1. Bối cảnh
Sau 30 năm “Đổi mới”, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên,
Việt Nam hiện đang phải xử lý những thách thức không nhỏ; trong đó, khả năng tiếp cận dịch vụ công
(y tế, giáo dục và giao thông công cộng) có chất lượng của đa số người dân còn hạn chế. Chi tiêu công cho
các lĩnh vực này từ ngân sách nhà nước (NSNN) vẫn giữ vai trò chủ đạo tại Việt Nam trong nhiều năm qua.
Mặc dù vậy, bố trí vốn đầu tư từ NSNN cho các hoạt động này ngày càng trở nên khó khăn hơn.
23 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 43920 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chi tiêu công cho y tế, giáo dục và giao thông công cộng ở một số tỉnh tại Việt Nam một số quan sát và khuyến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHI TIÊU CÔNG CHO Y TẾ, GIÁO DỤC VÀ GIAO THÔNG CÔNG CỘNG Ở MỘT SỐ TỈNH TẠI VIỆT NAM
MỘT SỐ QUAN SÁT VÀ KHUYẾN NGHỊ
CENTRAL INSTITUTE FOR ECO
NOM
IC
MA
NA
GE
M
E N
T
1978
Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu
CHI TIÊU CÔNG CHO Y TẾ, GIÁO DỤC VÀ GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
Ở MỘT SỐ TỈNH TẠI VIỆT NAM
MỘT SỐ QUAN SÁT VÀ KHUYẾN NGHỊ
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Chi tiêu công cho y tế, giáo dục và giao thông công cộng ở một số tỉnh tại Việt Nam Chi tiêu công cho y tế, giáo dục và giao thông công cộng ở một số tỉnh tại Việt Nam 54
Mục lục
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................................................................7
I. THÔNG ĐIỆP CHÍNH .........................................................................................................................................8
II. GIỚI THIỆU .......................................................................................................................................................9
1. Bối cảnh ..........................................................................................................................................................9
2. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................................................10
3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...............................................................10
III. CHI TIÊU CÔNG CHO Y TẾ, GIÁO DỤC VÀ GIAO THÔNG CÔNG CỘNG .................................................11
1. Y tế ................................................................................................................................................................13
1.1. Thực trạng chi tiêu công cho y tế ..............................................................................................................13
1.2. Khó khăn, hạn chế .....................................................................................................................................16
2. Chi tiêu công cho giáo dục ...........................................................................................................................17
2.1. Thực trạng .................................................................................................................................................17
2.2. Khó khăn, hạn chế ....................................................................................................................................21
3. Giao thông công cộng ...................................................................................................................................22
3.1. Thực trạng chi tiêu công cho giao thông công cộng .................................................................................22
3.2. Khó khăn, hạn chế .....................................................................................................................................24
IV. ĐÁNH GIÁ TỪ KẾT QUẢ KHẢO SÁT ...........................................................................................................25
1. Một số đặc điểm chung về vùng phát triển và hộ gia đình khảo sát ............................................................25
2. Những phát hiện chính về chi tiêu công trong lĩnh vực y tế .........................................................................27
3. Những phát hiện chính về chi tiêu công trong giáo dục ...............................................................................32
4. Những phát hiện chính về chi tiêu công đối với giao thông công cộng .......................................................35
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................................38
1. Kết luận .........................................................................................................................................................38
2. Kiến nghị .......................................................................................................................................................40
2.1. Kiến nghị chung ........................................................................................................................................40
2.2. Kiến nghị với từng hoạt động cụ thể ........................................................................................................41
Danh mục bảng
