Nền kinh tế kiệt quệ, nạn đói khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của hai triệu người vẫn còn đang đe doạ
ngân khố trống rỗng
miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng
ở miền Nam, núp sau bóng quân Anh, thực dân Pháp quay trở lại
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chỉ thị công việc khẩn cấp bây giờ 5 – 11 - 1946, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNTRƯỜNG CAO ĐẲNG CĐ & NN NAM BỘBỘ MÔN MÁC - LÊNIN BÁO CÁO:CHỈ THỊ CÔNG VIỆC KHẨN CẤP BÂY GIỜ 5 – 11 - 1946 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Tiến Thành Nhóm Thực Hiện: nhóm 4 STT Trần Huỳnh Thanh Hà 06 Cao Thị Thùy Dương 04 Nguyễn Đức Minh Tùng 17 Nguyễn Phú Tiền 15 Những ngày tưng bừng của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám và lễ độc lập Nền kinh tế kiệt quệ, nạn đói khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của hai triệu người vẫn còn đang đe doạ ngân khố trống rỗng miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng ở miền Nam, núp sau bóng quân Anh, thực dân Pháp quay trở lại Đứng trước vận mệnh của nước nhà như ngàn cân treo sợi tóc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận lấy trách nhiệm nặng nề trước nhân dân:“Phận sự tôi như một người cầm lái, phải chèo chống thế nào để đưa chiếc thuyền Tổ quốc vượt khỏi những cơn sóng gió, mà an toàn đi đến bến bờ hạnh phúc của nhân dân” I. Tình hình đất nước sau Cách mạng Tháng 8/1945 Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã lật đổ ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến lập nên Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á I. Tình hình đất nước sau Cách mạng Tháng 8/1945 vừa mới ra đời, chính quyền cách mạng non trẻ đã phải đối phó với một tình thế hết sức hiểm nghèo, hàng loạt nguy cơ, thách thức tưởng chừng khó có thể vượt qua. Đó là nguy cơ của “giặc đói”, “giặc dốt”, và đặc biệt là “giặc ngoại xâm” I. Tình hình đất nước sau Cách mạng Tháng 8/1945 Chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp và phát xít Nhật những năm trước đó đã để lại những hậu quả rất nặng nề. Mọi ngành sản xuất đều bị sa sút ngưng trệ, hàng hóa khan hiếm, thị trường đình đốn tiêu điều. Cuộc sống của nhân dân đã rớt xuống mức cùng cực khôn tả I. Tình hình đất nước sau Cách mạng Tháng 8/1945 Trong tình hình đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quyết sách đúng đắn, sáng suốt trong việc phát huy các yếu tố thuận lợi, hạn chế và vượt qua khó khăn, kịp thời có đối sách thích hợp để ứng phó với những thách thức đe dọa sự tồn vong của chính quyền Cách mạng non trẻ, xây dựng chế độ mới, đưa cách mạng đi lên. II. Những chủ trương và biện pháp của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - Đoán trước được cuộc chiến tranh xâm lược của Thực dân Pháp sắp lan rộng ra cả nước, ngày 05/11/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ”. Giới thiệu nội dung bản chỉ thị “Công việc khẩn cấp bấy giờ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946 - Người đề ra những công việc phải gấp rút chuẩn bị để đối phó khi Thực dân Pháp cố tình gây ra chiến tranh, đó là toàn dân, toàn quân phải tăng cường đoàn kết, chuẩn bị tốt lực lượng với những con người có đầy đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước. Riêng đảng viên phải là những người gương mẫu, “phải ăn ở làm sao cho dân phục, dân yêu, dân nghe.” Đồng thời phải ra sức đẩy mạnh công tác quân sự, chính trị, kinh tế và đặc biệt phải chú ý về giao thông vì theo Người: “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”…. Người cũng đã xác định nếu kháng chiến nổ ra thì sẽ kéo dài, rất