Xích Bích là một trận lớn chiếm nhiều hồi trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, với rất nhiều trận nhỏ và kế lược lẻ tẻ để làm nên thành công của Đại chiến, vì vậy nhóm gặp phải khó khăn để tổng hợp vấn đề trên bình diện toàn cục của cuộc đại chiến.
Kết quả, nhóm chọn phương án khái quát chiến lược của Khổng Minh (Gia Cát Lượng) và vai trò của ông trong chiến thắng Xích Bích, do đó không thể đi sâu vào từng chiến lược trong những trận nhỏ được.
Ngoài ra, Tam Quốc diễn nghĩa khi được viết thành sách là một tiểu thuyết lịch sử, vấn đề có phản ánh đúng thời đại lịch sử hay không vẫn chưa ngã ngũ, nhưng xét trên phương diện là một tiểu thuyết thì không thể tránh khỏi một vài chi tiết hư cấu, đặc biệt là về những khả năng trời phú của Khổng Minh, do vậy, khi phân tích nhiều vấn đề sẽ không được khách quan.
16 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3020 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Chiến lược của Khổng Minh trong trận Xích Bích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Hoa Sen
Hoa Sen University
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Bộ môn Lý thuyết trò chơi
BÁO CÁO MÔN HỌC
Chiến lược của Khổng Minh
trong trận Xích Bích
(trích Tam Quốc Diễn Nghĩa)
Giảng viên : Th.s Phạm Văn Minh
Lớp : QT217DV01_L7
Nhóm thực hiện : NHÓM 17
Lục Ái Bình - 061390 (Trưởng nhóm)
Vũ Thị Kim Châu - 061382
Nguyễn Thị Mộng Huyền - 061347
Phạm Phương Thảo - 061454
Trần Thị Thanh Thúy - 061458
Tháng 12 /2009Trường Đại Học Hoa Sen
Hoa Sen University
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Bộ môn Lý thuyết trò chơi
BÁO CÁO MÔN HỌC
Chiến lược của Khổng Minh
trong trận Xích Bích
(trích Tam Quốc Diễn Nghĩa)
Giảng viên : Th.s Phạm Văn Minh
Lớp : QT217DV01_L7
Nhóm thực hiện : NHÓM 17
Lục Ái Bình - 061390 (Trưởng nhóm)
Vũ Thị Kim Châu - 061382
Nguyễn Thị Mộng Huyền - 061347
Phạm Phương Thảo - 061454
Trần Thị Thanh Thúy - 061458
_________________________________
Phần dành riêng khoa
Ngày nộp báo cáo: 21 / 12 / 2009
Người nhận báo cáo (ký tên ghi rõ họ tên):
_________________________________
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
TỰ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM
1.LỤC ÁI BÌNH (061390) (NT) 20%
2.VŨ THỊ KIM CHÂU (061382) 20%
3.NGUYỄN THỊ MỘNG HUYỀN (061347) 20%
4.PHẠM PHƯƠNG THẢO (061454) 20%
5.TRẦN THỊ THANH THÚY (061458) 20%
Những khó khăn của nhóm khi thực hiện đề tài:
Xích Bích là một trận lớn chiếm nhiều hồi trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, với rất nhiều trận nhỏ và kế lược lẻ tẻ để làm nên thành công của Đại chiến, vì vậy nhóm gặp phải khó khăn để tổng hợp vấn đề trên bình diện toàn cục của cuộc đại chiến.
Kết quả, nhóm chọn phương án khái quát chiến lược của Khổng Minh (Gia Cát Lượng) và vai trò của ông trong chiến thắng Xích Bích, do đó không thể đi sâu vào từng chiến lược trong những trận nhỏ được.
Ngoài ra, Tam Quốc diễn nghĩa khi được viết thành sách là một tiểu thuyết lịch sử, vấn đề có phản ánh đúng thời đại lịch sử hay không vẫn chưa ngã ngũ, nhưng xét trên phương diện là một tiểu thuyết thì không thể tránh khỏi một vài chi tiết hư cấu, đặc biệt là về những khả năng trời phú của Khổng Minh, do vậy, khi phân tích nhiều vấn đề sẽ không được khách quan.
