựng và ngành dịch vụ trong khi GDP tính theo cầu thì chủ yếu dựa dựa vào lực cầu
nội địa. GDP năm 2011 đã được đưa ra ở mức 7-7,5%, theo chúng tôi, khá mâu thuẫn với mục
tiêu "ưu tiên ổn định kinh tế"
Như thường lệ, tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước năm nay không thoát khỏi ám ảnh
của lạm phát nhưng năm nay thực phẩm, và thực phẩm là thủ phạm. Trong năm 2011, lạm
phát do chi phí đẩy được dự báo là sẽ tiếp tục do cả yếu tố chi phí nhập khẩu tăng kèm theo
lãi suất VND tăng cao. Chúng tôi nghĩ rằng có thể điều hành chính sách tiền tệ chạy trên lạm
phát lõi (không bao gồm lương thực) có thể tốt hơn do đôi khi yếu tố chi phí lương thực thực
phẩm tăng cao làm phát ra tín hiệu sai
Ngoài lạm phát, chúng tôi cho rằng lãi suất VND sẽ là tâm điểm trong năm 2011. Chúng tôi
nghĩ rằng năm năm, cầu VND sẽ tăng cao và gây khó khăn cho việc hạ lãi suất và dưới bối cảnh
áp lực lạm phát thì việc tăng cung tiền cũng không phải là một giải pháp. Chúng tôi dự đoán
rằng Ngân hàng Nhà nước một mặt có thể sẽ giảm lượng cung tiền với mục đích kiềm chế lạm
phát, mặt khác có thể gia tăng nguồn vốn cho vay với chi phí thấp để có thể nắn dòng chảy
vốn từ các ngân hàng thương mại đến khu vực sản xuất thực của nền kinh tế
Chính sách quản lý tỷ giá vấp phải rất nhiều áp lực trong năm 2010 nhưng chúng tôi cho rằng,
nó sẽ được thuận lợi hơn trong. Với dòng vốn ngoại và kiếu hối chảy vào mạnh mẽ cũng như
cầu VND cao sẽ làm cho cặp tỷ giá USDVND “dễ thở” hơn. Chúng tôi không kì vọng vào việc
NHNN sẽ có những thay đổi về biên độ tỷ giá cũng như điều chỉnh về tỷ giá trong những tháng
sắp tới.
GDP tăng 6.78% soi với năm 2009, dẫn dắt bởi nhóm ngành phi nông nghiệp
Kết thúc năm 2010, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6.78% so với cùng kz năm trước và được đóng góp
chủ yếu bởi nhóm ngành phi nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp chỉ tăng 2.78% so với năm ngoái, đóng
góp không đáng kể, 0.47 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Tính theo giá trị tuyệt đối, các hoạt động
về nông nghiệp đóng góp khoảng 20.58% GDP, tương đương với VND407 nghìn tỷ (~US$ 20.5 tỷ). Ngành
công nghiệp và xây dựng có mức tăng 7.7%, đóng góp VND 814 nghìn tỷ, tương đương với 41.09% vào GDP
năm 2010, tăng 7.7% so với năm 2009 trong đó tất cả các ngành đều tăng tỷ trọng đóng góp của mình vào
sự tăng trưởng GDP ngoại trừ ngành chế biến sụt giảm từ 20.09% năm 2009 xuống còn 19.68% năm 2010.
Ngành dịch vụ cũng cho thấy sự phát triển khá tốt với mức tăng trưởng đạt 7.62%, phần lớn được đóng
góp bởi hoạt động thương nghiệp, 38% với mức tăng 8.09%.
