Ngành trái cây Việt nam hiện đang đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp
và là nghành có nhiều tiềm năng phát triển. Trong năm 2003 giá trịxuất khẩu rau
quảcủa Việt Nam đạt 43 triệu USD gấp nhiều lần giá trịnhập khẩu là 14 triệu
USD. Tuy nhiên trái cây Việt Nam đang phải đối phó với sựcạnh tranh ngày càng
gay gắt vềthịtrường xuất khẩu cũng nhưnội địa, từnhững nước trong khu vực,
nhất là Thái Lan và Trung Quốc. Đểcó thểnâng cao khảnăng cạnh tranh
nghành trái cây Việt nam cần phải cải tiến nhiều mặt. Bản thân người tiêu dùng
trong nước cũng yêu cầu ngày càng cao hơn vềchất lượng sản phẩm đặc biệt là
vềvấn đềan toàn thực phẩm. Dựán này sẽnhận dạng những mặt còn yếu kém
và hạn chếtrong kĩthuật trước và sau thu hoạch. Đây là những yếu tốlàm giảm
chất lưọng sản phẩm tăng nguy cơvề độan toàn và hạn chếkhảnăng cung ứng
liên tục. Những khoá đào tạo sẽtập trung phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm và
từ đó khuyến khích nông dân áp dụng hệthống đảm bảo chất lượng và quy trình
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2242 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chiến lược cải thiện chuỗi cung ứng một số loại quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ministry of Agriculture & Rural Development
Dự án CARD 050/04VIE
Cải tiến thị trường nội tiêu và
xuất khẩu trái cây Việt Nam thông
qua cải tiến chuỗi cung ứng và
công nghệ sau thu hoạch
Báo cáo MS7: Chiến lược cải thiện chuỗi cung ứng
một số loại quả
Tháng 12/2008
Mục lục
1 Thông tin về tổ chức........................................................................................... 2
2 Người liên hệ ....................................................................................................... 2
3 Tóm tắt dự án....................................................................................................... 3
4 Tóm tắt kết quả thực hiện .................................................................................. 3
4.1 Giới thiệu và nền tảng............................................................................................4
4.2 Các kết quả chính...................................................................................................5
4.3 Chiến lược cải tiến chuỗi cung ứng cho một số trái cây ...................................5
4.3.1 Tài liệu tập huấn và sinh lý sau thu hoạch xoài ............................................................... 5
4.3.2 Các tài liệu đảm bảo chất lượng...................................................................................... 7
4.3.3 Bộ vật tư hoàn chỉnh hỗ trợ tập huấn và các chương trình tập huấn nông dân............... 8
4.4 Lợi ích và tăng cường năng lực cho các nông hộ nhỏ ....................................14
4.5 Ấn phẩm ................................................................................................................15
4.6 Quản lý dự án .......................................................................................................18
5 Báo cáo các vấn đề liên quan .......................................................................... 19
5.1 Môi trường ............................................................................................................19
5.2 Các vấn đề xã hội và giới.....................................................................................21
6 Thực hiện và các vấn đề về bền vững............................................................ 22
6.1 Các vấn đề và trở ngại .........................................................................................22
6.2 Các phương án lựa chọn.....................................................................................23
6.3 Tính bền vững.......................................................................................................23
7 Các công việc tiếp theo .................................................................................... 24
8 Kết luận .............................................................................................................. 24
1
1 Thông tin về tổ chức
Tên dự án Cải Thiện Thị Trường Nội Tiêu Và Xuất Khẩu Trái Cây
Việt Nam Thông Qua Quản Lý Hệ Thống Cung ứng Và
Công Nghệ Sau Thu Hoạch.