CHIẾN LƯỢC CỦA KHỔNG MINH TRONG TRẬN XÍCH BÍCH
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ cuối thế kỉ thứ 2, triều đình Đông Hán suy yếu, Tào Tháo lộng quyền, bắt ép thiên tử Hán Hiến Đế, sai khiến các chư hầu, tham vọng bình định ba nước Ngụy – Thục – Ngô nhằm thống nhất đất đai nhà Hán. Sau khi ổn định biên giới phía Bắc, Tào Tháo chuẩn bị lực lượng hùng hậu để đánh xuống phía Nam. Để làm được điều này, Tào Tháo phải làm chủ 2 bên bờ sông Trường Giang, phía Tây sông Trường Giang có Lưu Biểu, phía Đông sông Trường Giang và toàn bộ vùng Đông Nam có Tôn Quyền. Sau khi Lưu Biểu mất, Lưu Tông còn nhỏ tuổi đã nhanh chóng hàng Tào.
Đông Ngô của Tôn Quyền là vùng đất nằm phía Đông Nam của sông Trường Giang, quân lực hùng hậu, đất đai phì nhiêu, dân chúng an cư. Tôn Quyền là người có chí khí, không muốn hàng Tào, muốn đánh một trận với quân Tào. Nhưng ngặt nỗi, quân Tào bấy giờ quá mạnh, khả năng thắng của Đông Ngô cũng không lớn, thêm vào đó, nếu thất bại, dân chúng sẽ lầm than.
Về phần Lưu Bị, khó lòng tránh khỏi một cuộc chiến với Tào Tháo, tuy nhiên khó có khả năng chiến thắng. Do vậy, Lưu Bị chỉ có thể liên minh với Tôn Quyền, nhưng lại không có một lợi thế nào để thương lượng với Tôn Quyền khi vừa mới thua một trận lớn tại cầu Trường Bản, và hiện không có một tấc đất để nương thân.
Với bối cảnh như vậy, nhóm chọn đề này này để làm rõ 2 vấn đề sau:
Vấn đề thứ nhất: Vai trò của Khổng Minh trong liên minh Lưu – Tôn?
Vấn đề thứ hai: Vai trò của Khổng Minh trong cục diện tạo ra kết thúc của cuộc chơi - ở đây là trận Xích bích với Tào Tháo?
Việc làm rõ hai vấn đề này sẽ giúp ích cho nhóm trong việc tìm hiểu được về cách vận dụng chiến lược của người xưa để chuyển đổi tình thế, chuyển bại thành thắng, cũng như tìm hiểu thêm về một thiên tài chiến lược, kế sách của Trung Hoa nổi tiếng – Gia Cát Lượng tức Khổng Minh.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1) Phương pháp tiến hành
Để giải quyết vấn đề đặt ra, nhóm sử dụng nguồn tài liệu tham khảo chính là bộ sách Tam Quốc diễn nghĩa, cùng tác phẩm điện ảnh Xích Bích chiếu rạp năm vừa qua, kết hợp với kiến thức về bộ môn Tư duy chiến lược để khái quát lại trận Xích Bích. Những thu hoạch của người chơi trong báo cáo này được nhóm đưa ra chỉ mang tính chất minh họa cho cục diện của chiến tranh với tỷ lệ thiệt hơn dựa trên những dẫn chứng trong sách.
2.2) Vai trò của Khổng Minh trong liên minh Lưu - Tôn
Vai trò của Khổng Minh: Khả năng phân tích tình hình và “đánh” vào các nhân vật có ảnh hưởng quyết định
Khổng Minh dùng trí khích Chu Du: Dùng “Đồng Tước đài phú” (một bài thơ của Tào Thực tức con của Tào Tháo làm khi xây đài Đồng Tước)
Chu Du thật ra đã chủ chiến từ trước vì Chu Du là người vào sinh ra tử với Tôn Sách xây dựng nên Đông Ngô, nhưng giả vờ chủ hòa để khiến cho Gia Cát Lượng phải cầu cạnh mình “Tào Tháo lấy danh nghĩa mà xuất quân, ta kháng cự thì trái lẽ. Vả chăng thế quân Tào quá mạnh, ta đánh thì dễ thua, hàng thì yên ổn, ý ta đã quyết, ngày mai tôi vào ra mắt Chúa công xin sai sứ đi cầu hàng.” (Trích hồi thứ 44 – Tam quốc diễn nghĩa)
Dựa vào những lời Chu Du từng nói “Trên thì thượng báo quốc gia, về nhà có vợ hiền như nàng thì đời ta đã thỏa mãn lắm rồi”, Gia Cát Lượng đã rất rõ con người của Chu Du, chính vì thế Gia Cát Lượng mới “đánh” vào chỗ yếu nhất của Chu Du để đạt lợi thế cho mình – nàng Tiểu Kiều. Dẫu biết, 2 nàng Kiều – Đại Kiều là vợ của Tôn Bá Phù (Tôn sách), còn Tiểu Kiều là vợ của Chu Du, nhưng Khổng Minh vẫn vờ giả như không biết, hiến kế cho Chu Du khiến cho quân Tào không đánh vẫn lui – đem hai nàng Kiều dâng cho Tào Tháo “Đất Giang Đông mất hai người ấy, tỷ như cây lớn rụng đi hai chiếc lá, kho đầy bớt đi hai hạt thóc. Còn Tào Tháo được hai người ấy thì coi quý như ngàn vàng, sung sướng vô cùng, ắt lui binh” (Trích hồi thứ 44 – Tam quốc diễn nghĩa).