Bảng 1: So sánh quốc tế tổng chi cho y tế và chi công cho y tế, 2000-2014 ...................................................14
Bảng 2: Cơ cấu chi NSNN cho GDĐT, 2005-2012 (%) .......................................................................................20
Bảng 3: Cơ cấu chi NSNN theo các cấp học, 2006-2014 (%) ...........................................................................21
Bảng 4: Cơ cấu mẫu khảo sát (%) ......................................................................................................................25
Bảng 5: Nhận biết về sự tồn tại các trạm y tế xã, phường (%) ..........................................................................28
Bảng 6: Số % người dân hưởng lợi từ các hỗ trợ cho giáo dục và đào tạo (%)...............................................33
Chi tiêu công cho y tế, giáo dục và giao thông công cộng ở một số tỉnh tại Việt Nam Chi tiêu công cho y tế, giáo dục và giao thông công cộng ở một số tỉnh tại Việt Nam 76
Danh mục hình
Hình 1: Chi cho y tế, 2000-2014 ........................................................................................................................13
Hình 2: Tỷ lệ NSNN cho GDĐT, 2000-2012.........................................................................................................18
Hình 3: Chi cho GDĐT/tổng chi công của Việt Nam so với một số nước và khu vực ........................................19
Hình 4: Chi công cho GDĐT/GDP của Việt Nam so với một số nước và khu vực .............................................19
Hình 5: Cơ cấu chi cho giao thông theo nguồn vốn, 2011-2015 ........................................................................22
Hình 6: Cơ cấu nghề nghiệp chính của các hộ được phỏng vấn .......................................................................26
Hình 7: Hưởng lợi từ các chương trình y tế tại địa phương (%) ........................................................................29
Hình 8: Thang điểm đánh giá sự phù hợp của các chương trình y tế tính từ 1 (đánh giá thấp nhất) –
5 (đánh giá cao nhất) ...........................................................................................................................................31
Hình 9: Thang điểm mức độ phù hợp của các chương trình hỗ trợ cho giáo dục và đào tạo ..........................35
Hình 10: Nhận biết về các dịch vụ GTCC ...........................................................................................................36
Hình 11: Hưởng lợi từ chi tiêu công cho GTCC .................................................................................................37
Hình 12: Đánh giá các chương trình giao thông công cộng tại địa phương ......................................................38
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AAV ActionAid tại Việt Nam
BHYT Bảo hiểm y tế
CSHT Cơ sở hạ tầng
CSYT Cơ sở y tế
CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
DTTS Dân tộc thiểu số
ELBAG Hiểu biết về kinh tế và phân tích ngân sách cho quá trình quản trị
EC Ủy ban Châu Âu
GDĐT Giáo dục đào tạo
GDMN Giáo dục mầm non
GDP Tổng sản phẩm trong nước
GTCC Giao thông công cộng
GTVT Giao thông vận tải
KCHTGT Kết cấu hạ tầng giao thông
NSNN Ngân sách nhà nước
LRP Vùng dự án
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban nhân dân
YTCS Y tế cơ sở
YTDP Y tế dự phòng
Chi tiêu công cho y tế, giáo dục và giao thông công cộng ở một số tỉnh tại Việt Nam Chi tiêu công cho y tế, giáo dục và giao thông công cộng ở một số tỉnh tại Việt Nam 98
I. THÔNG ĐIỆP CHÍNH
⁕ NSNN vẫn đóng vai trò rất quan trọng đối với các
dịch vụ công (y tế, giáo dục và giao thông công
cộng), nhất là ở khu vực miền núi, khu vực khó
khăn, vùng sâu vùng xa;
⁕ Chi NSNN cho các lĩnh vực y tế, giáo dục và giao
thông công cộng có xu hướng tăng, qua đó góp
phần tăng độ phủ dịch vụ;
⁕ Nhóm cận nghèo có tỷ lệ tham gia BHYT còn thấp
(55%) dù cũng được hỗ trợ tới 70% mệnh giá
BHYT;
⁕ 62,8% người dân biết đến các chương trình y tế
qua cán bộ ở cấp thôn / bản và xã / phường;
⁕ Các cấp trường ở khu vực miền núi, khu vực khó
khăn, vùng sâu, vùng xa vẫn cần tiếp tục được
trang bị và nâng cấp cơ sở vật chất, đặc biệt
những cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ cho công
tác giảng dạy;
⁕ 0,24 - 0,47 % người dân biết được chương trình hỗ
trợ từ ngân sách cho hoạt động trợ cước, trợ giá
vận chuyển và cung cấp phương tiện vận chuyển,
vốn được ưu tiên cho khu vực miền núi, vùng sâu
vùng xa;
⁕ Nhu cầu chi tiêu công cho các lĩnh vực y tế, giáo
dục và giao thông công cộng còn rất lớn, đặc biệt
ở các địa bàn khảo sát. Riêng với y tế, khó khăn
về đội ngũ y bác sỹ (vừa thiếu vừa yếu) cũng ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ.
II. GIỚI THIỆU
1. Bối cảnh
Sau 30 năm “Đổi mới”, Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu về phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên,
Việt Nam hiện đang phải xử lý những thách thức
không nhỏ; trong đó, khả năng tiếp cận dịch vụ công
(y tế, giáo dục và giao thông công cộng) có chất lượng
của đa số người dân còn hạn chế. Chi tiêu công cho
các lĩnh vực này từ ngân sách nhà nước (NSNN) vẫn
giữ vai trò chủ đạo tại Việt Nam trong nhiều năm qua.
Mặc dù vậy, bố trí vốn đầu tư từ NSNN cho các hoạt
động này ngày càng trở nên khó khăn hơn.