Đối tác Việt Nam Phân Viện Cơ Điện Nông Nghiệp Và Công Nghệ Sau
Thu Hoạch – SIAEP
Lãnh đạo phía Việt Nam Thạc Sỹ Nguyễn Duy Đức
Đối tác Australia Bộ Công Nghiệp Cơ Bản Và Thuỷ Sản Bang
Queensland
Nhân sự phía Australia Ông Robert Nissen; TS. Peter Hofman
Ông Brett Tucker; Ông Roland Holmes
Ngày bắt đầu 9/ 2006
Ngày kết thúc (theo kế hoạch) 5/2008
Ngày kết thúc (chỉnh sửa) 12/ 2008
Kỳ báo cáo Milestone 7
2 Người liên hệ
Tại Australia: Giám đốc dự án
Tên: Ông Robert Nissen Điện thoại: +61 07 54449631
Chức vụ: Giám đốc dự án Fax: +61 07 54412235
Tổ chức: Bộ Công nghiệp Cơ bản Email: bob.nissen@dpi.qld.gov.au
và Thuỷ sản Bang
Queensland
Tại Australia: Quản lý dự án
Tên: Michelle Robbins Điện thoại +61 07 3346 2711
Chức vụ Chuyên viên kế hoạch cấp cao Fax: +61 07 3346 2727
Tổ chức Bộ Công nghiệp Cơ bản và Email: michelle.robbins@dpi.qld.g
Thuỷ sản Bang Queensland ov.au
Tại Việt Nam
Tên: Ông Nguyễn Duy Đức Điện thoại: +84 (8) 8481151
Chức vụ: Giám đốc Phân viện Fax: +84 (8) 8438842
Tổ chức: Phân Viện Cơ Điện Nông Email: SIAEP@hcm.vnn.vn
Nghiệp Công Nghệ Sau Thu
Hoạch (SIAEP)
2
3 Tóm tắt dự án
Ngành trái cây Việt nam hiện đang đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp
và là nghành có nhiều tiềm năng phát triển. Trong năm 2003 giá trị xuất khẩu rau
quả của Việt Nam đạt 43 triệu USD gấp nhiều lần giá trị nhập khẩu là 14 triệu
USD. Tuy nhiên trái cây Việt Nam đang phải đối phó với sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt về thị trường xuất khẩu cũng như nội địa, từ những nước trong khu vực,
nhất là Thái Lan và Trung Quốc. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh
nghành trái cây Việt nam cần phải cải tiến nhiều mặt. Bản thân người tiêu dùng
trong nước cũng yêu cầu ngày càng cao hơn về chất lượng sản phẩm đặc biệt là
về vấn đề an toàn thực phẩm. Dự án này sẽ nhận dạng những mặt còn yếu kém
và hạn chế trong kĩ thuật trước và sau thu hoạch. Đây là những yếu tố làm giảm
chất lưọng sản phẩm tăng nguy cơ về độ an toàn và hạn chế khả năng cung ứng
liên tục. Những khoá đào tạo sẽ tập trung phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm và
từ đó khuyến khích nông dân áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng và quy trình
ố ế
4 Tóm tắt kết quả thực hiện
Nhóm dự án CARD phía Úc đã hoàn thành thiết kế, biên soạn và cung cấp tài
liệu tập huấn và tài liệu sinh lý sau thu hoạch xoài vào tháng 7/2007. Các lớp tập
huấn sau thu hoạch cũng đã được tổ chức trong các tháng 7 & 8/2007. Các lớp
tập huấn này đã đáp ứng được các hoạt động 3, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12 & 13 và các
mục tiêu 4, 7 & 9, và các kế hoạch khác dựa vào kế hoạch chiến lược của dự án
CARD đã được xây dựng vào tháng 4/2006 cho các hợp tác xã xoài và bưởi ở
miền Nam Việt Nam.
Xây dựng các sổ tay chất lượng tốn khá nhiều thời gian đặc biệt là tiếp cận với
các hoạt động tư vấn khi đồng thuận các mức chất lượng của nông dân, người
thu gom, người bán sỉ, thương lái, các cán bộ của SOFRI, SIAEP liên quan tới
dự án. Một cuốn sổ tay chất lượng xoài Cát Hòa Lộc, hai cuốn sổ tay cho bưởi
Năm Roi và Da Xanh đã được biên soạn.