Và cái hay cái tài của Khổng Minh chính là khiến cho Chu Du tin rằng: Tào Tháo thực sự mê mệt hai nàng Kiều ở đất Giang Đông!
Chu Du nghe qua, tái mặt, vặn hỏi:
-Tào Tháo muốn được hai nàng Kiều, vậy có gì làm bằng chứng?
Con trai nhỏ của Tào Tháo là Tào Thực tự là Tử Kiến, có tài hạ bút thành văn. Khi xây xong đài Đồng Tước, Tào Tháo có sai làm một bài phú gọi là Đồng Tước đài phú. Trong bài phú ấy, ý hắn muốn làm Thiên tử, lại thề muốn bắt hai nàng Kiều.
Nguyên văn của câu thứ bảy trong bài thơ này là:
Bắc hai cầu Đông, Tây nối lại,
Như cầu vồng sáng chói không gian…
Nhưng Khổng Minh muốn chọc tức Chu Du nên đã đổi lại là
Tìm hai Kiều phương Nam về sống
Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân…
Quả thực, Khổng Minh đã khiến cho Chu Du lúc đầu muốn Khổng Minh phải cầu cạnh mình, bây giờ phải cầu cạnh lại Khổng Minh giúp sức chống Tào tặc. Chiến lược trội của Chu Du lúc này là phải hợp tác với Khổng Minh để cùng nhau chống Tào khi Chu Du và Tào Tháo đã ở bên hai bờ chiến tuyến với chỉ 2 câu thơ!
-Dẫu dao búa kề đầu, ta quyết không đổi chí. Mong tiên sinh giúp cho một tay cùng phá giặc Tào (Trích lời Chu Du)
Bây giờ tình thế đã thay đổi, Chu Du thật sự tin là Tào Tháo muốn cướp hai nàng Kiều. Nếu Tào Tháo muốn hòa và Chu Du cũng muốn hòa thì rõ ràng Chu Du sẽ mất vợ, điều này khiến cho Chu Du bị thiệt hại là -1, nếu quyết định đánh bên Đông Ngô của Chu Du vẫn có cơ hội thắng khi quân Tào không giỏi đánh đường thủy lại mệt nhọc sau một chuyến đi dài, không hợp với một vùng đất lạ mới chân ướt chân ráo đến, vì thế nếu đánh Chu Du sẽ được 2. Đối với Tào Tháo, hòa sẽ được lợi là 2 trong khi nếu Đông Ngô đánh, Tào sẽ bị thiệt là -2
Trong trường hợp Tào Tháo đánh mà Chu Du hòa, Chu Du sẽ bị thiệt mất -2, nếu Chu Du không hòa trong trường hợp này, Chu Du vẫn có khả năng thắng (như đã phân tích ở trên) do đó được lợi là 1, nhưng lợi ích đã sụt giảm hơn so với nếu Chu Du đánh mà Tào Tháo lại hòa. Các phân tích trên đây nhằm giải thích ma trận phía dưới.
Xét cho cùng, Chu Du có chiến lược trội là đánh.