Về phía tiêu dùng, nhu cầu hàng hóa từ thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng cho thấy dấu hiệu hồi
phục chủ yếu là nhờ tăng giá theo mặt bằng giá chung của thế giới trong khi lượng xuất khẩu không tăng
nhiều. Những mặt hàng giảm mạnh nhất về khối lượng xuất khẩu thuộc về dầu thô (-40%), than đá (-24%)
và các mặt hàng khác cũng có sản lượng xuất khẩu giảm. Trong nước, tổng giá trị bán lẻ của nhóm hàng
hóa và dịch vụ trong năm 2010 đạt khoảng VND 1.56 nghìn tỷ, tăng 24.5% so với cùng kz năm trước, tương
4 | C ậ p n h ậ t v ĩ m ô h à n g t h á n g
Báo cáo vĩ mô cập nhật
Việt NamNăm 2010
đương với mức tăng 14% nếu loại trừ yếu tố tăng giá trong đó bán lẻ hàng hóa tăng mạnh (25%). Nhu cầu
đầu tư của 3 nhóm khu vực công (tăng 10%), khu vực doanh nghiệp (tăng 24.7%), khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài (tăng 18.4%) là một trong những động lực chính thúc đẩy tiêu dùng. Tuy nhiên, cần phải ghi
nhận rằng năm 2010 là năm có nhiều sự kiện lớn như 1000 năm Thăng Long, do vậy, có rất nhiều công
trình trọng điểm đã được thúc đẩy để hoàn tất trong năm, chi tiêu của chính phủ & khối tư nhân qua đó
cũng tăng hơn so với 2009. Điều này cho thấy rằng không có gì đảm bảo rằng tốc độ tăng đầu tư trong
2011 so với 2010 đã được như trong 2010/2009.
Lạm phát năm 2010 chủ yếu do giá lương thực thực phẩm tăng
Chỉ số CPI trong tháng 12 tăng 1.98% so với tháng trước, kết thúc năm với mức tăng 11.75% so với năm
trước, tăng hơn 2% so với mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra từ đầu năm. Lạm phát năm nay chủ yếu do yếu
tố giá cả lương thực, thực phẩm tăng cao. Chỉ số giá lương thực và thực phẩm tăng 16.18% so với năm
trước và do tỷ trọng cao, chiếm 39.33% chỉ số CPI, đóng góp 6.46% mức lạm phát. Những nhóm mặt hàng
theo sau bao gồm nhà cửa và vật liệu xây dựng (đóng góp 10% trong rổ CPI) với mức tăng 15.74% so với
năm ngoái, đóng góp 1.58% vào mức lạm phát chung
Giá cả lương thực thực phẩm tăng cao trong năm nay phần lớn là do giá cả thế giới tăng. Ngoài ra một
phần là do lũ lụt kéo dài tại các khu vực sản xuất lương thực của Việt Nam như miền Tây & các tỉnh Bắc
Trung bộ. Do Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát cơ bản thay vì lạm phát lõi (không bao
gồm lương thực) sự gia tăng về giá cả trên thế giới, ví dụ giá gạo (chi tiết được cung cấp trong báo cáo
tháng 9) có tác động kép mang tính tích cực cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo ( Việt Nam đứng thứ 3 trong
những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới) và tiêu cực khi đẩy giá gạo cũng như các loại thực phẩm khác
tăng cao trong nước, tác động lên chỉ số giá tiêu dùng.
.0
1.0
2.0
3.0
4.0
5.0
6.0
7.0
8.0
9.0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
%
GDP năm 2011 sẽ vào khoảng 7-7.5%
5 | C ậ p n h ậ t v ĩ m ô h à n g t h á n g
Báo cáo vĩ mô cập nhật
Việt NamNăm 2010
Đối với ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên lạm phát, lãi suất tăng cao cũng như điều chỉnh tỷ giá nhận
được nhiều lời chỉ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có một năm khá khó khăn trong việc điều chỉnh lãi
suất trong 2 giai đoạn chính: giai đoạn thứ nhất “hạ nhiệt lãi suất xuống thấp hơn 12%” (tháng 6- tháng 10)
và sau đó là chính sách “thả nổi lãi suất” (tháng 11- tháng 12) nhưng không hẳn là thả nổi hoàn toàn (mức
trần huy động được quy định là 14%) đã khiến thị trường rơi vào 2 hướng khác biệt. Chính sách điều hành
tỷ giá cũng đối diện với nhiều sự chỉ trích khi việc hạ giá tiền Đồng 2 lần trong năm (tháng 2 & tháng 8
2010) khoảng 8.8%, 2 tuần sau khi tuyên bố sẽ giữ nguyên tỷ giá. Rõ ràng, việc lãi suất cũng như tỷ giá ở
mức cao khiến cho lạm phát không thể hạ nhiệt. Và hệ quả là việc người tiêu dùng phải trả tiền nhiều hơn
để có được sản phẩm mà họ cần do chi phí sản xuất tăng cao.