gay go và gian khổ, nhưng chúng ta kiên quyết chống chọi thì sẽ thắng lợi. Người cũng chỉ rõ điều quyết định cho thắng lợi là “phải có và phải làm cho dân ta có tín tâm và quyết tâm”. - Về mặt quân sự: Đảng đã động viên được hàng vạn quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến. - Về chính sách kinh tế - tài chính lúc đó được xác định như sau: “Kiến thiết nền kinh tế quốc dân làm cho dân giàu, nước mạnh theo những nguyên tắc: tự do kinh doanh, tăng gia sản xuất, bảo vệ quyền lợi quốc gia, điều hòa quyền lợi giữa tư sản và lao động, giữa địa chủ và nông dân, giữ vững chủ quyền về quan thuế và ngoại thương; khuyến khích và giúp đỡ công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp, củng cố tài chính quốc gia”. + Đối với sản xuất công nghiệp: Nhà nước Việt Nam đã ban hành sắc lệnh hủy bỏ những đạo luật và nghị định của Toàn quyền Pháp giữ độc quyền tìm kiếm và khai thác mỏ ở các khu vực trên đất Việt Nam; và sắc lệnh giành lại quyền tìm mỏ cho Chính phủ Việt nam. + Chính phủ cũng chủ trương mở lại các mỏ than ở Hòn Gai, Tân Trào (Tuyên Quang), Làng Cẩm, Phấn Mễ (Thái Nguyên), Quyết Thắng (Ninh Bình), tiếp tục khai thác mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) bị Nhật chiếm đóng từ tháng 3/1945 và bị phá hoại trước khi chúng rút. + Trong thời gian này, đã ra đời một số doanh nghiệp công nghiệp quy mô vừa của người Việt sản xuất một số loại hàng trước đây chỉ do các nhà máy của người Pháp sản xuất hoặc phải nhập khẩu, như xà phòng giặt, sơn Gecko ở Hà Nội, sơn Resistanco ở Hải Phòng... +Nhà nước cũng chủ trương cho phép tư nhân được tham gia kinh doanh khai thác mỏ. - Về tiểu, thủ công nghiệp: Nhà nước hết sức khuyến khích và giúp đỡ cả về vốn và việc mua bán nguyên vật liệu phát triển sản xuất. Do hàng hóa được lưu thông tự do nên nguyên, nhiên liệu cần thiết cho sản xuất dồi dào, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, đã tạo điều kiện cho sản xuất tiểu, thủ công nghiệp phục hồi và phát triển, cung ứng được nhiều hàng hóa cho thị trường và tăng thu nhập cho người sản xuất. + Đối với tư bản Pháp và nước ngoài: Trừ một số xí nghiệp của tư bản Pháp có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, quốc phòng, đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, Chính phủ đã trưng thu một số cơ sở, như các nhà máy điện, nước ở Hà Nội, nhà máy luyện kim Hà Nội, cơ sở và vô tuyến điện của hãng Air France v.v... số còn lại vẫn để cho tiếp tục kinh doanh như cũ, nhưng có sự kiểm soát của Nhà nước. - Đối với thương nghiệp +Về nội thương: trên nguyên tắc tự do nội thương, Chính phủ khuyến khích mở rộng việc buôn bán, làm cho hàng hóa được lưu thông tự do trong toàn quốc. + Về ngoại thương: Đối với xuất khẩu, Nhà nước khuyến khích các mặt hàng ta có khả năng, nhất là than đá. Cấm xuất cảng thóc, gạo, ngô, đỗ và các chế phẩm từ ngũ cốc, máy móc và đồ vật bằng kim khí. Đối với nhập khẩu, Nhà nước khuyến khích nhập những mặt hàng nguyên, nhiên liệu, những thứ thuộc nhu cầu thiết yếu trong nước, ta chưa sản xuất được - Về phục hồi giao thông - liên lạc + Việc cấp bách là phải sửa chữa cầu đường bị bom đạn phá hoại trong chiến tranh. Trong điều kiện vô cùng khó khăn về tài chính và trình độ kỹ thuật, chưa đầy một tháng sau Cách mạng, đường xe lửa đã được tổ chức lại. Xe đã đi lại được nối hai miền Bắc, Nam. - Về bưu điện: Phần lớn đường dây trước đây do quân Nhật quản lý. Khi Nhật đầu hàng, rất nhiều đoạn đã bị phá hủy, nhiều cơ sở ngừng hoạt động. Nhưng chỉ 1 tuần sau cách mạng, hệ thống điện tín, điện thoại giữa Hà Nội - Huế - Sài Gòn đã được phục hồi và hoạt động bình thường. Đến