Một phần hỗ trợ đào tạo của dự án gồm hơn 40 tài liệu đã được biên soạn và
cung cấp cho các nông dân trồng xoài, bưởi và các cán bộ của SIAEP & SOFRI
dưới dạng sách và tập tin máy tính. Các tài liệu này đề cập các lĩnh vực:
• Giới thiệu các chuỗi cung ứng/giá trị
• Nguyên tắc của các chuỗi cung ứng
• Xây dựng chuỗi cung ứng
• Phân tích chuỗi cung ứng
• Xây dựng kế hoạch chiến lược
• Xây dựng kế hoạch hành động
• Xây dựng chuỗi cung ứng mới cải tiến
• Kỹ thuật sau thu hoạch và sinh lý xoài nhằm cải tiến chuỗi cung ứng
• Tối ưu hóa chất lượng thu hoạch xoài
3
• Cải tiến hệ thống thu hái xoài
• Thiết kế phòng ủ chín xoài
• Quản lý chất lượng sản phẩm tươi và an toàn thực phẩm trong chuỗi
cung ứng
• Tiếp thị và các nhóm chính
• Thiết kế các lớp tập huấn nông dân
• Phân tích kinh tế - xã hội của chuỗi cung ứng
• Thiết kế vườn xoài và bưởi
• IPM & IDM cho xoài và bưởi
• Giải quyết các vấn đề cho cây có múi
• Tỉa cành tạo tán cây có múi
• Sử dụng hóa chất
Phương pháp đào tạo có sự tham gia (PAL) và tư vấn đã được sử dụng để tăng
cường năng lực giải quyết vấn đề cho các thành viên chuỗi cung ứng và người
nghèo nông thôn. Các phương hướng đã được đồng ý trong các kế hoạch chiến
lược, hành động cho xoài, bưởi và các thành viên dự án CARD (cán bộ của
SOFRI, SIAEP và các nông dân trồng xoài và bưởi) đã giúp họ phát triển kỹ
năng thông qua các lớp tập huấn phù hợp với mục tiêu của dự án CARD.
Hệ thống ORID (mục tiêu, phản hồi, trình diễn và quyết định) đã được sử dụng
để đánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong dự án CARD. Kết quả đánh giá các
lớp tập huấn đã cho thấy:
• 70% học viên thấy thời gian các lớp tập huấn là hợp lý
• 70% học viên hiểu rất tốt nội dung lớp học
• 100% học viên nhận thấy học được các điều mới từ các lớp tập huấn
• 80% học viên học được các thông tin rất bổ ích để họ xây dựng chuỗi
cung ứng mới.
4.1 Giới thiệu và nền tảng
Ford và các cộng sự (2003) đã phân tích các nhược điểm về khả năng cạnh
tranh của trái cây Việt Nam và đã xác định:
• Chất lượng sản phẩm kém và không ổn định
• Chưa có các tiêu chuẩn chất lượng
• Công nghệ sau thu hoạch yếu kém
• Thực hành trước thu hoạch kém
• Thiếu nhóm hợp tác tiếp thị sản phẩm
• Thiếu thông tin về chuỗi cung ứng, giá cả và nhu cầu khách hàng.
Kết quả phân tích chủ vườn/lợi ích cây ăn trái ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cho
thấy, cả xoài và bưởi (với diện tích lần lượt là 33.000 ha và 9.000 ha) đều là
4
những trái cây rất quan trọng ở miền Nam, Việt Nam. Mục tiiêu của dự án CARD
050/04 VIE là:
• Cải tiến công nghệ trước thu hoạch để nâng cao chất lượng trái cây
(quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý mùa màng (ICM), kiểm soát
ruồi đục quả, chỉ số thu hoạch, giảm dư lượng thuốc BVTV, nâng cao
sức khoẻ con người và thân thiện môi trường).
• Cải tiến công nghệ sau thu hoạch cho xoài và bưởi (quản lí nhiệt độ
kho, đóng gói, xử lý nhiệt, xông khí etylen, bao trái, đánh bóng, đảm bảo
chất lượng (QA)).
• Cải tiến tiêu chuẩn chất lượng và chương trình đảm bảo chất lượng áp
dụng cho xoài và bưởi. Cách tiếp cận và phương pháp cho các cây
trồng của dự án có thể áp dụng cho những loại sản phẩm khác.
• Nhận dạng hệ thống cung ứng hiện nay đối với thị trường nội địa và
xuất khẩu, trong đó đặc biệt quan tâm đến nhu cầu khách hàng. Các
thông tin này sẽ được thông báo lại cho nông dân.
• Giúp hiểu biết tốt hơn và khả năng cải tiến hệ thống cung ứng xoài và
bưởi của Việt Nam
Dự án này sẽ bổ sung những khâu còn yếu chủ yếu trong công nghệ trước và
sau thu hoạch vốn đang ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tính ổn định,
quản lý chuỗi cung ứng và lập kế hoạch. Các khóa đào tạo đặc biệt cần thiết và
các nghiên cứu phù hợp đã góp phần hoàn thành mục tiêu 7 của dự án CARD
050/04 VIE.