Lạm phát năm 2010 có giống năm 2007-2008.
Yếu tố lãi suất tăng, sự giảm giá của VND, áp lực lạm phát cũng như lãi suất liên ngân hàng không ổn định
khiến người ta nhớ lại năm 2007 và 2008. Tên thực tế, trong năm 2007-2008 lạm phát không chỉ do yếu tố
chi phí đẩy mà còn do cầu kéo khi Việt Nam hấp thụ một lượng tiền lớn chảy vào trong thời gian đó đã tạo
hiện tượng bong bóng tài sản mà mọi người đã nghe đến nhiều. Trong năm 2010, dưới bối cảnh nhu cầu
không tăng, chi phí đầu vào tăng mạnh là thủ phạm chính khiến lạm phát tăng vọt.
Áp lực lạm phát năm 2011 tăng cao tiếp tục do yếu tố giá đầu vào
Chúng tôi dự đoán áp lực lạm phát sẽ vẫn duy trì ở mức độ khá cao trong năm 2011 ở Việt Nam do môi
trường tác động bên trong lẫn bên ngoài nhưng hai yếu tố chính vẫn là: (i) giá cả các mặt hàng trọng điểm
trên thế giới (thực phẩm, dầu thô và nguyên liệu) đang trên xu hướng tăng giữa những những kz vọng về
tỷ giá USDVND tiếp tục tăng sẽ có thể dẫn đến chi phí đầu vào tăng mạnh (ii) lãi suất VND tiếp tục ở mức
cao trong năm 2011.
Lãi suất Việt Nam Đồng khó giảm
Nhu cầu về tiền đồng trong năm 2011 sẽ ngăn cản lãi suất giảm xuống
Trên quan điểm của người viết, nhu cầu tiền đồng trong năm 2011 sẽ phụ thuộc vào: (i) quy mô lớn dần
của các ngân hàng thương mại buộc họ phải gia tăng huy động. (ii) các chi nhánh ngân hàng nước ngoài
0%
5%
10%
15%
20%
-0.5%
0.0%
0.5%
1.0%
1.5%
2.0%
2.5%
Ja
n
/
0
9
F
eb
/0
9
M
ar
/0
9
A
p
r/
0
9
M
ay
/0
9
Ju
n
/
0
9
Ju
l/
0
9
A
u
g/
0
9
Se
p
/0
9
O
ct
/0
9
N
o
v
/
0
9
D
ec
/0
9
Ja
n
/
1
0
F
eb
/1
0
M
ar
/1
0
A
p
r/
1
0
M
ay
/1
0
Ju
n
/
1
0
Ju
l/
1
0
A
u
g/
1
0
Se
p
/1
0
O
ct
/1
0
N
o
v
/
1
0
D
ec
/1
0
CPI tháng Lạm Phát
6 | C ậ p n h ậ t v ĩ m ô h à n g t h á n g
Báo cáo vĩ mô cập nhật
Việt NamNăm 2010
được chấp thuận cho huy động tiền gửi từ mọi đối tượng khách hàng kể cả không có giao dịch tín dụng,
qua đó thị trường huy động tiền gửi VND có thêm người chơi (iii) cạnh tranh huy động vốn giữa khối công
& khối tư để tài trợ thâm hụt ngân sách; (iv) vốn của nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài
Từ những ngân hàng thương mại trong nước: việc gia tăng vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng
thương mại sẽ làm tăng quy mô của các báo cáo tài chính. Với tỷ lệ trung bình cho huy động vốn
từ 7x-8x so với nguồn vốn chủ sở hữu, điều này đồng nghĩa với việc tổng huy động cũng phải tăng
lên tương ứng. Khi tất cả các ngân hàng thương mại đều có cùng động thái chung như nhau sẽ
khiến nhu cầu của tiền đồng tăng mạnh hơn.
Từ các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài (FBB): FBB thời gian trước đây bị hạn chế nhiều trong
việc huy động tiền đồng trừ các đối tượng có giao dịch tín dụng với các ngân hàng. Điều này sẽ
được bãi bỏ trong năm nay. Bên cạnh đó, FBB cũng vừa được tăng vốn điều lệ trong thời gian gần
đây. Cụ thể hơn, bốn ngân hàng như Indovina Bank (NH liên doanh), Huannan Bank, China Trust &
Mizuho đã tăng vốn điều lệ lên thêm 175 triệu USD, tương đương với 143% trong tháng 12 vừa
qua. Với 2 yếu tố trên, thị trường tiền đồng sẽ có thêm đối thủ mới.