Tào Tháo Hòa Đánh
Chu Du
Hòa (-1,2) (-2,1)
Đánh (2,-2) (1,-1)
Cân bằng của cuộc chơi nếu giải một trò chơi đồng thời thông thường sẽ là Tào Tháo đánh, Chu Du đánh. Tuy nhiên lúc này, Tào Tháo vẫn chưa biết chiến lược này, vì thế đã chủ trương hòa.
Xem sắc diện đoán con người – Tôn Quyền quyết chí đánh Tào Tháo: Kế sách để đạt được cam kết liên minh với Tôn Quyền đã thành công!
Hiểu đối phương, tìm cách tiếp cận, tác động hiệu quả thích hợp với từng loại người là cái tài của Khổng Minh (mặc dù trong Truyện Tam Quốc Chí, Khổng Minh đã được trời phú cho những biệt tài xuất chúng, nhưng cũng cần nhìn nhận dưới một góc độ khách quan để áp dụng vào một số trường hợp thực tế).
Khổng Minh liếc nhìn sắc diện Tôn Quyền, mắt xanh râu đỏ, tướng mạo đường đường, nghĩ thầm:
Người này phải lấy lời lẽ nói khích chứ không thể nói khéo được!
Tôn Quyền lúc đầu đã có ý đánh nhưng trong triều còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận nên Tôn Quyền còn e ngại.
-Nay Tào Tháo dồn binh nơi Giang Hán, có ý dòm ngó Giang Nam, con hỏi các quan văn võ thì kẻ khuyên hàng, người khuyên đánh, ý kiến không đồng. (Trích cuộc đối thoại giữa Tôn Quyền và Ngô Quốc Thái – hồi thứ 43)
Và chính tại đây, Tôn Quyền đã ngả hẳn sang nước cờ là đánh khi có sự tác động mạnh từ Chu Du làm cho Tôn Quyền dứt khoát không còn do dự trong quan điểm đối đầu với Tháo.
Tức thì Tôn Quyền rút thanh bảo kiếm đang đeo, chém sạt một góc cái bàn trước mặt, nói:
-Từ nay nếu ai có ý muốn hàng Tào thì như cái bàn này!
2.3) Vai trò của Khổng Minh trong cục diện Xích Bích – thế trận trong trận
Về trận Xích Bích theo như những gì đã ghi chép trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, cũng như được tái hiện một phần trong tác phẩm điện ảnh Xích Bích công chiếu trong thời gian qua cho thấy, kết thúc cuối cùng của cuộc chơi là quân Đông Ngô đánh Tào Tháo với sự hỗ trợ của Khổng Minh (bên Lưu Bị), và giành kết quả thắng lợi. Tuy nhiên, để ứng dụng kiến thức môn học vào việc khái quát lại cục diện trận đại chiến này, nhóm sẽ đưa ra những trường hợp dẫn dắt đến kết cục cuộc chơi thật sự đó.
Trường hợp 1: (Diễn biến theo suy nghĩ của Tào Tháo) Tào Tháo chủ hòa và Đông Ngô chấp nhận
Tào Tháo mới vừa thắng trận, đoạt Kinh Châu, bình định phương Bắc, xem mình ở thế thượng phong. Vì thế, Tào luôn nghĩ rằng nếu ra chủ ý hòa chắc chắn Đông Ngô sẽ chấp nhận ngay.
Tào Tháo là kẻ rất hiếu chiến, gian tà, cớ sao hắn ta đem đại quân đến phương Nam rồi lại muốn chủ hòa? Cần phải hiểu rằng, Hứa Đô kinh đô của nhà Hán rất xa xôi, vả lại Đông Ngô lại có sông Trường Giang hiểm trở, nếu có dẹp yên được Đông Ngô, liệu có thể giữ được Đông Ngô yên bình sau khi Tào trở về Hứa Đô? Chính vì điều này Tào Tháo đã có ý chủ hòa ngay từ đầu, với mong muốn có thể “dằn mặt” Đông Ngô đừng tơ tưởng đến việc nổi loạn làm phản trong khi vẫn giữ Đông Ngô như một chư hầu, vừa dễ quản lý, vừa có người để trông coi vùng đất phía Nam này.