Mục tiêu 7 của dự án CARD: chiến lược cải tiến chuỗi cung ứng một số trái cây
gồm một bộ vật tư hỗ trợ đào tạo nông dân như:
• Tài liệu đào tạo sau thu hoạch
• Tài liệu sinh lý sau thu hoạch xoài
• Tài liệu đảm bảo chất lượng xoài và bưởi
4.2 Các kết quả chính
4.3 Chiến lược cải tiến chuỗi cung ứng cho một số trái cây
4.3.1 Tài liệu tập huấn và sinh lý sau thu hoạch xoài
Nhóm dự án CARD phía Úc đã hoàn thành thiết kế, biên soạn và cung cấp tài
liệu tập huấn và sinh lý sau thu hoạch xoài vào tháng 7/2007. Các lớp tập huấn
sau thu hoạch cũng đã được tổ chức trong các tháng 7 & 8/2007. Các lớp tập
huấn này đã đáp ứng được các hoạt động 3, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12 & 13 và các
mục tiêu 4, 7 & 9, và các kế hoạch khác dựa vào kế hoạch chiến lược của dự án
CARD đã được xây dựng vào tháng 4/2006 cho các hợp tác xã xoài và bưởi ở
miền Nam Việt Nam.
Các cán bộ SIAEP và SOFRI đã tiến hành 4 lớp tập huấn các tiểu giáo viên nông
dân trong tháng 7/2007. Các lớp tập huấn kéo dài 2 ngày này sử dụng phương
5
pháp “đào tạo có sự tham gia tích cực của học viên” (PAL) và “nông dân tập
huấn nông dân” (FTF) nhằm cải tiến kỹ thuật trước và sau thu hoạch, ảnh hưởng
chuỗi cung ứng đến chất lượng xoài và bưởi. Áp dụng các phương pháp này
cho phép dự án CARD có được sự hỗ trợ rộng hơn từ các học viên. Phương
pháp tư vấn và PAL được thiết kế nhằm tăng cường năng lực quyết định vấn đề
của các thành viên dự án và người nghèo nông thôn. Dựa vào phương hướng
đã được nhất trí của kế hoạch chiến lược và hành động cho xoài và bưởi, các
thành viên dự án (cán bộ SIAEP, SOARI và nông dân trồng xoài, bưởi) đã phát
triển được kỹ năng thông qua các lớp tập huấn phù hợp với mục tiêu dự án
CARD.
Hệ thống ORID đã được sử dụng để đánh giá hiệu quả của 8 lớp tập huấn và
hội thảo trong tháng 9 & 10/2007 và tháng 1 & 2/2008. Các nông dân Việt Nam
và các cán bộ SIAEP, SORI đã đã thực hiện đánh giá sau khi hoàn tất mỗi lớp
tập huấn/hội thảo.
Tóm tắt kết quả đánh giá các lớp tập huấn/hội thảo trong tháng 9 & 10/2007 và
tháng 1 & 2/2008 bằng hệ thống ORID như sau:
• Thời gian tập huấn: 70% học viên cho rằng thời gian tập huấn là hợp lý,
30% còn lại cho rằng thời gian quá ngắn, nên kéo dài 3-5 ngày.
• Nắm bắt được nội dung tập huấn: 50% học viên nắm bắt rất tốt, 50% nắm
bắt tốt.
• Thông tin mới: Tất cả học viên thấy các kiến thức từ các lớp tập huấn
quản lý trước và sau thu hoạch là mới.
• Tính hữu ích của các kiến thức được cung cấp: 86% học viên cho rằng rất
hữu ích để làm việc với nhà vườn và các đơn vị chuyên môn khác nhằm
xây dựng chuỗi cung ứng mới; trong khi đó 14% cho là hữu ích vừa phải.
• Sử dụng vật tư/kiến thức đào tạo: 83% học viên sẽ sử dụng phương pháp
và thông tin được tập huấn, trong khi đó số học còn lại sẽ sử dụng ở dạng
khác để xây dựng chuỗi cung ứng mới. Một số học viên sợ rằng họ không
thể sử dụng các kỹ thuật cao (máy phân loại, đóng gói… đang sử dụng ở
Úc). Các nỗi lo này đã được giải quyết nhờ cách giải thích và trình bày kỹ
thuật phân loại đơn giản ở các hội thảo trong tháng 1 & 2/2008.
• Học viên tự tin sử dụng các kỹ thuật và phương pháp: 90% học viên cảm
thấy tự tin hơn khi được đào tạo thêm.
• Các rào cản văn hóa: 63% học viên thấy chưa có rào cản văn hóa nào
trong việc sử dụng hệ thống cung ứng mới mà chỉ có một số rào cản trong
sử dụng phương pháp mới; trong khi đó 37% học viên cho rằng có những
rào cản văn hóa ở đầu vào công nghệ sau thu hoạch.