Từ FII: Trong khi các nước láng giềng đang tìm mọi cách để điều khiển dòng vốn đổ vào để giảm
thiểu vấn đề tăng giá của đồng tiền nội địa, thì các tài sản đang được định giá thấp (kể cả thị
trường bất động sản và thị trường vốn) của Việt Nam cũng như nhu cầu ngoại tệ gia tăng đang
thúc đẩy Việt Nam đưa ra các chính sách thu hút nguồn vốn đầu từ quốc tế. Khi FII được đổ vào
Việt Nam, nhu cầu tiền đồng sẽ tăng mạnh.
từ cạnh tranh vốn: Thâm hụt ngân sách trong năm 2011 đặt mục tiêu ở 120.6 nghìn tỷ VND (5.3%
của GDP), 1.3% cao hơn mức 119 nghìn tỷ VND (6.2% của GDP) cho ngân sách năm 2010. Chính
phủ lên kế hoạch chi 725 ngàn tỷ trong năm 2011, bao gồm việc hỗ trợ lãi suất cho cả 2 năm 2010
và 2011, tương đương với mức tăng 17.21% mỗi năm (2002-2011), cao hơn nhẹ so với mức tăng
về doanh thu ở mức 17.19% trong cùng thời gian.
Tài trợ cho thâm hụt bằng cánh nào? Trong bối cảnh những rắc rối của tập đoàn Vinashin, chúng
tôi cho rằng việc vay mượn từ nước ngoài, hoặc ít nhất việc phát hành trái phiếu có thể sẽ không là
một lựa chọn trong năm 2011 khi nó có thể sẽ yêu cầu lợi tức cao hơn hoặc kém hấp dẫn các nhà
đầu tư quốc tế. và gánh nặng sẽ được dồn lên vai huy động tài trợ từ trong nướcChính phủ cũng
lên kế hoạch để phát hành 45 ngàn tỷ trái phiếu (2010: 56 ngàn tỷ VND) trong nước để phần nào
cung vốn cho các thâm hụt. Theo ý kiến của chúng tôi, hiện tượng cạnh tranh vốn với khối tư nhân
sẽ góp phần đẩy mặt bằng lãi suất lên cao hơn trong năm 2011.
7 | C ậ p n h ậ t v ĩ m ô h à n g t h á n g
Báo cáo vĩ mô cập nhật
Việt NamNăm 2010
Thâm hụt thương mại vẫn dai dẳng trước tin đồn điều chỉnh tỷ giá
Thâm hụt thương mại trong năm 2010 đạt 11.9 tỷ USD, giảm nhẹ 0.8% so với cùng kz năm trước và bằng
16.7% trên tổng giá trị sản phẩm được xuất khẩu trong năm (Mục tiêu: 20 phần trăm). Nếu loại bỏ việc
xuất khẩu vàng và trang sức ra khỏi danh mục tính toán thì thâm hụt thương mại sẽ là 14.7 tỷ USD hoặc
21% trên tổng giá trị xuất khẩu. Thâm hụt giảm nhẹ nhờ vào việc gia tăng của giá trị xuất khẩu lên 25.5%
trong khi tăng trưởng nhập khẩuđang ở mức 22.5%.
Giá trị xuất khẩu trong năm 2010 dự tính khoảng 71.6 tỷ USD, tăng 25.5% so với 2009 và hoàn thành đạt
118% mục tiêu. Doanh mục xuất khẩu chủ yếu vẫn thuộc về các nhóm hàng quen thuộc như dệt may (11.2
Tỷ USD, +23%), da giầy (5.06 tỷ USD), gạo (3.2 Tỷ USD), cao su (2.38 tỷ USD). Năm nay, giá trị xuất khẩu
chứng kiến mức tăng ấn tượng từ (i) giá nguyên liệu thế giới gia tăng tác động tốt đến xuất khẩu trong
nước (Dựa trên các thông số cung cấp bởi IMF, giá nguyên vật liệu thế giới tăng 15% từ tháng 6 cho đến
nay) and (ii) Đồng tiền USD tăng giá trong năm, mặc dù ảnh hưởng không tốt cho các nhà nhập khẩu, tuy
nhiên các nhà xuất khẩu lại thu được nhiều hơn
Mặt khác, giá trị nhập khẩu cả năm khoảng 83.1 tỷ USD, tăng 22.1% so với cùng kz năm trước, dó sự gia
tăng của việc nhập khẩu các nhóm hàng máy móc và thiết bị (12.2 tỷ USD), sắt thép (5.8 tỷ USD), sản phẩm
dầu khí ( 5.7 tỷ USD), phụ liệu dệt may (5.3 tỷ USD), công nghệ thông tin (5.2 tỷ USD).