ActionAid, cùng với các đối tác, đang triển khai dự
án “Xã hội dân sự trao quyền cộng đồng nông thôn”
do Ủy ban Châu Âu (EC) đồng tài trợ. Dự án nhằm
tăng cường và nâng cao vị thế của các tổ chức xã hội
trong cuộc chiến chống đói nghèo và nâng cao tinh
thần thượng tôn pháp luật, giảm bất bình đẳng kinh tế
và xã hội ở Việt Nam. Thông qua tăng cường sự tham
gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong việc ra
quyết định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, sáng
kiến này góp phần củng cố và tăng cường năng lực
của xã hội dân sự Việt Nam để gây ảnh hưởng đến
chính sách và quá trình ra quyết định ở cấp quốc gia
và địa phương. 33 cộng đồng tập trung tại hai huyện
nghèo nhất Việt Nam, đại diện cho 10.832 người (17
cộng đồng ở huyện Thông Nông và 16 ở huyện Quản
Bạ) là đối tượng hưởng lợi trực tiếp của dự án.
Trong khuôn khổ hoạt động dự án, một trong số
các kết quả mong đợi là đảm bảo các chương trình
phát triển ở Việt Nam công nhận vai trò của các tổ
chức xã hội trong quá trình giám sát thực hiện chính
sách và trách nhiệm giải trình đối với quy định của
pháp luật ở tất cả các cấp. Để đạt được kết quả này
và ủng hộ các chiến dịch vận động thay đổi chính
sách, AAV phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh
tế Trung ương (CIEM) và các đối tác nghiên cứu theo
dõi chi tiêu ngân sách cho giáo dục, y tế và giao thông
công cộng, tham chiếu đến chiến lược an sinh xã hội
2011 - 2020. Các kết quả thu được sẽ chỉ ra những
thiếu sót trong chiến lược đối với nhu cầu được cung
cấp an sinh xã hội của các nhóm thiệt thòi. Khuyến nghị
chính sách mà quý vị đang xem được tổng hợp dựa
trên bằng chứng và số liệu, thông qua theo dõi đầu tư
Chi tiêu công cho y tế, giáo dục và giao thông công cộng ở một số tỉnh tại Việt Nam Chi tiêu công cho y tế, giáo dục và giao thông công cộng ở một số tỉnh tại Việt Nam 1110
công vào các dịch vụ kể trên tại các địa phương được
chọn, nơi có mật độ dân tộc thiểu số cao, nhằm đưa
ra một tỷ lệ thích hợp trong GDP, có cân nhắc đến các
điều kiện địa lý.
Nghiên cứu “Chi tiêu công cho y tế, giáo dục và
giao thông công cộng ở một số tỉnh tại Việt Nam – Một
số phát hiện và khuyến nghị” đưa ra một góc nhìn độc
lập về những vấn đề cụ thể trong chi tiêu công cho y
tế, giáo dục, và giao thông công cộng ở các cấp chính
quyền, các cấp ngân sách khác nhau, từ trung ương
tới địa phương. Nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến
nghị nhằm củng cố nguồn lực và hiệu quả đầu tư từ
NSNN cho y tế, giáo dục và giao thông công cộng ở
Việt Nam, đặt ưu tiên phát triển con người ở vị trí trung
tâm hơn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hướng tới xác định chuẩn chi ngân
sách cho các dịch vụ công, tập trung vào dịch vụ giáo
dục, y tế và giao thông công cộng, từ đó tạo cơ sở
giám sát và đánh giá khả năng tác động của AAV đối
với những khoản chi tiêu này trong 5 năm thực hiện
Chiến lược quốc gia V giai đoạn 2012 - 2017.
Theo đó, nghiên cứu đề ra một số mục tiêu cụ thể,
bao gồm:
• Thu thập và tổng hợp thông tin, dữ liệu về chu
trình ngân sách nói chung và cho y tế, giáo dục và
giao thông công cộng nói riêng; đánh giá hiệu quả,
những mặt tích cực, tồn tại và hạn chế của chu
trình ngân sách hiện nay.
• Đưa ra đề xuất về phân bổ ngân sách có nhạy cảm
giới cho các dịch vụ công (y tế, giáo dục và giao
thông công cộng) và nằm trong phạm vi khả năng
can thiệp của AAV và EC trong tương lai.
3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên
cứu và phạm vi nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng một số cách tiếp cận
khác nhau, bao gồm: (1) Rà soát những văn bản chính
sách và nghiên cứu sẵn có; và (2) cách tiếp cận Hiểu
biết về kinh tế và phân tích ngân sách cho quá trình
quản trị (ELBAG); khuyến khích quá trình trao đổi, thảo
luận với người dân nói chung và người nghèo nói
riêng về cấp vốn cho các dịch vụ công, trong đó có
giáo dục, y tế và giao thông công cộng.