Ta có thể thấy rằng, theo suy nghĩ của Tào Tháo, nghĩ mình ở thế mạnh nên có thể ép Đông Ngô dù muốn hay không vẫn phải chủ hòa. Nếu Tào Tháo đánh để giành thế trước, Đông Ngô vẫn phải chủ hòa để giảm thương vong cho mình. Vì vậy, nếu đánh, Đông Ngô hòa, Tào Tháo sẽ được lợi là 3 điểm. Còn Đông Ngô sẽ mất đi tự chủ và đã tốn 1 phần binh lực do Tào Tháo đã động thủ, dù rằng không có nhiều thương vong nếu thủ hòa, vì vậy Đông Ngô sẽ bị thiệt 2 điểm.
Ngược lại, nếu Tào Tháo muốn chủ hòa để giảm thương vong, đồng thời vẫn có thể bình định phương Nam, lại không cần lo sợ khi trở về Hứa Đô, chuyện binh biến lại dấy lên ở phương Nam nếu không có Tôn Quyền trông coi. Vì vậy, Tào Tháo được lợi 4 điểm. Trong khi, Đông Ngô không được lợi gì ngoại trừ không tốn chút binh mã nào cho trận chiến. Vì vậy, số điểm của Đông Ngô là 0.
Theo suy nghĩ của Tào Tháo, chiến lược trội của Đông Ngô là chủ hòa. Dựa vào bước đi này, ngay lúc đầu Tào Tháo nên chủ hòa trước để không hao tốn binh lực lại muốn có được tất cả những điều mình mong muốn.
Cây trò chơi được đơn giản hóa như sau:
Trường hợp 2: Đông Ngô chủ đánh và không có sự giúp sức của Khổng Minh
Thật ra, lúc đầu cả Chu Du và Tôn Quyền đều có chủ ý đánh Tào Tháo. Về phần mình, Chu Du đã có chủ ý từ trước nhưng muốn Khổng Minh cầu cạnh mình trước. Còn về phần Tôn Quyền cũng có ý muốn đánh nhưng còn do dự do triều thần trên dưới còn chưa đồng lòng. Nhưng chắc chắn một khi có sự ủng hộ của Chu Du, Tôn Quyền nhất định sẽ không chủ hòa mà sẽ chủ đánh. Trước lúc lâm chung, Tôn Bá Phù – anh Tôn Quyền có để lại lời dặn như sau: “Việc trong không quyết thì hỏi Tử Bố, việc ngoài phân vân thì hỏi Công Cẩn (Chu Du)”, Tôn Quyền rất coi trọng Chu Du, vì thế khi có sự ủng hộ nhất trí của Chu Du, Tôn Quyền càng thêm tin tưởng trong quyết định đánh Tào Tháo.
Thời thế lúc này, một mình Đông Ngô chống lại Tào Tháo. Thật ra, Tào Tháo đến Đông Ngô cũng còn nhiều điểm phải luận bàn. Theo như lời Chu Du phân tích khi bàn chuyện cùng Tôn Quyền: “Tào Tháo tuy mang danh nghĩa Hán tướng, nhưng kì thực là Hán tặc. Với hùng tài thần võ, Chúa công nối nghiệp của cha anh, có sẵn đất Giang Đông binh tinh lương đủ đáng lẽ còn vùng vẫy dọc ngang thiên hạ, trừ tàn diệt bạo cho xã tắc nữa lẽ nào lại hàng giặc bao giờ? Vả lại, Tháo đem quân đến đây, đã phạm nhiều điều kị của nhà binh. Nhất là phía Bắc chưa yên, Mã Đằng, Hàn Toại đang chờ cơ hội đánh úp Hứa Đô, Tào Tháo lại quên mối lo ấy, kéo đi nam chinh lâu ngày, đó là một điều kỵ. Binh Bắc không quen thủy chiến, Tào Tháo lại bỏ yên cương xuống thuyền khai chiến với Đông Ngô, đó là hai điều kỵ. Nay lại đến tiết Động lạnh lẽo, ngựa thiếu cỏ ăn, ấy là ba điều kỵ. Lùa hết sĩ tốt bên Trung quốc sang đây, lặn lội sông hồ, bất phục thủy thổ, bệnh tật sẽ phát sinh truyền nhiễm, đó là bốn điều kỵ. Binh Tào chịu bốn điều kỵ như vậy, dầu có mạnh đến đâu cũng không đáng lo”. Nếu Ngô quyết định đánh và Tào Tháo vì bẽ mặt cũng quyết chí một phen.