Trung Quốc vẫn là bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị nhập khẩu đạt 15.9 tỷ USD,
tăng 22.8% so với năm ngoái, theo đó là các nước thuộc ASEAN (13.1 tỷ USD), Korea (7.6 tỷ USD), Nhật Bản
(7.2 tỷ USD) và Châu âu (5 tỷ USD). Trên thực tế, Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi cố gắng thoát khỏi thâm
hụt về thương mại vốn đang áp lực lên đồng nội tệ. Thiếu hụt về chuỗi cung ứng là một bất lợi khá lớn cho
đất nước khi Việt Nam buộc phải nhập khẩu các hàng hóa phục vụ sản xuất (máy móc và thiết bị) và hàng
hóa trung gian, qua đó, các nhóm sản phẩm này chiếm 80-90% tổng giá trị nhập khẩu.
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
2004 2005 2006 2007 2008 2009E 2010E
V
N
D
b
n
Khoảng 80% thâm hụt được tài trợ bằng nguồn
nội địa
External financing
Domestic financing
0%
1%
2%
3%
4%
5%
6%
7%
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
V
N
D
b
n
Persistent fiscal deficit at average 5.2% GDP in 2004-
2011
Deficit Deficit / GDP
8 | C ậ p n h ậ t v ĩ m ô h à n g t h á n g
Báo cáo vĩ mô cập nhật
Việt NamNăm 2010
Có thể sẽ có một đợt điều chỉnh tỷ giá như đồn đại?
Những vấn đề đang được đề cập rộng rãi như thâm hụt dự trữ ngoại hối, sự giằng co của tỷ giá, thâm hụt
thương mại, vv.. đang cho thấy sự nghi ngờ liệu SBV một lần nữa sẽ phá giá tiền đồng. Mặc dù không phủ
nhận các yếu tố tiêu cực nêu trên, chúng tôi không cho rằng SBV sẽ can thiệp vào tỷ giá hay vào biên độ
giao dịch trong thời gian sắp tới, ít nhất là trong 6 tháng đầu năm 2011, dựa trên những luận điểm sau:
Nguồn cung từ USD gia tăng từ những con số thống kê khá khả quan về kiều hối, FDI giải ngân và
FII trong năm 2010. Chúng tôi dự đoán một phần dòng tiền chảy vào Việt Nam thông qua những
viện trợ chính thức từ các nước phát triển hoặc vay mượn thương mại sẽ tăng lên dưới bối cảnh
nhu cầu nội địa ở nước sở tại đang yếu dần trong khi đồng nội địa của nước họ lại tăng giá so với
USD.
Nhu cầu cho USD sẽ không còn mạnh như thời điểm cuối năm
Với áp lực lạm phát cao trong năm nay, việc hạ giá tiền Đồng sẽ làm giá cả tăng vọt và hệ quả là
tạo thêm áp lực lên chi phí đầu vào của phía nhà sản xuất
Chúng tôi vẫn cho rằng việc điều chỉnh tỷ giá sẽ không giúp được Việt Nam loại trừ những khó
khăn trong việc điều hành chính sách tỷ giá. Việc đều chỉnh tỷ giá sẽ tạo ra kz vọng cho những đợt
điều chỉnh tiếp theo. Theo những phân tích của chúng tôi trong báo cáo tháng 9 năm 2010, các
nhà đầu tư tham gia vào thị trường ngoại hối đa phần đều phản ánh kz vọng này vào các giao dịch
của họ. Các nhà xuất khẩu hầu như không rút tiền USD ra từ việc xuất khẩu