• Kiến thức giảng viên: 100% học viên cho rằng các giảng viên rất tốt
• Bổ sung kiến thức cần thiết cho học viên: 50% học viên rất thỏa mãn với
các kiến thức cần thiết được bổ sung; số còn lại cũng thỏa mãn với
những gì mình được bổ sung.
6
Cuốn sách “kỹ thuật xử lý sau thu hoạch quy mô nhỏ”: một cuốn tài liệu về nghề
làm vườn (xuất bản lần thứ 4) của Lisa Kitinoja and Abel A. Kader đã được dịch
sang tiếng Việt đã được cung cấp bằng cả bản in và tập tin vi tính.
4.3.2 Các tài liệu đảm bảo chất lượng
Các tài liệu đảm bảo chất lượng đã được xây dựng cho chuỗi cung ứng/giá trị
mới dựa vào phân tích SWOT. Kế hoạch hành động và sự đóng góp đầy trách
nhiệm của các cán bộ SIAEP, SOFRI, các thành viên chuỗi cung ứng đã xác
định được các đặc tính chất lượng chính của trái cây được đề cập trong các tài
liệu đảm bảo chất lượng. Các mức chất lượng được nông dân, người thu gom,
người bán sỉ, thương lái và người bán lẻ xoài, bưởi chấp nhận đã được xác
định. Các hoạt động này phù hợp với các hoạt động 3, 5, 6, 7, 8,11 và các mục
tiêu 4, 7 & 9 của dự án.
Chúng tôi đã quyết định xây dựng 2 cuốn sổ tay chất lượng bưởi và 1 cuốn sổ
tay chất lượng xoài sau khi được sự tư vấn của SIAEP, SOFRI, nông dân, người
thu gom, người bán sỉ, thương lái và người bán lẻ tham gia dự án. Mỗi cuốn sổ
tay chất lượng cho mỗi giống bưởi Năm Roi và Da Xanh, một cuốn sổ tay chất
lượng xoài Cát Hòa Lộc đã được biên soạn xong (Phụ lục B).
Nghiên cứu, thu thập số liệu về đặc tính chất lượng, yêu cầu thị trường và đặc
điểm các giống bưởi ‘Năm Roi”, “Da Xanh”, các giống xoài “Cát Hòa Lộc”, “Cát
Chu” và “Ghép” đã được báo cáo tiến độ mục tiêu 5 & 6 của dự án CARD. Các
cuộc hội thảo với nông dân, hợp tác xã, người bán sỉ và người bán lẻ về xây
dựng và tư vấn cho cuốn sổ tay chất lượng đã được thực hiện trong tháng 7, 8 &
9/2007, 1 & 7/2008. Trong tháng 1 & 2/2008, bản thảo cuốn sổ tay chất lượng
xoài Cát Hòa Lộc đã được thảo luận tổng quát với bà Nguyễn Thị Thu Trang -
cán bộ quản lý chất lượng, và ông Stephane Maurin – quản lý bộ phận thực
phẩm tươi của công ty Merto Cash & Carry Việt Nam nhằm xác định nhu cầu và
sản phẩm đầu vào. Các hoạt động này phù hợp với mục tiêu 4 và các hoạt động
8, 9, 10, 11, 12, 13 và tập trung hơn vào phát triển chuỗi cung ứng kiểu “Metro”
như đã được CARD PMU gợi ý ở báo cáo đánh giá MS6.
Một số xã viên hợp tác xã xoài và bưởi thấy rằng các tiêu chuẩn quá cao. Các
hội thảo, tư vấn và chỉnh sửa sau này đã làm giảm nỗi lo của các nông dân và xã
viên hợp tác xã. Các tiêu chuẩn trong sổ tay xoài này dựa vào tiêu chuẩn
CODEX 18 của Việt Nam.
Sáu hội thảo xây dựng sổ tay chất lượng trong năm 2007 & 2008 đã được đánh
giá theo hệ thống ORID như sau:
• Thời gian hội thảo: 90% học viên cho rằng thời gian hội thảo là vừa đủ;
10% cho rằng quá ngắn và cần phải 4 ngày.
• Học viên nắm bắt nội dung: 70% học viên nắm bắt rất tốt, 30% nắm bắt
tốt nội dung hội thảo.
7
• Kiến thức/thông tin mới: tất cả học viên tham gia hội thảo quản lý vườn
đều cho rằng các kiến thức thu nhận được từ hội thảo là mới.