Với cách tiếp cận nêu trên trên, nhóm nghiên cứu
vận dụng các phương pháp dưới đây trong quá trình
thực hiện nghiên cứu: (i) Nghiên cứu tài liệu; (ii) Phỏng
vấn / thảo luận nhóm trực tiếp (điều tra thực địa); và
(iii) Điều tra bằng bảng hỏi.
Quy mô mẫu điều tra, khảo sát thực địa:
- Điều tra thực địa và khảo sát được thực hiện tại
7 quận / huyện có chương trình hỗ trợ phát triển
dài hạn mà ActionAid đang hỗ trợ (viết tắt là LRP),
trong đó có hai vùng nằm trong dự án “Xã hội dân
sự trao quyền cho cộng đồng nông thôn”, bao gồm
Long Biên – Hà Nội (LRP20), Bình Tân – Tp.HCM
(LRP21), Uông Bí – Quảng Ninh (LRP101), Trà Vinh
(LRP102), Thông Nông – Cao Bằng (LRP8), Quản
Bạ - Hà Giang (LRP7A), Krông Nô – Đăk Nông
(LRP12).
- Tại mỗi LRP, nhóm nghiên cứu thu thập 60 phiếu
điều tra; thực hiện 6 phỏng vấn sâu và 2 thảo luận
nhóm.
III. CHI TIÊU CÔNG CHO Y TẾ, GIÁO DỤC VÀ GIAO THÔNG
CÔNG CỘNG
Hệ thống pháp luật, chính sách hướng tới phát
triển y tế, giáo dục – đào tạo (GDĐT), và giao thông
của Việt Nam ngày càng được điều chỉnh cho phù
hợp hơn với yêu cầu của phát triển và hội nhập. Cơ
chế huy động tài chính cho GDĐT, y tế và giao thông
cũng dần được đổi mới, hướng tới khuyến khích thu
hút vốn từ các nguồn ngoài ngân sách (xã hội hóa,
vốn ODA, đầu tư nước ngoài, v.v), trong đó, đầu tư từ
NSNN vẫn giữ vai trò chủ đạo. Mặc dù vậy, đầu tư từ
NSNN cho những lĩnh vực này còn tồn tại nhiều vấn
đề, bao gồm hạn chế về nguồn vốn, hiệu quả sử dụng,
cách thức triển khai, v.v.
Chi tiêu công cho y tế, giáo dục và giao thông công cộng ở một số tỉnh tại Việt Nam 13
1. Y tế
1.1. Thực trạng chi tiêu công cho y tế
Hai luồng tài chính công lớn để cung cấp tài chính cho y tế ở Việt Nam là vốn NSNN và quỹ bảo hiểm y tế
(BHYT) xã hội. Do hoạt động đầu tư tư nhân thường hướng tới lợi nhuận, Chính phủ vẫn khẳng định sẽ tiếp tục
tăng ngân sách cho y tế nhằm mục tiêu công bằng và hiệu quả của ngành y tế.
Hình 1: Chi cho y tế, 2000-2014
16,00
Tổng chi cho y tế/GDP
Chi công cho y tế/tổng chi công
Chi công cho y tế/tổng chi cho y tế
NămTổ
ng
ch
i c
ho
y
tế
/G
DP
(%
)
Ch
i c
ôn
g
ch
o
y
tế
/t
ổn
g
ch
i c
ho
y
tế
(%
)
Ch
i c
ôn
g
ch
o
y
tế
/t
ổn
g
ch
i c
ôn
g
(%
)
14,00
12,00
10,00
8,00
6,00
4,00
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
20
10
20
11
20
12
20
13
20
14
55,00
50,00
45,00
40,00
35,00
30,00
25,00
Nguồn: WHO (2016), Dữ liệu thống kê quốc gia - Việt Nam.
Chi tiêu công cho y tế, giáo dục và giao thông công cộng ở một số tỉnh tại Việt Nam Chi tiêu công cho y tế, giáo dục và giao thông công cộng ở một số tỉnh tại Việt Nam 1514
Tổng chi cho y tế / GDP của Việt Nam có xu hướng tăng. Tỷ trọng của chi công cho y tế trong tổng chi cho
y tế cũng tăng từ 31% năm 2000 lên 54,1% năm 2014. Chi cho y tế trong tổng chi công của cả nước cũng tăng
nhanh (tăng trung bình 10,2% giai đoạn 2011 - 2015, đạt mức 14,2% năm 2014 so với chỉ 7,2% năm 2000. Như
vậy, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch y tế 2011 - 2015 về chi tiêu công cho y tế. So với
một số quốc gia khác, tỷ lệ chi cho y tế / GDP của Việt Nam hiện tương đối cao.