Với những phân tích tình hình thực sự như trên, thế cờ không còn như Tào Tháo đã nghĩ nữa:
Nếu Đông Ngô quyết chí đánh Tào Tháo, Tào Tháo ắt sẽ đánh chứ không hòa. Bao nhiêu đường xa vạn dặm đến đây cốt là để thống nhất một cõi, nay chưa đánh đã hàng, làm sao Tào Tháo có thể dẫn quân về Hứa Đô, cơ nghiệp coi như cũng tan tành. Vả lại, quân Tào tuy đường xa đến đất Giang Đông cũng có nhiều khó khăn, nhưng Chu Du quả thật chưa có kế để phá được. Vì vậy, ở nước cờ này, nếu Ngô đánh, Tào cũng sẽ đánh. Lợi thế cho Tào Tháo, Tào sẽ được 1 điểm, còn Ngô chưa biết ra sao còn phải chờ thời vận, nên điểm Đông Ngô sẽ là 0. Còn về phía Lưu Bị, Ngô – Tào đánh nhau sẽ có lợi cho mình. Vì thế, Lưu Bị sẽ được lợi 1 điểm.
Trường hợp 3: Thế trận thực sự: Đông Ngô chủ đánh, Khổng Minh trợ sức đánh Tào Tháo.
Người xưa có câu, có 1 tướng tài như có vạn binh mã. Trong trường hợp này thì đúng là như vậy! Đông Ngô có Chu Du cùng với lực lượng quân hùng hậu, kho lương dồi dào, nhưng vẫn chưa nghĩ ra kế sách phá chiến thuyền của quân Tào. Nói rằng liên kết Lưu – Ngô, chứ thực ra bên Lưu Bị chỉ có mỗi Khổng Minh sang giúp sức cho Đông Ngô mà thôi!
Khổng Minh từ chỗ một người sang nhờ cậy, đã biết tác động vào những người có ảnh hưởng nhất để khiến cho cục diện thay đổi theo hướng có lợi cho mình dẫu rằng cái tài của Khổng Minh thì không ai là không công nhận. Điều đáng lưu ý nhất, đánh vào điểm yếu nhất của Chu Du là nàng Tiểu Kiều.
Và lúc này đây, không cần nhờ vã, Chu Du cũng sẽ tự mình thuyết phục Tôn Quyền quyết chí đánh Tào.
Đánh Tào trên sông Trường Giang, sách lược hay nhất vẫn là dùng Hỏa công do các chiến thuyền của Tào đều được cột chặt vào với nhau để giảm sự tròng trành của thuyền (quân Tào vốn không quen với thủy chiến thường xuyên rơi vào trạng thái say sóng) nếu có gió Đông để dùng hỏa công thì quân Tào sẽ bại trân ngay. Nhưng ngặt nỗi, vào thời điểm này không thể có gió Đông. Nắm được điều này, Khổng Minh đã giúp sức cho Đông Ngô bằng chiến thuật chủ chốt này.
Đánh Tào Mạnh Đức
Phải dùng hỏa công
Mọi sự chẳng thiếu
Thiếu vì gió Đông
Thế trận lúc này lại được hình thành như sau:
Trong trường hợp Ngô đánh, Tào cũng sẽ đánh. Như đã trình bày ở trên, Ngô tuy có lợi là chiến đấu trên lãnh địa của mình, binh hùng, lương hậu nhưng cũng có những khó khăn nhất định khi quân Tào cũng không thua kém. Nhưng nếu hợp với Khổng Minh, Đông Ngô sẽ có cớ may thắng. Vì thế thế trận lúc này lại được phân chia như sau:
Tào Tháo không bao giờ hàng trong trường hợp Ngô có liên minh với Khổng Minh hay không. Vì thế, thế trận kết thúc sẽ như sau:
Nếu có sự giúp sức của Khổng Minh (có thể “tạo ra” gió Đông) Đông Ngô chắc chắn sẽ thắng. Vì thế, Đông Ngô sẽ được lợi 2 điểm thay vì chỉ có 0 do chưa biết chắc chắn là có thể đánh bại Tào hay không. Tương tự, Tào cũng bị thiệt là 1 điểm. Còn về phần Lưu Bị, không tốn một binh một tốt vẫn có thể đánh lại Tào Tháo vì thế được lợi đến 2 điểm (Đông Ngô chỉ được có 2 điểm trong khi đánh thắng Tào do phải hao binh tổn tướng nên thiệt đi 1 điểm so với Lưu Bị).