• Tính hữu ích các kiến thức hội thảo cung cấp: 75-86% (trung bình là
79.5%) học viên cho rằng các kiến thức rất hữu ích để làm việc với nông
dân và các đơn vị chuyên môn nhằm xây dựng chuỗi cung ứng mới; trong
khi đó 20,5% số còn lại cho rằng các kiến thức là hữu ích vừa phải.
• Sử dụng vật tư/kiến thức tập huấn: 82% học viên cho rằng các kiến thức
tập huấn rất hữu ích, 18% cho rằng hữu ích vừa phải.
• Sử dụng kiến thức tập huấn để xây dựng chuỗi cung ứng mới: 100% học
viên thấy rằng sẽ sử dụng các tài liệu này để xây dựng chuỗi cung ứng
của mình.
• Các tập huấn tiếp theo đã tăng sự tự tin khi sử dụng các kiến thức và sổ
tay: ở đợt tập huấn đầu tiên, 90% học viên yêu cầu phải được tập huấn
thêm. Yêu cầu này giảm xuống còn 50% sau các đợt tấp huấn sau đó.
• Rào cản văn hóa: 30% học viên cho rằng có một số rào cản văn hóa khi
áp dụng các phương pháp mới, trong khi đó 50% chưa thấy và 20% thấy
không có rào cản nào khi sử dụng các sổ tay chất lượng.
• Kiến thức giảng viên: 91% học viên thấy các giảng viên có kiến thức rất
tốt và 9% thấy tốt.
• Bổ sung kiến thức cần thiết cho học viên: 77% học viên rất thỏa mãn và
23% thỏa mãn.
4.3.3 Bộ vật tư hoàn chỉnh hỗ trợ tập huấn và các chương trình
tập huấn nông dân
Một bộ tài liệu và vật tư hỗ trợ được ung cấp cho các giảng viên và học viên ở
mỗi lớp tập huấn dự án CARD dưới dạng tài liệu in và tập tin máy tính. Tất cả tài
liệu này nằm trong các đĩa CD ROM. Các vật tư này phù hợp với các hoạt động
3, 5 6 7, 8, 9, 11, 12, 13 và các mục tiêu 4, 7 & 9. Các vật tư này đã tăng cường
năng lực cho SIAEP, SOFRI và nông dân trồng xoài và bưởi ở miền Nam Việt
Nam, và xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch hành động vào tháng 4/2006
cho các hợp tác xã xoài, bưởi ở miền Nam Việt Nam. Đánh giá về các tài liệu
qua các hội thảo từ 2006-2008 bằng hệ thống ORID cho thấy:
• Kiến thức mới: 65-85% đối với các giảng viên (cán bộ SIAEP & SOFRI)
• Kiến thức mới: 85-100% đối với nông dân trồng xoài và bưởi
Các vật tư hỗ trợ đã được DPI&F chuẩn bị và cung cấp gồm:
4.3.3.1 Giới thiệu chuỗi cung ứng/giá trị
1. Hội thảo 1:- Khởi động dự án CARD (sách có bài tập)
2. Hội thảo 2:- Phần 1:- Giới thiệu chuỗi giá trị thực phẩm (sách có bài tập)
3. Hội thảo 2:- Phần 2:- Xây dựng chuỗi giá trị thực phẩm (sách có bài tập)
4. Hội thảo 3:- Phân tích chuỗi giá trị (Sách hướng dẫn và bài tập)
i. Chương trình
ii. Phần 1:- Kỹ thuật phỏng vấn và thiết kế câu hỏi
8
iii. Phần 2:- Điều tra, thiết kế câu hỏi và kỹ thuật phỏng vấn
1. Câu hỏi ví dụ phân tích chuỗi cung ứng:
a. Môi trường canh tác (phỏng vấn cán bộ
khuyến nông vùng)
b. Kỹ thuật canh tác của nông dân (phỏng vấn
nông dân)
c. Thu hoạch (phỏng vấn nông dân)
d. Xử lý trước thu hoạch (phỏng vấn nông dân,
người thu gom, bán sỉ, thương lái, bán lẻ).
e. Phân loại (phỏng vấn nông dân, người thu
gom, thương lái, bán lẻ)
f. Đóng gói (phỏng vấn nông dân, người thu
gom, thương lái, bán lẻ)
5. Hội thảo 4:- Dòng chất lượng:- (Sách hướng dẫn và bài tập)
i. Phần 1:- Kiểm soát chất lượng thông qua lấy mẫu xoài dọc
theo chiều dài chuỗi cung ứng
ii. Phần 2:- Xác