cuối tháng 8/1945, phần lớn các tỉnh đã liên hệ được với Hà Nội và với nhau bằng điện tín và điện thoại. Và người Việt Nam đã thay thế hoàn toàn nhân viên người Pháp trong toàn ngành đảm đương mọi công việc. Những kết quả trong giao thông liên lạc trên đã phục vụ tốt cho quân sự - quốc phòng, cho công tác chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và tác động tích cực đến sản xuất, lưu thông hàng hóa, phục vụ dân sinh Bên cạnh đó những chính sách mà Đảng và Chính phủ ban hành ngay sau Cách Mạng Tháng 8 như: xóa bỏ các độc quyền nhà nước, chính quyền cách mạng đã ban hành lệnh cấm buôn bán thuốc phiện, xóa bỏ công ty độc quyền rượu đi đôi với vận động nhân dân giảm uống rượu và cai thuốc phiện. - Đối với muối: Xóa bỏ chế độ độc quyền nhà nước về muối, diêm dân được tự do bán muối ra thị trường sau khi nộp thuế theo quy định. Nhờ đó, giá bán muối của diêm dân tăng nhanh, thu nhập và đời sống của diêm dân được cải thiện rõ rệt, không những đủ ăn, đủ mặc mà còn mua sắm được nhiều đồ dùng gia đình có giá trị. Mặt khác, do được lưu thông tự do trên thị trường, nên giá bán muối ở các vùng giảm so với trước, việc mua bán thuận tiện, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, nhà nào cũng có đủ muối ăn và muối dự trữ. Việc chính quyền Cách mạng xóa bỏ các độc quyền nhà nước của chế độ thực dân Pháp đã góp phần khuyến khích phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội. Có thể nói, Chỉ thị công việc khẩn cấp bây giờ đã đưa ra đường lối hoạt động đúng đắn những thành tựu mà nó mang lại là do chính quyền cách mạng đã quán triệt quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời đó cũng là bước đệm cho những chỉ thị chiến lược sau này của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng trong công cuộc kháng chiến trường kỳ đối với thực dân Pháp. Ngày 5-11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Chỉ thị Công việc khẩn cấp bây giờ, nêu rõ nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là kháng chiến và kiến quốc. Cả hai việc đều cần phải có nhiều người: người về quân sự, kinh tế, giao thông… Theo Người, lực lượng đó là đảng viên, thanh niên, là những phần tử hăng hái trong nhân dân, và nếu khéo vận động, khéo huấn luyện, đào tạo, biết đặt đúng việc, thì rất có ích cho đất nước. Cũng theo lời Người, chúng ta phải làm cho dân hiểu cuộc kháng chiến sẽ trường kỳ, rất gay go, cực khổ, nhưng lực lượng địch chỉ có hạn, lại ở xa, cho nên mọi người phải hăng hái tham gia du kích và tăng gia sản xuất khắp nơi; phải có tín tâm và quyết tâm, thì nhất định đi đến thắng lợi hoàn toàn. Bên cạnh đó, Đảng phải biết dựa vào nhân dân, phát động đông đảo nhân dân cùng chung tay ra sức khắc phục khó khăn diệt giặc đói, giải quyết khó khăn về tài chính, tiền tệ trong công cuộc chống giặc Pháp xâm lược, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng. Đồng thời phải nhanh chóng xóa bỏ các công cụ bóc lột của thực dân Pháp, đem lại lợi ích cho quần chúng nhân dân lao động. Ngoài ra, mọi thành phần, tầng lớp trong xã hội: nông dân, công nhân, công thương gia,...phải góp sức xây dựng nền kinh tế đất nước, duy trì hoạt động kinh tế bình thường, đảm bảo an sinh xã hội từ đó tăng cường năng lực nội sinh của đất nước. Quần chúng phải phát huy quyền làm chủ trong việc xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa, bảo vệ nền độc lập, giữ vững chính quyền cách mạng non trẻ, từ đó góp phần tích cực vào việc tăng cường thực lực, đảm bảo đủ sức tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược. Đó chính là những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện. THANK