Theo sự phân tích ở trên, Đông Ngô sẽ luôn chủ đánh, trong khi Tào Tháo vẫn nghĩ là Đông Ngô chủ hòa. Trong trường hợp Ngô chủ đánh, Tào Tháo chắc chắn cũng sẽ đánh, ở đây tốt nhất là hợp tác với Khổng Minh để đạt được lợi ích cao nhất. Và đương nhiên, người được lợi nhiều nhất vẫn là Lưu Bị, không đánh, không tốn một quân nào nhưng vẫn đánh cho Tào Tháo tơi bời.
Như vậy, kết thúc cuộc chơi như đã phân tích ứng với những gì được ghi chép lại trong Tam Quốc Diễn Nghĩa đó là Ngô sẽ đánh Tào với sự giúp đỡ của Khổng Minh. Ở đây, nhóm chỉ đề cập đến Khổng Minh vì đang phân tích vai trò của Khổng Minh trong cục diện Xích Bích, tuy thực tế Khổng Minh là quân sư cho bên Lưu Bị, vấn đề này là vấn đề giữa Lưu Bị và Tào Tháo nhưng thực ra lại là vấn đề mưu trí giữa Khổng Minh và Chu Du, và binh pháp giữa Ngô và Tào, vai trò của Lưu Bị trong thực tế lịch sử của trận Xích Bích không được đề cập nhiều và đánh giá cao. Về phía Lưu Bị, cũng không hẳn là không một quân một tốt gì ngoài Khổng Minh mà vẫn đánh được Tào Tháo tơi bời, Lưu Bi có anh hùng Triệu Tử Long, có Trương Phi, có Quan Vân Trường mà người người Trung Quốc đều phải kính nể tuy nhiên trong đại chiến Xích Bích này vai trò của họ không góp phần quan trọng nhất, còn những hồi sau và trước đó nói về những nhân vật này thì không nằm trong đề tài của nhóm nên chung quy lại trong trận này, nhóm chỉ đánh giá bên Lưu Bị có mỗi Khổng Minh đóng vai trò chủ chốt.
KẾT LUẬN
Tài trí hơn người của Khổng Minh không còn xa lạ gì với mọi người, một nhân vật huyền thoại của Trung Hoa. Qua trận Xích Bích kéo dài nhiều hồi trong Tam Quốc diễn nghĩa, ta có thể thấy được phần nào tài trí ấy. Từ kết cục cuộc chơi nhóm rút ra một vài bài học:
Trong mọi cuộc chơi cần phải nắm bắt tâm lý đối phương, đặt mình vào suy nghĩ của đối phương để ra quyết định đúng đắn.
Cần tìm hiểu rõ con người của đối phương, tìm ra những điểm yếu để khai thác giành lợi thế cho mình.
Sức ta không đủ phải tìm cách để mượn sức người đấu tranh xoay chuyển cục diện theo hướng có lợi cho ta.
Phải biết quan sát môi trường xung quanh
Nói cách khác, cũng theo binh pháp tôn tử, trong chiến tranh, và đến hiện tại vẫn áp dụng hiệu quả ngay cả trong thương trường, cần nắm rõ nguyên tắc sau: + Bên mạnh bên yếu, bên mạnh thắng
+ Hai bên đều mạnh, bên nào nhanh bên đó thắng
+ Hai bên đều mạnh, đều nhanh, bên nào “lì” bên đó thắng
+ Hai bên đều mạnh, đều nhanh, đều “lì”, bên nào KHÔN bên đó thắng.
Ngoài ra, thông qua đề tài này, nhóm nhận thấy yếu tố tâm lý là phương pháp hiệu quả nhất để dành được cục diện cuộc chơi theo ý mình. Vì vậy, mọi người ngày nay, dù làm trong bất kì lĩnh vực nào thì cũng nên tìm hiểu thêm về tâm lý học để dành được nhiều thành công trong cuộc sống. Theo lời Khổng Minh, “mỗi thứ biết một ít sẽ làm cho cuộc sống thêm phong phú”, thật vậy, bên cạnh chuyên môn, khả năng thấu cảm có được từ việc “biết mỗi thứ một ít” sẽ giúp con người đạt được nhiều giá trị hơn trong cuôc sống.