Bảng 1: So sánh quốc tế tổng chi cho y tế và chi công cho y tế, 2000-2014
Quốc gia Tổng chi y tế/GDP (%) Chi công cho y tế/Tổng chi y tế (%)
2007 2014 2007 2014
ASEAN 3,6 4,3 33,5 40,7
Indonesia 2,0 2,9 36,6 37,8
Thái Lan 3,8 6,5 60,7 86,0
Philippines 3,2 4,7 47,6 34,3
Malaixia 3,0 4,2 55,8 55,2
Việt Nam 4,9 7,1 31,0 54,1
Campuchia 5,9 5,7 22,9 22,4
Lào 3,4 1,9 33,14 50,5
Singapore 2,7 4,9 55,0 41,7
Bru-nây 3,0 2,7 85,1 93,9
Hàn Quốc 4,2 7,4 49,0 54,1
Trung Quốc 4,6 5,6 38,3 55,8
EU 8,2 9,5 75,2 75,4
Nguồn: WHO (2016), Dữ liệu thống kê quốc gia.
Theo Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2015,
trong cơ cấu chi công cho y tế của Việt Nam, vốn
NSNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất dù có xu hướng
giảm (từ mức 70% năm 2010 xuống còn 63% năm
2015), tiếp đến là BHYT (35%).
Chi thường xuyên chiếm tỷ lệ khoảng 55% tổng
chi NSNN cho y tế, trong đó phần lớn được phân bổ
về cho các địa phương. NSNN hỗ trợ kinh phí một
phần hoặc toàn bộ cho một số nhóm đối tượng yếu
thế tham gia BHYT1 với số lượng đối tượng và mức
hỗ trợ tăng lên qua các năm2. Năm 2015, chi từ NSNN
mua toàn bộ hoặc hỗ trợ một phần thẻ BHYT cho các
đối tượng quy định theo Luật BHYT ước tính chiếm tỷ
lệ trên dưới 20% tổng NSNN chi cho y tế.
Tỷ lệ bao phủ BHYT năm 2015 đã đạt 73,5%. Tốc
độ mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT có xu hướng chậm
lại. Thành phần tham gia BHYT tích cực nhất (mức độ
bao phủ gần 100%) vẫn là nhóm được NSNN hỗ trợ
toàn bộ hoặc một phần, chiếm tới 70% tổng số người
có BHYT (bao gồm các đối tượng như nhóm hành
chính sự nghiệp, hưu trí, nhóm nghèo, dân tộc thiểu
số). Đáng chú ý là nhóm cận nghèo có tỷ lệ tham gia
BHYT còn thấp (55%) dù cũng được hỗ trợ tới 70%
1 Bao gồm người nghèo, người dân tộc thiểu số và trẻ em dưới 6 tuổi và
hỗ trợ một phần cho người cận nghèo, học sinh sinh viên và người thuộc hộ
làm nông nghiệp, lâm nghiệp có mức sống trung bình.
2 Theo Luật BHYT.
mệnh giá BHYT.
Tỷ trọng chi cho YTDP trong tổng ngân sách Bộ
Y tế giao cho các đơn vị chỉ chiếm 16-17%, thậm
chí năm 2012 chỉ là 11,3%; thấp hơn so với mục tiêu
30%. Kinh phí cho các chương trình mục tiêu quốc gia
về y tế sụt giảm đáng kể trong 2 năm gần đây. Cơ cấu
nguồn kinh phí cho chương trình mục tiêu quốc gia
về y tế cũng thay đổi theo hướng giảm dần tỷ lệ đóng
góp từ NSNN (giảm từ 92% xuống còn 53%).
Chính sách đầu tư, tăng cường mạng lưới YTCS
trong thời gian qua chủ yếu được hiện thực hóa bằng
việc đầu tư từ trái phiếu Chính phủ để xây dựng cải
tạo nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, bệnh viện đa
khoa khu vực liên huyện và phòng khám đa khoa khu
vực. Tổng vốn trái phiếu Chính phủ đã được bố trí từ
2008-2014 là 20.818 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ
còn lại năm 2016 khoảng 2.735 tỷ đồng.
Việc duy trì chi tiêu công cho y tế trong thời gian
qua gắn liền với việc đánh giá nhu cầu của người dân
đối với chăm sóc s